Thảo Luận Về Thang Đo Và Giả Thuyết Nghiên Cứu


nhiễm, giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên, giảm mức tiêu thụ năng lượng và tuân thủ các quy định về môi trường sẽ tác động tích cực làm tăng HQHĐ.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ba phương diện này đều tác động gián tiếp và cùng chiều đến HQHĐ của các DNDL vùng DHNTB thông qua ba biến trung gian là SGBNV, SCKNĐT và STGCĐĐP. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các hoạt động của doanh nghiệp xem xét đến các yếu tố xã hội tác động gián tiếp đến HQHĐ thông qua SGBNV (β = 0,062), SCKNĐT (β = 0,039) và STGCĐĐP (β = 0,032). Do

đó, tổng tác động gián tiếp là β = 0,133. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt động của doanh nghiệp xem xét đến các yếu tố kinh tế tác động gián tiếp đến HQHĐ thông qua SGBNV (β = 0,068), SCKNĐT (β = 0,020) và STGCĐĐP (β = 0,027). Do đó

tổng tác động gián tiếp là β = 0,115. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt động của doanh nghiệp xem xét đến các yếu tố môi trường tác động gián tiếp đến HQHĐ thông qua SGBNV (β = 0,050), SCKNĐT (β = 0,018) và STGCĐĐP (β = 0,032). Do đó

tổng tác động gián tiếp là β = 0,099. Điều này chỉ ra rằng cả ba yếu tố SGBNV, SCKNĐT và STGCĐĐP đều đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường HQHĐ.

4.7.2 Thảo luận về thang đo và giả thuyết nghiên cứu

Bền vững doanh nghiệp về phương diện kinh tế

Bảng 4.22: Thống kê mô tả về phương diện kinh tế


Mã hóa


Thang đo

Thấp nhất

Cao nhất

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Phương diện kinh tế

KT1

Công ty của Ông/Bà đã giảm chi phí đầu vào

cho cùng một mức đầu ra.

2

5

3,92

0,677

KT2

Công ty của Ông/Bà đã làm việc với các

quan chức chính phủ để bảo vệ lợi ích của công ty.

2

5

3,83

0,707

KT3

Công ty của Ông/Bà đã tạo khác biệt về quy trình/sản phẩm dựa trên những nỗ lực marketing cho thành quả về môi trường của

quy trình/sản phẩm.

2

5

3,85

0,703

KT4

Công ty của Ông/Bà đã cam kết về điều kiện việc làm tốt, đào tạo nhân viên, lương thưởng

và quan tâm đến lợi ích của nhân viên.

2

5

3,95

0,677

Giá trị trung bình của thang đo CS về phương diện kinh tế

3,89


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam - 18

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2020)


Bảng 4.22 trình bày kết quả thống kê mô tả của thang đo CS về phương diện kinh tế cho thấy đây là thang đo được các doanh nghiệp đánh giá thấp nhất trong ba phương diện của thang đo CS (với giá trị trung bình của thang đo về phương diện xã hội là 3,89). Kết quả nghiên cứu cho thấy các DNDL vùng DHNTB đã quan tâm đến việc cam kết về điều kiện việc làm tốt, đào tạo nhân viên, lương thưởng và quan tâm đến lợi ích của nhân viên (với giá trị trung bình cao nhất thang đo này là 3,95). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đã quan tâm đến các hoạt động như cắt giảm chi phí hoạt động, tạo khác biệt về quy trình/sản phẩm dựa trên những nỗ lực marketing cho thành quả về môi trường của quy trình/sản phẩm và các doanh nghiệp đã quan tâm đến việc làm việc với các quan chức chính phủ để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp.

Bền vững doanh nghiệp về phương diện xã hội

Bảng 4.23: Thống kê mô tả về phương diện xã hội


hóa

Thang đo

Thấp

nhất

Cao

nhất

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

Phương diện xã hội

XH1

Công ty của Ông/Bà đã cải thiện sức khỏe

và an toàn cho nhân viên hay cộng đồng.

2

5

3,93

0,722

XH2

Công ty của Ông/Bà đã nhận biết và hành động đối với nhu cầu tài trợ cho các sáng

kiến cộng đồng địa phương.

2

5

3,92

0,729

XH3

Công ty của Ông/Bà đã bảo vệ các khiếu

nại và quyền lợi của cộng đồng địa phương.

2

5

3,94

0,732

XH4

Công ty của Ông/Bà đã truyền thông các

tác động và rủi ro môi trường của công ty đến công chúng.

2

5

3,86

0,728

XH5

Công ty của Ông/Bà đã xem xét những lợi

ích của các bên liên quan trong các quyết định đầu tư bằng cách đối thoại chính thức.

2

5

3,89

0,696

Giá trị trung bình của thang đo CS về phương diện xã hội

3,91


(Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2020)

Bảng 4.23 trình bày kết quả thống kê mô tả của thang đo CS về phương diện xã hội. Kết quả cho thấy nhìn chung CS trong các DNDL vùng DHNTB được đánh giá khá cao (với giá trị trung bình của thang đo về phương diện xã hội là 3,91). Kết quả này cho thấy các DNDL vùng DHNTB đã quan tâm cũng như bảo vệ các khiếu nại và quyền lợi


của cộng đồng địa phương (với giá trị trung bình cao nhất thang đo này là 3,94), cùng với đó các DNDL cũng đã quan tâm cải thiện sức khỏe và an toàn cho nhân viên hay CĐĐP nơi doanh nghiệp hoạt động. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đã nhận biết và hành động đối với các hoạt động tài trợ cho các sáng kiến liên quan đến CĐĐP. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng đã truyền thông các tác động và rủi ro môi trường của doanh nghiệp đến công chúng, cùng với đó các doanh nghiệp cũng đã xem xét những lợi ích của các bên liên quan trong các quyết định đầu tư bằng cách đối thoại chính thức của mình.

Bền vững doanh nghiệp về phương diện môi trường

Bảng 4.24: Thống kê mô tả về phương diện môi trường


hóa

Thang đo

Thấp

nhất

Cao

nhất

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

Phương diện môi trường

MT1

Công ty của Ông/Bà đã tiết giảm tiêu thụ

năng lượng.

2

5

3,87

0,642

MT2

Công ty của Ông/Bà đã giảm các tác

động đến môi trường đối với các sản phẩm/dịch vụ của công ty.

2

5

3,86

0,638

MT3

Các quan hệ đối tác của công ty Ông/Bà

đều được thiết lập trên cơ sở giảm tác động đến môi trường.

2

5

3,85

0,630

MT4

Công ty của Ông/Bà đã thực hiện các

hành động tự nguyện để phục hồi môi trường.

2

5

3,82

0,694

MT5

Công ty của Ông/Bà đã thực hiện các quy

trình kiểm toán môi trường và công bố thông tin.

2

5

3,70

0,658

Giá trị trung bình của thang đo CS về phương diện môi trường

3,82


(Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2020) Bảng 4.24 trình bày kết quả thống kê mô tả của thang đo CS về phương diện môi trường. Kết quả cho thấy các DNDL vùng DHNTB đã quan tâm đến các hoạt động môi trường trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược của doanh nghiệp (với giá trị trung bình của thang đo về phương diện môi trường là 3,82). Kết quả này cho thấy các DNDL đã có những hành đồng thiết thực như giảm tiêu thụ năng lượng và giảm các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng đã quan tâm


đến việc thực hiện các hành động tự nguyện để phục hồi môi trường và các quy trình kiểm toán môi trường và công bố thông tin.

Sự gắn bó của nhân viên

Trên thực tế, thật dễ hiểu tại sao sự gia tăng phổ biến các nghiên cứu về SGBNV, vì kết quả của SGBNV chính xác là những gì hầu hết các tổ chức cần. Khi nhân viên gắn bó với doanh nghiệp, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn và có lợi nhuận cao hơn, họ cũng sẽ ít có khả năng vắng mặt hơn, và sẵn sàng làm việc chăm chỉ hơn cho các doanh nghiệp của họ (Fleming và Asplund, 2007; Wagner và Harter, 2006). Vance (2006) cũng gợi ý rằng các SGBNV tạo ra xếp hạng hài lòng của khách hàng cao hơn và làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp, từ đó làm tăng HQHĐ.

Bảng 4.25: Thống kê mô tả thang đo về SGBNV


hóa

Thang đo

Thấp

nhất

Cao

nhất

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

GB1

Nhân viên tại công ty của Ông/Bà có niềm tin mãnh liệt vào tổ chức và chấp

nhận các mục tiêu và giá trị của tổ chức.

2

5

3,84

0,642

GB2

Nhân viên tại công ty của Ông/Bà sẵn sàng nỗ lực đáng kể trong việc thay mặt

cho tổ chức.

2

5

3,82

0,669

GB3

Nhân viên tại công ty của Ông/Bà có mong muốn mạnh mẽ để duy trì tư cách

thành viên trong tổ chức.

2

5

3,83

0,641

GB4

Nhân viên ở Công ty của Ông/Bà cho rằng việc rời bỏ doanh nghiệp sẽ rất tốn

kém.

2

5

3,81

0,643

GB5

Nhân viên ở Công ty của Ông/Bà cảm thấy có nghĩa vụ đối với doanh nghiệp và niềm tin rằng ở lại là “điều đúng đắn”

phải làm.

2

5

3,80

0,628

Giá trị trung bình của thang đo SGBNV

3,82


(Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2020) Bảng 4.25 trình bày kết quả thống kê mô tả của thang đo SGBNV cho thấy nhìn chung các DNDL vùng DHNTB đánh giá khá cao SGBNV trong doanh nghiệp mình (với giá trị trung bình của thang đo là 3,82). Đây là một tín hiệu tốt khi mà SGBNV đối với doanh nghiệp là rất quan trọng. Một báo cáo nghiên cứu trên 200 doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam được Viện Nghiên cứu và quản lý


kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện gần đây cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp có kết quả tăng trưởng tích cực và hội nhập tốt đều là các doanh nghiệp có nền tẳng nhân sự tốt và phương thức quản trị nhân sự hiệu quả. Qua đó cho thấy SGBNV đối với doanh nghiệp có tác động tốt đến HQHĐ của các doanh nghiệp.

Sự cam kết của nhà đầu tư

Một số nghiên cứu đã xác định ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp về SCKNĐT đến hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp trong các trường hợp cụ thể (Lo và Shue, 2007; Silver và cộng sự, 2010; Rodgers và cộng sự, 2013). Tuy nhiên, nhìn chung, các tác động khá hạn chế và khó xác định và định lượng trong số vô số các yếu tố liên quan đến việc thiết lập và thực hiện quản lý môi trường của doanh nghiệp. Berry và Junkus (2013) cho thấy rằng các nhà đầu tư quan tâm đến các công ty hiển thị các chính sách xã hội tích cực hơn. Đồng thời, Berry và Junkus (2013) cũng cho rằng các nhà đầu tư nên tham gia vào các hoạt động của các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ hoặc gây áp lực để các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động vì sự bền vững hơn.

Bảng 4.26: Thống kê mô tả thang đo về SCKNĐT


hóa

Thang đo

Thấp

nhất

Cao

nhất

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

NDT1

Các tổ chức tài chính tích hợp việc thực hiện bền vững doanh nghiệp vào quá trình phân tích phương án tài trợ và quyết định tài trợ của họ đối với các dự án đầu tư của

doanh nghiệp của Ông/Bà.

2

5

2,96

0,760

NDT2

Các cổ đông của công ty của Ông/Bà càng ngày càng tham gia tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội

và môi trường của doanh nghiệp.

2

5

2,97

0,753

NDT3

Các tổ chức tài chính nơi doanh nghiệp của Ông/Bà giao dịch cam kết cung cấp đủ nguồn vốn vay cho các dự án đầu tư vì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng các

nguồn lực, cải thiện xã hội và môi trường.

2

5

2,90

0,769

Giá trị trung bình của thang đo SCKNĐT

2,94


(Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2020)


Bảng 4.26 trình bày kết quả thống kê mô tả của thang đo SCKNĐT cho thấy thang đo này được đánh giá thấp nhất trong các thang đo trong luận án (với giá trị trung bình của thang đo là 2,94). Yếu tố “Các cổ đông của công ty của Ông/Bà càng ngày càng tham gia tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường của doanh nghiệp” được đánh giá cao nhất trong thang đo SCKNĐT với điểm trung bình là 2,97. Yếu tố “Các tổ chức tài chính nơi doanh nghiệp của Ông/Bà giao dịch cam kết cung cấp đủ nguồn vốn vay cho các dự án đầu tư vì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, cải thiện xã hội và môi trường” được đánh giá thấp nhất với điểm trung bình là 2,90. Qua đó có thể thấy theo đánh giá của các doanh nghiệp về SCKNĐT đối với việc cung cấp đủ nguồn vốn vay cho các dự án đầu tư vì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, cải thiện xã hội và môi trường vẫn còn hạn chế.

Kết quả thống kê mô tả cho thấy phần lớn các doanh nghiệp khảo sát trong luận án là các DNDL vừa và nhỏ. Điều này cũng có thể lí giải lý do vì sao thang đo đo về SCKNĐT lại được đánh giá thấp. Thực tế có thế thấy rằng khó khăn lớn nhất đối với các DNNVV là tiếp cận nguồn vốn

Sự tham gia của cộng đồng địa phương

Bảng 4.27: Thống kê mô tả thang đo về STGCĐĐP


hóa

Thang đo

Thấp

nhất

Cao

nhất

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

CD1

Cộng đồng địa phương đang giữ vai

trò lãnh đạo như là doanh nhân đổi mới sáng tạo và người lao động.

2

5

3,84

0,673

CD2

Cộng đồng địa phương có tiếng nói

trong quá trình ra quyết định phát triển du lịch tại địa phương.

2

5

3,76

0,666

CD3

Cộng đồng tại địa phương được tư vấn và theo đó các chính sách du

lịch được xem xét lại.

2

5

3,83

0,706

Giá trị trung bình của thang đo STGCĐĐP

3,81


(Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2020)

Trong nghiên cứu của Lee (2013), lối sống của cư dân cộng đồng có thể ảnh hưởng đến những thay đổi cơ cấu trong ngành du lịch xảy ra do sự phát triển liên tục của du lịch. Do đó, sự hỗ trợ của người dân là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển cộng


đồng đang diễn ra. Kết quả của nghiên cứu này đã củng cố và khẳng định vai trò của STGCĐĐP trong các hoạt động CS.

Bảng 4.27 trình bày kết quả thống kê mô tả của thang đo STGCĐĐP cho thấy nhìn chung các DNDL vùng DHNTB đánh giá trên mức trung bình 3,5 (với giá trị trung bình của thang đo là 3,81). Tuy nhiên, yếu tố “Cộng đồng địa phương có tiếng nói trong quá trình ra quyết định phát triển du lịch tại địa phương” được đánh giá thấp nhất thang đo với điểm trung bình là 3,76. Qua đó có thể thấy STGCĐĐP vào các hoạt động du lịch tại các địa phương trong vùng DHNTB cần được quan tâm nâng cao hơn nữa. Do đó, Chính phủ và Nhà nước Việt Nam cần khuyến khích và tạo thuận lợi nhằm tăng cường STGCĐĐP vào phát triển du lịch, điều này không những đem lại giá trị tốt đẹp cho địa phương mà còn đem lại lợi ích cho chính CĐĐP và cho các các doanh nghiệp trong vùng.

Hiệu quả hoạt động

Các nghiên cứu trước về tác động của CS đến HQHĐ, điển hình như nghiên cứu của Eccles và cộng sự (2014) cho thấy các doanh nghiệp PTBV có hiệu quả cao vượt trội so với các đối tác trong dài hạn, cả về thị trường chứng khoán và hiệu quả kế toán. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng bền vững đoanh nghiệp được cấu thành từ ba phương diện kinh tế, phương diện xã hội và phương diện môi trường. Cả ba phương diện này đều có tác động tích cực đến HQHĐ của các DNDL trong vùng DHNTB. Thực tế cũng chỉ ra rằng những doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc và tốt các hoạt động bền vững sẽ góp phần nâng cao HQHĐ. CS không còn là khái niệm xa lạ với doanh nghiệp, không ít doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề này và đưa vào chiến lược dài hạn.

Thực tế, bền vững giúp doanh nghiệp khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên, sử dụng năng lượng một cách hợp lý, hướng đến nguồn năng lượng sạch và năng lượng có thể tái tạo. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí, hạn chế những yếu tố mang tính hệ thống của vấn đề bảo vệ môi trường và nhiều vấn đề xã hội tác động đến doanh nghiệp. Một doanh nghiệp tiêu tốn ít năng lượng, nhiên liệu và thân thiện môi trường, ít phát thải sẽ được giang rộng vòng tay chào đón hơn.

Đánh giá kết quả hoạt động của các DNDL vùng DHNTB nhìn chung khá tốt, tất cả các biến quan sát trong thang đo đều được đánh giá khá cao (trung bình từ 3,94 đến 4,04). Đây là một dấu hiệu tốt cho ngành du lịch nói chung và du lịch trong vùng DHNTB tại Việt Nam nói riêng.


Bảng 4.28: Thống kê mô tả thang đo về HQHĐ


hóa

Thang đo

Thấp

nhất

Cao

nhất

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

HQ1

Lợi nhuận của công ty của Ông/Bà tăng nhanh hơn so với trung bình

ngành.

2

5

4,04

0,674

HQ2

Lợi nhuận trên tài sản (ROA) của công ty công ty của Ông/Bà cao hơn đáng

kể so với trung bình ngành.

2

5

3,98

0,699

HQ3

Giá trị gia tăng trên mỗi nhân viên cao

hơn đáng kể so với trung bình ngành.

2

5

4,08

0,686

HQ4

Uy tín của công ty Ông/Bà đối với

khách hàng đã được cải thiện.

2

5

3,97

0,688

HQ5

Có sự tin tưởng lẫn nhau giữa công ty

của Ông/Bà và các nhà cung cấp của công ty.

2

5

3,96

0,627

HQ6

Chất lượng sản phẩm và dịch vụ của

công ty của Ông/Bà cao hơn mức trung bình của ngành.

2

5

3,94

0,673

Giá trị trung bình thang đo hiệu quả hoạt động

4,00


(Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2020) Cuối cùng, nghiên cứu đề xuất 15 giả thuyết, kết quả ước lượng mô hình cấu trúc (Bảng 4.11) cho thấy tất cả các hệ số đường dẫn đều có giá trị dương. Điều này chứng tỏ các mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu đều có mối quan hệ thuận chiều hay nói cách khác là các giả thuyết nghiên cứu đề xuất trong nghiên cứu đều được chấp nhận. Khi nhận được kết quả như kỳ vọng ở các giả thuyết nghiên cứu, luận án tiếp tục

phân tích sự khác biệt và tiến hành thảo luận về sự khác biệt này.

4.7.3 Thảo luận về sự khác biệt giữa các nhóm

Về loại hình doanh nghiệp

Kết quả kiểm tra sự khác biệt cho thấy, có sự khác biệt về HQHĐ của các DNDL trong vùng DHNTB về các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Bên cạnh đó, kết quả thống kê mẫu nghiên cứu chính thức cho thấy, các công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ lệ lớn nhất là 48,37% và công ty cổ phần chiếm 30,93%. Đồng thời, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn có HQHĐ tốt hơn các doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch vùng DHNTB. Điều này cũng phù hợp với điều kiện thực tế, khi mà loại hình doanh nghiệp tư nhân với khả năng tài chính hạn

Xem tất cả 268 trang.

Ngày đăng: 07/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí