cung cấp với bất kỳ mất mát hoặc thiệt hại nào đối với hàng hóa trong khi nó thuộc sở hữu của NTD trừ những mất mát và hư hỏng thông thường hoặc những hoàn cảnh vượt ra ngoài tầm kiểm soát của NTD. Trách nhiệm của NTD chấm dứt khi hết thời gian 10 ngày làm việc kể từ sau ngày hủy bỏ, hoặc cho đến khi thương nhân đã được trao một cơ hội hợp lí để thu lại hàng hóa (bất cứ cái nào đến trước)
Quy định do nhà làm luật tại New Zealand đưa ra không chỉ hướng đến bảo vệ quyền lợi của NTD mà còn chú trọng đến việc bảo vệ quyền lợi của nhà cung cấp. Chúng ta thấy rằng, trong mối quan hệ mua bán này, người tiêu dùng là người yếu thế hơn. Do vậy, nhà làm luật dành cho họ quyền để chấm dứt hợp đồng trong một thời hạn mà không cần nêu lí do. Bên cạnh đó, nhà làm luật cũng chú ý đến bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà cung cấp khi dành cho họ quyền được khấu trừ đi những phần mà NTD đã sử dụng.
Các hành vi bị cấm
Hệ thống bán hàng kim tự tháp bị cấm tại New Zealand. Chúng bị cấm theo quy định của Luật Thương mại Công bình bởi vì sự không bình đẳng và nhiều hội viên bị lừa dối về khả năng được hưởng thù lao. Khả năng được trả thù lao chủ yếu dựa trên cơ sở tuyển dụng thành viên mới để trả cho hệ thống, nhiều người tham gia sẽ ở chân hoặc gần với chân của kim tự tháp không đạt được thù lao như đã hứa trên cơ sở khoản đầu tư của họ. Chỉ có một vài người tham gia ban đầu ở đỉnh của kim tự tháp có khả năng kiếm được tiền vì số những hội viên mới tiềm năng trong bất kỳ địa phương nào là giới hạn [68].
Chế tài áp dụng:
Tòa án có thể áp dụng chế tài trong trường hợp vi phạm điều khoản BHTT không mời chào như sau:
Đối với cá nhân: Mức phạt áp dụng là không quá $ 10.000 đối với hành vi vi
phạm; phạm.
Đối với tổ chức: Mức phạt áp dụng là không quá $ 30.000 đối với hành vi vi
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới - 2
- Chủ Thể Của Quan Hệ Pháp Luật Bán Hàng Đa Cấp.
- Hoàn thiện pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới - 4
- Một Số Nét Về Ngành Công Nghiệp Bán Hàng Đa Cấp Tại Việt Nam
- Thực Trạng Ngành Công Nghiệp Bán Hàng Đa Cấp Tại Việt Nam
- Thực Trạng Thực Thi Quy Định Pháp Luật Và Những Khó Khăn Trong Việc Quản Lý Hoạt Động Bán Hàng Đa Cấp Tại Việt Nam
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Trong trường hợp hoạt động kinh doanh không tuân thủ những thông tin được yêu cầu, Ủy ban Thương mại có thể ban hành một thông báo vi phạm và phạt lên đến $ 2.000 mà không cần đến một lệnh của Tòa án [44, Điều 27.1B].
Như vậy, chế tài phạt tiền được áp dụng đối với các vi phạm pháp luật liên quan đến BHTT tại New Zealand. Nó thể hiện quan điểm của nhà làm luật tại quốc gia này không quá khắt khe với hành vi vi phạm pháp luật về BHTT.
Tiểu kết
Hoạt động quản lý bằng pháp luật đối với phương thức kinh doanh BHĐC tại New Zealand có nhiều nét tương đồng với hoạt động này tại Malaysia. Cụ thể: pháp luật New Zealand thừa nhận BHTT đối với dịch vụ; người mua có quyền hủy bỏ hợp đồng không cần nêu ra lí do trong một thời hạn nhất định kể từ khi nhận được bản sao hợp đồng; hành vi bán hàng theo hình thức kim tự tháp là hành vi bị cấm; yêu cầu về hình thức văn bản của hợp đồng.
Bên cạnh những điểm tương đồng, quá trình điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động BHTT tại New Zealand đã hình thành nên một số đặc thù riêng. Tiêu biểu trong số đó là để tiến hành kinh doanh theo phương thức BHTT tại New Zealand nhà cung cấp hoặc người bán hàng của nhà cung cấp không bị yêu cầu phải xin giấy phép. Việc này giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính là bài học bổ ích cho Việt Nam. Thêm vào đó, chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHTT tại New Zealand chỉ có hình thức phạt tiền mà chưa bao gồm hình phạt tù giam như Malaysia.
1.3.3.3. Canada
Giới thiệu chung:
Canada là quốc gia rộng thứ 2 trên thế giới được xây dựng theo thể chế quân chủ lập hiến mang tính dân chủ, với nữ hoàng là người đứng đầu Nhà nước và Thủ tướng được bầu làm người đứng đầu Chính phủ. Canada có một hệ thống liên bang chính phủ nghị viện, trong đó chính phủ liên bang, tỉnh và lãnh thổ chia sẻ trách nhiệm và chức năng của chính phủ. Chế độ quân chủ và những nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp của Chính phủ thực hiện trách nhiệm của liên bang [69].
Năm 2013 dân số Canada là 34,57 triệu người, trong đó: Người gốc Anh 28%, người gốc Pháp 23%, người gốc châu Âu khác 15%, Amerindian 2%, khác (phần lớn là châu Á, châu Phi, Ả rập 6%[70].
Pháp luật của Canada được xây dựng trên cơ sở luật của liên bang và pháp của các tỉnh, vùng lãnh thổ và đã có quá trình điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động BHĐC tương đối dài. Do vậy, tác giả chọn lựa Canada là một trong những quốc gia thuộc đối tượng được xem xét để học hỏi kinh nghiệm. Trong phần này, luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu quy định pháp luật của bốn tỉnh là Price Edwards Island, Saskatchewan, Nova Scotia và New Brunswick để tìm ra những quy định chung của pháp luật BHTT Canada
Số liệu về BHTT tại Canada
Doanh thu từ hoạt động BHĐC tại Canada năm 2013 đạt 2,019 tỷ USD, số lượng người tham gia BHĐC tại Canada cũng tương đối lớn đạt con số 789.518 người tương đương với 2,3% dân số [43].
Trong các mặt hàng BHĐC tại Canada, doanh số từ các mặt hàng chăm sóc cá nhân chiếm 39,9%, các mặt hàng chăm sóc gia đình và gia dụng chiếm 30,4%, các sản phẩm dinh dưỡng, vitamin và chăm sóc sức khỏe chiếm 17,9%, các sản phẩm giải trí, giáo dục chiếm 6,3%, còn lại là các dịch vụ và các sản phẩm khác chiếm 5,5% [71]. Giống như New Zealand và Malaysia, tại Canada, các sản phẩm chăm sóc cá nhân có doanh thu lớn nhất.
Cơ quan quản lý hành chính đối với hoạt động BHTT
Cục Cạnh tranh (The Competition Bureau) – một cơ quan thuộc Bộ Công nghiệp Canada là cơ quan thực thi pháp luật độc lập, đảm bảo cho những hoạt động của những nhà kinh doanh và quyền lợi của NTD trong một thị trường cạnh tranh và đổi mới. Được đứng đầu bởi Cục trưởng, Cục Cạnh tranh chịu trách nhiệm quản lý và thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bao gói và Ghi nhãn hàng tiêu dùng (ngoại trừ liên quan đến thực phẩm), Luật ghi nhãn mặt hàng dệt và Luật Ký hiệu mã kim loại quý. Hoạt động của Cục Cạnh tranh đảm đương nhiệm vụ cơ bản là để cạnh tranh là tốt cho cả nhà kinh doanh và NTD [72].
Hiệp hội người bán hàng trực tiếp tại Canada
Thành lập năm 1954, Hiệp hội Người Bán hàng Trực tiếp của Canada đã thiết lập và duy trì các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, đạo đức và nguyên tắc thực hành kinh doanh tốt được công nhận là tiếng nói của ngành công nghiệp này tại Canada. Là tập hợp của những đối thủ cạnh tranh sử dụng sức mạnh kết hợp để đảm bảo công bằng trong tuân thủ và giành được sự tín nhiệm từ phía chính phủ, là một ngành công nghiệp kết nối được hơn 900.000 người dân Canada.
Không có sự thống kê về số lượng công ty thành viên của hiệp hội tại một thời điểm nhất định [73]. Mục đích của hội là trở thành kênh thông tin giáo dục về BHTT, đảm bảo bảo vệ quyền lợi NTD bởi đảm bảo hiệu lực tiêu chuẩn cao trong Quy tắc đạo đức [74].
Một số nét chính trong quy định pháp luật quản lý hoạt động BHTT
Hoạt động BHTT tại Canada được điều chỉnh trước hết bởi Luật Cạnh tranh (Competition Act) năm 1985 bản được sửa đổi cuối ngày 01/11/2014. Đây là đạo luật áp dụng chung trên toàn lãnh thổ Canada. Các luật quản lý hành chính đối với hoạt động BHTT được ban hành tại các tỉnh khác nhau. Các luật này thường được mang tên là Luật những Người bán hàng Trực tiếp (Direct Sellers Act).
Yêu cầu về giấy phép:Để tiến hành hoạt động BHTT, tất cả các khu vực khảo sát đều yêu cầu người bán hàng cũng như nhà cung cấp của họ phải có giấy phép theo quy định.
Đối tượng được phân phối theo phương thức BHTT
Theo quy định của các bang được khảo sát, cả hàng hóa và dịch vụ đều là đối tượng có thể bán hàng theo phương thức BHTT.
Tên gọi và định nghĩa: Pháp luật các địa phương đều xây dựng thuật ngữ bán hàng trực tiếp (Direct selling) và định nghĩa như sau:
Tại Prince Edwards Island, BHTT được định nghĩa là việc bán, đề nghị bán hoặc thu hút những đặt hàng để bán hàng hóa, dịch vụ bằng cách: đi từng nhà, qua điện thoại hoặc thư điện tử [39, Điều 1(c)]. Như vậy, phương thức sử dụng để tiến
hành BHTT tại Prince Edwards Island là tiếp xúc trực tiếp (đến từng nhà) hoặc thông qua điện thoại hoặc thư điện tử.
Tại Nova Scotia, BHTT được định nghĩa là việc bán, đề nghị bán hoặc thu hút những đặt hàng cho việc bán những hàng hóa hoặc dịch vụ, trong đó liên hệ trực tiếp đầu tiên được tiến hành bởi người bán hàng bên ngoài cửa hàng bán lẻ và bao gồm việc bán hàng có kết quả từ một sự thu hút bởi người không phải là người bán lẻ tiến hành tại nơi việc bán, đề nghị bán hoặc thu hút những đặt hàng cho việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ nảy sinh và được thực hiện việc bởi một người bán buôn tiếp thị đa cấp, một NPP tiếp thị đa cấp và việc bán máy trợ thính không quan tâm đến hoàn cảnh bán [40, Điều 1(c)]. Nhà làm luật tại Nova Scotia đã mô tả chi tiết hơn so với nhà làm luật tại Price Edwards Island về những đặc tính của hành vi BHTT. Cụ thể về nơi diễn ra (Không phải cửa hàng bán lẻ thông thường); chủ thể tiến hành (không phải người bán lẻ thông thường mà thay vào đó là người bán buôn tiếp thị đa cấp hoặc NPP tiếp thị đa cấp); đối tượng BHTT (có thể là hàng hóa hoặc dịch vụ).
Tại Saskatchewan, BHTT được định nghĩa là việc bán hàng được tiến hành bởi người BHTT thực hiện trong hoạt động kinh doanh của họ như một người BHTT [41, Điều 2(a1)]. Như vậy, định nghĩa BHTT tại Saskatchewan rất đơn giản và không cho thấy được các tính chất của hoạt động này. Để tìm hiểu sâu hơn, chúng ta cần phải xem xét người BHTT ở đây là ai và họ hoạt động như thế nào. Người BHTT được định nghĩa là người: đến từng nhà bán, đề nghị bán, thu hút đặt hàng đối với hàng hóa và dịch vụ hoặc qua điện thoại để đề nghị bán hoặc thu hút đặt hàng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc là cả hai phương thức trên [41, Điều 2(c)]. Qua hai định nghĩa này, chúng ta thấy rằng bản chất của hoạt động BHTT là việc bán hàng không tiến hành tại địa điểm cố định. So với quy định tại bang Price Edwards Island, quy định của Saskatchewan có sự khác biệt khi không coi bán hàng qua thư điện tử là BHTT.
Tại New Brunswick, BHTT được định nghĩa là việc bán hàng tại nhà, đề nghị bán hoặc thu hút đặt hàng đối với hàng hóa và dịch vụ. Định nghĩa tại bang
New Brunswick quy định khá đơn giản khi chỉ nêu lên đặc tính của hoạt động BHTT là trực tiếp và không phải tại cơ sở bán lẻ [42, Điều 1].
Bên cạnh các định nghĩa này, trong Luật cạnh tranh Canada còn đưa ra định nghĩa về kế hoạch BHĐC và hệ thống bán hàng kim tự tháp.
Kế hoạch BHĐC (multi-level marketing plan) nghĩa là một kế hoạch cung cấp một sản phẩm mà nhờ đó một thành viên tham gia trong kế hoạch được nhận thù lao do việc cung cấp sản phẩm cho một thành viên khác tham gia kế hoạch và người này đến lượt mình lại nhận được thù lao do việc cung cấp sản phẩm này hay sản phẩm khác cho các thành viên khác trong kế hoạch [38, Điều 55(1)]. Như vậy, để được coi là hành vi BHĐC hợp pháp, kế hoạch tiếp thị đa cấp cần phải xuất phát từ chính hành vi cung cấp sản phẩm đến tay NPP để nhận thù lao.
Thuật ngữ hệ thống bán hàng kim tự tháp (scheme of pyramid selling) có nghĩa là một kế hoạch BHĐC, trong đó:
(a) Một thành viên tham gia kế hoạch quan tâm đến quyền được nhận thù lao do đã tuyển thêm được người khác tham gia vào kế hoạch và bản thân người này cũng quan tâm đến quyền đó;
(b) Một thành viên tham gia vào kế hoạch quan tâm đến một lượng sản phẩm nhất định, như điều kiện để tham gia, ngoài một lượng sản phẩm nhất định được mua ở mức giá của người bán chỉ với mục đích thúc đẩy hoạt động bán hàng;
(c) Một người cố ý cung cấp cho một người tham gia vào kế hoạch một số lượng sản phẩm bất hợp lý về mặt thương mại; hoặc
(d) Sản phẩm được cung cấp cho một thành viên tham gia vào kế hoạch mà người đó:
(i) Không có được cam kết mua lại hàng hóa với các điều khoản thương mại hợp lý hoặc quyền để trả lại sản phẩm trong điều kiện có thể bán được theo các điều khoản thương mại hợp lý;
(ii) Không được thông báo về sự tồn tại của cam kết hay quyền nói trên đảm bảo và cách thức cam kết/quyền đó có thể được thực hiện [38, Điều 55.1(1)].
Hệ thống bán hàng kim tự tháp bị cấm tại Canada. Do vậy, nhà làm luật đã quy định rõ nội hàm của nó làm cơ sở áp dụng trên thực tế. Về bản chất, hoạt động
của hệ thống bán hàng kim tự tháp là chủ yếu dựa trên cơ sở tuyển dụng người tham gia để được hưởng thù lao. Bên cạnh đó, nhà làm luật tại Canada cũng quy định thêm một số trường hợp khác bị coi là bán hàng kim tự tháp và bị cấm như: việc dồn hàng cho người tham gia; không cam kết mua lại hàng hóa; không được thông báo về sự tồn tại cam kết này.
Giới hạn: Tại Prince Edwards Island không áp dụng BHTT đối với: Bảo hiểm, chứng khoán, Kinh doanh bất động sản [39, Điều 5(2)(e)]. Tại New Brunswick không áp dụng BHTT đối với Đại lý bất động sản, Bảo hiểm, Chứng khoán, Xe cơ giới, Đào tạo nghề tư nhân [42, Điều 3(5)].
Hợp đồng BHĐC
Tại Prince Edwards Island, hợp đồng BHTT là một thỏa thuận cho việc BHTT của hàng hóa và dịch vụ dù là bằng tiền mặt hoặc bằng hình thức chuyển khoản [39, Điều 1(b)].
Hình thức và nội dung: Hợp đồng BHTT bắt buộc phảibằng văn bản và được ký giữa nhà cung cấp hoặc người bán hàng của nhà cung cấp và người mua theo mẫu và chứa các thông tin theo quy định. Thông tin và mẫu này sẽ do Phó thống đốc hội đồng ban hành. Ngoài ra, trong hợp đồng còn phải chứa tuyên bố quyền hủy bỏ cũng như phù hợp với những yêu cầu được đặt ra. Sau khi hợp đồng được ký, người BHTT phải giao cho người mua một bản sao [39, Điều 9, Điều 10].
Đối với hợp đồng BHTT, vì tính quan trọng của nó trong việc đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, nhà làm luật ở Prince Edwards Island đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về mặt hình thức văn bản của nó.
Quyền hủy bỏ hợp đồng:Người mua có quyền để hủy bỏ hợp đồng tại bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn 10 ngày sau khi được cung cấp bản sao của hợp đồng. Để thực hiện quyền này, người mua gửi thông báo hủy bỏ cho người BHTT, nhà cung cấp hoặc người bán hàng của nhà cung cấp theo các phương thức: trực tiếp hoặc thông qua việc thư điện tử được đăng ký, chuyển phát nhanh đã thanh toán trước, fax hoặc bất cứ phương thức nào khác cho phép người mua cung cấp bằng chứng về việc hủy bỏ. Một thông báo hủy bỏ sẽ được hiểu rằng được gửi tới người
BHTT, nhà cung cấp hoặc người bán hàng của nhà cung cấp nếu nó được chuyển hoặc được gửi tới địa chỉ thông báo được chỉ ra cho ý định đó trong hợp đồng. Một thông báo hủy bỏ được đưa ra theo các dạng thư điện tử, chuyển phát nhanh, fax sẽ được hiểu rằng được gửi đi khi báo đã gửi. Trừ trường hợp gửi trực tiếp, các trường hợp khác, thông báo được xem là phù hợp khi nó chỉ ra ý định của người mua để hủy bỏ. Khi hợp đồng được hủy bỏ trong thời hạn 10 ngày, người BHTT hoặc nhà cung cấp trong thời hạn 15 ngày sau ngày thông báo hủy bỏ được gửi sẽ phải hoàn lại cho người mua số tiền đã nhận theo hợp đồng; nếu hàng hóa được chuyển người BHTT, nhà cung cấp dưới dạng bán đổi, hoàn lại chúng cho người mua trong điều kiện tốt như chúng đã có khi chúng được đem bán đổi, hoặc nếu người BHTT hoặc nhà cung cấp không có khả năng làm như vậy, thanh toán cho người mua, phần lớn hơn giá trị thị trường của hàng hóa vào thời điểm chúng được đem bán đổi và giá hoặc giá trị của hàng hóa được chỉ rõ trong hợp đồng.
Trong trường hợp hợp đồng liên quan đến hàng hóa, việc nhận mọi thứ đã được trả lại, hoàn lại hoặc thanh toán cho người mua, người mua sẽ chuyển hàng hóa cho người BHTT hoặc nhà cung cấp trong điều kiện tốt như chúng có khi chúng được chuyển. Khi hợp đồng bị hủy bỏ trong trường hợp như vậy, người BHTT hoặc nhà cung cấp có quyền để yêu cầu chi phí hợp lí về phần hàng hóa được người mua dùng và đối với những phần dịch vụ đã được thực hiện bởi người BHTT hoặc nhà cung cấp nhưng quyền này không phát sinh khi chưa hoàn thành việc hoàn trả, hoàn lại hoặc thanh toán [39, Điều 9, Điều 10, Điều 10.1(1), Điều 10.2, Điều 10.3].
Quy định của Prince Edwards Island cho phép người mua được quyền trả lại hàng hóa trong thời hạn 10 ngày từ ngày nhận được bản sao hợp đồng mà không cần nêu lí do. Giới hạn này nhằm bảo vệ người mua khi trao cho người mua quyền cân nhắc, xem xét lại quyết định mua hàng của mình để tránh bị lừa dối, cưỡng bức mua hàng. Người bán bị giới hạn quyền trong thời hạn, khi kết thúc thời hạn đó mới phát sinh các quyền của mình.
Tại Nova Scotia, Hợp đồng BHTT được hiểu là một thỏa thuận dù bằng miệng hay bằng văn bản để bán trực tiếp hàng hoá hoặc dịch vụ [40, Điều 2(b)].