Một Số Kinh Nghiệm Hoàn Thiện Môi Trường Đầu Tư

môi trường đầu tư, kinh doanh nhất định, ngược lại, không có môi trường đầu tư nào mà lại không có một nhà đầu tư hay một đơn vị kinh doanh nào.

Có thể nói ở đâu có hoạt động sản xuất kinh doanh thì ở đó sẽ hình thành môi trường đầu tư. Môi trường đầu tư tồn tại một cách khách quan, nó vừa tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư nhưng đồng thời tạo ra các ràng buộc, rào cản đối với họ. Môi trường đầu tư có hấp dẫn, thông thoáng thì mới thu hút được vốn đầu tư và khơi dậy tiềm năng từ các thành phần kinh tế trong toàn xã hội. Hay nói cách khác để tạo điều kiện thu hút đầu tư thì môi trường đầu tư phải tạo ra các cơ sở, điều kiện thuận lợi nhất để hoạt động đầu tư diễn ra. Vì vậy để phát triển KTTN, thu hút được đầu tư và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư an tâm đầu tư, đạt được hiệu quả trong việc đầu tư thì hoàn thiện môi trường đầu tư là một tất yếu khách quan.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định nhiệm vụ phát triển đất nước 2011-2015 là “Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, áp dụng các hình thức thu hút đầu tư đa dạng, hấp dẫn để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực cho phát triển”. “Hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển mạnh KTTN trở thành một trong những động lực của nền kinh tế”.

Như vậy hoàn thiện môi trường đầu tư để phát triển KTTN là một yêu cầu tất yếu khách quan về lý luận cũng như về thực tiễn. Hoàn thiện môi trường đầu tư cho KTTN cũng chính là thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng đã đề ra đối với nền kinh tế nói chung và KTTN nói riêng.

Đối với Tây Ninh việc hoàn thiện môi trường đầu tư càng trở nên cấp bách trong xu thế chung của cả nước hòa nhập nền kinh tế thế giới. Môi trường đầu tư đang là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với các quốc gia trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua, Tây Ninh đã tích cực cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư phát triển nhằm đưa Tây Ninh ra khỏi tỉnh nghèo, khó khăn trong cả nước. Vì khi môi trường đầu tư được cải thiện sẽ thu hút được các nhà đầu tư,

tạo việc làm gia tăng giá trị góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng, giảm nghèo của Tây Ninh thành hiện thực.

Với mục đích thu lợi nhuận, các nhà đầu tư sẽ bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh với những ý tưởng mới, với những cơ sở vật chất mới và đó chính là những yếu tố cấu thành cho tăng trưởng kinh tế. Các DN là nơi sẽ tạo ra khoảng 90% việc làm, là nơi để mọi người thể hiện khả năng, trình độ của mình để tăng thu nhập cải thiện mức sống. Các DN là nguồn thu thuế chủ yếu của chính phủ, là nhân tố chính tham gia vào quá trình cung cấp hàng hoá nói chung và hàng hoá công cộng cho mọi người như đào tạo, sức khoẻ, y tế…Như vậy, các DN là nhân tố chính, đóng vai trò nòng cốt cho quá trình tạo dựng một nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, nhưng sự tham gia của các DN cho xã hội lại hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường đầu tư.

Chính vì vậy cải thiện môi trường đầu tư là nhiệm vụ quan trọng của tỉnh ngày nay. Đồng thời, tỉnh Tây Ninh-tỉnh Svayrieng, Prâyveng và Kong pông chàm của Campuchia thống nhất triển khai chiến lược hợp tác, hữa nghị phát triển kinh tế-xã hội địa phương, trong đó xác định khu kinh tế Cửa khẩu Xa-mát, Mộc Bài là trung tâm quan trọng trong hành lang kinh tế của các địa phương. Đồng thời, theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015 đề ra “Tăng cường mở rộng đối ngoại, hợp tác phát triển kinh tế với một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…” Đây cũng là cơ hội cho Tây Ninh thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời, Tây Ninh cần chuẩn bị tốt môi trường đầu tư để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

1.4. Một số kinh nghiệm hoàn thiện môi trường đầu tư

1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Hàng năm Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các ban ngành, Ban quản lý các khu công nghiệp lập danh mục các dự án cần kêu gọi đầu tư cho từng thời kỳ.

Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư đã xây dựng trang web về đầu tư nước ngoài nhằm quảng bá về môi trường đầu tư của thành phố. Thành phố

cũng đã hoàn thành website “đối thoại DN” nhằm tạo điều kiện để DN trao đổi trực tuyến với các Sở, ban ngành. Tổ chức nhiều cuộc Hội thảo, Hội nghị để giới thiệu môi trường đầu tư của thành phố; lãnh đạo các Sở ngành thường tiếp xúc và lắng nghe nguyện vọng của các DN, ghi nhận những góp ý của DN. Thành phố Hồ Chí Minh đi đầu trong việc hình thành các khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao để tạo quỹ đất có hạ tầng đầy đủ cùng với cơ chế quản lý một cửa tiện lợi cho các dự án hình thành và phát triển.‌

Về cải cách thủ tục hành chính, Thành phố đã thực hiện nhiều biện pháp đơn giản hóa thủ tục và rút ngắn thời gian cấp phép đầu tư. Thực hiện cấp phép qua mạng từ năm 2004, cho phép Ủy viên ủy ban kiêm giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư ký giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án dưới 5 triệu USD. Thành phố đã lập tổ liên ngành để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư mà Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối (Sở Kế hoạch-Đầu tư TPHCM).

1.4.2. Kinh nghiệm của Bình Dương:

DN dân doanh ở Bình Dương phát triển rất nhanh về số lượng và chất lượng, khu vực KTTN chiếm 50% đóng góp GDP của tỉnh.

Bình Dương là một tỉnh có môi trường đầu tư được giới chuyên môn đánh giá là tốt trong cả nước. Dưới góc nhìn của nhà đầu tư, Bình Dương hội tụ đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” cộng với hạ tầng công nghiệp được đầu tư tốt và chính sách “trải thảm đỏ” của tỉnh nên Bình Dương là điểm đến lý tưởng để đầu tư.

Bình Dương có môi trường đầu tư tốt, nhất là hạ tầng các khu công nghiệp bề thế và hiện đại. Tỉnh đã có tầm nhìn và kế hoạch đầu tư hợp lý cho hạ tầng để phát huy tuyệt đối lợi thế tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh đã tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư thông qua việc thực hiện xây dựng tốt hệ thống cơ sở hạ tầng, đáp ứng tốt các dịch vụ cần thiết như cấp điện, nước, giao thông, liên lạc, khách sạn, bệnh viện, trường học…. Bên cạnh việc đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp, tỉnh còn tập trung cho một số chính sách khác để không ngừng cải tạo và hoàn thiện môi trường đầu tư, như: cải cách thủ tục hành chính, phát triển công nghiệp phụ trợ….. Trong đó

chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh được thực hiện rất khoa học từ khâu đạo tạo đến sử dụng.

1.4.3. Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng:

KTTN ở Thành phố Đà Nẳng phát triển nhanh về số lượng và chất lượng. Môi trường đầu tư của thành phố ngày càng hoàn thiện và luôn dẫn đầu trong thứ tự xếp hạng của cả nước về chỉ số PCI. Thành phố Đà Nẳng đã xây dựng đề án về cơ chế chính sách để phát triển KTTN. Đây là một việc làm tiên phong trong cả nước về việc xây dựng một cơ chế, chính sách cho phát triển KTTN. Các chính sách hỗ trợ đã tạo sự phấn khởi, khơi dậy tinh thần kinh doanh của DN, thúc đẩy DN mạnh dạn đầu tư vào Đà Nẳng. Tỉnh không phân biệt đối tác đầu tư, mọi nhà đầu tư, doanh nghiệp có thiện ý kinh doanh đều được tạo điều kiện vào Đà Nẵng an tâm bỏ vốn đầu tư vào sản xuất - kinh doanh những ngành, những lĩnh vực mà họ có nhiều ưu thế như công nghệ, thị trường, giá cả... Thành phố Đà Nẵng đã triển khai nhiều biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho các DN khu vực KTTN, như: giảm tiền thuê đất, miễn giảm thuế, giảm giá nhiều loại dịch vụ, bổ sung ưu đãi đầu tư đối với các lĩnh vực ưu tiên, cải tiến thủ tục hành chính, sửa đổi một số chính sách để tạo thuận lợi hơn cho việc triển khai dự án như: thế chấp quyền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, bảo lãnh đầu tư..

Tập trung tháo gỡ khó khăn về khung pháp lý cho hoạt động đầu tư, ban hành các quy định về cải tiến thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tư, quản lý quá trình thực hiện dự án đầu tư,... Tăng cường đầu tư cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng; nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực quản lý và sự phối hợp của chính quyền các cấp đối với khu vực KTTN; mở rộng thẩm quyền và trách nhiệm của các cấp nhằm giải quyết kịp thời những vướng mắc cho các nhà đầu tư. Cùng với việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính ở mọi khâu, mọi cấp là việc công khai các quy trình và thời gian giải quyết các thủ tục nhằm tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.

1.4.4 Bài học kinh nhiệm rút ra cho hoàn thiện môi trường đầu tư tỉnh Tây Ninh

Qua nghiên cứu kinh nghiệm một số tỉnh, thành phố cho thấy để hoàn thiện môi trường đầu tư tỉnh Tây Ninh cần xem xét nghiên cứu trong việc xác định những giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư ở tỉnh Tây Ninh như sau:

- Khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, chú ý quy hoạch các khu cụm công nghiệp.

- Quan tâm thu hút và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh rất khoa học từ khâu đạo tạo đến sử dụng.

- Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thành lập đơn vị chuyên trách về xúc tiến đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp, hướng dẫn, động viên hỗ trợ DN.

- Xây dựng các chính sách phù hợp để hoàn thiện môi trường đầu tư, phát triển kinh tế tư nhân.

- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”, rút ngắn thời gian giải quyết đề xuất của doanh nghiệp.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1


Bằng phương pháp phân tích và tổng hợp, chương 1 luận văn đã nêu lên những khái niệm cơ bản về môi trường đầu tư, khái niệm cơ bản về KTTN và môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN; hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về nội dung cấu thành môi trường đầu tư đối với KTTN. Khẳng định sự cần thiết khách quan trong điều kiện hiện nay phải hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN.

Luận văn đã làm sáng tỏ những nội dung cơ bản cấu thành môi trường đầu tư trên hai mặt định tính và định lượng; các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư, thể chế các chính sách kinh tế tác động đến môi trường đầu tư. Đồng thời xác định các chỉ số cơ bản cho việc hoàn thiện môi trường đầu tư. Vai trò và sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện môi trường đầu tư cho KTTN tỉnh Tây Ninh.

Luận văn đã nêu lên một số kinh nghiệm các nước đang phát triển và kinh nghiệm một số tỉnh, thành phố cho thấy để hoàn thiện môi trường đầu tư như: thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”, rút ngắn thời gian giải quyết đề xuất của DN. Đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng, quy hoạch các khu cụm công nghiệp. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thành lập đơn vị chuyên trách về xúc tiến đầu tư, đồng hành cùng DN, hướng dẫn, động viên hỗ trợ DN. Xây dựng các chính sách phù hợp để hoàn thiện môi trường đầu tư, phát triển KTTN.

Chương 2


THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH

2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tỉnh Tây Ninh


2.1.1. Điều kiện tự nhiên


Hình 2 1 Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh 2 1 1 1 Vị trí Tây Ninh là một tỉnh 1


Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh

2.1.1.1 Vị trí: Tây Ninh là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; phía đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, phía Tây và Bắc giáp ba tỉnh Svayrieng, Prâyveng và Kongpôngchàm của Campuchia. Như vậy, Tây Ninh tiếp giáp với các tỉnh đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi có kinh tế phát triển nhất của cả nước. Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa thành phố Hồ Chí Minh (trung tâm kinh tế, thương mại lớn nhất nước ta) và thủ đô Phnôm Pênh (trung tâm kinh tế thương mại lớn nhất Campuchia) là điều kiện thuận lợi để Tây Ninh có thể trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế.

Với khoảng cách không xa sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn… và rất gần với các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn Củ Chi - thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương, cùng với lợi thế về hạ tầng, giao thông thuỷ bộ, tỉnh có thể bổ sung, hỗ trợ hay thay thế các nguồn lực quan trọng cho sản xuất kinh doanh, có khả năng thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

2.1.1.2 Khí hậu:


Tây Ninh có địa hình nghiêng theo hướng Đông Bắc - Tây Nam: Phía Bắc có độ cao trung bình từ 10-15m (đặc biệt cách thị xã Tây Ninh gần 10km có núi Bà Đen cao 986m là ngọn núi duy nhất nằm trong địa bàn của tỉnh); phía Nam địa hình mang đặc điểm đồng bằng với độ cao trung bình 3-5m. Nhìn chung, địa hình tương đối bằng phẳng rất thuận lợi phát triển nông nghiệp, công nghiệp và cơ sở hạ tầng. Khí hậu ở Tây Ninh tương đối ôn hoà, được chia ra làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Lượng mưa ở Tây Ninh khá lớn, trung bình 1.900 - 2300 mm, phân bố không đều trong năm. Vào mùa mưa, có tới 110 - 130 ngày có mưa, chiếm khoảng 85 - 90% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa thấp nhất vào tháng 1, 2. Chế độ mưa không đều là một trở ngại lớn cho sản xuất và đời sống.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2023