Điện tử có nghĩa là các công nghệ sử dụng điện, quang, từ, điện tử, sinh trắc học, quang tử hoặc công nghệ tương tự khác.
Bán hàng qua lệnh thư điện tử nghĩa là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ do cá nhân tự mình hoặc thông qua người được ủy quyền tiến hành nhận đặt hàng cho hợp đồng bán hàng thông qua thư điện tử hoặc bất kỳ phương tiện nào khác thông qua công cụ điện tử [43, Điều 2].
Như vậy, theo quy định của pháp luật Malaysia, các hành vi BHTT được thừa nhận bao gồm cả bán hàng qua điện thoại và bán hàng qua lệnh thư điện tử. Nó phù hợp với sự phát triển của ngành công nghiệp này khi thói quen của người tiêu dùng đang ngày càng thay đổi với xu hướng sử dụng ngày một nhiều phương tiện điện tử để cho việc mua sắm trở lên tiện lợi hơn.
Ngoài khái niệm BHTT, nhà làm luật còn xây dựng thuật ngữ bán hàng kim tự tháp. Theo đó, hệ thống bán hàng kim tự tháp là bất kỳ hệ thống, sự sắp đặt, kế hoạch, quá trình vận hành hoặc chuỗi có những đặc trưng:
Việc xúc tiến cho một mô hình hoặc thanh toán tiền thưởng hoặc lợi ích khác chỉ hoặc chủ yếu thông qua việc tuyển dụng hoặc giới thiệu người tham gia;
Việc trả thưởng hoặc lợi ích khác người tham gia được nhận chỉ hoặc chủ yếu thông qua việc tuyển dụng hoặc giới thiệu người khác vào hệ thống;
Không cung cấp cho người tham gia hợp đồng hoặc tuyên bố chỉ ra điều khoản của thỏa thuận;
Bắt buộc mua hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản vô hình hoặc thanh toán mức tối thiểu hoặc yêu cầu bán hàng được ấn định như điều kiện để thỏa mãn những tiêu chuẩn hoặc yêu cầu ban đầu cho việc tham gia hoặc thanh toán phần thưởng hoặc lợi ích khác;
Người tham gia bị yêu cầu mua hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản vô hình theo một lượng không hợp lý vượt quá khả năng bán lại hoặc tiêu dùng trong một khoảng thời gian hợp lý. Người tham gia không được tự do mua hàng, họ chịu áp lực mua những gói được lựa chọn để phù hợp với yêu cầu bán hàng cho vị trí hoặc việc trả thưởng;
Không cung cấp chính sách hoàn trả lại sản phẩm được người tham gia mua hoặc NTD;
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới - 1
- Hoàn thiện pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới - 2
- Chủ Thể Của Quan Hệ Pháp Luật Bán Hàng Đa Cấp.
- Hoàn thiện pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới - 5
- Một Số Nét Về Ngành Công Nghiệp Bán Hàng Đa Cấp Tại Việt Nam
- Thực Trạng Ngành Công Nghiệp Bán Hàng Đa Cấp Tại Việt Nam
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Không cung cấp chính sách mua lại sản phẩm theo đề nghị của người tham gia theo điều khoản hoặc thỏa thuận hợp lý hoặc chính sách này không được phép;
Yêu cầu mô hình không hợp lý hoặc khắt khe đối với người tham gia để được trả thưởng hoặc lợi ích khác;
Chấm dứt tư cách người giam gia không được phép;
Cho phép hoặc khuyến khích người tham gia mua nhiều hơn 01 vị trí tham gia. [43, Điều 27.A]
Pháp luật Malaysia quy định một số lượng lớn những hành vi bị coi là bán hàng theo mô hình kim tự tháp bị cấm. Về cơ bản, những hành vi này không xuất phát từ việc bán hàng hóa, dịch vụ mà chủ yếu từ việc lôi kéo người tham gia vào hệ thống để được lợi ích kinh tế. Bên cạnh đó, nhà làm luật cũng quy định một số trường hợp khác mà nhà làm luật cấm đối với người tham gia liên quan đến quản lý hành chính như ép buộc mua hàng, chấm dứt tư cách không thuộc trường hợp được phép, không có chính sách cam kết mua lại, đặt ra các điều kiện để hạn chế quyền hưởng hoa hồng chính đáng của người tham gia.
Giới hạn: Pháp luật về BHĐC không áp dụng đối với loại hình bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm và loại hợp đồng takaful [43, Điều 1(3)(c)].
Như vậy, nhà làm luật tại Malaysia đã có sự cân nhắc đối với một số trường hợp không áp dụng pháp luật về BHĐC. Những trường hợp này sẽ có quy chế đặc thù quy định trong luật riêng.
Hợp đồng BHTT:
Hợp đồng BHTT là hợp đồng được ký giữa nhà cung cấp (vendor) và người mua (purchaser) đáp ứng một số các yêu cầu như:
-Về hình thức: Hợp đồng bắt buộc bằng văn bảnđối với trường hợp bán hàng tận cửa và qua lệnh thư điện tử [43, Điều 23]
Như vậy, nhà làm luật Malaysia đã có sự quan tâm đến vấn đề hình thức của hợp đồng khi đặt ra điều kiện về hình thức đối với một số trường hợp để đảm bảo hợp đồng có hiệu lực pháp luật.
-Các điều khoản chính của Hợp đồng bao gồm:
Bản mô tả chi tiết của hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp hoặc, nếu hợp đồng có đối tượng là việc tiến hành các công việc có tính chất đặc thù thì làm rõ chi tiết công việc đó;
Các điều khoản mang tính hợp đồng của hợp đồng bao gồm tổng số tiền phải trả hoặc được cung cấp bởi người mua, hoặc nếu tổng số tiền là không thể xác định tại thời điểm hợp đồng được ký kết thì phải nêu rõ cách thức tính;
Thời gian, địa điểm và phương thức thanh toán được thực hiện; Thời gian, địa điểm của việc chuyển hàng và thực hiện dịch vụ;
Thông báo dưới hình thức được quy định thông báo cho người mua quyền của họ để huỷ bỏ hợp đồng trước khi hết thời hạn thẩm duyệt [43, Điều 24].
Như vậy, nhà làm luật cũng đã dự liệu những nội dung chính cần phải có đối với hợp đồng BHTT để đảm bảo tính hiệu lực của hợp đồng, trong đó, đặc biệt lưu ý đến quyền để hủy bỏ hợp đồng trong thời hạn thẩm duyệt.
- Quyền hủy bỏ hợp đồng:Người mua có quyền hủy bỏ hợp đồng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn thẩm duyệt (10 ngày kể từ ngày hợp đồng được ký kết). Nếu người mua sử dụng quyền này, hợp đồng sẽ được xem là bị hủy bỏ bằng sự thỏa thuận chung và không có hiệu lực, bất kỳ hợp đồng đảm bảo nào liên quan đến hợp đồng được xem là chưa bao giờ phát sinh hiệu lực [43, Điều 27].
Đây là quyền rất đặc biệt mà pháp luật trao cho người mua để bảo vệ quyền lợi cho họ. Hoạt động BHTT luôn tiềm ẩn những rủi ro cho người mua, do đó, nhà làm luật cần phải quy định những quyền để loại trừ phần nào các rủi ro đó và quyền chấm dứt hợp đồng trong thời hạn thẩm duyệt chính là một minh chứng cụ thể.
Các hành vi bị cấm:Việc xúc tiến cho một mô hình kim tự tháp bị cấm tại Malaysia, không ai được xúc tiến hoặc gây ra việc xúc tiến cho mô hình kim tự tháp [43, Điều 27A-27B].
Ta thấy rằng, theo quy định của pháp luật Malaysia, ngay cả việc xúc tiến cho một mô hình kim tự tháp cũng đã bị cấm. Nhà làm luật cấm rất triệt để để không phép cho mầm mống của hành vi BHĐC có thể nảy sinh.
Chế tài áp dụng:
Bất kỳ người nào vi phạm quy định pháp luật về BHTT có thể bị phạt tiền không quá 100.000 ringgit hoặc phạt tù có thời hạn không quá ba năm hoặc cả hai. Đối với một hành vi phạm tội lần thứ hai trở lên hoặc vi phạm sau đó sẽ phải chịu một khoản tiền phạt không quá 250.000 ringgit hoặc phạt tù có thời hạn không quá năm năm hoặc cả hai.
Bất kỳ tổ chức nào vi phạm Đạo luật 500 này có thể bị phạt 250.000 ringgit, nếu vi phạm lần 2 hoặc vi phạm sau đó sẽ chịu mức phạt không quá 500.000 ringgit. [43, Điều 39]
Đối với hành vi vi phạm quy định về hệ thống bán hàng kim tự tháp, hình phạt được áp dụng như sau: Đối với tổ chức, mức phạt không thấp hơn 1.000.000 ringgit và không quá 10.000.000 ringgit, đối với vi phạm lần 2 và sau đó, mức phạt từ 10.000.000 đến 50.000.000; đối với cá nhân, mức phạt từ 500.000 ringgit hoặc phạt tù không quá 5 năm tù hoặc cả 2. Đối với những vi phạm lần 2 hoặc sau đó, mức phạt từ 1.000.000 đến 10.000.000 ringgit hoặc phạt tù không quá 10 năm hoặc cả 2. Đối với cá nhân đang là giám đốc, người quản lý, kế toán hoặc nhân viên tương tự khác của một tổ chức cũng có thể là tội phạm vi phạm theo quy định về bán hàng theo mô hình kim tự tháp, họ sẽ chịu trách nhiệm theo quy định đối với vi phạm này.
Nhà làm luật Malaysia quy định chế tài rất nặng đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHTT, đặc biệt đối với hành vi bán hàng theo mô hình kim tự tháp bất chính. Chế tài bao gồm phạt tiền và phạt tù. Với nguyên tắc trách nhiệm hình sự áp dụng với cá nhân, những cá nhận chịu trách nhiệm trong những doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHTT phải đứng ra chịu trách nhiệm cho việc điều hành doanh nghiệp của mình.
Tiểu kết:Như vậy Malaysia là quốc gia thừa nhận cho BHTT tồn tại và đã xây dựng lên một hệ thống quy phạm pháp luật để điều chỉnh nó. Pháp luật Malaysia thừa nhận cả hàng hóa và dịch vụ đều có thể tiến hành phân phối theo phương thức BHĐC và quy định cụ thể đó là những hàng hóa, dịch vụ nào. Yêu cầu đăng ký để có thể tiến hành hoạt động BHĐC là một yêu cầu bắt buộc. Pháp luật Malaysia đã đặt BHĐC dưới sự kiểm soát tương đối chặt chẽ với chế tài rất nặng và bị coi là tội phạm. Việc này đem lại hiệu quả cao trong quản lý. Con số doanh thu hơn 4 tỷ USD năm 2013 là minh chứng rõ nét cho điều đó.
1.3.3.2. New Zealand
Giới thiệu chung
New Zealand là một quốc gia thuộc Châu Đại Dương, là đảo thuộc biển Nam Thái Bình Dương nằm phía đông nam của Úc. Đây là quốc gia tham gia sáng lập là Liên Đoàn Các Hiệp Hội Bán Hàng Trực Tiếp Thế Giới (WFDSA - World Federation of Direct Selling Association). Bởi vậy, tác giả chọn New Zealand là đối tượng tham chiếu để học hỏi kinh nghiệm về điều chỉnh pháp luật liên quan đến lĩnh vực BHĐC. New Zealand theo thể chế Quân chủ nghị viện với chế độ một viện. Đất nước New Zealand có 93 hạt, 99 quận và 3 thành phố cấp quận. Lãnh thổ phụ thuộc và liên kết bao gồm Niu-ơ, Cúc, Tô-kê-lan. Về pháp luật, New Zealand theo hệ thống pháp luật của Anh [64].
Dân số tương đối ít ỏi chỉ 4.539.056 người (11/2014). Dân cư phần lớn gốc Người Châu Âu chiếm 74%; người Maori 14,9%, người Châu Á chiếm 11,9%; người các nước đảo Nam Thái Bình Dương chiếm 7,4%. Còn lại là các dân tộc khác (3/2013) [65].
Số liệu về BHTT tại New Zealand
Ngành công nghiệp BHTT ở New Zealand tương đối phát triển, doanh thu từ hoạt động BHTT tại đây đạt 232 triệu USD. Số người tham gia BHTT đạt 94.976 người tương đương với 2,3 % dân số [43].
Trong các ngành hàng BHTT tại New Zealand, những sản phẩm có doanh thu lớn bao gồm: sản phẩm chăm sóc cá nhân ($ 63.048.589), sản phẩm gia dụng ($
24.181.330), sản phẩm dinh dưỡng ($ 62.490.424), sản phẩm thực phẩm và công cụ thực phẩm ($ 3.867.844), quần áo ($ 16.488.567), sản phẩm thời trang và trang sức ($ 10.428.771), chăm sóc nhà ($ 14.294.000)… [66]
Hiệp hội bán hàng trực tiếp New Zealand
Hiệp Hội Bán Hàng Trực Tiếp New Zealand (DSANZ - Direct selling New Zealand) được thành lập từ năm 1974. DSANZ đã ban hành Bộ Quy Tắc Đạo Đức Kinh Doanh lần đầu tiên vào năm 1978 và sau đó đã hiệu chỉnh nhiều lần để tiếp thu toàn bộ các yêu cầu của Liên Đoàn Các Hiệp Hội Bán Hàng Trực Tiếp Thế Giới. DSANZ chủ động trong việc đôn đốc các hội viên thực thi Bộ Quy Tắc Đạo Đức Kinh Doanh và khuyến khích các đơn vị ngoài Hiệp Hội áp dụng như một chuẩn mực tối thiểu. Năm 1998, DSANZ đã ký Biên Bản Ghi Nhớ với Chính Phủ về việc chấp nhận coi Bộ Quy Tắc Đạo Đức Kinh Doanh là tiêu chuẩn ngành tự nguyện có hiệu lực cao nhất của New Zealand. Hiệp hội có vai trò quan trọng trong việc quản lý BHĐC tại New Zealand khi là cơ quan được Chính Phủ lựa chọn để tham vấn khi xây dựng luật [48].
Cơ quan quản lý hành chính đối với hoạt động BHTT
Cơ quan quản lý hoạt động BHĐC tại New Zealand là Ủy Ban Thương mại (Commerce Comission). Đây là cơ quan độc lập được thành lập theo quy định của Luật Thương mại năm 1985. Ủy Ban Thương Mại là cơ quan quản lý cạnh tranh chính ở New Zealand. Ủy ban thương mại ra đời với mục đích để đạt được những kết quả khả quan nhất trong thị trường cạnh tranh và tuân thủ đối với những lợi ích lâu dài của New Zealand [67].
Một số nét chính trong quy định pháp luật quản lý hoạt động BHTT
BHTT đối với các cơ sở kinh doanh tại New Zealand, là một kênh tiếp thị cho phép giới thiệu sản theo cách mà họ mong muốn giúp giải quyết khó khăn trong việc tìm kiếm vị trí trưng bày trên kệ tại siêu thị, nơi tràn ngập hàng hóa của các công ty đa quốc gia và rất khó nhận ra sản phẩm của họ [48]. Hoạt động BHĐC tại New Zealand được điều chỉnh bằng pháp luật từ khá sớm. Trước đây, nó được điều chỉnh bởi Luật Bán hàng tận cửa năm 1967 (Door to Door Sales Act 1967) được sửa
đổi năm 1973, Luật Thương Mại Công Bình năm 1986 (Fair Trading Act 1986) cùng các bản sửa đổi của nó.
Hiện tại, hoạt động BHTT tại New Zealand chủ yếu được điều chỉnh bởi Luật Thương Mại Công Bình bản sửa đổi năm 2013 (Fair Trading Act Amendment 2013) có hiệu lực từ ngày 17/06/2014. Mục đích của lần sửa đổi này của Luật Thương mại Công bình năm 2013 là để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của NTD khi được tiếp cận bởi BHTT không mời chào tại nhà, nơi làm việc của họ hoặc qua điện thoại.
Yêu cầu về giấy phép
Tại New Zealand, nhà cung cấp không cần phải có giấy phép để kinh doanh theo phương thức BHTT bởi các quy định liên quan được áp dụng chung cho cả người BHTT và tất cả các hình thức kinh doanh khác.
Đối tượng được phân phối theo phương thức BHTT
Đối tượng được phân phối theo phương thức BHTT tại New Zealand bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ.
Tên gọi và định nghĩa
Trước đây thuật ngữ được sử dụng trong các quy định pháp luật về quản lý hoạt động BHĐC tại New Zealand là bán hàng tận cửa (door to door sales) và bán hàng qua điện thoại (telemarketing sales). Hiện tại, thuật ngữ được sử dụng trong Luật Thương mại Công bình sửa đổi năm 2013 là Bán hàng trực tiếp không mời chào (uninvited direct sales). Nó được định nghĩa trong luật như sau:
Một thỏa thuận được coi là BHTT không mời chào là thỏa thuận khi nhà cung cấp hoặc đại lý của họ tiếp cận với NTD không mời chào tại nơi ở, nơi làm việc hoặc qua điện thoại để cố gắng bán hàng hóa, dịch vụ và một thỏa thuận được ký đối với hàng hóa hoặc dịch vụ trị giá $ 100 trở lên (hoặc một giá nhất định tại thời điểm cung cấp) [44, Điều 36K].
Như vậy, định nghĩa BHTT tại New Zealand về bản chất không khác so với định nghĩa theo quy định của pháp luật Malaysia khi cho rằng, để được xem là BHTT thì việc bán hàng không được tiến hành tại địa điểm bán lẻ cố định của nhà
cung cấp hoặc đại lý của họ mà thông qua các hình thức khác nhau nhưng trực tiếp tìm đến với NTD. Cụ thể, nó có thể được tiến hành qua gặp gỡ tại nơi ở, nơi làm việc của NTD hoặc qua điện thoại.
Về hợp đồng BHTT
Hình thức:Hợp đồng phải thể hiện dướidạng văn bảnsử dụng ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu, dễ đọc và trình bày rõ ràng.
Pháp luật tại New Zealand đưa ra yêu cầu nghiêm ngặt về hình thức để đảm bảo cho hoạt động BHTT sẽ được kiểm soát chặt chẽ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NTD.
Các điều khoản chính:Hợp đồng bao gồm các thông tin cơ bản như sau: 01 bản mô tả hàng hóa, dịch vụ được cung cấp; 01 bản tóm tắt quyền của NTD để hủy bỏ hợp đồng; tên, địa chỉ, số điện thoại, email của nhà cung cấp; tên và địa chỉ của NTD. Đồng thời, hợp đồng phải ghi rõ ngày và tổng giá trị phải thanh toán theo hợp đồng [44, Điều 36L].
Những điều khoản cơ bản mang tính bắt buộc được nhà làm luật đưa ra để đảm bảo tính hiệu lực của hợp đồng. Quan trọng hơn, những điều khoản này giúp đảm bảo cho quyền lợi của các bên có liên quan đặc biệt là NTD khi việc ghi nhận điều khoản về quyền hủy bỏ hợp đồng là yêu cầu bắt buộc.
Quyền hủy bỏ hợp đồng:NTD có quyền hủy bỏ hợp đồng trong khoảng thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản sao hợp đồng [44, Điều 36M]. Trong trường hợp NTD sử dụng quyền này, nhà cung cấp phải ngay lập tức trả lại tất cả số tiền NTD đã trả theo hợp đồng cũng như sắp xếp để thu hồi lại bất kỳ hàng hóa nào họ đã cung cấp. Trong trường hợp NTD đòi hỏi, nhà cung cấp phải khôi phục lại tài sản của NTD như điều kiện trước đó của nó khi dịch vụ đã được cung cấp và làm biến đổi hoặc hủy hoại tài sản của NTD.
Về phía NTD, họ cũng có một số nghĩa vụ tương ứng: Họ phải tạo điều kiện cho nhà cung cấp thu hồi lại bất kỳ hàng hóa nào thuộc dạng được trả lại đã cung cấp cho họ; Coi sóc hợp lý bất kỳ hàng hóa nào đã được cung cấp và cho phép nhà cung cấp thu lại chúng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hủy bỏ; Đền bù cho nhà