Lực Lượng Lao Động Theo Trình Độ Học Vấn 2005-2010

Trung học phổ thông có xu hướng tăng, tuy nhiên trong ngành công nghiệp có tỷ trọng cao hơn hết.

Bảng 2. 4 Lực lượng lao động theo trình độ học vấn 2005-2010



Chỉ tiêu

2005

2010

người

%

người

%

Tổng số

579.034

100

610.579

100

Chưa biết chữ

15.692

2,71

2.870

0,47

Chưa tốt nghiệp tiểu học

67.400

11,64

25.461

4,17

Tốt nghiệp tiểu học

154.081

26,61

145.623

23,85

Tốt nghiệp THCS

217.485

37,56

267.861

43,87

Tốt nghiệp THPT

124.377

21,48

168.764

27,64

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh và tính toán theo điều tra 1-4-2010)

Trình độ học vấn của lược lượng lao động năm ngày càng cải thiện. Tuy nhiên, trong tổng số lao động theo trình độ học vấn đến năm 2010 vẫn còn 2.870 người chưa biết chữ, chiếm tỷ lệ 0,47%, chưa tốt nghiệp tiểu hoc 25.461 người, chiếm tỷ lệ 4,17%, tốt nghiệp THPT chỉ 168.764 người, chiếm 27,64%.

Biểu đồ 2.7: Trình độ học vấn của nhân lực năm 2010


Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh 2010 Tỷ lệ lao động qua đào tạo và 1

(Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh 2010)

Tỷ lệ lao động qua đào tạo và dạy nghề trong lực lượng lao động là 26,81%, đến năm 2010 tỷ lệ này là 45%, trong đó dạy nghề 35%. Toàn tỉnh năm 2010 có 40.273 người tốt nghiệp cao đẳng và đại học trở lên, 22.323 người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp; 32.517 người tốt nghiệp trung cấp nghề và cao đẳng nghề và 100.807 người có trình độ sơ cấp nghề.

Đây là một thực trạng đặt ra đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và đầu tư cho KTTN nói chung. Để đảm bảo tốt môi trường đầu tư cần nâng cao chất lượng đào tạo cho đội ngũ người lao động.

Bảng 2.5 Lực lượng lao động theo trình độ đào tạo giai đoạn 2005-2010



STT


Chỉ tiêu

2005

2010

Số lượng

(người)


%

Số lượng

(Người)


%


Tổng số

579.034

100

610.579

100

I

Chưa qua đào tạo

424.200

59,01

335.941

55

II

Đã qua đào tạo

154.834

40,99

274.638

45

1

Ngắn hạn (<3tháng)

56.224

9,71

72.044

11,8

2

Sơ cấp nghề

50.202

8,67

109.247

17,89

3

Trung cấp nghề

12.160

2,1

25.694

4,21

4

Cao đẳng nghề

1.505

0,26

5.230

0,86

5

Trung cấp CN

12.102

2,09

22.191

3,63

6

Cao đẳng

7.180

1,24

15.951

2,61

7

Đại học

15.171

2,62

23.597

3,86

8

Trên đại học

290

0,05

684

0,11

(Nguồn số liệu thống kê của Sở Lao động, Thương bình và Xã hội tỉnh Tây Ninh)

Bảng khảo sát trên, cho thấy chất lượng đội ngũ lao động đã được nâng lên, nhưng tỷ lệ chưa được đào tạo vẫn còn rất lớn, trong đó đội ngũ công nhân trực

tiếp sản xuất nhất là đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo quá ít. Trong số hơn 30% lao động có chuyên môn thì chỉ có gần 2% lao động có trình độ cao đẳng và đại học.

Giai đoạn 2005-2010, cơ cấu lao động ở Tây Ninh có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ lệ lao động giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt là cơ cấu lao động của ngành có sự thay đổi tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm, công nghiệp

- xây dựng, dịch vụ ngày càng tăng lên.

Tuy nhiên, do thực trạng của một tỉnh nông nghiệp nên cơ cấu lao động trong nông lâm thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của tỉnh. Trong tổng số lao động đang làm việc năm 2010, lĩnh vực nông lâm thủy sản là

293.078 người (chiếm 48%), lĩnh vực công nghiệp - xây dựng là 134.327 người (chiếm 22%), lĩnh vực dịch vụ chiếm 30%. Số liệu cho thấy lao động dịch chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp thủy sản sang lĩnh vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ, do một số DN mới ra đời và một số DN mở rộng nên đã thu hút được một số lao động vào làm việc.

Nguồn vốn để phát triển KTTN và trình độ năng lực tổ chức quản lý của KTTN là nhân tố tác động rất lớn đến môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN. Theo số liệu thống kê của Sở KH&ĐT, chủ DN có trình độ đại học, cao đẳng chỉ khoảng 10%. Chính vì vậy, năng lực tiếp thu các thành tựu mới của khoa học công nghệ đối với KTTN là một vấn đề hết sức khó khăn. Điều đáng lưu ý khoảng 40% chủ DN tư nhân, không có trình độ chuyên môn ngành nghề; nhưng có nguồn vốn thừa kế của gia đình, hình thành DN tư nhân hoạt động nên gặp những khó khăn nhất định, trong việc phát triển DN bảo vệ môi trường.

Đa số chủ DN có nghề phù hợp với hoạt động của DN, tuy nhiên trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn ngành nghề thấp; trình độ tay nghề được hình thành từ nhiều con đường khác nhau, như đào tạo từ cơ sở dạy nghề tư nhân, được tích lũy kiến thức qua thực tế, hay được gia đình truyền lại. Nên kinh doanh thiếu bài bản thậm chí kiến thức bảo vệ môi trường rất hạn chế.

Một số chủ DN mặc dù trước đây đã hoạt động trong khu vực kinh tế nhà nước, có được những kiến thức nhất định, song không phù hợp trong điều kiện mới thậm chí lạc hậu, không đáp ứng được theo yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh trong kinh tế thị trường. Một số ít các chủ DN trưởng thành thông qua việc học nghề và làm việc cho các DN tư nhân khi chưa đến tuổi đi làm, sau đó có vốn và tự đứng ra thành lập DN. Về cơ bản, đội ngũ này mới được hình thành, còn thiếu kinh nghiệm nhiều mặt, từ kỹ năng quản lý đến hiểu biết về công nghệ và thị trường. Quy mô nhỏ, khó khăn về nguồn vốn, hầu hết các DN vừa và nhỏ không đủ kinh phí để đầu tư nâng cấp về kỹ thuật công nghệ và đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động.

Thực trạng nguồn lao động trên đây cho thấy đội ngũ nguồn lao động cho KTTN còn thiếu và yếu cả về trình độ văn hóa và chuyên môn nghề nghịệp. Đội ngũ các chủ DN tư nhân phần lớn chưa qua đào tạo, trải nghiệm về thương trường còn ít cho nên hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao vấn đề đảm bảo môi trường sinh thái chưa được chú trọng đúng mức.

Đội ngũ nguồn lao động trong các DN đa số trình độ văn hoá thấp, trình độ chuyên môn ngành nghề còn nhiều hạn chế, phần lớn chưa qua trường lớp đào tạo, kinh nghiệm trong lao động hầu như không có nhất là trong các ngành nghề mới. Trình độ như vậy, với nguồn vốn eo hẹp, trình độ khoa học công nghệ được ứng dụng vốn hạn chế, sản xuất hàng hóa với chất lượng thấp, sức cạnh tranh trên thị trường bị hạn chế, khả năng hội nhập kinh tế rất khó khăn

2.2.4. Thể chế, chính sách đầu tư

Thể chế kinh tế chính là cách thức định ra đường lối chủ trương chính sách kinh tế. Đây là một trong những nhân tố tác động quan trọng đến môi trường đầu tư, thậm chí có ảnh hưởng trực tiếp tới đầu tư.

2.2.4.1. Thể chế hành chính và cải cách thủ tục hành chính

Trong 05 năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo, lãnh đạo, có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm tác động mạnh mẽ đến việc cải thiện môi

trường đầu tư. Tỉnh đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động DN.

Tỉnh đã chỉ đạo cho các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các cấp ủy đảng chính quyền triển khai, quán triệt, phổ biến các văn bản hướng dẫn, quy định tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, của DN và nhân dân trong thực hiện cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN phát triển. Tỉnh đã ban hành hơn 30 văn bản pháp quy tạo cơ sở pháp lý rõ ràng để các sở, ban ngành, UBND huyện, thị và các DN thực hiện.

Công tác bố trí, sắp xếp, đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ hỗ trợ DN được chú trọng. Bổ nhiệm, bố trí những cán bộ có trình độ, năng lực, có chuyên môn nghiệp vụ để đảm nhận các vị trí công tác trong các ngành có liên quan đến phát triển KTTN như Trung tâm xúc tiến đầu tư, Sở Kế hoạch-Đầu tư, Sở Nội vụ, Tổng Cục thuế, Sở Tài nguyên-Môi trường....Trình độ cán bộ quản lý các cơ quan, sở ngành hầu hết đạt chuẩn trình độ đại học trở lên.

Định kỳ hàng năm UBND Tỉnh, huyện tổ chức họp mặt, gặp gỡ, đối thoại với các DN trên địa bàn để tìm hiểu, giải quyết những vướng mắc về nghiệp vụ, những phát sinh trong quá trình hoạt động của DN. Kết quả đạt được từ các cuộc gặp gỡ với DN, UBND các cấp đã thể hiện sự quan tâm ủng hộ, động viên, khích lệ, ghi nhận sự đóng góp của DN đối với địa phương.

Tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho các DN: rà soát, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật được đẩy mạnh, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân và DN. Năm 2010 tỉnh đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới một số văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và hỗ trợ DN như: các chính sách về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, đào tạo, thu hút cán bộ khoa học, kỹ thuật, nghệ nhân, công nhân có trình độ tay nghề,…Những cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào tỉnh được ban hành rất cụ thể. Trong các lĩnh vực, các nhà đầu tư đầu tư vào Tây Ninh ngoài những ưu đãi chung ra còn được tỉnh hỗ

trợ về lãi suất ngân hàng, hỗ trợ đào tạo nghề, nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu, ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cung cấp thông tin miễn phí về giá cả thị trường... Đây là những chính sách đã được các nhà đầu tư trong và ngoài nước hoan nghênh và ủng hộ.

Tỉnh đã thực hiện khá tốt và cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng việc hoạch định và tổ chức thực hiện các chương trình công tác trọng tâm. Công tác cải cách hành chính được quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, đến nay các đơn vị hành chính, các sở ngành thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. Cổng giao tiếp điện tử Tây Ninh là kênh thông tin hữu ích và triển khai thực hiện việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh qua mạng được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm, ủng hộ. Chính quyền tỉnh cũng đã tập trung tháo gỡ khó khăn về khung pháp lý cho hoạt động đầu tư, ban hành các quy định về cải tiến thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tư, quản lý quá trình thực hiện dự án đầu tư…

Thể chế hành chính của Tỉnh ngày càng được cải cách và hoàn thiện một bước cơ bản phù hợp với yêu cầu phát huy dân chủ với thiết lập chế độ công khai, minh bạch và cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong thời gian qua, cải cách hành chính đã được triển khai đồng bộ trên 5 nội dung, thực hiện được nhiều công việc, từng bước đi vào chiều sâu, đã tạo ra những chuyển biến đáng ghi nhận của nền hành chính. Cải cách hành chính đã được xác định là một trong 3 giải pháp quan trọng để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội. Với mục tiêu, chương trình và giải pháp thực hiện cải cách hành chính đúng đắn, có cơ sở, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của tỉnh. Kết quả cải cách hành chính đã thúc đẩy quá trình đổi mới kinh tế; dân chủ hóa đời sống xã hội; hội nhập kinh tế quốc tế; củng cố và duy trì ổn định chính trị; phòng chống tiêu cực, tiết kiệm, chống lãng phí.

Thủ tục hành chính trong giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với DN có bước chuyển biến rõ rệt. Thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa theo hướng công khai, minh bạch tạo thuận lợi cho DN. Một loạt các

biện pháp như: thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ… đã tạo đà cho những chuyển động sâu sắc trong cả hệ thống công vụ.

Việc giải quyết các thủ tục ĐKKD thực hiện theo LDN đã khá thông thoáng, nhanh gọn, Việc cấp giấy ĐKKD mới cho các DN trong vòng 7 ngày (CP quy định 15 ngày); điều chỉnh bổ sung thay đổi giấy Chứng nhận ĐKKD chỉ còn 4 ngày (CP quy định 07 ngày), cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư chỉ còn 10 ngày, cấp giấy phép xây dựng 12 ngày (CP quy định 20 ngày), cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng 10 ngày (CP quy định 12 ngày). Hầu hết việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến nhà đầu tư, DN được các sở, ngành thực hiện rút ngắn so thời gian CP quy định.

UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã có liên quan đến dự án đầu tư có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liên quan cho nhà đầu tư mới đến tìm hiểu đầu tư, có trách nhiệm phối hợp thực hiện các thủ tục có liên quan đến đầu tư do ngành, đơn vị mình phụ trách đúng thời hạn theo quy định. Trong đó: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư-Thương mại-Du lịch có trách nhiệm là đầu mối hỗ trợ và cung cấp thông tin liên quan cho nhà đầu tư; thay mặt, giúp đỡ hoặc hỗ trợ nhà đầu tư liên hệ với các cơ quan chức năng hoặc UBND các huyện, thị xã để giải quyết nhanh, đúng hạn các thủ tục đầu tư theo yêu cầu của nhà đầu tư thông qua thỏa thuận giữa hai bên. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn và phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan để giải quyết thủ tục đầu tư, đăng ký kinh doanh của DN. Các Ban Quản lý các khu công nghiệp Tây Ninh, Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu Xa Mát là cơ quan đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn và phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan để giải quyết thủ tục đầu tư và tham mưu UBND tỉnh quyết định đối với các dự án đầu tư nằm trong các khu kinh tế.

Do đó, trong thời gian qua, công tác cải cách thủ tục hành chính đã giúp các nhà đầu tư, các DN được hướng dẫn mọi thủ tục đầu tư theo cơ chế một đầu mối, thể hiện tính công khai, minh bạch, đảm bảo thủ tục đơn giản, nhanh chóng và thuận lợi.

2.2.4.2. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển KTTN

UBND tỉnh Tây Ninh đã cam kết thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn của tỉnh theo quy định của Luật Đầu tư, Luật DN, các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành các Luật này và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Ngoài những quy định, chính sách ưu đãi đầu tư của Chính phủ, tỉnh Tây Ninh còn ban hành một số quy định về tiếp nhận đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Về ổn định chính sách ưu đãi đầu tư khi thay đổi pháp luật, chính sách

Nhằm bảo đảm đầu tư ổn định trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách, UBND tỉnh Tây Ninh chủ trương thực hiện ổn định, lâu dài những chính sách ưu đãi đầu tư áp dụng trên địa bàn tỉnh. Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi, ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới kể từ ngày pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực. Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được giải quyết bằng một số hoặc các biện pháp sau đây: Tiếp tục hưởng các quyền lợi, ưu đãi; Được trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế; Được điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án; Được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết. Áp dụng đầy đủ, kịp thời các quy định cụ thể của Chính phủ về việc đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư do việc thay đổi pháp luật, chính sách ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của nhà đầu tư.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 06/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí