Hoàn Thiện Thể Chế Chính Sách Và Cải Cách Thủ Tục Hành Chính

và các khu công nghiệp phải được ngầm hóa. Xây dựng mạng lưới và điểm phục vụ bưu chính rộng khắp cả tỉnh, phát triển mạnh mô hình đại lý và điểm bưu điện văn hoá xã, nâng cao năng lực vận chuyển bưu chính, tự động hoá các khâu chia chọn bưu phẩm, phổ cập các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông cơ bản về từng vùng nông thôn.

Về công nghệ thông tin, đầu tư cung cấp dịch vụ internet băng rộng đến các huyện, thị và vùng nông thôn với giá thành thấp, phù hợp với nhiều tầng lớp dân cư có thể sử dụng dịch vụ.

Nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, quản lý tốt về đầu tư xây dựng cơ bản và hướng dẫn thực hiện các cơ chế chính sách để thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng kỷ thuật của tỉnh, đảm bảo và phục vụ tốt và kịp thời cho phát triển kinh tế -xã hội nói chung và phát triển KTTN nói riêng.

3.3.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục và đào tạo, kết hợp chặt chẽ với thực hiện chương trình phát triển Dân số và kế họach hóa gia đình, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực toàn diện cả về sức khỏe và trí tuệ. Trước mắt, cần tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, là cơ sở để nâng cao trình độ học vấn và trình độ dân trí cho toàn dân; đồng thời chi ngân sách hỗ trợ kinh phí cho đào tạo cần trở thành một khoản mục chi thường xuyên của ngân sách tỉnh. Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển nhân lực; đổi mới cơ chế quản lý tài chính. Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu của giáo dục, đào tạo. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho phát triển nhân lực trong tương quan với các ngành khác.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác điều tra, tổng hợp phân loại danh mục ngành nghề chủ yếu và các yêu cầu về chất lượng, trình độ tiêu chuẩn của nhân lực trong các DN, khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh để thông tin và cung cấp cho các trường, cơ sở đào tạo

nghề, trung tâm dịch vụ việc làm…thông qua hệ thống thông tin tại Sàn giao dịch lao động việc làm của tỉnh. Bên cạnh đó, các DN, người sử dụng lao động cần hỗ trợ thông tin đến các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo nghề với những ngành, nghề đào tạo nhằm giúp DN, người sử dụng lao động có thể lựa chọn nơi đào tạo nhân lực theo yêu cầu của mình, giảm thiểu chi phí cho hoạt động đào tạo lại của DN.

Thiết lập và tăng cường mối quan hệ chặt chẽ, bền vững giữa các cơ sở đào tạo nghề với các DN, cơ sở sản xuất. Chuyển đổi và hoàn thiện đào tạo nghề từ hướng “cung” sang hướng “cầu” của thị trường lao động từ việc tuyển sinh, xây dựng chương trình đến hình thức đào tạo; dạy nghề theo cơ chế đặt hàng của DN.

Khuyến khích, cấp phép cho các cơ sở sản xuất, DN thành lập cơ sở đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu lao động có tay nghề, kỹ thuật phù hợp với công nghệ sản xuất và sát với thị trường lao động, đồng thời gắn đào tạo với nhu cầu giải quyết việc làm, khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên hướng dẫn thực hành, thiếu thiết bị, tạo điều kiện cho học viên thực tập nghề.

Tăng cường phối hợp giữa DN với cơ sở dạy nghề dưới các hình thức: DN gửi lao động đến cơ sở dạy nghề học lý thuyết nghề, sau đó về thực tập tại DN; DN cung cấp một số trang thiết bị cho cơ sở dạy nghề để học viên thực tập, cử chuyên viên hoặc công nhân lành nghề, có kinh nghiệm đến giảng bài; các cơ sở dạy nghề gửi học viên vào DN để thực tập và sau khi ra trường họ có thể được nhận vào làm việc; DN “đặt hàng” với cơ sở dạy nghề với số lượng, trình độ và ngành nghề cụ thể.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Xây dựng cơ chế phối hợp đào tạo giữa cơ sở đào tạo nghề với DN, cơ sở sản xuất để các đơn vị này nối tiếp quá trình đào tạo nhằm giúp học viên tiếp cận kỹ năng lẫn tác phong nghề nghiệp, đồng thời giáo viên có điều kiện thường xuyên cập nhật, củng cố kiến thức và kinh nghiệm về kỹ năng thực hành. Phối hợp với DN trong việc xác định danh mục nghề đào tạo, chương trình đào tạo, thời gian đào tạo, hình thức đào tạo và tổ chức thực hành nghề cho người học, coi

DN là một bộ phận, một công đoạn của quá trình đào tạo nghề.

Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh - 11

Đào tạo nghề theo dự án, theo địa chỉ và coi trọng việc kết hợp giữa đào tạo với giải quyết việc làm. Việc tổ chức đào tạo phải linh hoạt, có thể tổ chức tại cơ sở dạy nghề cũng có thể tổ chức đào tạo lưu động ngay tại các vùng nông thôn để người lao động dễ dàng có cơ hội tiếp cận, tham gia học nghề và áp dụng ngay vào thực tế sản xuất. Bảo đảm lao động nông thôn (dưới 35 tuổi) được học các nghề phi nông nghiệp và tăng thời gian đào tạo nghề cho đối tượng này để họ có thể chuyển đổi được nghề nghiệp, thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh.

Tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho người lao động từ khâu đào tạo nghề kết hợp đào tạo luật; giáo dục trong xí nghiệp cũng như giáo dục tại nơi cư trú, giúp người lao động nhận thức đúng đắn quyền và nghĩa vụ của mình, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động tốt hơn, giảm thiểu các cuộc đình công bất hợp pháp, hạn chế thiệt hại cho sản xuất của DN cũng như thiệt hại cho nền kinh tế. Thiết lập và nâng cao hiệu quả họat động của tổ chức công đòan cơ sở trong DN, góp phần cải thiện mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong DN, cải thiện năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm đồng thời cải thiện đời sống cho người lao động.

Chất lượng nguồn nhân lực không chỉ là vấn đề tay nghề, chuyên môn và kinh nghiệm, mà còn là vấn đề sức khỏe, sự yên tâm, hiểu biết, tác phong và đạo đức của người lao động. Nên việc tạo ra môi trường sống lành mạnh, chăm lo đời sống văn hóa tinh thần, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật và đạo đức cho người lao động, góp phần tăng năng suất lao động, giảm chi phí kinh doanh, nâng cao khả năng canh tranh của các DN.

Tăng cường phối hợp giám sát thực thi các chính sách liên quan đến người lao động và điều kiện làm việc của công nhân, vì đây là nhân tố quan trọng để người lao động gắn bó lâu dài với DN. Tỉnh cần quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, công trình phúc lợi phục vụ người lao động, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động. Khuyến khích các DN

quan tâm gần gũi người lao động, thực hiện đầy đủ chế độ lương và bảo hiểm xã hội cho công nhân; mỗi DN cần có phòng y tế, có kế hoạch khám bệnh định kỳ cho công nhân.

Tăng cường hơn nữa sự phối hợp khép kín và hoàn chỉnh việc đào tạo, góp phần đảm bảo cân đối quan hệ cung-cầu về nhân lực; theo đó các ngành, đơn vị có chương trình cụ thể để đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực theo mối quan hệ sau: [Thông tin dự báo]-[DN, người sử dụng lao động]-[Các cấp chính quyền]-[Các sở, ban, ngành]-[Cơ sở đào tạo]-[Người lao động]

Để thực hiện đào tạo nguồn nhân lực đến năm 2020 đòi hỏi nguồn vốn rất lớn. Tỉnh cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp huy động vốn đầu tư. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa trong đầu tư phát triển giáo dục đào tạo. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, đẩy mạnh chủ trương tạo vốn từ quỹ đất để xây dựng, thành lập các trường, cơ sở giáo dục đào tạo cho các thành phần xã hội. Hoàn thành việc lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường, các cơ sở giáo dục và đào tạo trong và ngoài công lập.

Tăng cường các hoạt động kinh tế đối ngoại và xúc tiến đầu tư, thu hút nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ khác. Huy động nguồn lực khác của các DN, của người học, của các nhà đầu tư. Mở rộng mối liên kết, hợp tác giữa các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực với các cơ sở sử dụng nguồn nhân lực.

Địa phương cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư khu dân cư KCN; có chính sách kết hợp phát triển nhà ở cho công nhân kinh doanh bất động sản khu đô thị mới để chủ đầu tư vừa thực hiện đầu tư xã hội cho công nhân có thu nhập thấp vừa có thể thu hồi vốn đầu tư nhanh, nhuận thông qua hoạt động kinh doanh bất động sản trong cùng một dự án.

Tây Ninh tăng cường các trường, lớp đào tạo ra những người lao động trong lĩnh vực công nghiệp. Có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các thành phần kinh tế mở ra các Trung tâm dạy nghề, nhằm đào tạo cấp tốc trong thời gian ngắn, phù hợp với nhu cầu lao động của các DN, đặc biệt là các DN KCN. Bên cạnh đó, tỉnh cần sớm qui hoạch và nâng cao hệ thống dịch vụ việc

làm, phải thực sự phát huy chức năng hướng nghiệp và đào tạo tay nghề phù hợp cho nhu cầu của thị trường lao động.

Đối với các trường Trung cấp nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, cần phải quan tâm đầu tư trang bị các trang thiết bị, máy móc tiên tiến đáp ứng cho nhu cầu dạy và học. Thực trạng hiện nay, các phương tiện đào tạo đã lạc hậu quá xa so với nhu cầu ở một số trường dạy nghề, đã làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và chất lượng lao động, khi tiếp xúc với những công nghệ tiên tiến hiện đại.

Tập trung đầu tư mở rộng trường Trung cấp nghề, chú trọng đến các ngành mũi nhọn, đào tạo công nhân lành nghề đáp ứng cho nhu cầu của các DN trong KCN, KKT, đào tạo theo đơn đặt hàng của một số DN. Tỉnh cần có chính sách đầu tư thỏa đáng trong lĩnh vực dạy nghề, đào tạo tay nghề cho lao động của hiện tại và tương lai, khắc phục sự mất cân đối trong cung và cầu lao động, giải quyết tốt chính sách lao động và việc làm cho người lao động.

3.3.4 Hoàn thiện thể chế chính sách và cải cách thủ tục hành chính

3.3.4.1 Hoàn thiện thể chế chính sách

Tỉnh cần đặt mục tiêu ổn định cơ sở pháp lý và chế độ sở hữu lên hàng đầu để tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn. Hệ thống luật pháp hoàn thiện là cơ sở đảm bảo quyền lợi vật chất, vốn, lợi nhuận…cho các nhà đầu tư từ đó mà khuyến khích họ đầu tư hơn nữa vào địa bàn tỉnh.

Hình thành và hoàn thiện các thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện chính sách tài chính tiền tệ nhằm tăng thêm nguồn vốn đầu tư phát triển: hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đi đôi với tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo sự thống nhất về chính sách, tự chủ và năng động trong triển khai thực hiện. Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, chống đầu cơ, trục lợi nâng giá; tăng cường công tác quản thu, chống thất thu, quản lý chặt chẽ hoá đơn, chứng từ, kiểm tra chặt chẽ quyết toán thuế, thu kịp thời, đầy đủ các khoản tồn đọng. Kiên quyết xử lý các vi phạm về thuế. Bên

cạnh đó nghiêm túc chỉ đạo thủ tướng chính phủ về các giả pháp kiểm soát lạm phát, kiểm soát tăng giá, đi đôi với thúc đẩy phát triển sản xuất, đảm bảo ổn định kinh tế. Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát chặt chẽ việc tăng tổng phương tiện thanh toán, tổng dư nợ tín dụng nhưng phải đảm bảo tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng. Kiểm soát chặt chẽ việc cho vay kinh doanh BĐS và chứng khoán của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh. Tăng cường tính công khai minh bạch của các ngân hàng

Chuẩn bị các điều kiện để triển khai tốt hơn nữa Luật DN và Luật đầu tư. Tạo môi trường thuận lợi để các DN thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động và phát triển theo cơ chế thị trường, dễ dàng tiếp cận với các chính sách khuyến khích đầu tư và chương trình hỗ trợ của nhà nước cũng như của tỉnh về đầu tư và tín dụng, về mặt bằng sản xuất, thông tin thị trường, tư vấn kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực và các dịch vụ phát triển kinh doanh. Rà soát đánh giá chính sách quy định về khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của khu vực công nghiệp, phát triển khu vực dịch vụ, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng xuất khẩu. Đẩy mạnh xã hội hoá trong việc thu hút vốn đầu tư của dân cư vào phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương.

Ban hành đồng bộ các chính sách về tài chính, ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi về tài chính. Hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư được vay vốn với lãi suất thấp từ Quỹ hỗ trợ phát triển hoặc thực hiện việc hỗ trợ lãi suất tiền vay. Đây là giải pháp tích cực giúp đỡ nhà đầu tư triển khai nhanh quá trình thực hiện dự án của mình.

Hỗ trợ vốn từ ngân sách cho các DN trong giai đoạn đầu triển khai dự án như: Bồi thường, giải phóng mặt bằng, chậm nộp tiền thuê đất, tăng thời gian được giảm thuế.… để DN nhanh chóng thực hiện dự án.

Cải thiện các điều kiện hoạt động cho các DN, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng các KCN nhất là chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút nguồn vốn đầu tư vào các KCN như: giảm giá đầu vào nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,

cước viễn thông quốc tế, giá thuê đất, chi phí lưu thông hàng hoá, chính sách thuế,…

Thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư nhất quán, thủ tục nhanh gọn và đồng bộ, tránh việc thực hiện ưu đãi trở thành cơ chế “xin, cho” làm nản lòng các nhà đầu tư.

Cải thiện sự cung cấp dịch vụ kết cấu hạ tầng cho khu vực KTTN. Trong đó, nhấn mạnh chính sách xã hội hoá trong khu vực cung ứng dịch vụ công cộng nhằm gia tăng các hoạt động và sự tham gia của khu vực KTTN vào đầu tư kết cấu hạ tầng bằng việc xây dựng những định chế ổn định và khuôn khổ pháp lý thích hợp.

Tỉnh cần phải năng động hơn, quyết liệt hơn trong việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ DN. Thực hiện chính sách ưu đãi theo hướng có lợi nhất cho DN. Tổ chức thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại và đầu tư, chủ động kêu gọi đầu tư các dự án lớn trên địa bàn. Ngoài ra, trong việc ban hành hoặc thay đổi các quy hoạch, chính sách liên quan đến hoạt động của DN, cần có sự thảo luận công khai với DN, có như vậy thì chính sách mới được sự ủng hộ và đồng thuận trong DN này.

Xác định hệ thống các chính sách nhằm tạo môi trường cho các ngành mũi nhọn phát triển. Tham gia vào thị trường trong nước với các sản phẩm mà tỉnh có thế mạnh. Một trong những thị trường cơ bản đó là khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài ra Tỉnh cần có kế hoạch tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Chú trọng thị trường khu vực GMS.

Xây dựng chính sách phát triển KTTN gắn với phát triển kinh tế nhiều thành phần. Đây là giải pháp chiến lược cần phải đảm bảo quyền bình đẳng trong sản xuất kinh doanh giữa các thành phần kinh tế. Chính sách kinh tế nhiều thành phần một mặt phải đảm bảo tính điều tiết vĩ mô của nhà nước, mặt khác phải đảm bảo tính cạnh tranh và thúc đẩy. Công cụ của chính sách kinh tế nhiều thành phần là pháp luật.

3.3.4.2 Cải cách thủ tục hành chính

Xây dựng chính sách hợp lý nhằm cải thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong các lĩnh vực như: Thủ tục cấp phép đăng ký kinh doanh và thủ tục cấp giấy phép đầu tư nhanh gọn; tư vấn về thông tin pháp luật; chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn; tính ổn định của chính sách pháp luật.

Triển khai thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính của UBND tỉnh giai đoạn 2010-2015 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, theo đó từng ngành, từng huyện thị triển khai cụ thể bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của ngành, địa phương mình. Trong đó, hai lĩnh vực cấp giấy phép đầu tư và giấy phép kinh doanh đưa vào thực hiện trước tiên, cần phải tăng cường kiểm tra giám sát đơn vị có liên quan trong việc thực hiện quyết định này.

Thống nhất cơ chế “Tiền đăng hậu kiểm” từ các thủ tục trình duyệt dự án, các thủ tục trong xây dựng, các thủ tục về đảm bảo môi trường, các thủ tục về thanh tra, kiểm tra... Nhằm tạo điều kiện tối đa cho các DN thực hiện dự án một cách thuận lợi nhất.

Tăng cường cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực chấp hành pháp luật, tính hiệu quả, công khai, minh bạch trong các chính sách của Nhà nước; nhất là các dịch vụ hành chính liên quan đến đời sống của nhân dân. Phát huy dân chủ cơ sở, tăng cường đối thoại giữa chính quyền địa phương với cộng đồng DN và dân cư. Hỗ trợ DN trong các thủ tục hành chính, cung cấp thông tin thị trường đến các DN một cách có hệ thống và minh bạch.

Tiếp tục duy trì và thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp luật đã ban hành như: Quy chế thẩm định dự án, cấp giấy phép đầu tư; Quy chế phối hợp quản lý nhà nước sau cấp phép đầu tư; thực hiện nghiêm túc và giải quyết dứt điểm các chế độ quy định về ưu đãi khuyến khích đầu tư trên địa bàn

Từng cơ quan đơn vị thực hiện việc cải cách các thủ tục hành chính thông qua việc rà soát lại các quy định để chỉnh sửa bổ sung theo hướng đơn giản hoá. Phải niêm yết công khai các thủ tục, quy định rõ thời hạn phải thực hiện, kèm

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 06/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí