Nội Dung Kế Toán Quản Trị Gắn Với Việc Ra Quyết Định Của Nhà Quản Trị

dưỡng lao động. Từ đó, nhà quản trị tìm ra các nguyên nhân dẫn đến yếu kém, kịp thời đưa ra các giải pháp điều chỉnh cụ thể để khắc phục, đồng thời cũng đề ra được những chiến lược hiệu quả trong sử dụng nguồn nhân lực trong ngắn hạn và dài hạn.

Một số mẫu báo cáo KTQT nguồn nhân lực thường gặp trong doanh nghiệp sản xuất như sau:

- Báo cáo hiệu quả sử dụng lao động

Báo cáo này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được mối liên quan giữa hiệu suất của lao động có tác động như thế nào đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.

- Báo cáo hiệu quả hoạt động tuyển dụng

Báo cáo thể hiện tông số ứng viên hợp lệ, tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu và chi phí cho tuyển dụng. Thông qua chỉ số đánh giá về hiệu quả tuyển dụng, nhà quản trị có thể biết được để có được một hồ sơ ứng viên đạt yêu cầu, doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu chi phí. Để làm được báo cáo này thì kế toán cần căn cứ vào hiệu quả SXKD của từng từng bộ phận và của toàn doanh nghiệp.

- Báo cáo về tình hình đào tạo, bồi dưỡng nhân sự

Báo cáo thể hiện chi phí huấn luyện dành cho 1 nhân viên là bao nhiêu như: học phí, chi phí giáo trình, cở sở vật chất, chi phí đi lại, chi phí thuê chuyên gia…Báo cáo này cần được căn cứ với báo cáo về thu nhập của người lao và báo cáo về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để xác định việc đầu tư cho nhân viên có mang lại gì cho doanh nghiệp hay không.

- Báo cáo tình hình chi trả lương, quỹ lương

Báo cáo phản ánh rõ thu nhập thực tế của người lao động trong doanh nghiệp bằng con số cụ thể, so với thị trường nhân lực nói chung thì thu nhập của người lao động đang ở mức nào. Từ đó, nhà quản trị sẽ nghiên cứu phương án điều chỉnh sao cho phù hợp. Mặt khác, báo cáo này cũng làm căn cứ để nhà quản trị xác định được mức thu nhập trung bình đối với chức danh và vị trí việc làm để xây dựng quy chế lương va thu nhập đảm bảo phù hợp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

* Kế toán quản trị tài sản cố định

Thông tin về TSCĐ do KTQT cung cấp được phản ánh chủ yếu trên các báo cáo KTQT. Việc xây dựng hệ thống báo cáo KTQT nói chung và báo cáo KTQT về TSCĐ nói riêng phụ thuộc vào yêu cầu và khả năng quản trị của các cấp quản trị, đo đó, mỗi doanh nghiệp sẽ có báo cáo KTQT TSCĐ khác nhau về kỳ hạn lập, số lượng, biểu mẫu, chỉ tiêu và kết cấu báo cáo.

Hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - 10

Các báo cáo KTQT TSCĐ được xây dựng theo từng chức năng như: Báo cáo về tình hình mua sắm TSCĐ, Báo cáo tình hình TSCĐ sử dụng cho từng hoạt động,

Báo cáo sửa chữa TSCĐ...Các báo cáo này có sự khác biệt so với BCTC, trong khi BCTC chỉ thể hiện các chỉ tiêu về thực hiện theo thước đo giá trị thì các báo cáo KTQT TSCĐ thể hiện các nội dung về số dự đoán, số thực hiện theo thước đo giá trị và hiện vật.

Ngoài ta, để cung cấp thông tin cho các nhà quản trị ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh là nên thay thế mới, nâng cấp, cải tạo hoặc lựa chọn phương án đầu tư vào TSCĐ nào, các doanh nghiệp có thể sử dụng các báo cáo như: Dự toán chi phí sử dụng TSCĐ, Báo cáo thẩm định dự án đầu tư…Hoặc để cung cấp thông tin cho các nhà quản trị đánh giá tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ doanh nghiệp có thể sử dụng các báo cáo như: Báo cáo tăng giảm TSCĐ, Báo cáo về tình hình sử dụng TSCĐ theo bộ phận, Báo cáo về chi phí – thu nhập và kết quả các hoạt động giảm TSCĐ…

(*) Cung cấp thông tin kế toán quản trị chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh

Trong quy trình KTQT, cung cấp thông tin thông qua hệ thống báo cáo là giai đoạn cuối cùng. Báo cáo KTQT về chi phí, doanh thu và KQKD bao gồm hệ thống các báo cáo quản trị: Báo cáo KTQT về chi phí, Báo cáo KTQT về doanh thu và báo cáo KTQT về KQKD.

Báo cáo KTQT chi phí, doanh thu và KQKD là báo cáo phản ánh chi tiết về các nội dung này theo nhiều tiêu thức khác nhau. Hệ thống báo cáo này sẽ cũng cấp thông tin đầy đủ và chính xác cho quá trình xây dựng hệ thống định mức, lập kế hoạch, lập dự toán cho các kỳ tiếp theo, từ đó nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi phí, doanh thu và KQKD từ cấp cơ sở, cấp trung gian và cấp cao, phục vụ cho việc ra quyết định của các cấp quản trị. Các báo cáo KTQT đều được thiết kế và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu quản trị và tình hình thực tế của hoạt động SXKD cũng như cơ sở vật chất và trình độ của kế toán viên, do nó không có tính pháp lý và tính chất bắt buộc như báo cáo kế toán tài chính. Hệ thống báo cáo KTQT chi phí, doanh thu và KQKD cần trình bày đầy đủ các thông tin và số liệu thực tế, định mức, kế hoạch, dự toán cũng như phản ánh mức độ chênh lệch giữa các chỉ tiêu nhằm thể hiện tính so sánh được của thông tin.

Hệ thống các báo cáo KTQT chi phí, doanh thu và KQKD trong doanh nghiệp sản xuất thường bao gồm các loại như sau: Báo cáo dự toán chi phí; Báo cáo phân tích biến động CP; Báo cáo tình hình thực hiện chi phí theo bộ phận; Báo cáo tình hình tiêu thụ; Báo cáo phân tích biến động doanh thu; Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất… Ngoài ra, tùy theo nhu cầu của nhà quản trị mà các báo cáo KTQT chi phí, doanh thu và KQKD có thể được lập đột xuất hay định kỳ nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Thông thường, các báo cáo KTQT

định kỳ là những báo cáo về hiệu quả hoạt động của các bộ phận, báo cáo dự toán, báo cáo phân tích biến động chi phí, doanh thu…Báo cáo KTQT đột xuất thường là các báo cáo được lập khi nhà quản trị cần được cung cấp thông tin liên quan tới sự biến động bất ngờ xảy ra trong doanh nghiệp hay khi nhà quản trị cần xem xét, lựa chọn phương án kinh doanh.

(*) Trong điều kiện doanh nghiệp thực hiện kế toán trách nhiệm

Báo cáo kế toán trách nhiệm phản ánh kết quả hoạt động của từng trung tâm trách nhiệm về các chỉ tiêu tài chính chủ yếu đạt được trong một khoảng thời gian xác định. Báo cáo trách nhiệm thành quả so sánh các các chỉ tiêu thực hiện với dự toán trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm tài chính các trung tâm trách nhiệm liên quan. Các cấp quản lý tại các trung tâm trách nhiệm cần phải lập báo cáo về kết quả hoạt động của bộ phận phụ trách lên cấp quản lý trực tiếp cao hơn trong tổ chức, từ đó, cấp trên sẽ nắm được tình hình hoạt động của các bộ phận trong phạm vi trách nhiệm họ quản lý nhằm kiểm soát hoạt động một cách tối ưu.

Báo cáo kế toán trách nhiệm gắn liền với kết quả điều hành hoạt động của từng trung tâm trách nhiệm. Các loại báo cáo trách nhiệm thường được lập trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm:

- Đối với trung tâm chi phí: Báo cáo về tình hình thực hiện chi phí, giá thành sản xuất sản phẩm,… Báo cáo chỉ gồm các chi phí có thể kiểm soát được, không có sự phân biệt giữa biến phí và định phí.

- Đối với trung tâm doanh thu: Báo cáo về tình hình thực hiện doanh thu theo yêu cầu quản trị.

- Đối với trung tâm lợi nhuận: Báo cáo về kết quả kinh doanh theo lợi nhuận có thể kiểm soát.

- Đối với trung tâm đầu tư: Báo cáo kết quả kinh doanh theo chỉ tiêu lợi nhuận có thể kiểm soát.

1.2.2. Nội dung kế toán quản trị gắn với việc ra quyết định của nhà quản trị

Đối với việc ra quyết định của nhà quản trị, kế toán quản trị cần phải cung cấp các thông tin cho quá trình này, không phải tất cả các thông tin của KTQT đều được sử dụng để nhà quản trị ra quyết định, do vậy, các thông tin này cần phải là thông tin thích hợp, tin cậy và kịp thời được KTQT phân tích định lượng trên cơ sở thông tin kế toán thu thập được, những thông tin này thường được biểu diễn dưới hình thức hiện vật, hao phí lao động và giá trị. Như vậy, nhiệm vụ của kế toán quản trị lúc này là cung cấp thông tin thích hợp cho nhà quản trị để ra quyết định.

1.2.2.1. Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận (C-V-P)

Phân tích C-V-P là việc phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố giá bán, sản lượng, định phí, biến phí và sự tác động của chúng đến lợi nhuận của doanh nghiệp để có được các quyết định đúng đắn về các sản phẩm sản xuất và tiêu thụ. Thực chất, các thống tin định lượng được tính toán trên cơ sở mối quan hệ C-V-P mang đặc điểm của thông tin thích hợp đã phân tích. Để phân tích C-V-P, chi phí cần được phân loại theo mối quan hệ với mức độ hoạt động (định phí và biến phí). Theo đó, phần định phí (bao gồm cả định phí SXC) được coi là chi phí thời kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân loại chi phí theo cách này sẽ giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định tương ứng khi mức độ hoạt động thay đổi. Để phân tích C-V-P, người ta sử dụng các chỉ tiêu cơ bản sau: số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ.

Việc phân tích C-V-P được thực hiện thông qua phân tích các nội dung sau:

- Phân tích điểm hòa vốn

Phân tích điểm hòa vốn giúp nhà quản trị chủ động xác định tại mức doanh thu nào thì tương ứng với mức sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, đồng thời, cũng biết được, doanh nghiệp cần khoảng thời gian bao lâu để đạt được điểm hòa vốn và mức lợi nhuận mong muốn. Từ đó, doanh nghiệp chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trên cơ sở đó, xác định được giá bán, các chi phí phát sinh phù hợp và nhận diện được mức độ rủi ro của các phương án đầu tư.

Phân tích điểm hòa vốn được xét trong điều kiện khi doanh nghiệp phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí và xét trong giới hạn quy mô hoạt động. Chi phí trong nội dung phân tích điểm hòa vốn được phân loại chi tiết theo định phí và biến phí, trong đó, định phí được xem là chi phí thời kỳ để xác định kết quả kinh doanh, biến phí được gắn với các định mức cho từng loại sản phẩm. (Việt, et al., 2020)

- Cơ cấu chi phí

Cơ cấu chi phí là một chỉ tiêu phản ánh quan hệ chi phí khả biến và chi phí bất biến trong tổng chi phí của doanh nghiệp ở một phạm vi hoạt động xác định. Không có mô hình cơ cấu chi phí chuẩn cho mọi doanh nghiệp, tùy vào yêu cầu của đối tượng sử dụng, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và mục tiêu kinh doanh, cơ cấu chi phí của mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ được xác định khác nhau.

Phân tích cơ cấu chi phí để làm rõ vấn đề cơ cấu chi phí của doanh nghiệp đã hợp lý chưa, thông qua đó, doanh nghiệp có biện pháp đầu tư chi phí phù hợp nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. (Việt, et al., 2020)

- Độ lớn đòn bẩy kinh doanh

Đòn bẩy kinh doanh là một công cụ tài chính quan trọng thể hiện mối quan hệ giữa biến phí và định phí trong các doanh nghiệp. Đòn bẩy kinh doanh được sử dụng nhằm tăng lợi nhuận với một tỷ lệ tăng nhỏ hơn về doanh thu hoặc mức tiêu thụ sản phẩm. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh thực chất phản ánh mức độ sử dụng chi phí của doanh nghiệp, nếu độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao, tỷ lệ định phí cao hơn biến phí, lợi nhuận nhạy cảm với sự thay đổi của doanh thu và ngược lại.

Phân tích mối quan hệ C-V-P được ứng dụng trong việc ra các quyết định kinh doanh như sau:

- Quyết định thay đổi biến phí sản xuất và sản lượng

- Quyết định thay đổi giá bán và sản lượng

- Quyết định thay đổi định phí và doanh thu

- Quyết định thay đổi định phí, giá bán và sản lượng

- Quyết định thay đổi định phí, biến phí và sản lượng

- Quyết định về giá bán

- Quyết định thay đổi kết cấu sản phẩm tiêu thụ

1.2.2.2. Phân tích thông tin thích hợp cho việc ra quyết định

Theo Việt & cs. (2020), “Thông tin thích hợp là thông tin về chi phí và thu nhập cho việc ra quyết định có liên quan đến tương lai và có sự khác biệt giữa các phương án trong quyết định đó”.

Tiêu chuẩn cơ bản của thông tin thích hợp bao gồm:

- Thông tin có liên quan đến tương lai

- Thông tin phải khác biệt giữa các phương án

Ngoài ra, còn có các thông tin về chi phí thu nhập không thích hợp cho việc ra quyết định như chi phí chìm.

Theo Việt & cs. (2020), quy trình phân tích thông tin thích hợp được thực hiện như sau:

- B1: Tập hợp tất cả các thông tin về các khoản thu nhập và chi phí liên quan đến các phương án đang được xem xét

- B2: Loại bỏ các khoản chi phí chìm, là những khoản chi phí đã chi ra, không thể tránh được ở tất cả các phương án đang được xem xét và lựa chọn.

- B3: Loại bỏ các khoản thu nhập và chi phí như nhau ở các phương án đang xem xét.

- B4: Những khoản thu nhập và chi phí còn lại là những thông tin thích hợp cho quá trình xem xét, lựa chọn phương án tối ưu.

Việc phân tích trên cơ sở toàn bộ thông tin hay chỉ dựa vào thông tin thích hợp đều cho kết quả giống nhau. Tuy nhiên, việc phân tích trên toàn bộ thông tin sẽ làm

mất nhiều thời gian dẫn đến việc ra quyết định không kịp thời, hơn nữa những thông tin không thích hợp sẽ gây rắc rối trong quá trình nhà quản trị xem xét và quyết định, do đó, cần loại bỏ các thông tin không thích hợp trước khi tính toán và xem xét phương án để phân tích và ra quyết định.

Nếu như việc ứng dụng phân tích CVP nhằm đề xuất các quyết định có tính chất điều chỉnh nhằm tối đa hóa lợi nhuận thì việc ứng dụng phân tích thông tin thích hợp được sử dụng trong các tình huống quyết định phức tạp hơn nhằm tính toán và tư vấn cho nhà quản trị. Một số quyết định dựa trên phân tích thông tin thích hợp bao gồm:

- Quyết định chấp nhận hay từ chối một đơn hàng đặc biệt

- Quyết định nên tự sản xuất hay mua ngoài

- Quyết định trong điều kiện năng lực sản xuất kinh doanh bị giới hạn

- Quyết định nên bán nửa thành phẩm hay tiếp tục sản xuất

- Quyết định tiếp tục hay tạm ngừng kinh doanh một sản phẩm hay bộ phận kinh doanh

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp sản xuất

Theo cách tiếp cận trong phạm vi luận án, nội dung của KTQT trong doanh nghiệp sản xuất gắn với nội dung thông tin KTQT thu nhận, xử lý và cung cấp. Tuy nhiên, ở mỗi doanh nghiệp, việc vận dụng KTQT sẽ khác nhau do nó chịu ảnh hưởng bởi vào nhiều nhân tố. Việc xác định được các nhân tố ảnh hưởng và tính chất ảnh hưởng của từng nhân tố đến mức độ áp dụng KTQT trong doanh nghiệp sản xuất là tiền đề định hướng cho việc hoàn thiện các nội dung KTQT.

Qua phần tổng quan các công trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT trong doanh nghiệp, tác giả kế thừa một số nghiên cứu đi trước và chọn lọc những nhân tố chủ yếu, bao gồm: đặc điểm tổ chức quản lý, đặc điểm cơ hoạt động SXKD, quan điểm và nhận thức của nhà quản trị về KTQT, trình độ, năng lực và nhận thức của kế toán viên và trình độ trang bị công nghệ thông tin.

1.3.1. Trình độ và nhận thức của nhà quản trị doanh nghiệp

Ahmad (2017) nhấn mạnh vai trò quan trọng của con người đối với sự thành công của hoạt động KTQT, đặc biệt là nhà quản trị vì họ là những người phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của đơn vị mình. Tại Việt Nam, học giả Trần Văn Tùng & cs. (2020) cũng cho rằng nhà quản trị chưa quan tâm và có sự coi trọng đúng mức đối với công tác KTQT, hầu hết chỉ mới tập trung cho hoạt động kế toán tài chính. Tác giả Toan & cs. (2019) cũng đã khẳng định nhận thức của nhà quản trị có tác động mạnh nhất đến khả năng vận dụng KTQT trong doanh nghiệp. Cũng chung

quan điểm, Trần Văn Tùng (2016) cho rằng, các nhà quản trị trong các tổ chức ở Việt Nam chưa kịp thời quan tâm và coi trọng hệ thống KTQT chỉ mới tập trung xây dựng phần thực hành kế toán tài chính. Nguyên nhân của việc này là do sự nhận thức của nhà quản trị chưa thực sự đầy đủ về tầm quan trọng của KTQT đối với tổ chức.

Khi quan điểm, nhận thức của nhà quản trị ở mức độ cao thì nhu cầu về thông tin cần cung cấp cũng đòi hỏi về sự khoa học, hợp lý, chi tiết, kịp thời đáp ứng được yêu cầu quản trị nhằm kiểm soát và ra quyết định trong hoạt động SXKD. Đối với nhà quản trị không có nhu cầu hoặc không chú trọng đến thông tin KTQT cung cấp thì nội dung KTQT trong doanh nghiệp cũng không được quan tâm hoặc ít đề cập đến.

Hội nhập kinh tế quốc tế và sự thay đổi không ngừng của các phương pháp quản trị đòi hỏi KTQT chi phí cần phải trao đổi cả phương diện lý luận và thực tiễn để đáp ứng trong điều kiện mới. Sự thay đổi của KTQT chi phí phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm của nhà quản trị bởi nhà quản trị quan tâm, đầu tư sẽ là tiền đề cho sự thay đổi kế toán QTCP.

1.3.2. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

Sự đa dạng trong hoạt động SXKD dẫn đến nhu cầu thông tin của các doanh nghiệp sản xuất cũng không giống nhau. Tuy nhiên, dù là bất cứ doanh nghiệp nào, cơ sở để hình thành đặc điểm hoạt động cũng bắt nguồn từ các yếu tố sau: Loại hình SXKD; quy mô hoạt động SXKD của doanh nghiệp; quy trình công nghệ sản xuất và cơ cấu sản phẩm; tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp.

- Loại hình SXKD; quy mô hoạt động SXKD của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều có quy mô hoạt động sản xuất khác nhau nên cách thức tổ chức sản xuất, biên chế và nội dung công việc kế toán cũng khác nhau. KTQT luôn chú trọng đến việc xây dựng hệ thống định mức, lập dự toán, phân tích chi phí – doanh thu… nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị. Nếu doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ, địa bàn hoạt động hẹp, doanh nghiệp cần chú trọng đến KTQT chuyên sâu theo từng nhóm sản phẩm, ngược lại, doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc, KTQT cần phân tán theo từng khu vực để đạt được tính hiệu quản trong công tác quản trị SXKD.

- Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và cấu trúc sản phẩm.

Trong DNSX, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thường rất đa dạng. Với những doanh nghiệp có quy mô lớn, quy trình sản xuất phức tạp và có sự chuyển giao sản phẩm giữa các bộ phận nội bộ thì KTQT cần xác định giá chuyển giao nội bộ. Ngược lại, trong doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, quy trình sản xuất, chế biến liên tục thì KTQT cần tăng cường việc kiểm soát chi phí.

Cơ cấu sản phẩm phức tạp dẫn tới yêu cầu cao về kỹ thuật sản xuất, quá trình công nghệ cần nhiều bước công việc và công đoạn khác nhau. Cơ cấu sản phẩm càng phức tạp thì mức độ trang bị máy móc, dụng cụ chuyên dùng sẽ càng khó khăn, từ đó làm giảm năng suất lao động va ngược lại. Mặt khác, cơ cấu sản phẩm phức tạp cũng làm cho công tác KTQT gặp nhiều trở ngại trong việc theo dói, quản lý, xác định và tập hợp chi phí, tính giá thành.

Ahmad (2012) cho rằng những doanh nghiệp có quy trình sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến sẽ có xu hướng áp dụng KTQT hiện đại. Đối với doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản, thủ công thường sẽ tập trung vào công tác kế toán tài chính. Điều này cho thấy, đặc điểm hoạt động SXKD có ảnh hưởng tới việc vận dụng KTQT, mỗi doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực khác nhau, quy trình sản xuất khác nhau sẽ đòi hỏi việc vận dụng KTQT sẽ khác nhau.

- Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp

Thực tiễn cho thấy, cơ cấu tổ chức và sự phân cấp quản lý trong doanh nghiệp gắn với các trung tâm trách nhiệm của doanh nghiệp. Sự phối hợp giữa các trung tâm trách nhiệm trong cơ cấu tổ chức giúp tạo ra sự linh hoạt trong các khâu của quá trình SXKD. Nhân tố này cũng ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy KTQT và mối quan hệ giữa bộ phận KTQT với các bộ phận khác của doanh nghiệp trong hoạt động SXKD và cung cấp thông tin cho nhà quản trị. Doanh nghiệp tồn tại và phát triển luôn phụ thuộc rất lớn vào trình độ quản trị, chính vì vậy, một nhà quản trị có trình độ và nhận thức quản lý cao thường yêu cầu về thông tin KTQT một cách khoa học và kịp thời trong khi sự yếu cầu đó thường không rõ ràng với những nhà quản trị có trình độ và nhận thức quản trị thấp.

Mức độ phân cấp quản lý phụ thuộc vào đặc điểm SXKD, lĩnh vực SXKD và quy mô hoạt động của doanh nghiệp, có 2 mô hình quản lý là mô hình quản lý tập trung và mô hình quản lý phân cấp. Theo Chenhall & cs. (1986), phân quyền chính là mức độ giao quyền tự chủ cho nhà quản trị cấp dưới. Việc phân quyền tạo ra trách nhiệm lớn hơn của nhà quản trị trong việc lập kế hoạch, kiểm soát, quản lý các hoạt động và quyền truy cập thông tin của doanh nghiệp. Với mô hình quản lý tập trung, bộ máy kế toán chỉ thực hiện tập trung ở cơ sở chính của doanh nghiệp, với mô hình quản lý phân cấp, bộ máy kế toán ở cấp cao thực hiện kế toán tài chính và KTQT của cả doanh nghiệp, đồng thời các đơn vị trực thuộc cũng có bộ máy kế toán riêng để thực hiện công việc kế toán tài chính và KTQT.

1.3.3. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp

Có 3 mô hình tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp, gồm: Mô hình bộ máy kế toán kết hợp, mô hình bộ máy kế toán tách biệt và mô hình bộ máy kế toán

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023