Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Việt Nam Cùng Với Việc Phát Triển Hoạt Động Bán Hàng Đa Cấp

MLM. Người vào sau vẫn có thể có thu nhập cao hơn người vào trước nếu người đó cố gắng và nỗ lực nhiều hơn.

- Đánh giá về sản phẩm

+ Độc đáo: Trên thị trường không có sản phẩm tương tự, làm nhái hoặc bắt chước.

+ Độc quyền: Sản phẩm chỉ bán tại công ty và các chi nhánh công ty, không bán rộng rãi trên thị trường.

+ Dễ sử dụng: chỉ cần hướng dẫn qua là có thể dùng được.

+ Chất lượng cực tốt: Do sản phẩm được lan truyền từ người này đến người khác, nếu sản phẩm không thực sự tốt sẽ không có sức lan truyền.

+ Có thị trường tiêu thụ 100%: tức là sản phẩm ai cũng có thể dùng được từ người già, người trẻ, thanh thiếu niên, đàn ông, phụ nữ…Không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp.

+ Có nhu cầu sử dụng thường xuyên: không chỉ dùng một lần mà dùng lâu dài, thường xuyên, phổ biến.

+ Giá bán sản phẩm phải được thị trường chấp nhận bằng hoặc cao hơn giá mua sỉ tại công ty.

Yêu cầu bắt buộc khác:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

- Công ty phải đóng thuế với Nhà nước, hàng hoá xuất ra khỏi kho phải có hóa đơn chứng từ hợp pháp, các nhà phân phối cũng phải đóng thuế thu nhập đầy đủ.

- Công ty phải có tổ chức chuyên nghiệp, có chương trình đào tạo về kiến thức và kỹ năng làm việc một cách bài bản, những người dẫn đầu công ty phải giỏi chuyên môn, nghiệp vụ MLM.

Tác động của hoạt động bán hàng đa cấp đối với chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam - 12

III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM CÙNG VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP

Xây dựng được con người như thế nào thì sẽ hình thành một quốc gia và xã tắc như thế. Sự hưng vong, thịnh suy của một quốc gia gắn liền với tính

tự giác của mỗi công dân. Văn minh nhân loại ngày nay khiến cho việc làm chủ những điều mang tính nguyên lý này càng trở thành lẽ sống còn của mỗi quốc gia và mỗi công dân của nó.

Phát triển nguồn nhân lực về thực chất là ngày càng phải làm tốt hơn việc giải phóng con người. Đòi hỏi này đặt ra hai yêu cầu cùng một lúc: Phải tập trung trí tuệ và nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực, mặt khác phải đồng thời thường xuyên cải thiện và đổi mới môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, gìn giữ môi trường tự nhiên của quốc gia đảm bảo một sự phát triển bền vững.

Vấn đề lớn nhất đặt ra cho nước ta không phải là cái nghèo, mà là ý chí phấn đấu với tất cả trí tuệ và nguồn lực có trong tay cho phát triển nguồn nhân lực như một ưu tiên quốc gia hàng đầu – điều này bao gồm cả ý chí xây dựng một thế chế chính trị và đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa hướng vào phát huy những giá trị chân chính của con người, là ý thức vận dụng có hiệu quả mọi nguồn lực có trong tay và tìm cách kế thừa những thành tựu của văn minh nhân loại (lợi thế nước đi sau). Ngày nay không thể quan niệm đơn thuần nguồn nhân lực là lực lượng lao động với nghĩa đơn giản là những người làm công ăn lương, những người nông dân ít có điều kiện học hành... Cuộc sống ngày nay đòi hỏi phải nhìn nhận nguồn nhân lực bao gồm tất cả mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội và nghề nghiệp khác nhau - kể từ người làm nghề lao động đơn giản nhất, nông dân, công nhân, người làm công việc chuyên môn, người làm khoa học, người làm nhiệm vụ quản lý, nhà kinh doanh, người chủ doanh nghiệp, giới nghệ sỹ, người hoạch định chính sách, quản lý đất nước... Tất cả đều nằm trong tổng thể của cộng đồng xã hội, từng người đều phải được đào tạo, phát triển và có điều kiện để tự phát triển, phải làm mọi việc để từng người đứng đúng chỗ của mình và chịu sự sàng lọc của cuộc sống.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi

quốc gia. Dựa vào đặc điểm văn hoá, truyền thống của từng nước mà lựa chọn những giải pháp thích hợp. Tuy nhiên bất cứ quốc gia nào cũng cần phải coi trọng vai trò của việc phối hợp các thành phần xã hội khác nhau để tìm ra phương hướng giải quyết. Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động là ba yếu tố cơ bản trực tiếp tác động đến trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trong đó nhà nước và doanh nghiệp đóng vai trò là đối tượng tác động còn người lao động là đối tượng chịu sự tác động. Thông qua giáo dục, đào tạo và tuyên truyền những chủ thể này có khả năng làm thay đổi bộ mặt nhân sự ở Việt Nam hiện nay.

Để tạo bước đà cho sự phát triển vượt bậc, các thành phần kinh tế của nước ta không thể tách rời việc tiếp thu học hỏi những kinh nghiệm của các nước đã phát triển trên thế giới đồng thời đón nhận những thành quả đã được khẳng định. MLM là một phương thức kinh doanh mới mẻ và hiệu quả. Việc kết hợp những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phương thức kinh doanh này có thể sẽ đem lại những kết quả đáng ngạc nhiên. Sau đây là một vài giải pháp mang tính định hướng

1. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

1.1 Kết hợp giáo dục đào tạo với việc phát triển hoạt động bán hàng đa cấp

Gần đây bộ giáo dục đã có những thay đổi đáng kể trong việc đánh giá, kiểm tra chất lượng sinh viên. Quy chế Đào tạo Đại học và Cao đẳng Chính quy, Ban hành theo quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT mở ra khả năng cho các giáo viên trong việc đánh giá kỹ năng, thái độ của sinh viên bằng cách đề xuất hình thức thi kết thúc học phần sau đó thông qua quyết định của hiệu trưởng. Tuy nhiên kết quả thu được chưa thực sự khả quan. Đối với sinh viên việc học vẫn chỉ là để đối phó, và kết quả mà họ nhận được không thực chất. Nhược điểm nói chung của họ là thiếu khả năng suy nghĩ độc lập, làm việc nhóm và xây dựng kế hoạch. Nguyên nhân chính là do sinh viên phải học quá nhiều môn, thời lợng học trên lớp quá lớn, cơ sở vật chất của trường thiếu

thốn...Có nhiều trường hợp sinh viên rất nhiệt tình, năng nổ và có ý chí vươn lên nhưng họ chưa nhận được sự hỗ trợ từ phía nhà trường về phương pháp học tập tích cực. Thực tế cho thấy rất nhiều sinh viên Việt Nam chạy sang các trường quốc tế tại Việt Nam hoặc theo con đường du học . Cần phải đổi mới cách thức đánh giá thành tích dạy học - quản lý nhằm thúc đẩy chất lượng giáo dục phát triển. Để làm được điều này cần có những nghiên cứu cụ thể về mục đích của kiểm tra, đánh giá và tâm lý người học Mục đích đánh giá của người làm công tác giáo dục hiện này là: a) Phản hồi cho sinh viên về cách học tập; b) Tạo động cơ và kích thích sinh viên học tập; c) Hỗ trợ và thúc đẩy việc học tập; d) Phản hồi cho các giáo viên ở các khóa sau và những người khác biết về kết quả; e) Cho điểm: Phân loại thành tích; và f) đảm bảo chất lượng (theo các tiêu chuẩn trong trường và bên ngoài trường). Quan điểm này còn nhiều điểm chưa tương đồng với đối tượng chịu tác động của giáo dục vì đối với sinh viên việc kiểm tra đánh giá thường để: a) Xác định động cơ học tập; b) Xác định tại sao, khi nào và học như thế nào; c) Rất nhiều SV nghĩ: Tất cả những gì họ đang làm trong lớp học như viết bài luận hay các kiểm tra không có nhiều liên quan gì đến cuộc sống thực tế. Có lẽ cần xem xét lại các mục tiêu kỹ năng và thái độ mà Việt Nam chúng ta thường bỏ qua.

Để sinh viên có một động cơ học tập rõ ràng cách tốt nhất là tăng thời lượng thực tế cho họ. Thay vì chờ đến những kỳ thực tập giữa khóa hay chuẩn bị tốt nghiệp ra trường sinh viên mới có dịp cọ sát với các doanh nghiệp thì nên tạo điều kiện để sinh viên có một cái nhìn đầy đủ về giá trị của các môn học. Giảm thời lượng giảng dạy, đào tạo trên trường, thường xuyên tổ chức những hoạt động ngoại khóa do các doanh nghiệp có nhu cầu về nguồn nhân lực phối hợp với đoàn trường tổ chức là một biện pháp hữu hiệu để sinh viên có một định hướng rõ ràng cho tương lai. Thay vì học để lấy bằng sau khi ra trường dễ được các doanh nghiệp đón nhận thì giúp cho sinh viên phát huy được những sở trường của mình và tìm ra những hứng thú đặc biệt liên quan

đến ngành học là một việc việc làm vô cùng cần thiết.

Giải quyết việc làm bán thời gian cho sinh viên cũng là một giải pháp hữu hiệu trong thời điểm hiện nay kinh tế đất nước còn cha thực sự phát triển. Rất nhiều gia đình phải cân nhắc giữa việc cho con đi học đại học và đi lao động phổ thông sau khi học hết cấp ba. Làm thêm còn giúp sinh viên cọ sát với thực tế để trở nên cứng cỏi, bản lĩnh hơn sau khi ra trường. Hiện nay công việc làm bán thời gian tương đối phong phú nhng phổ biến nhất vẫn là gia sư, phát tờ rơi, bán hàng. Những công việc này có mặt hạn chế về việc nâng cao kỹ năng, kiến thức cho sinh viên. MLM một phần nào đó có thể giải quyết những bức xúc đó. Tham gia mạng lưới MLM sinh viên không phải bỏ ra quá nhiều nhưng bù lại họ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ những người đi trước. Tại môi trường này họ được trực tiếp tiếp xúc với những người thành đạt một phần sẽ tăng thêm sự tự tin nhưng quan trọng hơn là nhờ đó họ có được một cái nhìn đầy đủ hơn về tương lai của mình. Mặt khác, thành viên mạng lưới MLM có thể là những người có trình độ rất khác nhau nhưng để phát triển lâu dài và bền vững trong sự nghiệp cần phải có một nền tảng kiến thức rộng và sâu đặc biệt liên quan đến lĩnh vực kinh doanh như Marketing, quản trị nhân sự, quản trị chiến lược. Đây là một nhân tố quan trọng kích thích sự hứng thú tìm tòi, làm chủ kiến thức của mỗi cá nhân. Việc học chỉ có ý nghĩa khi nó được bắt đầu bởi thái độ ham mê, chủ động của người học và kết thúc bằng những thành quả có thể kiểm chứng được trong thực tế. Tóm lại, kết hợp sự nghiệp giáo dục với mục tiêu phát triển ngành nghề MLM được thông qua:

- Thay đổi tư duy đánh giá, kiểm tra chất lượng giáo dục đào tạo. Đề cao kỹ năng và thái độ người học thông qua những tình huống phát sinh. Cần có một hệ thống những thang điểm kiểm tra mới trong đó có phản ánh tính sáng tạo, sự chủ động, tính linh hoạt và tư duy thực tế của người học.

- Linh hoạt trong cách giảng dạy và đào tạo, đa dạng hoá quy mô và hình thức các lóp học. Hiện nay, với số lượng học viên tăng lên quá nhanh

tình trạng thiếu phòng học, thiếu giáo viên xảy ra thường xuyên tại các trường ĐH đã trở thành gánh nặng cho những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Hậu quả tất yếu là chất lượng đào tạo bị hạn chế. Do đó, cần nhanh chóng kết hợp với những cơ sở sẵn có của các tổ chức giáo dục khác nhằm hình thành một hệ thống giáo dục đa phương tiện nhanh chóng thích ứng với nhu cầu thay đổi của xã hội.

- Cần khuyến khích ngành nghề MLM phát triển theo đúng bản chất kinh doanh và tính nhân văn sâu sắc bằng cách đưa hình thức kinh doanh này vào chương trình giảng dạy, đào tạo của các trường đại học khối kinh tế. Các chuyên gia trong lĩnh vực này là những người khá am hiểu kiến thức kinh doanh. Hơn nữa, bài giảng của họ thường có tính thuyết phục cao do áp dụng những kỹ năng Marketing, tâm lý học trong quá trình giảng dạy kết hợp với những trải nghiệm thực tế. Tổ chức những chuyên đề có sự tham gia, góp mặt của nhiều thành phần có tiếng tăm trong giới kinh doanh sẽ tạo một không khí mới cho học viên.

- Tăng cường các hoạt động liên kết giữa các cơ sở kinh doanh đa cấp chân chính với các trường đại học có uy tín bằng cách tổ chức các sự kiện mang tính hướng nghiệp đối với sinh viên, hay những cơ hội việc làm thực sự thiết thực. Việc làm này vừa giúp cho sinh viên có dịp để thể hiện mình vừa là biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy thương hiệu doanh nghiệp.

1.2. Nâng cao chất lượng đào tạo trong các doanh nghiệp bán hàng đa cấp

Kết quả đào tạo liên quan trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực. Để nâng cao chất lượng đào tạo trong các doanh nghiệp MLM trước hết cần phải thay đổi nhận thức của người lao động về vai trò và tầm quan trọng của việc học. Đa số lao động nước ta vẫn là lao động phổ thông không có trình độ và chưa qua đào tạo. Vậy nên việc tìm ra một phương pháp đào tạo phù hợp với tâm lý nguồn nhân lực này là vấn đề mấu chốt để thay đổi bức tranh nguồn nhân lực Việt Nam.

Trước tiên: là cần phải nhanh chóng hoàn thành một giáo trình chung nhất và thống nhất về tổ chức hoạt động MLM. Bên cạnh đó các doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển cá nhân cũng cần phải có những thay đổi phù hợp với ngành hàng và cách thức kinh doanh của mình.

Thứ hai: Cần thiết phải có sự quan tâm, đóng góp của các chuyên gia về giáo dục đào tạo. Về vấn đề này doanh nghiệp MLM phải là người chủ động thiết lập những chương trình đặc biệt để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của các thành viên trong hệ thống của mình.

Thứ ba: Nhà nước cũng cần tăng cường quản lý giám sát chất lượng đào tạo của các doanh nghiệp có đăng ký tổ chức MLM.

Thứ tư: Các doanh nghiệp MLM phối hợp với các tổ chức xã hội tiếp xúc với lực lượng lao động dư thừa hoặc tạm thời nhàn rỗi để thay đổi quan điểm tư tưởng cho họ, giúp họ tiếp cận với những cơ hội mới.

2. Giải pháp nâng cao sức khoẻ, thể lực cho người lao động

Các sản phẩm của hoạt động MLM như thực phẩm chức năng, thiết bị chăm sóc sức khoẻ rất có ý nghĩa đối với việc cải thiện tình trạng sức khoẻ cho người lao động. Tuy nhiên, để người lao động nhận thức đúng về vai trò và tác dụng của nó cần có một số biện pháp tác động sau:

- Giải pháp ngắn hạn:


+ Kiểm tra giám sát mặt hàng này để tránh hiện tượng hàng kém chất lượng tác động không tốt đến sức khoẻ con người. Nên cấm kinh doanh các hàng tương đối nhạy cảm, đặc thù như thuốc phòng chữa bệnh cho người, vắc xin, thiết bị y tế, thuốc thú y, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm diệt côn trùng và diệt khuẩn, hóa chất độc hại. Hàng hóa được kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp cũng phải đáp ứng các yêu cầu về dán nhãn mác, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, vệ sinh thực phẩm và có xuất xứ rõ ràng theo quy định của pháp luật.

+ Doanh nghiệp khi cung cấp mặt hàng này ra thị trường cần có những bằng chứng xác thực về chất lượng sản phẩm do cơ quan chức năng ban hành. Ngoài ra, doanh nghiệp nên thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên sâu giới thiệu về tính năng, tác dụng của sản phẩm. Thông qua những buổi hội thảo này doanh nghiệp sẽ cung cấp cho người tiêu dùng những tài liệu chuẩn, có sự hướng dẫn của chuyên gia để tránh nhầm lẫn, ngộ nhận cho người sử dụng.

- Giải pháp dài hạn


+ Tổ chức những cuộc điều tra, nghiên cứu chất lượng đời sống của người lao động. Thông qua kết quả điều tra có thể đánh giá một cách chính xác những vấn đề cấp bách cần giải quyết như an toàn vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường làm việc, mất cân bằng sinh thái đối với khu vực thành thị… Mặt khác, sử dụng phương pháp thống kê, tìm hiểu quy luật để đưa ra những cảnh báo đối với người lao động và người sử dụng lao động để có những phương án hạn chế tác động xấu, tác động đến sức khoẻ, khả năng lao động của con người.

+ Tuyên truyền, giáo dục cũng là một biện pháp tốt để thay đổi ý thức hệ tư tưởng của người dân về vấn đề bảo vệ sức khoẻ. Cần xây dựng những nếp sống văn minh lành mạnh ngay từ thế hệ trẻ để đảm bảo cho lực lượng lao động có chất lượng trong tương lai.

Tóm lại: Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không phải trách nhiệm riêng của một cá nhân, một tổ chức mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Để cải thiện tình hình hiện nay, chất lượng giáo dục đào tạo còn hạn chế, nguồn nhân lực cấp cao khan hiếm trầm trọng cần tìm đến những giải pháp hữu hiệu hơn. Doanh nghiệp là mắt xích quan trọng giữa các nhà quản lý vĩ mô với lực lượng lao động. Ngoài thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2022