Các Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Hoàn Thiện Môi Trường Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kttn.

Công tác cải cách hành chính chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới. Bộ máy nhà nước chưa tinh gọn, hiệu quả.

Nguồn vốn đầu tư của tỉnh còn hạn chế, việc đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ DN chưa đúng mức.

Hệ thống các chính sách của tỉnh chưa đồng bộ, cụ thể và ổn định. Chậm ban hành các chính sách, môi trường đầu tư cho KTTN, thậm chí có những kế hoạch chưa cụ thể, hiệu quả thực hiện chưa cao. Khả năng cụ thể hóa các quy định, hướng dẫn của CP vào chính sách của địa phương còn hạn chế.

Công tác kiểm tra, giám sát kết quả triển khai thực hiện các chính sách, kế hoạch của các ngành, các cấp chưa thường xuyên; việc sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp để hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN sơ sài, chưa sát đúng, phù hợp và hiệu quả.

Kinh tế nhà nước mà vai trò chủ đạo là các DNNN của tỉnh chưa thật sự hỗ trợ trên tất cả các mặt tạo điều kiện hỗ trợ cho KTTN phát triển.

Việc phối hợp giữa chính quyền và DN trong nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư còn hạn chế, chưa huy động được sự đóng góp của DN trong nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đào tạo lao động, thực thi các chính sách, quy định…

2.4. Bài học kinh nghiệm

Từ những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân hạn chế yếu kém trong việc hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN trong thời gian qua, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, Quán triệt, triển khai các chủ trương, các chính sách của Trung ương của tỉnh nhằm tạo được sự thống nhất, đồng thuận trong toàn Đảng bộ, chính quyền, DN và nhân dân trong việc thực hiện tốt các chính sách, giải pháp hỗ trợ hoàn thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện cho KTTN phát triển.

Hai là, xác định yếu tố nội lực có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội; phải phát huy triệt để và sử dụng có hiệu quả yếu tố nội lực nhằm tạo điều kiện thu hút nguồn ngoại lực, thu hút và mở rộng đầu tư của các DN. Khai

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

thác nội lực là phải xây dựng được kế hoạch phát triển KTTN trong dài hạn; xây dựng và củng cố chính quyền các cấp, đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực thực hiện nhiệm vụ, có trình độ và phẩm chất đạo đức tốt, kiên quyết chống tệ nạn tham nhũng, quan liêu, gây khó khăn cho hoạt động của DN; phải xây dựng được lòng tin của DN đối với sự phát triển của tỉnh Tây Ninh.

Ba là, các yếu tố cơ bản của môi trường đầu tư quyết định chất lượng môi trường đầu tư, hiệu quả thu hút đầu tư và kết quả hoạt động của DN. Hoàn thiện môi trường đầu tư là hoàn thiện đồng bộ các yếu tố cơ bản của môi trường đầu tư, các yếu tố đều quan trọng như nhau, không được xem nhẹ yếu tố nào.

Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh - 10

Bốn là, cơ chế chính sách hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN phải đồng bộ, phù hợp. Phải mạnh dạn tiên phong đề ra các chính sách mang lại hiệu quả thiết thực cho phát triển KTTN nhưng không quá rập khuôn, máy móc, thụ động và không trái với pháp luật, quy định của nhà nước.

Năm là, phát triển KTTN phải gắn liền với hoàn thiện môi trường đầu tư, không thể phát triển KTTN khi môi trường đầu tư chưa tốt. Môi trường đầu tư như là môi trường sống cho KTTN, khi môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, không ô nhiễm thì KTTN “khỏe mạnh” hơn.

Tóm tắt chương II

Bằng phương pháp phân tích và khảo sát thực tế, so sánh. Qua nghiên cứu các yếu tố cơ bản của môi trường đầu tư tỉnh Tây Ninh có một số tiềm năng về đất đai, vị trí tương đối thuận lợi do nằm trong vùng KTTĐPN hết sức năng động, tiếp giáp với TP. HCM, Bình Dương là những địa phương dẫn đầu về chất lượng môi trường đầu tư. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đang được quan tâm phát triển nên sẽ sớm phát huy ưu thế. Nguồn lao động từ nông nghiệp số lượng lớn có khả năng dịch chuyển sang khu vực công nghiệp đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển. Tuy nhiên, một trong những vấn đề tồn tại lớn của tỉnh là năng lực về vốn yếu nên việc cải thiện hạ tầng kỷ thuật phải trong dài hạn. Các cơ chế chính sách hỗ trợ DN, phát triển KTTN cần xem xét, điều chỉnh, bổ sung, cụ thể hóa cho phù hợp…

Bằng phương pháp khảo sát phân tích luận văn đã làm sáng tỏ định tính và định lượng thực trạng môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN trên các mặt về yếu tố cấu thành môi trường đầu tư, các chính sách kinh tế tác động ảnh hưởng đến môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN.

Trên cơ sở thực trạng luận văn đã rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm nhằm khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện vấn đề này, làm cơ sở cho những quan điểm và giải pháp trong chương 3 về hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Chương 3

NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ

TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH

3.1 Những quan điểm cơ bản

Trên cơ sở Đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng hướng tới năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, của vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, căn cứ vào Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Tây Ninh, xuất phát từ các tiềm năng và thực trạng môi trường đầu tư của tỉnh, từ nay đến năm 2020, hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN của Tây Ninh cần nắm vững các quản điểm cơ bản sau:

Một là, Hoàn thiện môi trường đầu tư cho khu vực KTTN phát triển, coi các DN tư nhân là lực lượng chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Khuyến khích phát triển DN, đặc biệt là DN ngoài quốc doanh chính là một trong những chính sách quan trọng trong phát huy nội lực. Tranh thủ hơn nữa việc thu hút nguồn vốn từ các DN trong và ngoài tỉnh để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.

Hai là, Tạo mọi điều kiện thu hút đầu tư và mở rộng đầu tư trên cơ sở địa phương và DN cùng có lợi. Tuy nhiên, việc tiếp nhận đầu tư phải thỏa mãn nhu cầu của hai bên và cả hai bên cùng có lợi, nhưng không chấp nhận đánh đổi tất cả để tiếp nhận đầu tư. Thu hút đầu tư phải có chọn lọc, hạn chế các mặt tiêu cực đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững.

Ba là, Thực sự đối xử bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế. Hạn chế sự can thiệp thường xuyên trực tiếp của nhà nước vào hoạt động kinh doanh của DN. Tạo điều kiện tối đa cho mọi công dân phát huy ý kiến và hình thành thực hiện ý tưởng kinh doanh. Tạo điều kiện tối đa cho mọi công dân phát huy sáng kiến, hình thành và thực hiện ý tưởng kinh doanh sẽ là tiền đề tốt nhất cho việc nâng cao tính hiệu quả, linh hoạt và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Bốn là, Phát huy hơn nữa lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lực và các tiềm năng tại chỗ trong quan hệ hợp tác với bên ngoài. Tạo sự hợp tác chặt chẽ giữa nền kinh tế Tây Ninh với cả nước, trước hết là với vùng Đông Nam Bộ, và vùng KTTĐPN.

Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực; Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, cùng với việc đưa nhanh các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất coi đây như là một nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế của tỉnh.

3.2 Mục tiêu hoàn thiện môi trường đầu tư

Phấn đấu đến năm 2020:


- Xây dựng Tây Ninh trở thành tỉnh công nghiệp phát triển của vùng KTTĐPN.

- Là địa bàn quan trọng về hợp tác quốc tế và giao lưu kinh tế với Campuchia và cả nước.

- Chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh (CPI) nằm trong 10 tỉnh tốt nhất so với cả nước.

- Môi trường đầu tư thực sự thông thoáng, thuận lợi, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Hiệu quả hoạt động của khu vực KTTN ngày càng phát triển, đóng góp 80% GDP của tỉnh.

3.3 Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN.

Từ những nhân tố ảnh hướng đến môi trường đầu tư cũng như những tác động của môi trường đầu tư đến việc phát triển KTTN mà trong thời gian tới cần ưu tiên công tác hoàn thiện môi trường đầu tư theo hướng ngày càng minh bạch, thông thoáng, hấp dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN hoạt động ổn định và phát triển. Tuy nhiên công việc này không thể nóng vội, không thể đòi hỏi có kết quả ngay mà cần thời gian và phải có một chiến lược cụ thể. Sau đây là một số

giải pháp cơ bản hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

3.3.1. Sử dụng, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường

Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN phải gắn với tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Điều đó cần phải đảm bảo một sự cân bằng giữa nhu cầu tăng trưởng kinh tế với đòi hỏi bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tái tạo môi trường, vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của thế hệ hiện tại trong tăng trưởng và phát triển, vừa không làm phương hại gì đến nhu cầu và khả năng ứng dụng các nguồn tài nguyên của các thế hệ tương lai.

Thực hiện sự phát triển “bình đẳng và cân đối” về hoàn thiện môi trường đầu tư cho phát triển KTTN sẽ chấm dứt tình trạng đi kèm với lợi nhuận tăng cao của các DN là cái giá phải trả bằng tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá, khai thác bừa bãi, sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường. Để thực hiện hiệu quả phát triển bền vững môi trường đầu tư cần thực hiện tốt các vấn đề cụ thể sau đây:

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lý, tránh lãng phí, thất thoát tài nguyên khoáng sản. Khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản phải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái và sử dụng hợp lý cá nguồn tài nguyên. Thực hiện đánh giá tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn làm cơ sở để xác định ngành nghề, lĩnh vực, định hướng đầu tư của DN cho phù hợp.

Có chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các DN đầu tư hiệu quả, sử dụng tiết kiệm tài nguyên trong quá trình khai thác, chế biến nhất là các loại khoáng sản; những tài nguyên không thể tái sinh, đồng thời bảo vệ môi trường, môi sinh trong quá trình khai thác, đạt mục tiêu phát triển bền vững trong hoạt động này.

Tăng cường công tác quản lý bảo vệ tài nguyên, môi trường. Sử dụng hợp lý tài nguyên, đảm bảo tài nguyên nhất là tài nguyên đất đai trở thành nguồn lực

phát triển KTTN. Cùng với nguồn đầu tư của ngân sách nhà nước huy động nhiều nguồn đầu tư khác theo hướng xã hội hóa để bảo vệ môi trường, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của các DN, cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường…

Thực hiện nghiêm túc, nâng cao chất lượng thẩm định nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường trong công tác cấp giấy CNĐKKD của DN. Nhất là đối các lĩnh vực khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến…

3.3.2. Phát triển đồng bộ và hiện đại của kết cấu hạ tầng kỹ thuật

Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỷ thuật. Trong đó tập trung đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông, coi giao thông là một trong những động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hội nghị Trung ương 3 khóa XI ngày 25 tháng 12 năm 2011 đã nhấn mạnh đến vấn đề này. Phát huy tối đa về lợi thế địa lý của tỉnh, phát triển hệ thống giao thông vận tải đối ngoại như hệ thống giao thông đường bộ (trong đó chú ý các tuyến đấu nối tạo điều kiện khai thác biên mậu với nước bạn Cămpuchia), đường sông, ở các vùng trọng điểm kinh tế như các khu công nghiệp, các vùng sản xuất hàng hóa. Đến năm 2020, cơ bản ổn định hệ thống hạ tầng giao thông.

Đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm CN để có diện tích mắt bằng cho DN phát triển sản xuất. Tạo sự bình đẳng giữa khu vực KTTN và kinh tế nhà nước trong đấu thầu đầu xây dựng phát triển hạ tầng. Khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia, có sự hỗ trợ giá của nhà nước. Miễn giảm thuế chuyển quyền sử dụng đất cho các dự án đầu tư hạ tầng kỷ thuật.

Đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng điện để phát triển kinh tế của địa phương với chất lượng cao và dịch vụ ngày càng tốt hơn. Hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, nâng cao chất lượng mạng lưới truyền tải điện đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định cho khách hàng, giảm sự cố, giảm tổn thất điện năng. Tập trung đầu tư nguồn và lưới điện truyền tải nhất là các trạm biến áp 110 KV, đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định cho DN hoạt động, nhất là tại

các khu công nghiệp và khu kinh tế cửa khẩu. Đầu tư cải tạo lưới điện ở các vùng nông thôn, phấn đấu số hộ sử dụng điện lưới quốc gia đến năm 2015 đạt 99% và năm 2020 sẽ đạt 100%.

Tiếp tục xây dựng, mở rộng các nhà máy cấp nước hiện hữu; đồng thời xây dựng mới một số hệ thống cấp nước theo hướng khai thác hợp lý và triệt để bảo vệ nguồn tài nguyên nước. Ưu tiên khai thác và sử dụng nguồn nước mặt cho các hoạt động kinh tế. Xây dựng mới các hệ cấp nước tại các xã chưa có hệ thống cấp nước, nâng cấp, hoàn thiện các hệ cấp nước đã được xây dựng nhằm tăng tỉ lệ số hộ dân tại nông thôn được sử dụng nước sạch.

Tập trung đầu tư cho hệ thống thoát nước tại các đô thị. Xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải cho thị xã và 40% thị trấn. Trước mắt, tập trung xây dựng hệ thống thoát nước bẩn và thoát nước mưa. Chú ý xây dựng hệ thống thu gom tập trung về các trạm làm sạch riêng để xử lý.

Xây dựng các khu thuỷ lợi nhỏ lợi dụng nước thuỷ triều để tưới tiêu tự chảy có kết hợp với bơm nhỏ. Ưu tiên xây dựng trước các kênh trục; xây dựng một số trạm bơm có khả năng phát huy hiệu quả nhanh.

Hoàn chỉnh các công trình tưới tiêu khu vực Tây Vàm Cỏ Đông như: xây dựng hệ thống kênh tạo nguồn nước để tưới bằng thuỷ triều, hoặc dùng các máy bơm có quy mô lớn để tưới các vùng có cao độ địa hình từ +2,5 m trở xuống; triển khai thực hiện dự án đê bao chống lũ ven sông Vàm Cỏ Đông. Triển khai thực hiện các dự án nạo vét các kênh rạch trên toàn tỉnh. Triển khai thực hiện dự án rà soát quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Tây Ninh đến năm 2015 và những định hướng lớn đến năm 2020, với mục tiêu cụ thể hóa phương hướng và mục tiêu cũng như đề xuất những giải pháp, dự án cụ thể phát triển hệ thống thủy lợi, đảm bảo khai thác hợp lý và bảo vệ tốt nguồn tài nguyên nước trên địa bàn.

Mạng viễn thông, mạng cáp điện thoại được nâng cấp và thay thế dần bằng cáp quang đảm bảo đáp ứng nhu cầu truyền thông như điện thoại, internet và các dịch vụ khác. Từng bước ngầm hoá mạng cáp đã có để đảm bảo chất lượng, an toàn và mỹ quan đô thị, mạng cáp xây mới tại các trung tâm huyện thị

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 06/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí