Một Số Nét Về Ngành Công Nghiệp Bán Hàng Đa Cấp Tại Việt Nam

Hình thức và nội dung: Hợp đồng sẽ phải dướidạng văn bảnnếu được yêu cầu bởi Luật những người BHTT hoặc theo quy định. Các nội dung hợp đồng cần phải quy định bao gồm: Tuyên bố về quyền hủy bỏ hợp đồng phù hợp với yêu cầu hoặc quy định (nếu hợp đồng không yêu cầu phải bằng văn bản người BHTT phải thông báo cho người mua quyền hủy bỏ dưới dạng và cách thức được chỉ rõ trong quy định); các thông tin được yêu cầu theo quy định.

Có một điểm đặc biệt trong hợp đồng tại Nova Scotia là hợp đồng sẽ không được đưa ra hoặc đề nghị để gửi trực tiếp hoặc gián tiếp bất kì phần quà, ưu đãi, giải thưởng hoặc các lợi ích khác tới người mua hoặc người mua tiềm năng với mục đích nhằm hỗ trợ việc bán hàng tới người khác với bất kì hàng hóa hoặc dịch vụ nào nếu những thứ đó không áp dụng đối với việc bán cho người khác.

Tương tự như tại Prince Edwards Island, sau khi ký hợp đồng bằng văn bản, bản sao của hợp đồng phải được chuyển cho người mua. Người mua cũng có quyền để hủy bỏ hợp đồng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người mua nhận được bản sao của hợp đồng trong trường hợp bằng văn bản. Thủ tục nhận lại hàng hóa và thanh toán cũng tương tự như tại Prince Edwards Island. Bên cạnh đó, nhà làm luật tại đây quy định thêm trường hợp người mua không thể trả lại hàng hóa cho người BHTT trong điều kiện ổn định tương tự khi nhận do hành động hoặc sai sót thì người mua phải chịu trách nhiệm, có thể người mua không thể hủy hợp đồng trong trường hợp này [40, Điều 21.1(a), Điều 23, Điều 24].

Tại Saskatchewan, định nghĩa về hợp đồng BHTT tại Saskatchewan tương tự như định nghĩa tại Nova Scotia [41, Điều 2.1(b)].

Hình thức và nội dung:Về cơ bản, vấn đề hình thức, nội dung cũng như quyền hủy bỏ hợp đồng BHTT tại Saskatchewan tương tự như tại Nova Scotia. Tuy vậy, Saskatchewan vẫn có một số điểm đặc thù như sau:

Thứ nhất, với thêm bất kỳ yêu cầu nào có thể được áp dụng trong Luật cầm cố của chủ thầu, khi một bên ký hợp đồng mà bất kỳ phần nào trong giá hợp đồng đã được thanh toán trước khi tất cả hàng hóa hoặc dịch vụ được đồng ý trong hợp

đồng được cung cấp, người ký hợp đồng sẽ không được yêu cầu người mua trả thêm 15% tổng giá trị hợp đồng trước khi hết thời hạn thời kỳ 10 ngày hủy bỏ.

Thứ hai, thêm vào hợp đồng bằng văn bản, một bên cần đưa vào những thông tin bao gồm: bản mô tả chất lượng và kiểu loại của những sản phẩm được dùng theo hợp đồng và những dịch vụ, công việc được thực hiện theo hợp đồng.

Thứ ba, khi khoản tiền đền bù đối với một hợp đồng không vượt quá $ 200, nhà cung cấp sẽ được quyền để, và có thể giữ lại từ bất kỳ khoản tiền nào đã nhận theo hợp đồng, một lượng không vượt quá $ 50. Đây là khoản có thể được thu hợp lý đối với dịch vụ được thực hiện và đối với bất kỳ hàng hóa bị giảm giá trị hoặc tiêu dùng nếu: Bất kỳ dịch vụ nào được chỉ ra trong hợp đồng đã được thực hiện tại địa điểm của bên mua trước khi người mua cung cấp thông báo hủy bỏ hợp đồng hoặc bất kỳ hàng hóa dễ hỏng nào được chỉ ra trong hợp đồng đã được chuyển và được chấp nhận bởi người mua [41 Điều 6, Điều 22 (1), Điều 23].

Tại New Brunswick, hợp đồng BHTT được hiểu là một thỏa thuận đối với việc bán trực tiếp hàng hóa và dịch vụ [42, Điều 1]. Định nghĩa BHTT được đưa ra rất đơn giản, nó được cụ thể hóa trong phần quy định về hợp đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Hình thức và nội dung:Hợp đồng phải được thể hiện dướidạng văn bảnvà được ký bởi nhà cung cấp hoặc một người bán hàng của nhà cung cấp với người mua dưới dạng và chứa thông tin được yêu cầu theo quy định. Đồng thời, nó phải chứa một tuyên bố về quyền hủy bỏ theo quy định cũng như phù hợp với các yêu cầu khác được chỉ ra trong quy định. Sau khi ký hợp đồng, một bản sao hợp đồng sẽ được chuyển cho người mua.

Quyền để hủy bỏ hợp đồng của người mua: Tương tự như 3 địa phương trên, người mua tại New Brunswick có quyền hủy bỏ hợp đồng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người mua được gửi cho bản sao của hợp đồng. Các quy định về việc hoàn trả và bù trừ được áp dụng tương tự như áp dụng đối với Prince Edwards Island [42, Điều 12, Điều 13, Điều 22(1), Điều 23, Điều 24].

Hoàn thiện pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới - 6

Các hành vi bị cấm: Luật Cạnh tranh Canada đã đưa ra những quy định đối với hành vi bị cấm khi thực hiện mô hình BHTT bao gồm:

Thứ nhất, giới thiệu thù lao cho các thành viên tiềm năng trong kế hoạch. Luật Cạnh tranh Canada không cấm vấn đề giới thiệu thù lao nếu nó đáp ứng được các quy định được nhà làm luật đưa ra bao gồm: Việc giới thiệu đó tạo thành hay bao gồm việc cung cấp một cách trung thực, hợp lý và kịp thời trong khả năng nhận biết của người thực hiện việc giới thiệu các thông tin về thù lao thành viên người điển hình của kế hoạch thực nhận hoặc có thể nhận được có xem xét các yếu tố liên quan; trường hợp người bị cáo buộc là vi phạm việc giới thiệu thù lao thì người đó có thể chứng minh rằng mình đã cẩn trọng và cần mẫn một cách hợp lí và cần thiết.

Thứ hai, thiết lập, tổ chức quảng cáo hoặc xúc tiến mô hình bán hàng hình tháp. Mô hình này là mô hình bất chính và bị cấm ở Canada. Các hành vi bị cấm cụ thể trong mô hình bán hàng kim tháp này bao gồm:

Việc nhận thù lao không xuất phát từ việc bán hàng mà xuất phát từ việc tuyển dụng người tham gia. Đây là hành vi bị lên án vì làm sai lệch bản chất của hoạt động BHĐC và đây cũng được xem là hành vi điển hình của hành vi vi phạm pháp luật về BHĐC;

Yêu cầu người tham gia phải mua một số lượng hàng hóa nhất định như điều kiện để tham gia vào kế hoạch. Việc này là hành vi đặt ra những điều kiện bất hợp lí cho việc tham gia vi phạm quy định quyền tự nguyện khi tham gia vào kế hoạch của thành viên.

Tích trữ hàng hóa cho người tham gia. Việc này là hành vi dồn hàng cho người tham gia. Điều này cũng vi phạm quy định quyền tự nguyện khi tham gia vào kế hoạch của thành viên.

Không cam kết mua lại hàng hóa theo quy định. Đây là quyền của người tham gia đối với người tổ chức kế hoạch. Nhà làm luật bảo vệ quyền này của người tham gia [38, Điều 55(1), Điều 55.1(1)(2)].

Chế tài áp dụng:Tại Canada có chế tài của Luật Cạnh tranh và chế tài của từng khu vực nhưng cả hai hình thức phạt tiền hoặc phạt tù đều có thể được áp dụng. Nó cho thấy chính sách quản lý thắt chặt đối với hoạt động BHTT tại Canada.

Mức phạt được quy định trong luật Cạnh tranh đối với hành vi BHĐC vi phạm pháp luật và BHĐC theo mô hình hình tháp:

Thứ nhất, hành vi vi phạm về BHĐC bị coi là phạm tội và chịu trách nhiệm pháp lý như sau: Khi bị kết án trên cơ sở cáo trạng, mức tiền nộp phạt do Tòa án ấn định hoặc chịu phạt tù với thời hạn không quá 5 năm hoặc kết hợp cả hai hình phạt trên; khi bị kết án trên cơ sở cáo trạng tóm tắt, người vi phạm phải nộp khoản tiền với mức phạt không quá $ 200.000 hoặc chịu phạt tù có thời hạn không quá 01 năm hoặc kết hợp cả 02 hình phạt trên [38, Điều 55(3)];

Thứ hai, hành vi vi phạm quy định về cấm bán hàng kim tự tháp bị coi là phạm tội và chịu trách nhiệm pháp lý như sau: Khi bị kết án trên cơ sở cáo trạng, nộp phạt tiền theo mức tòa án ấn định hoặc chịu phạt tù với thời hạn không quá 5 năm hoặc kết hợp cả hai hình phạt trên; Khi bị kết án trên cơ sở cáo trạng tóm tắt, nộp phạt tiền với mức phạt không quá $ 200.000 hoặc chịu phạt tù với thời hạn không quá 1 năm hoặc kết hợp cả hai hình phạt trên [38, Điều 55.1(3)].

Chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHĐC tại các địa phương được quy định cụ thể như sau:

Tại Prince Edwards Island: Mức phạt được áp dụng như sau:

Bất kỳ người nào có lỗi trong việc tuân thủ hay trái lại vi phạm bất kỳ điều khoản nào của Luật những người BHTT hoặc những quy định hoặc thực hiện hoặc tuyên bố lỗi trong bất kỳ đơn, dạng, trả lại, tài khoản, lưu trữ, tuyên bố hoặc tài liệu khác được hoàn thành hoặc thực hiện theo quy định của luật này hoặc quy định liên quan là vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm chịu phạt với mức phạt không quá $

1.000 đối với vi phạm lần đầu, không quá $ 2.000 đối với mỗi lần vi phạm sau đó, và đối với vi phạm đầu tiên, ngoài hình phạt như vậy, người vi phạm có thể chịu hình phạt tù với thời hạn không quá 6 tháng, đối với vi phạm lần 2 trở đi, thêm vào mức phạt như vậy có thể phạt tù với thời hạn không quá 12 tháng [39, Điều 16].

Tại Nova Scotia: Một người vi phạm khi vi phạm những quy định của Luật những người BHTT hoặc những quy định liên quan; có lỗi trong việc tuân thủ với yêu cầu tuân thủ trong đơn, tuyên bố, thông tin hoặc tài liệu được yêu cầu để được

cung cấp hoặc nộp theo quy định của Luật những người BHTT và quy định liên quan hoặc có lỗi trong việc tuân thủ điều khoản, điều kiện hoặc những giới hạn tới giấy phép của người bị phụ thuộc. Đối với vi phạm về giấy phép, mỗi người vi phạm phải chịu trách nhiệm nộp phạt từ $ 500 đến $ 25.000 hoặc phạt tù lên tới 2 năm hoặc cả 2. Vi phạm liên quan đến Điều 36(4), doanh nghiệp bị buộc tội vi phạm quy định và chịu mức phạt từ $ 1000 tới $ 300.000. Trường hợp cá nhân vi phạm Điều 36(5) hoặc có lỗi trong việc tuân thủ với yêu cầu tuân thủ, mức tối thiểu đối với hành vi vi phạm đầu tiên của cá nhân là $ 750, của tổ chức là $ 2000. Đối với vi phạm thứ 2 đối với cá nhân, mức phạt là $ 1000, của tổ chức là $ 5000, đối với vi phạm thứ 3 trở đi, mức phạt sẽ là $ 2000 đối với cá nhân và đối với tổ chức là

$ 10.000.

Khi một người bị buộc tội vi phạm theo luật và tòa án đã có căn cứ cho rằng đây là kết quả của hoa hồng vi phạm, một khoản lợi ích bằng tiền được dồn tới người vi phạm, tòa án có thể yêu cầu người vi phạm thanh toán, ngoài một khoản phạt được ấn định theo Điều 36, một khoản phạt bằng một lượng trung bình được ước lượng bởi tòa trên cơ sở lợi ích bằng tiền. Khi một vi phạm theo luật Những người bán hàng hàng trực tiếp bị coi là tội phạm hoặc tiếp diễn hơn 01 ngày, người phạm tội phải chịu trách nhiệm bị buộc tội đối với vi phạm riêng rẽ đối với mỗi ngày trên cơ sở vi phạm bị phạm hoặc tiếp diễn.

Trường hợp tổ chức vi phạm theo luật, giám đốc, nhân viên văn phòng, quản lý hoặc đại lý của tổ chức, người đã điều hành, ủy quyền, cho phép, chấp thuận hoặc tham gia vi phạm cũng bị coi là có tội và chịu trách nhiệm dù tổ chức có bị khởi kiện hay buộc tội hay không [40, Điều 36].

Tại Saskatchewan, một người vi phạm khi vi phạm một điều khoản của Luật những người BHTT hoặc những quy định liên quan là có tội. Trường hợp cá nhân vi phạm: vi phạm đầu tiên mức phạt không quá $ 10.000 hoặc phạt tù không quá 1 năm hoặc cả 2. Đối với vi phạm thứ hai hoặc vi phạm sau đó, mức phạt không quá $

25.000 hoặc phạt tù không quá 1 năm hoặc cả 2. Đối với tổ chức: vi phạm đầu tiên

phạt không quá $ 25.000. Đối với vi phạm thứ hai hoặc vi phạm sau đó mức phạt không quá $ 100.000.

Bất kỳ nhân viên văn phòng, giám đốc hoặc đại lý của tổ chức đã điều hành, ủy quyền hoặc tham gia trong một hành động hoặc bỏ sót bởi một tổ chức sẽ tạo thành một vi phạm bởi tổ chức đó là tội phạm đã xảy ra, dù tổ chức đó bị khởi kiện hay truy tố chưa [40, Điều 36].

Tại New Brunswick, một người vi phạm hoặc có lỗi trong việc tuân thủ những điều khoản được quy định bị coi là phạm tội. Một người vi phạm hoặc có lỗi trong việc tuân thủ với những điều khoản của Luật những người BHTT được liệt kê trong Cột I của Bảng khai A là phạm tội. Đối với những ý định tại phần 2 của Luật thủ tục quy định của tỉnh, mỗi vi phạm được liệt kê trong Cột I của Bảng khai là bị phạt như phạm tội thuộc loại được liệt kê bên cạnh nó trong Cột II của Bảng khai A [42, Điều 33].

Tiểu kết: Sau khi tìm hiểu pháp luật về BHTT tại Canada chúng ta có thể thấy rằng: nhà lập pháp Canada thừa nhận sự tồn tại của BHTT. Cũng giống như pháp luật của Malaysia hay pháp luật New Zealand, nhà làm luật tại Canada cũng đã xây dựng được hệ thống văn bản quy định về quản lý đối với hành vi BHĐC tương đối chặt chẽ. Một số điểm đáng chú ý đối với quy định của pháp luật Canada như sau: Pháp luật được xây dựng trên cơ sở Luật của Liên bang và luật của từng địa phương. Trong đó, luật quốc gia quy định về quản lý chung, luật địa phương quy định về quản lý trực tiếp. Tại Canada, hầu hết các địa phương đều quy định về nghĩa vụ đăng ký để có thể BHTT. Đối tượng của BHTT bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ. Hành vi vi phạm pháp luật về BHTT tại Canada bị coi là tội phạm và nhà làm luật quy định những hình phạt rất thích đáng bao gồm cả hình phạt tù.

Tiểu kết chương 1


Việc tìm hiểu những vấn đề chung về BHĐC là hết sức cần thiết hiện nay. Việc này giúp hình thành nên những tri thức căn bản về lĩnh vực đặc thù này làm cơ sở để có được sự nhìn nhận, đánh giá thực trạng, thực tiễn quản lý một cách chính xác và khác quan. Nó cũng là nền tảng để tiếp thu chủ động, có chọn lọc, sáng tạo những thành tựu của ngành công nghiệp BHĐC trên thế giới vốn đã có một chặng đường phát triển khá dài.

Việc xây dựng và áp dụng pháp luật về BHĐC tại Việt Nam mới chỉ dừng lại ở bước đầu. Bởi vậy, để có thể rút ngắn được khoảng cách phát triển, việc tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm các quốc gia có ngành công nghiệp BHĐC phát triển như Malaysia, New Zealand hay Canada là điều nên làm.

Qua việc tìm hiểu về các quy định pháp luật của Malaysia, New Zealand, Canada chúng ta thấy rằng, các quốc gia và Việt Nam có thể học hỏi ở họ nhiều điểm và bằng cách tiếp cận đúng đắn, việc tiếp thu này sẽ mang lại hiệu quả cao.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP CỦA VIỆT NAM


2.1. Một số nét về ngành công nghiệp bán hàng đa cấp tại Việt Nam

2.1.1. Lịch sử phát triển

Giai đoạn sơ khai

Đây là giai đoạn đánh dấu sự xuất hiện của phương thức BHĐC tại Việt Nam. Từ những năm 40 của thế kỷ XX, BHĐC đã xuất hiện trên thế giới nhưng phải đến năm 1998 phương thức kinh doanh này mới gia nhập vào thị trường Việt Nam [6]. Điều đặc biệt là tuy xuất hiện sau nhưng doanh thu của ngành này lại đạt rất cao. Sự phát triển mạnh mẽ này ảnh hưởng đến lợi nhuận quảng cáo của các báo đài, cộng thêm nhiều công ty lừa đảo núp bóng KDĐC và một bộ phận không nhỏ NPP sai trái đã làm cho dư luận bắt đầu lên tiếng phản đối KDĐC. Ngoài ra, động thái của chính quyền quá chậm so với sự phát triển của phương thức này do hạn chế về tầm nhìn của nhà quản lý và hạn chế trong nhận thức của người dân (một phần đả phá kịch liệt, một phần nhẹ dạ tin vào các công ty bất chính) đã dẫn đến thiếu điều chỉnh pháp luật và nhiều hành vi lừa đảo đa cấp diễn ra trong giai đoạn này.

Giai đoạn định hình

Đến thời điểm cuối năm 2004, tại Việt Nam đã có khoảng 20 công ty BHĐC phân phối sản phẩm chủ yếu về ngành chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Để hoà nhập với xu hướng chung của thế giới cũng như đáp ứng tình hình thực tế tại Việt Nam, hành lang pháp lý về BHĐC đã dần hình thành: Ngày 01/07/2005 Luật Cạnh tranh năm 2004 có hiệu lực thi hành trong đó có những điều khoản quy định về BHĐC [26, Điều 3, Điều 39, Điều 48]; Ngày 24/08/2005, Nghị định 110 được ban hành phần nào đã tạo ra một hành lang pháp lý để bảo vệ các công ty BHĐC và NPP chân chính; Ngày 08/11/2005, Bộ Thương Mại (Nay là BCT) ban hành Thông tư 19 để hướng dẫn Nghị định 110 (sau đó được sửa đổi bởi Thông tư 35). Tuy nhiên, các văn bản này vẫn còn nhiều kẽ hở khiến cho một số công ty lợi dụng BHĐC bất chính làm cho làn sóng phản đối lên cao.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 12/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí