Đánh Giá Hạn Chế Và Nguyên Nhân Hạn Chế Của Môi Trường Đầu Tư Tỉnh Tây Ninh

Về bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư

Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thì không phải chịu chi phí về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất đã chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có thực hiện ứng trước tiền để chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP thì được trừ số tiền đã chi trả bồi thường về đất, hỗ trợ về đất vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp cho Nhà nước. Mức được trừ không vượt quá số tiền sử dụng đất và tiền thuê đất phải nộp theo quy định. Trường hợp đến hết hạn thuê đất mà chưa trừ hết tiền bồi thường đất, hỗ trợ đất thì được trừ vào thời hạn thuê đất tiếp theo.

Đất dự án phát triển kinh tế thuộc diện nhà nước thu hồi mà nhà đầu tư đề nghị và được UBND tỉnh có văn bản chấp thuận cho thực hiện theo phương thức tự thỏa thuận với những người sử dụng đất thuộc phạm vi dự án để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất nhưng sau một trăm tám mươi (180) ngày, kể từ ngày có văn bản chấp thuận mà còn người sử dụng đất không đồng thuận với nhà đầu tư thì UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi diện tích đất mà nhà đầu tư chưa thoả thuận được với người sử dụng đất; việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện theo quy định của pháp luật. UBND cấp tỉnh quyết định giao đất hoặc cho nhà đầu tư thuê đất đối với diện tích đã thu hồi.

Một số chính sách ưu đãi đầu tư cụ thể


Ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất:


Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn thị xã Tây Ninh: Được miễn 03 năm nếu dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư quy định tại phần B, Phụ lục II; Được miễn 07 năm nếu dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại phần A, Phụ lục II.

Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn các huyện: Trảng Bàng, Gò Dầu, Dương Minh Châu, Hòa Thành: Được miễn 07 năm; Được miễn 11 năm nếu dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư theo Phụ lục II.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn các huyện: Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Bến Cầu: Được miễn 11 năm; Được miễn 15 năm nếu dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư quy định tại Phụ lục II.

Ưu đãi về việc miễn, giảm tiền sử dụng đất:


Các dự án đầu tư tại địa bàn các huyện của tỉnh Tây Ninh (Trừ thị xã Tây Ninh) được miễn tiền sử dụng đất.

Các dự án phải di dời theo quy hoạch (Kể cả các dự án di dời do ô nhiễm môi trường) được giảm 20% tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất, nhưng diện tích được giảm tối đa không vượt quá diện tích tại địa điểm phải di dời.

Ưu đãi, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp:


Thuế suất 20% (Thời hạn áp dụng 10 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động kinh doanh) đối với dự án mới thành lập thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư quy định tại phần B, Phụ lục II hoặc dự án mới thành lập tại địa bàn các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Dương Minh Châu, Hòa Thành.

Thuế suất 15% (Thời hạn áp dụng 12 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động kinh doanh) đối với dự án mới thành lập thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư quy định tại phần B Phụ lục II thực hiện tại địa bàn các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Dương Minh Châu, Hòa Thành.

Thuế suất 10% (Thời hạn áp dụng 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động kinh doanh) đối với dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn các huyện Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Bến Cầu hoặc đối với dự án mới thành lập thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại phần A, Phụ lục II.

Miễn, giảm thuế:

Miễn 02 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 02 năm tiếp theo đối với dự án mới thành lập từ dự án di chuyển địa điểm ra khỏi đô thị theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Miễn 02 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 03 năm tiếp theo đối với dự án mới thành lập thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư quy định tại phần B, Phụ lục II.

Miễn 02 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 06 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư tại địa bàn các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Dương Minh Châu, Hòa Thành;

Miễn 03 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo đối với dự án mới thành lập thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư quy định tại phần B, Phụ lục II và thực hiện tại địa bàn các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Dương Minh Châu, Hòa Thành.

Miễn 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm tiếp theo đối với dự án mới thành lập thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại phần A, Phụ lục II hoặc thực hiện tại địa bàn các huyện Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Bến Cầu.

Trường hợp dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và có ảnh hưởng lớn về kinh tế - xã hội cần được khuyến khích cao hơn, UBND tỉnh sẽ đề nghị Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời hạn thực hiện dự án.

Ngoài các ưu đãi trên, nhà đầu tư còn được hưởng các ưu đãi khác về thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.

2.2.4.3. Bảo đảm quyền lợi của DN:

Để đảm bảo quyền lợi cho DN, UBND Tỉnh đã quy định nhà đầu tư được tự chủ đầu tư, kinh doanh, tiếp cận, sử dụng nguồn lực đầu tư như các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ; sử dụng đất đai và tài nguyên theo quy định của

pháp luật; thuê hoặc mua máy móc thiết bị trong nước và nước ngoài, thuê lao động. Được trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị, gia công và gia công lại liên quan đến hoạt động đầu tư; mua bán hàng hóa giữa các thành phần kinh tế, mở tài khoản và mua ngoại tệ.

Nhà đầu tư được tiếp cận quỹ đất, thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Được lựa chọn hình thức đầu tư, quy mô đầu tư, tỷ lệ góp vốn, đối tác đầu tư, được quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư và hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật. Được cơ quan chức năng của tỉnh cung cấp nhanh chóng các thông tin về quy hoạch, địa điểm đầu tư, Danh mục các dự án gọi vốn đầu tư và các số liệu, thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của nhà đầu tư. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật về đầu tư và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Bên cạnh việc thực hiện tốt những chính sách ưu đãi chung do Nhà nước quy định, tỉnh Tây Ninh chủ trương dành những ưu đãi, quyền lợi cao nhất cho nhà đầu tư và chỉ yêu cầu nhà đầu tư thực hiện những nghĩa vụ thấp nhất trong khung quy định của nhà nước để thu hút đầu tư. Ngoài ra, tỉnh Tây Ninh còn có chính sách thưởng hoa hồng môi giới cho những tổ chức, cá nhân vận động, giới thiệu thành công các nhà đầu tư mới đầu tư vào địa bàn tỉnh.

2.2.5. Đo lường môi trường đầu tư qua chỉ số PCI

Báo cáo PCI 2010 là báo cáo năm thứ sáu được thực hiện dựa trên kết quả điều tra cảm nhận của 7.300 DN dân doanh. Đáng chú ý, để phục vụ cho cộng đồng DN và các nhà hoạch định chính sách, lần đầu tiên VCCI và USAID/VNCI tiến hành điều tra 1.155 DN có vốn đầu tư nước ngoài đến từ 47 quốc gia và hoạt động trên khắp cả nước.

Theo kết quả PCI 2010, Tây Ninh nằm trong nhóm “Khá”, nhưng tụt từ hạng 28 của năm 2009 xuống hạng 33/63 tỉnh, thành với 57,93 điểm. So với năm PCI 2009, trong 9 chỉ số thành phần, Tây Ninh có 5 chỉ số tăng, gồm: Tiếp

cận đất đai (2009: 6,22 – 2010: 7,82); Tính minh bạch (2009: 4,82 – 2010:

5,68); Tính năng động (2009: 4,56 – 2010: 5,39); Dịch vụ hỗ trợ DN (2009: 3,03

– 2010: 4,15); Đào tạo lao động (2009: 5 – 2010: 5,08). 4 chỉ số giảm gồm: Chi

phí gia nhập thị trường (2009: 9,33 – 2010: 7,58); Chi phí thời gian (2009: 7,16

– 2010: 5,42); Chi phí không chính thức (2009: 7,51 – 2010: 6,66); Thiết chế

pháp lý (2009: 5,28 – 2010: 5,08)

Biểu đồ 2.8 Kết quả chỉ số thành phần PCI 2009-2010


Nguồn VNCI 2010 Riêng về chỉ số kết cấu hạ tầng Tây Ninh được xếp hạng 10 1


Nguồn VNCI 2010

Riêng về chỉ số kết cấu hạ tầng, Tây Ninh được xếp hạng 10/63 tỉnh, thành trong cả nước (chỉ số này bao gồm 4 chỉ số thành phần là Khu, cụm công nghiệp; Đường giao thông; Các dịch vụ hạ tầng công ích; Tiếp cận và ứng dụng CNTT).

Cũng trong 9 chỉ số thành phần, Tây Ninh có 2 chỉ số nằm trong nhóm 10 tỉnh có chỉ số này cao nhất là Chi phí gia nhập thị trường (7/63) và Tiếp cận đất đai (3/63). So với 8 tỉnh, thành nằm trong khu vực miền Đông Nam Bộ, Tây Ninh xếp vị trí thứ 6, bằng năm 2009 - sau Bình Dương (5/63), Bà Rịa - Vũng

Tàu (19/63), TP. HCM (23/63), Đồng Nai (25/63), Bình Thuận 28/63); trên Bình Phước (36/63) và Ninh Thuận (41/63).

Xếp hạng theo từng chỉ số thành phần, ở khu vực miền Đông Nam Bộ, ngoài 2 chỉ số Chi phí gia nhập thị trường và Tiếp cận đất đai Tây Ninh được xếp hạng 1, các chỉ số còn lại đều có thứ hạng khá thấp

2.3. Đánh giá hạn chế và nguyên nhân hạn chế của môi trường đầu tư tỉnh Tây Ninh‌

2.3.1 Đánh giá hạn chế


Trong thời gian qua, Tỉnh đã quan tâm đến hoàn thiện môi trường đầu tư, phát triển KTTN, chất lượng môi trường đầu tư ngày càng được nâng lên, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong công tác thu hút đầu tư, phát triển DN. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, môi trường đầu tư cho phát triển KTTN vẫn còn một số hạn chế cơ bản sau:

Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KTTN chưa được quan tâm đúng mức, còn lúng túng, thiếu hoạch định cụ thể, do đó các DN phát triển tự phát. Quy hoạch ngành, vùng, quy hoạch chung của tỉnh chậm, thiếu đồng bộ, tạo sự bất ổn trong “an cư lạc nghiệp”, làm ảnh hưỡng đến hoạt động của DN.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của DN. Vấn đề đất đai, mặt bằng sản xuất luôn nóng bỏng. Đây là vấn đề đòi hỏi rất chính đáng của DN nhưng chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến thiếu mặt bằng trong sản xuất, kinh doanh của DN. Hệ thống giao thông đường thuỷ sơ sài, chưa được đầu tư nâng cấp để đưa vào sử dụng, mặc dù đây là lợi thế rất lớn của Tây Ninh. Hệ thống giao thông đường bộ chưa đồng bộ, nhiều tuyến đường hư hỏng, xuống cấp, chậm nâng cấp, sửa chữa. Hệ thống giao thông đường sắt chưa có.

Chủ trương xây dựng các Cụm công nghiệp, các khu kinh tế là hợp lý nhưng việc chưa đầu tư đúng mức về giao thông, điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước dẫn đến khó khăn cho DN khi đến đầu tư. Và điều này cũng làm hạn chế kết quả thu hút đầu tư, lấp đầy các khu kinh tế, cụm Công nghiệp.

Chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của DN, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn khá lớn, đội ngũ công nhân kỹ thuật quá ít. Với khả năng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu dẫn đến chi phí lao động cao, giá thành sản phẩm cao, rất khó cho các DN địa phương trong việc cạnh tranh trên thị trường hội nhập quốc tế. Nếu xu hướng này không được khắc phục giải quyết kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo. Lao động có chất lượng cao như giám đốc điều hành, quản lý nhân sự, quản lý tài chính lại rất thiếu.

Nguồn lực đầu tư xây dựng các trường nghề còn hạn chế, xã hội hóa đào tạo, dạy nghề đang trong quá trình hình thành và phát triển; trang thiết bị ở các trường dạy nghề vừa thiếu, vừa lạc hậu, hầu hết cơ sở dạy nghề với quy mô nhỏ, chủ yếu là lớp dạy nghề ngắn hạn với ngành nghề đơn giản; đội ngũ giáo viên còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu hiện tại và tương lai; sự gắn kết giữa các cơ sở dạy nghề và các DN chưa chặt chẽ, hoạt động dạy nghề trong Tỉnh thời gian qua chủ yếu dựa trên khả năng thực tế của cơ sở dạy nghề, chưa chú trọng đúng mức tới nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

Công tác quản lý của nhà nước vẫn còn yếu, chưa phân rõ trách nhiệm giữa các ngành, các huyện, thị. Việc quản lý các DN hoạt động, ngưng, nghỉ chưa kịp thời, chưa ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý DN trên toàn địa bàn trong tỉnh. Thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, phức tạp, thời gian thẩm định, thẩm tra kéo dài, qua nhiều bước, nhiều ngành nên mất rất nhiều thời gian, công sức của DN. Tình trạng cán bộ nhũng nhiễu, gây phiền hà cho DN vẫn còn nhiều, nhất là đối với các ngành như Thuế, Công an, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường…Công tác xúc tiến đầu tư tại Tây Ninh thiếu một chiến lược cụ thể về đối tác, thị trường và phương pháp tiếp cận nhà đầu tư.

Thiết chế pháp lý của tỉnh vẫn kém, cần phải nỗ lực cải thiện. Các chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ DN chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư, chính sách phát triển KTTN chưa mang tính vượt trội, tạo cú huých cho DN phát triển. Việc thực thi các quy định, chính sách đã đề ra có mặt còn hạn chế.

Nhận thức và khẳng định chính sách nhất quán trong phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhưng trong quá trình thực hiện vẫn có sự phân biệt đối xử trong một số cơ quan quản lý nhà nước giữa DN thành phần KTTN và DNNN trong các quan hệ giao dịch về mặt bằng sản xuất kinh doanh, vay vốn tiếp cận thông tin thị trường…

2.3.2. Nguyên nhân hạn chế

2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan

Trong những năm qua, kinh tế thế giới, cả nước và của tỉnh đang trong tình trạng suy giảm, lạm phát. Đây là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung, kinh tế Tây Ninh nói riêng, đặc biệt là ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN của tỉnh.

Nhất là việc thu hút nguồn vốn cho KTTN bị chậm lại, khả năng tái sản xuất mở rộng bị hạn chế, tác động đến tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu ứng dụng khoa học công nghệ mới, mở rộng thị trường của KTTN.

Thể chế chính sách về môi trường đầu tư của cả nước đang được xây dựng và hoàn thiện để phù hợp với tình hình mới, phù hợp với xu thế và bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Vì vậy trong giai đoạn hiện nay, cơ chế chính sách chưa ổn định, còn nhiều thay đổi, văn bản pháp quy còn nhiều điểm chồng chéo, đôi khi thiếu rõ ràng, tính hiệu lực chưa cao làm cho DN gặp khó khăn khi tìm hiểu, vận dụng và chấp hành.

Do xuất phát điểm của nền kinh tế Tây Ninh thấp, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Tây Ninh cũng có những mặt không thuận lợi trong việc thu hút đầu tư, phát triển KTTN như không có cảng biển, kho6g có sân bay....

2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan:

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số cán bộ công chức còn hạn chế, thái độ, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ DN chưa cao, thậm chí còn vô cảm với khó khăn của DN. Thiếu đội ngũ chuyên gia giỏi trong lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế, nhất là đối với KTTN, đối với môi trường đầu tư.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2023