Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo pháp luật Việt Nam - 11

định chính sách trong giới hạn chức năng và thẩm quyền được giao [7].

Sáu là, cần thiết lập các quy định pháp lý về mối quan hệ giữa NHNN với Chính phủ nhằm bảo đảm hoạt động của NHNN hỗ trợ tốt cho các chương trình kinh tế của Chính phủ, cụ thể:

+ NHNN tham gia vào việc soạn thảo các chương trình, chính sách kinh tế của Chính phủ và đề đạt ý kiến của mình về các quyết định của Chính phủ; tư vấn cho Chính phủ về những vấn đề quan trọng liên quan đến nhiệm vụ và thẩm quyền của NHNN.

+ NHNN và các Bộ, ngành thuộc Chính phủ duy trì cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin để theo dõi, nắm bắt kịp thời các diễn biến vĩ mô của nền kinh tế.

Với tư cách là NHTƯ của quốc gia Việt Nam, nhiệm vụ chủ yếu của NHNN là thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia nhằm mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, NHNN phải sử dụng nhiều công cụ, bao gồm các công cụ như: công cụ tái cấp vốn, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ. Trong đó, người ta chia ra thành hai nhóm, bao gồm nhóm các công cụ mang tính hành chính và nhóm các công cụ mang tính kinh tế. Đối với những công cụ mang tính hành chính, thông qua chúng, NHTƯ có thể tác động trực tiếp đến các mục tiêu mà không cần phải qua một biến cố trung gian nào khác như công cụ lãi suất, dự trữ bắt buộc, tỷ giá hối đoái. Còn những công cụ mang tính kinh tế là những công cụ mà sự tác động của chúng vào các mục tiêu trung gian được thông qua một số biến cố khác thuộc về sự kiểm soát của NHTƯ và phải thông qua cơ chế thỏa thuận. Các công cụ này mang tính chất can thiệp bằng các biên pháp kinh tế nhiều hơn thông qua cơ chế xác lập và thực hiện các hợp đồng, ví dụ như công cụ nghiệp vụ thị trường mở, công cụ tái cấp vốn…

Vì vậy, khi nền kinh tế vận động theo quy luật thị trường thì Nhà nước cần hạn chế ở mức hợp lý sự can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính. Đặc biệt, trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, NHNN Việt Nam cần phải tăng cường sử dụng các công cụ mang tính kinh tế để từng bước thay thế dần các công cụ mang tính hành chính nhằm đảm bảo tính hiệu quả cho việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.

3.2.2. Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các chủ thể quản lý ngành có liên quan trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia

Sự phối hợp đồng bộ, toàn diện giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt từ khâu hoạch định CSTT và CSTK, nhất quán trong xác định mục tiêu, điều hành sẽ giúp hạn chế những tác động ngược chiều của các chính sách, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành CSTT. Muốn vậy, cần xây dựng cơ chế phối hợp cung cấp thông tin giữa các Bộ, các Ngành liên quan (Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước...) và NHNN để đảm bảo NHNN có thể dự báo được vốn khả dụng và kiểm soát được toàn bộ lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế.

Bộ Tài chính cần cung cấp thông tin về thu chi ngân sách nhà nước, nguồn bù đắp thiếu hụt ngân sách, kế hoạch cho vay, trả nợ của Chính phủ, tình hình cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch. Thông tin này cần thiết để NHNN dự báo các diễn biến tiền tệ và nguồn vốn khả dụng của các TCTD, qua đó mà điều hành kịp thời các công cụ CSTT. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần thực hiện nghiêm túc những cam kết với NHNN về các khoản tạm ứng bù đắp thiếu hụt ngân sách từ nguồn cung ứng tiền, nhằm thực thi CSTT có hiệu quả, về xác định số lượng tín phiếu kho bạc phát hành để không ảnh hưởng đến quá trình điều hành CSTT. Ngoài ra, Bộ cũng cần cung cấp thông tin về biến động giá cả thị trường từ đó NHNN có cơ sở đưa ra mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần cung cấp thông tin về chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế. Qua đó, giúp cho NHNN có thêm cơ sở xây dựng kế hoạch cung ứng tiền hàng năm và định hướng điều hành lãi suất nhằm phân bổ nguồn vốn tín dụng có hiệu quả theo các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nước; phân tích diễn biến tiền tệ trong mối quan hệ với các diễn biến kinh tế và làm cơ sở giúp điều hành CSTT có hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Bộ Thương mại có nhiệm vụ cung cấp thông tin về chính sách thương mại, tình hình xuất nhập khẩu từ đó NHNN có cơ sở phân tích cán cân thanh toán quốc tế và dự báo sự biến động tài sản có ngoại tệ.

Tổng cục thống kê cung cấp số liệu tổng hợp về các chỉ tiêu kinh tế xã hội có liên quan tới hoạch định và thực thi CSTT, kịp thời thông báo các chỉ tiêu

Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo pháp luật Việt Nam - 11

kinh tế thực hiện trong kỳ để NHNN nắm được diễn biến tình hình, kịp thời điều chỉnh khi cần thiết.

Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trong quá trình xây dựng và điều hành CSTT là không thể thiếu vì những mối quan hệ tất yếu giữa các chỉ tiêu kinh tế trong nền kinh tế hàng hóa.

Kết luận chương 3

Qua nghiên cứu lý luận chung ở chương 1 và thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng các công cụ chính sách tiền tệ trong chương 2, chương 3 đã nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam. Luận văn đề cập đến hai nhóm giải pháp, trước hết là nhóm giải pháp hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ bao gồm hoàn thiện các quy định theo hướng thực hiện cơ chế điều chỉnh lãi suất linh hoạt; hoàn thiện các quy định theo hướng điều hành hiệu quả công cụ tái cấp vốn; thay đổi quan niệm và thói quen sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc; hoàn thiện các quy định theo hướng điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt; hoàn thiện các quy định theo hướng tăng cường sử dụng nghiệp vụ thị trường mở. Nhóm giải pháp thứ hai đề cập đến việc nâng cao năng lực thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương; đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các chủ thể quản lý ngành có liên quan trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.

KẾT LUẬN

1. Chính sách tiền tệ là một bộ phận trong hệ thống các chính sách kinh tế - tài chính vĩ mô của Nhà nước. Nó rất nhạy cảm và ảnh hướng sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó, các công cụ điều hành chính sách tiền tệ là cốt lõi. Sử dụng các công cụ một cách phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế là yếu tố quyết định đến sự thành công của việc điều hành chính sách tiền tệ. Vì vậy việc nghiên cứu “công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo pháp luật Việt Nam” càng có ý nghĩa quan trọng, khẳng định tính đúng đắn và cấp thiết của đề tài.

2. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã tập trung làm rõ một số vấn đề cơ bản như: (i) từ cơ sở lý luận chung về chính sách tiền tệ, mục tiêu chính sách tiền tệ, các công cụ của chính sách tiền tệ; (ii) luận văn đã trình bày một số quy định của pháp luật Việt Nam về các công cụ chính sách tiền tệ, thực tiễn áp dụng các công cụ đó trong điều hành chính sách tiền tệ của NHTƯ. Luận văn cũng chỉ ra được những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế; (iii) trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về lý thuyết và thực trạng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ, luận văn đã đưa ra một số giải pháp theo hướng hoàn thiện các quy định pháp luật để nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ trong thực tiễn.

3. Luận văn được trình bày với hy vọng góp phần nghiên cứu nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về các công cụ chính sách tiền tệ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng chúng. Tuy nhiên, do giới hạn phạm vi nghiên cứu, luận văn mới chỉ tập trung nghiên cứu một số giải pháp cơ bản nhất và do thời gian cũng như khả năng có hạn, vì vậy luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong những ý kiến tham gia bổ sung của các thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Hoàng Anh (2011), “Nhận định về điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong năm 2010”, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, số 104 + 105, tháng 1+2.

2. Nguyễn Ngọc Bảo (2011), “Điều hành chính sách tiền tệ năm 2010, định hướng giải pháp năm 2011”, Tạp chí Ngân hàng, số 2+3.

3. Nguyền Hòa Bình (2009), “Nhìn lại các công cụ của chính sách tiền tệ thời gian qua và một vài đề xuất”, Hội thảo “Vai trò chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế Việt Nam sau thời kỳ suy giảm”.

4. Lê Vinh Danh (1997), Chính sách tiền tệ và sự điều tiết vĩ mô của Ngân hàng trung ương ở các nước tư bản phát triển, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

5. Nguyễn Duệ (2008), Giáo trình Ngân hàng Trung ương, Nhà xuất bản Thống kê.

6. Nguyễn Duệ (chủ biên), Nguyễn Văn Tiến, Tô Kim Ngọc (1999), Đồng tiền chung Châu Âu và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Nhà xuất bản Thống kê.

7. Nguyễn Hương Giang (2010), “Sự độc lập của Ngân hàng Trung ương và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 23.

8. Nguyễn Quang Huy (2009), Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái phù hợp trong điều kiện hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

9. Phạm Thị Thanh Huyền (2011), “Cơ chế điều hành nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 20.

10. Lê Hùng (2009), “Đổi mới và linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, số 88, tháng 9, tr 9-18.

11. Nguyễn Thị Thu Hương (2008), “Một số giải pháp hoàn thiện chính sách tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 4, tháng 3.

12. Nguyễn Đắc Hưng và Nguyễn Tiến Thành (2009), “Điều hành chính

sách tiền tệ phải ứng linh phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô”, Tạp chí Ngân hàng, số 1+2, tháng 1.

13. Minh Khuê (2012), “Hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất Ngân hàng ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 3, tháng 2, tr 23-27.

14. Nguyễn Văn Lương và Nguyễn Thị Nhung (2009), “Chính sách tiền tệ trong vai trò điều tiết hoạt động của các ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng, số 1+2, tháng 1.

15. Nguyễn Thị Mùi (2001), Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, Nhà xuất bản Xây dựng.

16. Lê Hoàng Nga (2004), Thị trường tiền tệ Việt Nam trong quá trình hội nhập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên từ năm 2004- 2010, Hà Nội.

18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2003), Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ-NHNN ngày 09/6/2003.

19. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007.

20. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 1130/2005/QĐ- NHNN ngày 01/8/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ-NHNN ngày 09/6/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

21. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008), Quyết định số 27/2008/QĐ- NHNN ngày 30/9/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007.

22. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Quyết định số 11/2010/QĐ- NHNN ngày 6/1/2010 về danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước.

23. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Thông tư số 17/2011/TT- NHNN, ngày 18/8/2011 quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy

tờ có giá của NHNN Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng.

24. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Thông tư số 37/2011/TT-NHNN ngày 12/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2011/TT- NHNN, ngày 18/8/2011 quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của NHNN Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng.

25. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Thông tư số 27/2011/TT- NHNN, ngày 31/8/2011 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 09/6/2003 của Thống đốc NHNN.

26. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Thông tư số 01/2012/TT- NHNN, ngày 16/02/2012 quy định về việc chiết khấu giấy tờ có giá của NHNN Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

27. Nguyễn Võ Ngoạn (1996), Hệ thống công cụ chính sách tiền tệ quốc gia trong nền kinh tế thị trường, Nhà xuất bản Tài chính.

28. Tô Kim Ngọc (2008), Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

29. Tô Kim Ngọc, Lê Thị Tuấn Nghĩa (2008), Điều hành chính sách Tiền tệ ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê.

30. Nguyễn Thị Nhung (2011), “Dự trữ bắt buộc – từ lý thuyết đến thực tiễn”, Tạp chí Ngân hàng, số 5.

31. Nguyễn Đình Quang (2010), Ổn định thị trường tiền tệ: kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

32. Quốc hội, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010.

33. Hà Thị Sáu và Thân Thị Vi Linh (2011), “Bàn về hoạt động nghiệp vụ thị trường mở trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng, số 16.

34. Lê Văn Tề (1992), Tiền tệ và Ngân hàng, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.

35. Nguyễn Thị Kim Thanh (2008), Hoàn thiện cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế

Quốc tế - Luận án Tiến sỹ kinh tế.

36. Nguyễn Thị Kim Thanh (2008), “Chính sách tiền tệ trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng, số 19+20.

37. Nguyễn Thị Kim Thanh (2009), “Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa: cơ sở lý luận và thực tiễn”, Hội thảo: “Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nhằm đảm bảo ổn định và phát triển kinh tế ở Việt Nam”.

38. Nguyễn Thị Kim Thanh (2010), “Chính sách tiền tệ năm 2009 và định hướng 2010”, Tạp chí Chứng khoán, tháng 1+2.

39. Nguyễn Thị Kim Thanh (2010), “Chính sách lãi suất: cơ sở lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Ngân hàng, số 8.

40. Võ Đình Toàn (2010), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân.

41. Nguyễn Văn Tuyến (2006), “Khái quát về cơ chế pháp lý thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng Trung ương trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 8.

42. Vũ Thế Vậc (2011), “Nội dung mới của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và những định hướng giải pháp triển khai”, Tạp chí Ngân hàng, số 3+4, tháng 1.

43. Trang tin điện tử http://www.sbv.gov.vn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022