Diện Tích Rừng Hiện Có Đến 31/12 Hàng Năm Phân Theo Loại Rừng

lấp

Nguồn Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Tây Ninh

Tài nguyên khoáng sản hầu như không có, chủ yếu thuộc nhóm phi kim loại như: than bùn, đá vôi, cuội, sỏi, cát, sét và đá xây dựng. Trong đó than bùn có trữ lượng 13 triệu tấn, phân bố rải rác dọc theo sông Vàm Cỏ Đông, chất lượng rất tốt, dùng để chế biến phân vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp, cải tạo đất; đất sét dùng để sản xuất gạch ngói có trữ lượng khoảng 16 triệu m3, được phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh; Đá laterit có trữ lượng khoảng 85 triệu m3 và đá xây dựng các loại có trữ lượng gần 85 triệu m3, phân bố chủ yếu ở núi Phụng, núi Bà Đen thuộc Thị xã và huyện Dương Minh Châu. Mặc dù khoa1nf sản không nhiều nhưng Tây Ninh cũng có thể xây dựng và phát triển một số ngành công nghiệp khai khoáng trên địa bàn.

Thực trạng loại khoáng sản này trong quá trình khai thác trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường, nhất là cảnh quan thiên nhiên và đặc biệt nguồn tài nguyên này càng khai thác, càng cạn kiệt vì nó không có khả năng tái sinh. Do đó, mặc dù nó có điều kiện cho KTTN mở rộng sản xuất; song tỉnh cần có quy định cụ thể loại nào cho phép KTTN khai thác; loại khoáng sản nào đòi hỏi vừa khái thác vừa chế biến. Giải quyết tốt vấn đề này không chỉ tạo điều kiện cho KTTN phát triển vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng đặc biệt là hiệu quả

xã hội, giải quyết việc làm tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trong tỉnh.

2.2.1.4. Tài nguyên rừng:



Biểu đồ 2.5 Diện tích rừng hiện có đến 31/12 hàng năm phân theo loại rừng

50


40


30


20


10


0

2005

Tổng số 43.837

Rừng tự nhiên Rừng trồng

Ha



2006

2007

2008

2009

2010

43.955

44.044

43.113

42.312

42.896













34.868

34.868

34.868

35.190

35.145

35.250













8.969

9.087

9.176

7.923

7.167

7.646








Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.


Nguồn Niên giám thống kê 2010

Rừng tự nhiên Tây Ninh thuộc hệ sinh thái rừng dày, bán ẩm, sự đa dạng sinh học đặc trưng cho vùng rừng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Động vật dưới tán rừng ở Tây Ninh có khá nhiều loài quý hiếm như: chồn dơi, cu ly, khỉ, voọc, sóc, nhiều loại chim quý hiếm...Tổng diện tích rừng của Tỉnh hiện có 42.896 ha; trong đó, diện tích đất rừng tự nhiên có 35.250 ha, diện tích rừng trồng 7.646 ha

Do ảnh hưởng của chiến tranh vùng đất nghèo kiệt, đất bị thoái hóa, rừng nguyên sinh hạn hẹp, diện tích rừng hiện nay là rừng non mới phục hồi sau chiến tranh,.. do đó cần có biện pháp bảo vệ, giữ gìn và tiến hành các giải pháp lâm sinh; bởi ngoài vai trò sinh thái, rừng Tây Ninh còn có ý nghĩa về lịch sử và an ninh quốc phòng quan trọng.

Từ nguồn tài nguyên hiện có của Tây Ninh trên lĩnh vực này, cần có chính sách tạo điều kiện cho KTTN phát triển lĩnh vực trồng rừng vừa giải quyết tốt vấn đề môi trường vừa giữ gìn và phát triển tài nguyên thiên nhiên.

2.2.1.5. Tài nguyên du lịch:


Tây Ninh cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100 km, cách thủ đô Phnômpênh khoảng 200 km, nơi có nhiều cảnh quan du lịch nổi tiếng của nước bạn Campuchia, có đường Xuyên á thông thương giữa hai nước thuận tiện. Đây là điều kiện để Tây Ninh có thể hình thành các tuyến du lịch trong nước và quốc tế.

Tây Ninh có cảnh quan thiên nhiên thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái như khu rừng nguyên sinh phía Bắc, khu vực sinh thái lòng hồ Dầu Tiếng, khu vực sinh thái dọc sông Vàm Cỏ, sông Sài Gòn...

Tây Ninh có những di tích lịch sử gắn liền với truyền thống cách mạng của dân tộc có thể đưa vào khai thác du lịch như: khu căn cứ Trung ương cục Miền Nam, khu tái hiện di tích lịch sử miền Nam tại Bời Lời. Tây Ninh cũng có các di tích văn hoá của các tôn giáo có kiến trúc đặc thù như Toà thánh Tây Ninh (đạo Cao Đài) đã được xếp hạng di tích văn hoá quốc gia; đền chùa cùng với cảnh quan thiên nhiên trên núi Bà Đen thu hút rất nhiều khách lữ hành và du lịch nhất là vào những ngày lễ hội núi Bà.

Những tiềm năng trên đây là một thế mạnh của Tây Ninh cần được khai thác, kết hợp đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp du lịch tổng hợp.

2.2.2. Kết cấu hạ tầng kỷ thuật:

Từ năm 2005 đến nay, tỉnh đã tập trung đầu tư mới, nâng cấp kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tạo sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Trong 5 năm, chi đầu tư phát triển do địa phương quản lý 1.338,71 tỷ đồng, chiếm gần 25% tổng chi ngân sách của tỉnh. Việc đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng đã tạo tiềm năng, điều kiện, cơ sở cho các nhà đầu tư nói chung và KTTN nói riêng trong những năm qua có những bước phát triển nhất định. Thực trạng kết cấu hạ tầng kỹ thuật liên quan

đến môi trường đầu tư cho KTTN có thể được xem xét trên những bộ phận cấu thành như sau:

2.2.2.1 Giao thông đường bộ

Mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh phân bố tương đối đồng đều, rộng khắp. Phần lớn các tuyến đường chính xuất phát từ thị xã Tây Ninh lan toả đi các huyện trên địa bàn. Toàn tỉnh có 2 tuyến quốc lộ, 39 tuyến đường tỉnh và 218 tuyến đường huyện. Tuyến quốc lộ 22 (tuyến đường Xuyên Á) không chỉ là huyết mạch giao thông và quốc phòng của quốc gia mà còn là tuyến đường chiến lược quốc gia có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Tây Ninh. Tuyến N1, N2 đang được chỉnh sửa trong quy hoạch đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - đất Mũi. Ngoài ra, toàn tỉnh có khoảng 108 cầu/2.832 m . Các cầu trên hai tuyến quốc lộ do Trung ương quản lý và Sở Giao thông vận tải quản lý các cầu trên mạng đường tỉnh gồm 53 cầu với tổng chiều dài 1.700m, còn lại do các huyện, xã quản lý.



Biểu đồ 2 6 cho thấy hạ tầng giao thông đường bộ chiều dài quốc lộ tỉnh 1


Biểu đồ 2.6 cho thấy hạ tầng giao thông đường bộ (chiều dài quốc lộ, tỉnh lộ 1 km2) thấp hơn Đồng Nai nhưng khá hơn so với nhiều Vùng đồng bằng sông Cửu Long và gần tương đương Thủ đô Hà Nội. Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ của Tây Ninh tương đối khá trong Vùng. Trong đó mạng lưới hệ

thống đường bộ là huyết mạnh giao thông quan trọng tạo điều kiện cho kinh tế xã hội phát triển nói chung và KTTN nói riêng.

2.2.2.2. Giao thông đường thuỷ: Tây Ninh có mạng lưới sông rạch khá phong phú chảy qua với tổng chiều dài 617 km (chỉ tính những sông, rạch chính) trong đó chiều dài các tuyến sông chính có thể khai thác vận tải là 422km.

Đặc biệt, tỉnh có 2 tuyến sông chính: Tuyến sông Vàm Cỏ Đông, phía Tây Nam của tỉnh, qua địa phận Tây Ninh và Long An, hợp với sông Vàm Cỏ Tây, thông thương với đồng bằng sông Cửu Long rồi đổ ra biển. Đoạn chảy qua địa phận tỉnh có chiều dài 102 km, trong đó đoạn từ Bến Sỏi trở xuống hạ lưu đi về các tỉnh miền Tây lưu thông được xà lan trên 1.000 tấn.Tuyến sông Sài Gòn: phía Đông của tỉnh, là nhánh chính của hệ thống sông Đồng Nai. Đoạn chảy qua địa phận tỉnh Tây Ninh đến Bình Phước, Bình Dương có chiều dài 101 km. Tuyến sông này đảm bảo các loại xà lan 200 tấn lưu thông.

Ngoài các con sông chính, còn có một số các kênh rạch: rạch Trảng Bàng, Tây Ninh, Bến Đá, rạch Bảo… nối liền với sông Vàm Cỏ Đông. Hệ thống đường sông hiện hữu với chế độ bán nhật triều đều đặn, có vai trò và vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển giao thông đường thuỷ, vận chuyển hàng hoá nối liền các cụm kinh tế, khu dân cư, khu công nghiệp của Tây Ninh, với các cụm cảng sông, biển quan trọng của Bình Dương, Long An, Vũng Tàu, TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông và miền Tây.

2.2.2.3 Điện

Tây Ninh có nguồn điện từ nhà máy thủy điện Thác Mơ (2x75MW) qua đường dây 110KV Thác Mơ-Tây Ninh và được kết nối với thanh cái 110KV của trạm 220/110KV Hóc Môn qua đường dây 110KV Hóc Môn, Củ Chi, Trảng Bàng Tây Ninh (tạo thành mạch vòng khép kín).

Trên địa bàn có 140 trạm biến áp, trong đó có 4 trạm 110KV (trạm Tây Ninh, Trảng Bàng, Tân Hưng và Bourbon), 5 trạm 110 KV đang xây dựng (trạm KCN Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu, Tân Biên, nhà máy xi măng Tây Ninh), 1

trạm 220KV đang được xây dựng tại xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng. Ngoài nguồn điện lưới quốc gia cung cấp qua các trạm 110KV, khu vực thị xã Tây Ninh còn được cung cấp từ nguồn diezel tại chỗ với công suất khả dụng là 3,6 MW.

Tổng công suất các trạm biến áp 110KV hiện đang hoạt động lên tới 190 MVA so với 76,3MVA vào thời điểm trước năm 2000. Nếu 6 trạm biến áp 110KV đang xây dựng được hoàn thành và đi vào sử dụng, tổng công suất truyền tải có thể lên tới 580 MVA. Các trạm biến áp được bố trí đều khắp và gắn với sự hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp - Vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh, tạo điều kiện đảm bảo cung cấp điện năng cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt. đây là một trong những nhân tố cấu thành các yếu tố sản xuất tạo điều kiện cho các DN sản xuất nói chung và KTTN nói riêng là điều kiện thuận lợi cho môi trường dầu tư của KTTN trên địa bàn của tỉnh.

2.2.2.4 Cấp, thoát nước

Với hệ thống đường sông, kênh rạch, mạch nước ngầm, kênh Tây, Hồ Dầu Tiếng là nguồn nước cung cấp cho quá trình sản xuất thuận lợi, nguồn nước đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân là môi trường thuận lợi cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội nói chung và cho KTTN nói riêng.

Nước ngầm: theo đánh giá trữ lượng nước ngầm của Liên đoàn địa chất TVĐCCT, toàn tỉnh Tây Ninh có nước ngầm tầng nông trữ lượng trung bình ở độ sâu 60-100m, tầng nước có trữ lượng nhiều ở độ sâu 160-200m, trừ một số giếng xã phía Nam Trảng Bàng, giáp Long An, nước bị nhiễm mặn. Một số giếng ở xã Tân Hòa huyện Tân Châu nước bị cạn kiệt, còn lại có thể khai thác q= 40-80m³/h. Chất lượng nước: độ PH thấp (từ 5,4-6,2), hàm lượng sắt cao (từ 4,3-29mg/l).

Nước mặt: có nguồn nước mặt sông Vàm Cỏ Đông và hồ Dầu Tiếng với hệ thống kênh Đông và kênh Tây. Nước sông Vàm Cỏ mang nhiều phù sa vào mùa mưa, và bị phèn vào mùa khô. Nguồn nước ngọt chủ yếu do Hồ Dầu Tiếng đưa vào qua hệ thống kênh mương thủy lợi. Nguồn nước không chỉ cung cấp

cho sản xuất mà còn là nguồn phù sa quan trọng cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là lĩnh vực trồng trọt mà KTTN có thể mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực này.

2.2.2.5. Bưu chính, viễn thông

Đây là một nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay, nhiều nhà kinh tế học cho rằng sự giàu có của một quốc gia không chỉ là tài nguyên thiên nhên, nguồn lao động mà quan trọng là tiếp cận thông tin và mạng lưới thông tin liên lạc. Mạng viễn thông của tỉnh đã chuyển sang hệ thống công nghệ số từ năm 1994, hiện nay đã hoàn toàn sử dụng công nghệ này. Phương thức truyền dẫn chủ yếu là cáp quang. Mạng di động đã phủ sóng ở 9/9 huyện, thị. Mật độ sử dụng điện thoại đạt 57,4 máy/100 dân (trong đó, mật độ sử dụng điện thoại di động là 43,8 máy/100 dân).

2.2.2.6. Khu, cụm công nghiệp

Tây Ninh có 03 khu công nghiệp và 03 cụm công nghiệp đã được thành lập. Khu công nghiệp Trảng Bàng được Thủ tướng Chính phủ cấp phép thành lập và đã được triển khai từ năm 2004. Đến 31/12/2008, khu công nghiệp Trảng Bàng đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 95% diện tích đất công nghiệp cho thuê. Tháng 4/2008, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương cho Tây Ninh thành lập 2 khu công nghiệp mới là: khu liên hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ Phước Đông - Bời Lời với quy mô diện tích 2.850 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là

2.200 ha (Đã giao cho Tập đoàn Cao su Việt Nam làm chủ đầu tư); khu công nghiệp Bourbon-An Hòa với quy mô diện tích 1.020 ha, trong đó đất công nghiệp 760 ha do Công ty Cổ phần Bourbon-An Hòa làm chủ đầu tư. UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 4 công ty được xây dựng và kinh doanh hạ tầng 4 khu công nghiệp với tổng diện tích: 1.200 ha (Khu công nghiệp Hiệp Thạnh, Hiệp Thạnh 1, Bàu Đồn, Gia Bình).

Cụm Công nghiệp Chà Là quy mô 60 ha đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, hai cụm công nghiệp Thanh Điền, Bến Kéo với quy mô 193 ha đã có 7 dự án đầu tư với vốn đăng ký là 127 tỷ đồng và 22,4 triệu USD, với diện

tích cho thuê 29 ha, hiện có 4 dự án đang họat động, 3 dự án đang triển khai xây dựng. Hiện nay, tỉnh đã có chủ trương đầu tư hạ tầng 05 cụm công nghiệp là: Long Chữ, Suối Cạn, Bàu Rong, Bàu Hai Năm, Tiên Thuận, Tân Bình và mở rộng cụm công nghiệp Thanh Điền với tổng diện tích là 1036 ha.

Ngoài các khu, cụm công nghiệp kể trên trong 2 khu kinh tế cửa khẩu đã và đang được xây dựng là khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (với diện tích khu thương mại - đô thị - công nghiệp: 1.355,9 ha) và khu đô thị cửa khẩu Xa Mát (với diện tích 728 ha), có đầu tư phát triển các cụm công nghiệp với diện tích 632,3 ha (khu thương mại - đô thị - công nghiệp Mộc Bài: 533 ha, khu đô thị cửa khẩu Xa Mát: 99,3 ha). Các cụm công nghiệp này còn đang trong giai đoạn đầu tư hạ tầng, thu hút đầu tư. Lũy kế đến cuối năm 2010, tại các khu công nghiệp có 168 dự án đầu tư (127 dự án FDI, 41 dự án trong nước) với tổng vốn đầu tư đăng ký 476 triệu USD và 2.751 tỷ đồng.

2.2.3. Nguồn nhân lực:

Dân số trung bình của tỉnh năm 2010 là 1.075.341 người. Tổng số lao động 817.125 người, chiếm 75,98% dân số, trong đó lao động ngoài khu vực nhà nước chiếm 4,4%, so với tổng số lao động thì KTTN đang chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, nguồn lao động cho sự phát triển kinh tề tư nhân rất lớn là môi trường thuận lợi cho sự phát triển KTTN. Tỷ lệ lao động biết chữ từ 15 tuổi trở lên là 92,81%, thấp hơn mức trung bình của vùng ĐNB (trung bình toàn Vùng: 96,3%).

Số người hoạt động kinh tế thường xuyên năm 2010 là 610.579 người, nếu chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật thì: số người chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật (lao động phổ thông, lao động giản đơn) là 335.941 người, chiếm 55%. Số người đã qua đào tạo, dạy nghề là 275.238 người chiếm 45%.

Lực lượng lao động theo trình độ học vấn trong các lĩnh vực kinh tế: trong ngành nông-lâm-thuỷ sản tỷ lệ chưa biết chữ vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong các ngành công nghiệp và dịch vụ; tỷ lệ lao động tốt nghiệp Trung học cơ sở và

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 06/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí