Bài Học Rút Ra Từ Những Tình Huống Bán Hàng Đa Cấp Bất Chính Tại Việt Nam


“lừa đảo”… của những người hám tiền, cả tin và liều lĩnh. Tuy nhiên giờ đây, tất cả đều nói về ngành kinh doanh này với thái độ khác hẳn. Quả thật, trong bối cảnh hàng triệu người mất việc làm hoặc gia nhập đội ngũ những người làm việc tạm thời hoặc bán thời gian, tư vấn tự do hoặc kinh doanh đơn lẻ trong thập niên vừa qua sau những đợt sáp nhập, chuyển nhượng, giảm biên chế hoặc đóng cửa của các tập đoàn hoặc là nạn nhân của sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ và tự động hóa, ngành KDTM đã chứng tỏ mình như một giải pháp việc làm tối ưu trong nền kinh tế hiện đại, là cơ hội kiếm việc làm cho những lao động bị thải hồi từ những công ty, tập đoàn, nhà máy… Bên cạnh đó, kiểu quảng cáo và tiếp thị thông thường ngày càng trở nên kém hiệu quả. Theo các số liệu thống kê, mỗi người dân Mỹ hiện là đối tượng mục tiêu của ít nhất 145 thông điệp quảng cáo mỗi ngày. Song rõ ràng là cơ hội tiếp cận mục tiêu của các nhà quảng cáo đã giảm hẳn so với trước kia bởi khán giả xem truyền hình ngày càng mệt mỏi với quảng cáo trực tiếp và có chiều hướng né tránh chúng. Thêm vào đó, do số lượng quảng cáo và các kênh quảng cáo ngày càng tăng, từ truyền hình đến Internet, nên các thông điệp quảng cáo ngày càng có nguy cơ bị chìm trong mớ hỗn độn thông tin mà người tiêu dùng nhận được mỗi ngày. Và vì vậy, ngày càng có nhiều công ty đã phải nhờ đến KDTM như một giải pháp tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả nhất.

Tại Việt Nam, theo ông Trần Đáng, Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm nhận định: “Kinh doanh đa cấp và thực phẩm chức năng là tương lai của thế kỷ 21”(. Tuy trước đây có nhiều trường hợp sai phạm dẫn đến những



Nguồn: http://edv.vn/doanhnhanviet/index.aspx?page=NewsDetail&id=2427

(Nguồn: http://www.emarketing.vn/Articledetail.aspx?articleid=648


định kiến đối với ngành kinh doanh này, nhưng đến những năm gần đây, nhiều đơn vị kinh doanh đa cấp đã khôi phục danh tiếng cũng như thương hiệu nhờ chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng thông tin truyền miệng.

Như vậy, phù hợp với xu hướng phát triển toàn cầu, kinh doanh theo mạng tại Việt Nam cũng sẽ phát triển bùng nổ trong thời gian tới. Sau đây là một số xu hướng phát triển của bán hàng đa cấp tại Việt Nam:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Xu hướng mở rộng

Đối mặt với đang bị bão hòa tại những thành phố lớn, trong tương lai, kinh doanh theo mạng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động ra khắp các tỉnh thành trong cả nước, nơi có một số lương đông đảo lực lượng hợp tác viên tiềm năng. Đặc biệt là tại các vùng nông thôn, tính chất công việc theo mùa vụ sẽ tạo điều kiện cho người dân ở đây có nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động của mạng lưới kinh doanh. Song song với đó là việc đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh đa cấp, tìm ra những sản phẩm phù hợp với phân đoạn thị trường có mức thu nhập trung bình này. Đây được nhận định là một khu vực thị trường rất tiềm năng do những mối quan hệ thân thiết lẫn nhau của người dân ở khu vực nông thôn.

Những tình huống bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam - 9

Xu hướng nhượng bộ

Đây là điểm mấu chốt của hầu hết những thay đổi trong chính sách trả thưởng của các công ty kinh doanh đa cấp trong tương lai. Các công ty cần nhận rõ rằng, muốn thu nạp được nhiều nhà phân phối hơn, họ cần thiết phải cắt giảm những điều kiện bắt buộc để tham gia mạng lưới. Đồng thời cũng phải điều chỉnh tỉ lệ hoa hồng sao cho hợp lý, vẫn khích lệ các nhà phân phối mở rộng hệ thống mạng lưới cấp dưới và bảo đảm người tiêu dùng được hưởng mức giá hấp dẫn.

Xu hướng thương mại điện tử


Internet sẽ trở thành công cụ hàng đầu về truyền thông, đào tạo và đặt hàng cho những nhà phân phối kinh doanh theo mạng. Việc tuyển mộ và đào tạo thêm các nhà phân phối có thể thực hiện từ xa nhờ mạng internet, cho phép thúc đẩy nhanh việc mở rộng quy mô mạng lưới, tạo điều kiện liên lạc truyền thông tức thì giữa công ty và những nhà phân phối.

Những nhà phân phối sẽ đặt hàng trực tuyến, không cần người điều hành trực tiếp. Các công ty sẽ trả hoa hồng bằng tín dụng trực tiếp vào tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản thẻ tín dụng. Kinh doanh theo mạng điện tử sẽ thực hiện toàn bộ các khâu của một mô hình bán hàng đa cấp thông qua mạng Internet.

Xu hướng “hình tháp ảo” trên mạng Internet

Kinh doanh theo mạng điện tử sẽ sớm đi vào hiện thực, tuy nhiên nguy cơ xuất hiện “hình tháp ảo” cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Tại các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Canada,… mô hình “hình tháp ảo” điện tử đã xuất hiện và gây ra nhiều thiệt hại đáng kể cho ngành kinh doanh theo mạng nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Tại Việt Nam, hành lang pháp lý quản lý hoạt động thương mại điện tử vẫn còn chưa hoàn thiện, đây sẽ là cơ hội cho những hình thức lừa đảo giả danh kinh doanh đa cấp phát triển, chiếm đoạt tài sản của người dân, gây thiệt hại cho xã hôi.

Như vậy, có thể thấy Internet là một công cụ truyền thông cực kỳ hiệu quả cho ngành kinh doanh theo mạng. Việc tận dụng phương tiện này hiệu quả, ngăn chặn kịp thời những hình thức lừa đảo, sẽ quyết định sự thành công của các doanh nghiệp trong tương lai.

2. Bài học rút ra từ những tình huống bán hàng đa cấp bất chính tại Việt Nam

2.1. Nguyên nhân của tình trạng bán hàng đa cấp bất chính tại Việt Nam

* Nhận thức chưa đúng đắn của xã hội về bán hàng đa cấp và bán hàng đa


cấp bất chính

Nhận thức của những hợp tác viên tiềm năng: Bán hàng đa cấp là hình thức kinh doanh mới mẻ tại Việt Nam. Do đó, người dân vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về phương thức này, dẫn đến có những cách nhìn nhận phiến diện, chủ quan. Nhiều người cho rằng bán hàng đa cấp là một phương thức kinh doanh thần kỳ, giúp mọi người làm giàu một cách nhanh chóng. Để thành công trong việc kinh doanh đa cấp phải có quan hệ rộng cùng với một khả năng thuyết phục cao, điều không hề dễ dàng đặc biệt là với những người lao động nghèo, thiếu những quan hệ có lợi để tạo cơ hội xây dựng mạng lưới cho riêng mình. Tuy vậy, bị hấp dẫn bởi những khoản lợi nhuận khổng lồ, nhiều người đã tham gia vào mạng lưới một cách mù quáng, thậm chí phải thế chấp tài sản, vay mượn ngược xuôi để trở thành hợp tác viên, và không ít người đã không thể thu hồi được số vốn đầu tư ban đầu.

Nhận thức của phân phối viên hàng đa cấp: Trong tất cả các hình thức kinh doanh, yếu tố hàng đầu luôn là yếu tố con người. Đối với kinh doanh đa cấp, vai trò của các hợp tác viên lại càng quan trọng hơn nữa. Chính họ là người nắm giữ tương lai, vận mệnh cũng như tiềm năng, uy tín của công ty. Đây lại là một điểm yếu của bán hàng đa cấp, vì doanh nghiệp không thể cùng lúc kiểm soát được ngôn từ, hành động cùa hàng trăm, hàng nghìn hợp tác viên trong mạng lưới. Không ít trường hợp, để bán được hàng, để lôi kéo thêm thành viên vào mạng lưới, các hợp tác viên sẵn sàng phóng đại, cung cấp những thông tin sai lệch, thiếu sự thật về hàng hóa. Việc công ty không quảng cáo trên các phương tiện truyền thông càng tạo cơ hội cho các phân phối viên quảng cáo theo cách riêng của họ vì không hề có cơ sở để so sánh. Như vậy, trực tiếp hay gián tiếp, chính các hợp tác viên đã gây ra yếu tố bất chính cho hoạt động bán hàng đa cấp mà họ đang tham gia.


Nhận thức của người tiêu dùng cuối cùng: Mặc dù giá của các hàng hóa cung cấp theo hình thức bán hàng đa cấp bất chính thường ở mức cao, nhưng người tiêu dùng những sản phẩm này lại không chỉ giới hạn ở những người có thu nhập cao. Thực tế, có rất nhiều người tiêu dùng là người có thu nhập thấp, bị mê hoặc bởi những lời mời chào hấp dẫn cùa những nhà phân phối mà sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua về những sản phẩm mà bản thân họ cũng chưa hiểu rõ về công dụng. Người tiêu dùng cần phải tỉnh táo, cân nhắc và chứng thực về những thông tin mà các nhà phân phối đưa ra.

* Môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp chưa hoàn thiện

Hành lang pháp lý cho hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam còn phức tạp và rắc rối. Nhà nước đã ban hành các quy phạm điều chỉnh lĩnh vực này nhưng vẫn còn nằm trong các văn bản khác nhau: Luật Cạnh tranh (3/12/2004); Nghị định 110/2005/ND-CP (24/8/2005); Nghị định 120/2005/ND-CP (30/9/2005)… và các thông tư liên quan của Bộ Thương mại.

Pháp luật về kinh doanh theo mạng ở Việt Nam vẫn còn có phạm vi áp dụng hẹp. Luật Cạnh tranh mới chỉ đưa ra khái niệm về bán hàng đa cấp, tuy đã khá đầy đủ nhưng vẫn chỉ gói gọn trong hoạt động mua bán hàng hóa. Trong khi đó, kinh doanh đa cấp đã mở rộng phạm vi ứng dụng lên cả lĩnh vực tài chính, cung ứng dịch vụ,…

Quy định về mức ký quỹ: Nghị định 110/2005/ND-CP quy định mỗi doanh nghiệp phải ký quỹ 5% vốn điều lệ nhưng không được thấp hơn 1 tỷ đồng. Điều này không thực sự hợp lý vì thực tế, các doanh nghiệp muốn tận dụng lợi thế tiết kiệm chi phí trung gian của bán hàng đa cấp thường là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, và việc ký quỹ một số tiền lớn như vậy là không khả thi.

Bồi thường thiệt hại: Vấn đề đối tượng nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường


thiệt hại khi có sai phạm xảy ra cũng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Theo Điều 12, Nghị định 110/2005/ND-CP có quy định ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp kinh doanh đa cấp và hợp tác viên. Theo đó, nếu lỗi thuộc về ai thì người đó sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp quy định như vậy dẫn đến tình trạng quy kết, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, khiến cho việc xử lý trở nên vô cùng khó khăn.

Chế tài xử phạt: Điều 23 Nghị định 110/2005/ND-CP có quy định việc xử phạt vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức độ bồi thường thiệt hại hoặc xử lý hành chính. Rõ ràng, xử phạt như vậy là không thỏa đáng nếu đem so sánh với những thiệt hại mà xã hội phải gánh chịu nếu một mạng lưới sụp đổ. Nghị định 120/2005/ND-CP quy định hành vi kinh doanh đa cấp bất chính có thể bị xử phạt từ 50 đến 70 triệu đồng, sai phạm ở quy mô lớn có thể bị phạt tới 100 triệu đồng. Mức độ xử lý hành chính chưa đủ sức răn đe, nếu đem so sánh với lợi nhuận mà “hình tháp ảo” mang lại, trong khi thiếu những biện pháp xử lý hình sự thỏa đáng đã góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng kinh doanh đa cấp bất chính tại Việt Nam.

* Công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam chưa theo kịp đà phát triển của ngành kinh doanh này

Trách nhiệm quản lý hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam trong một thời gian dài bị bỏ ngỏ, các cơ quan chức năng thường tránh né đụng vào vấn đề này. Chỉ đến khi Nghị định 110/2005/ND-CP và Thông tư số 19/2005/TT- BTM của Bộ Thương mại được ban hành vào năm 2005, trách nhiệm này mới chính thức thuộc về Cục Quản lý cạnh tranh. Tuy vậy, mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhằm triển khai các hình thức quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, tăng cường phối hợp với các sở Thương mại tại các địa phương để theo dõi, cập nhật diễn biến thực tế, hướng dẫn áp dụng các quy định pháp luật, phổ biến kinh nghiệm


của các địa phương trọng điểm, nhưng công tác này vẫn còn rất chậm chạp và thiếu hiệu quả.

Tới năm 2006, Cục Quản lý cạnh tranh mới thực hiện được một số hoạt động để giám sát hoạt động bán hàng đa cấp, như phối hợp với Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Vụ Pháp chế - Bộ Y tế về việc hướng dẫn cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho các doanh nghiệp bán hàng đa cấp kinh doanh thực phẩm chức năng theo yêu cầu của Sở Thương mại TP Hồ Chí Minh, điển hình là trường hợp xử lý sai phạm của công ty Sinh Lợi. Tuy nhiên, ngay cả trong việc xử lý các sai phạm của công ty này, Cục Quản lý cạnh tranh cũng tỏ ra rất chậm chạp. Những dấu hiệu về kinh doanh đa cấp bất chính của Sinh Lợi đã được các phương tiện truyền thông đề cập đến từ năm 2003, nhưng đến tận giữa tháng 3/2006, Cục mới tiến hành thanh tra và xử lý công ty này. Sau đó, việc giám sát chấp hành quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh của công ty Sinh Lợi đã không được thực hiện một cách nghiêm túc, dẫn tới việc công ty này vẫn tiếp tục hoạt động với vỏ bọc công ty Thiên Ngọc Minh Uy tại cùng địa điểm, thậm chí các hợp tác viên còn quảng cáo rằng công ty Sinh Lợi đã phát triển thành tập đoàn, và Thiên Ngọc Minh Uy là một trong những công ty con.

Tháng 8/2007, Cục Quản lý cạnh tranh phối hợp với Sở Thương mại và du lịch Hậu Giang mới tổ chức được một khóa tập huấn nghiệp vụ quản lý bán hàng cho các sở thương mại và quản lý thị trường các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cục cũng đa phát hành một số tài liệu, ấn bản phục vụ công tác tuyên truyền pháp luật liên quan đến quản lý kinh doanh theo mạng. Tuy nhiên, đối tượng tiếp nhận chủ yếu là các cán bộ quản lý chứ chưa thực sự hướng đến người dân, đối tượng cần được cung cấp những thông tin đầy đủ và chính xác về kinh doanh đa cấp này để có được nhận thức cũng như thái độ đúng đắn về hình thức này.


2.2. Kinh nghiệm rút ra từ những tình huống bán hàng đa cấp bất chính đã xuất hiện tại Việt Nam

2.2.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

Mặc dù Nhà nước đã có nhiều nỗ lực nhằm quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và ngăn chặn bán hàng đa cấp bất chính, như việc thanh tra kiểm tra các tổ chức kinh doanh theo mạng, hay ban hành Luật cạnh tranh, các nghị định 110/NĐ-CP hướng dẫn thi hành bán hàng đa cấp, nghị định 120/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành luật cạnh tranh trong đó quy định về mức phạt doanh nghiệp bán hàng đa cấp làm ăn bất chính… Tuy vậy, những khoản luật này chỉ có tác dụng về mặt pháp lý, để hoạt động kinh doanh theo mạng trở nên hợp pháp, chứ chưa có tác dụng nhiều trong việc ngăn chặn kinh doanh đa cấp bất chính. Mặc dù các điều khoản về kinh doanh theo mạng bất chính đã được quy định rất rõ ràng trong các điều khoản của Luật Cạnh tranh, nhưng vẫn tồn tại nhiều sơ hở để các công ty bất chính lách luật. Một thực tế rằng, ít trường hợp có thể áp dụng Luật cạnh tranh để xử lý các sai phạm công ty bán hàng đa cấp bất chính.

Vấn đề bán hàng đa cấp đã và đang nhận được sự quan tâm của Nhà nước, tuy nhiên việc quản lý hệ thống này còn có nhiều bất cập và chậm trễ. Bán hàng đa cấp có sức lan toả rất lớn. Chỉ trong thời gian ngắn, một công ty bán hàng đa cấp bất chính có thể phát triển thành cả một hệ thống đồ sộ, với hàng chục nghìn hợp tác viên, lừa đảo nhiều tỷ đồng. Việc chậm trễ của các cơ quan chức năng đã tạo điều kiện cho những công ty này ngày càng mở rộng mạng lưới, cũng như gây thiệt hại nặng cho xã hội. Cần thiết phải có một đơn vị chuyên biệt có chức năng quản lý hoạt động này, theo dõi sát sao, phát hiện và xử lý những biểu hiện vi phạm ngay từ đầu, tránh gây ra những thiệt hại lớn. Quản lý tốt sẽ làm giảm thiểu số sai phạm, làm trong sạch thị trường kinh doanh đa cấp.

Bán hàng đa cấp thường được sử dụng để tiêu thụ các sản phẩm nhập khẩu

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí