Cơ Cấu Gdp Trên Địa Bàn Của Tỉnh Tây Ninh 2001-2010

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội:

Nền kinh tế của tỉnh Tây Ninh những năm gần đây đã có những bước tăng trưởng khá, giai đoạn 2001-2005 đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 14%/năm, cao hơn so với mức tăng GDP bình quân của cả nước cùng giai đoạn này (7,5%/năm) và tăng cao hơn so với mức tăng bình quân của giai đoạn 5 năm 1996-2000 (13,5%). Giai đoạn 2006-2010 đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh đạt 14,2%. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 30,2 triệu đồng/người, bằng 3 lần so với năm 2005.

Bảng 2.1: Tăng trưởng kinh tế 2005-2010



Ngành

Giá trị GDP (tỷ

đồng)

Tăng bình

quân (%)


2005


2010

2001-

2005

2006-

2010

Tăng trưởng toàn nền kinh tế

6.698,70

12.988,93

14,0

14,2

I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

2.562,17

3.481,497

9,1

6,3

1.1. Nông nghiệp

2.441,063

3.318,360

9,1

6,3

1.2. Lâm nghiệp

85,995

105,403

9,3

4,2

1.3. Thủy sản

35,112

57,734

9,1

10,5

II. Công nghiệp và xây dựng

1.678,67

3.762,55

18,6

17,5

2.1. Công nghiệp khai thác mỏ

18,614

15,24

14,2

-3,9

2.2 Công nghiệp chế biến

1.361,865

3.062,87

18,7

17,6

2.3. Sản xuất và phân phối điện, khí

đốt và nước


96,02


211,78


17,2


17,1

2.4. Xây dựng

202,173

472,668

18,7

18,5

III. Dịch vụ

2.457,855

5.744,875

17,4

18,5

3.1. Thương nghiệp, sửa chữa xe …

1.023,165

2.726,991

20,6

21,7

3.2. Khách sạn và nhà hàng

142,799

401,851

18,6

23,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

409,769

689,745

13,2

11,0

3.4. Tài chính, tín dụng

402,060

861,681

13,2

16,5

3.5. Hoạt động khoa học và C/ nghệ

4,190

2,399

16,2

-10,6

3.6. Các hoạt động liên quan đến kinh

doanh tài sản và dịch vụ tư vấn


24,523


65,276


27,7


21,6

3.7. Quản lý NN và ANQP, Đảng,

đoàn thể và bảo đảm xã hội bắt buộc


118,114


259,904


15,9


17,1

3.8. Giáo dục và đào tạo

168,596

374,861

16,9

17,3

3.9. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội

76,647

126,953

17,9

10,6

3.10. Hoạt động văn hóa và thể thao

17,349

28,489

18,9

10,4

3.11. Hiệp hội

8,144

17,993

-7,4

17,2

3.12. Hoạt động phục vụ cá nhân và

cộng đồng


35,305


139,948


45,3


31,7

3.13. Hoạt động làm thuê công việc gia

đình trong các hộ tư nhân


2,204


5,718



21,0

3.14. Hđộng của các tổ chức quốc tế





3.15. Thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch

vụ


24,990


43,064


51,6


11,5

3.3. Vận tải, kho bãi và thông tin LL

(Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Tỉnh Tây Ninh)

Theo bảng 2.1, tất cả các mức tăng trưởng trên của các ngành đều cao hơn mức trung bình cả nước cùng thời kỳ. Tuy nhiên, do điểm xuất phát của Tây Ninh còn thấp, nên mặc dù tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhanh trong những năm qua GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 30,2 triệu đồng/người, tương đương với mức bình quân của cả nước, nhưng còn thấp hơn so với mức bình quân của vùng KTTĐPN (31,4 triệu đồng/người).


Biểu đồ 2.1: Cơ cấu GDP trên địa bàn của tỉnh Tây Ninh 2001-2010


Nguồn Cục Thống kê Tỉnh Tây Ninh Nhìn chung kinh tế xã hội Tây Ninh trong những 1

(Nguồn: Cục Thống kê Tỉnh Tây Ninh)

Nhìn chung kinh tế - xã hội Tây Ninh trong những năm qua tiếp tục phát triển; tốt độ tăng trưởng đạt khá so vùng KTTĐPN, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định.

2.1.3 Thực trạng phát triển KTTN

KTTN là khái niệm chỉ khu vực kinh tế dựa trên sỡ hữu tư nhân về tư liệu sản xuất với các hình thức tổ chức kinh doanh như: DN tư nhân, Công ty TNHH, các cơ sở kinh tế cá thể tiểu chủ, công ty cổ phần….Đề tài chỉ giới hạn phát triển các DN tư nhân trong nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (viết tắt là DN)

Từ khi có luật DN ra đời (năm 2000), số lượng DN không ngừng được tăng lên, cả về qui mô và vốn đầu tư. Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, đến 31/12/2010 trên địa bàn có 2966 DN đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký là 14.771,6 tỷ đồng, trong đó có 1479 DNTN chiếm 49,87%, 1328 công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 44,47% và 159 công ty cổ phần chiếm 5,36%.


Loại hình

Biểu đồ 2.2 Biểu đồ phân phối theo loại hình DN năm 2010


TỔNG SỐ DN THEO LOẠI HÌNH DN

Công ty cổ phần

159

Công ty TNHH

1328

DNTN

1.479

0

200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 1.600

S ố lượng

Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư Tây Ninh 2010


Biểu đồ 2.3 Biểu đồ phân phối cơ cấu vốn theo loại hình DN năm 2010


CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ


DNTN 10%

Công ty cổ phần 29%


Công ty TNHH 61%


Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư Tây Ninh (2010)

Kết quả trên cho thấy loại hình DNTN chiếm tỉ trọng cao nhất vì đây là loại hình DN đơn giản, dễ thành lập, chỉ cần một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động của DN; bộ máy và đội ngũ quản lý gọn nhẹ và rất năng động, bộ máy tổ chức điều hành DN do chủ DN quyết định, có thể tự điều hành hoặc thuê mướn người điều hành DN.



Người

Biểu đồ 2.4 Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 phân theo loại hình doanh nghiệp

36.021

29.814

DN Nhà nước

25.808

23.145

22.274

17.849

14.65123.428

15.598

13.606

13.837

12.399

12.363

DN ngoài Nhà nước

DN có vốn đầu tư nước ngoài

45 44.142

40

35

30

25

20

15

10

5

0


43.405

2006 2007 2008 2009 2010


Nguồn: Niên giám thống kê Tây Ninh 2010

Cùng với sự tăng lên của số lượng DN thì số lao động cũng tăng lên vượt bậc qua các năm, đặc biệt khu vực DN đã thu hút một lượng lớn lao động từ khu vực phi nông nghiệp. Số lao động từ 13.428 lao động năm 2006 tăng lên 25.808 lao động vào năm 2010, chiếm 31,62% tổng số lao động, cao hơn rất nhiều so với tỷ trọng của khu vực Nhà nước. Số lao động được thu hút chủ yếu là số lao động dư thừa do sắp xếp lại DNNN hay cải cách hành chính.

Giá trị tài sản cố định của các DN đang hoạt động năm 2010 là 2.839,64 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so năm 2005. Năm 2010, khu vực tư nhân của tỉnh nộp ngân sách Nhà nước 626.233 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2009. Đóng góp của khu vực này chiếm 63,32% GDP, cao hơn 3 lần tỷ trọng 18,43% của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Riêng tỷ trọng trong GDP của các DNTN nhìn chung đã tăng lên qua các năm: nếu năm 2005 mới chiếm 10,2%, thì năm 2010 là 15,54%. Đáng lưu ý, tốc độ tăng trưởng GDP do khu vực KTTN luôn cao hơn 1,5 đến 2 lần tốc độ tăng chung cũng như cao hơn tốc độ tăng của các khu vực khác.

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, DNTN còn một số hạn chế khó khăn như:

Chất lượng lao động trong các DN nhìn chung trình độ văn hoá thấp, số liệu điều tra về DN tư nhân của tỉnh năm 2010, hơn 50% trong tổng số lao động

các DN chưa học hết lớp cấp III, không được đào tạo ở các trường dạy nghề trung cấp mà chủ yếu là thông qua các phương pháp truyền nghề, nhất là các DN có quy mô nhỏ.

Điều đáng quan tâm trong số các chủ DN tư nhân chỉ có 32% những người trước đây từng là cán bộ, công chức nhà nước, có được một số ít kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh; 68% còn lại là các chủ DN tư nhân mới được thành lập trong những năm gần đây, hầu hết đội ngũ này chưa được đào tạo công tác quản lý kinh tế nhất là quản trị DN trong kinh tế thị trường. Các chủ DN, cũng như hoạt động của các DN do chạy theo lợi nhuận chưa chú ý quan tâm đầy đủ đến môi trường kinh doanh nói chung và môi trường tự nhiên nói riêng.

Về tuổi đời và trình độ cũng là điều đáng quan tâm. Mặc dù trên 60% số chủ DN có độ tuổi trên 40 và là một lực lượng chủ chốt lãnh đạo các DN nhưng trình độ văn hóa thấp, chỉ có 10% số chủ DN có trình độ từ cao đẳng trở lên. Vì Do đó đa số các DNTN trình độ tổ chức quản lý yếu, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, đặc biệt là hiệu quả xã hội, bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề cần phải quan tâm giải quyết.

Với trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ như vậy, các DN gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Các DN hoạt động dựa trên nguồn vốn tự có và tăng vốn chủ yếu bằng cách trích từ lợi nhuận không chia hoặc vay từ nguồn phi chính thức nên ảnh hưởng đến khả năng sinh lãi của các DN; mặt khác do cơ chế của ngân hàng, các DN khó tiếp cận được với các khoản vay dài hạn dẫn đến việc sử dụng vốn không đúng mục đích như vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn; điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn và hoạt động của DN. Bên cạnh đó do không đủ vốn để đầu tư cho công nghệ và trang thiết bị hiện đại dẫn đến tiêu hao nhiều nguyên liệu, giá thành cao, sức cạnh tranh yếu, giảm hiệu quả kinh doanh của DN

Từ chiến lược sử dụng nguồn vốn dẫn đến việc trang bị máy móc, thiết bị công nghệ trong DN rất lạc hậu, chỉ trừ một số ít các DN mới thành lập còn đa

số sử dụng công nghệ lạc hậu so với các nước trong khu vực. Chất lượng hàng hóa thấp, giá cả cao, năng lực cạnh tranh, tìm kiếm mở rộng thị trường nhất là thị trường để xuất khẩu còn hạn chế. Bên cạnh đó tiếp cận thông tin thị trường thế giới, kỹ năng cải tiến mẫu mã mặt hàng…là những nhân tố tác động ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của KTTN là điều không tránh khỏi.

2.2. Thực trạng các yếu tố cơ bản của môi trường đầu tư

2.2.1 Tài nguyên thiên nhiên

2.2.1.1 Tài nguyên đất

Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng, Tây Ninh có 5 nhóm đất chính với 15 loại đất khác nhau theo nguồn gốc phát sinh. Tài nguyên đất trên địa bàn khá phong phú, có thể phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau, ngoài ra cũng rất thuận lợi cho phát triển các công trình kết cấu hạ tầng.

Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010


Loại đất

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên

403.966,83


Đất nông nghiệp

342.538,86

84,79

Đất phi nông nghiệp

61.339,53

15,18

Đất chưa sử dụng

88,44

0,02

Nguồn: Niên giám Thống kê Tây Ninh 2010

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Tây Ninh là 403.966,83 ha; trong đó, đất nông nghiệp (nông, lâm, ngư nghiệp) chiếm 84,79%; đất phi nông nghiệp chiếm 15,18%; còn lại đất chưa sử dụng chiếm 0,02%. Tài nguyên đất dự trữ cho phát triển kinh tế - xã hội về cơ bản đã được sử dụng hết, vì vậy vấn đề sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nâng cao giá trị tạo ra trên 1 ha diện tích đất sử dụng trong mỗi một ngành, lĩnh vực có vị trí đặc biệt quan trọng trong tương lai.

Đây là một trong những khó khăn đối với KTTN trong quá trình đầu tư, nhất là đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cũng như các DN tư nhân cần

mở rộng diện tích đất để đầu tư vào các cơ sở sản xuất, các ngành kinh doanh dịch vụ khác.

2.2.1.2 Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt ở Tây Ninh chủ yếu dựa vào hệ thống kênh rạch trên địa bàn toàn tỉnh, với chiều dài của toàn bộ hệ thống 617km, trung bình 0,11km/km2 và chủ yếu dựa vào 2 sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông.

Bên cạnh đó, Tây Ninh có nguồn nước ngầm khá phong phú, phân bố rộng khắp. Tổng lưu lượng nước ngầm có thể khai thác được 50 - 100 ngàn m3/giờ. Vào mùa khô, vẫn có thể khai thác nước ngầm, đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Tuy nhiên, nếu các DN KTTN đầu tư vào các ngành khai thác này đòi hỏi cần phải có trang thiết bị hiện đại để vừa sử dụng hợp lý, đảm bảo môi trường nước và môi trường vệ sinh và chính sách đúng đắn trong việc khai thác loại tài nguyên này.

2.2.1.3. Tài nguyên khoáng sản:

Bảng 2.3 Địa bàn phân bố và trữ lượng tiềm năng của các loại khoáng sản


Loại

Khoáng sản


Địa bàn phân bố chủ yếu

Trữ lượng

tiềm năng (triệu m2)

1. Than bùn

Châu Thành, Tân Biên, Bến Cầu, Trảng

Bàng

13,00

2. Kaolin

Tân Châu, Dương Minh Châu, Thị xã, Hoà

Thành, Gò Dầu, Châu Thành, Trảng Bàng

19,40

3. Đá xây dựng

Tân Biên, Thị xã, Dương Minh Châu

84,78


4. Cát xây dựng

Tân Biên, Gò Dầu, Bến Cầu, Châu Thành,

Dương Minh Châu, Hòa Thành, Trảng Bàng


29,00

5. Cuội sỏi

Tân Châu, Dương Minh Châu, Thị xã,

Châu Thành, Trảng Bàng

4,48

6. Vật liệu san

Tân Châu, Dương Minh Châu, Gò Dầu,

180,00

Trảng Bàng



7. Sét gạch ngói

Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Bến Cầu, Thị xã, Hoà Thành, Gò Dầu, Trảng

Bàng


285,00

8. Đá vôi xi

măng

Tân Châu

69,36

9. Laterit phụ

gia

Tân Châu

85,00

10. Nước

khoáng

Châu Thành, Trảng Bàng

1,00

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2023