Phương Thức Trần Thuật Chủ Quan Với Những Nhân Vật “Tôi”


người ưng thuận lấy nhau thì ít nhất hai người đó cũng phải biết nhau và yêu nhau” [120, tr. 294]. Đỉnh điểm của việc bảo vệ cho tình yêu hạnh phúc cá nhân Thông đã thẳng thắn trả lời cha trong không khí căng thẳng. Ông Tú muốn Thông lấy con gái ông Chánh, nhưng Thông muốn kết hôn với Thúy là cô gái ở ngoài Hà Nội. Chàng quyết bảo vệ ý kiến cá nhân về tình yêu hôn nhân đến cùng cho dù gặp phải sự phản đối kịch liệt của cha mình.

Như vậy, kiểu nhân vật tượng trưng cho lớp người mới trong sáng tác của Trương Tửu, trong tác phẩm của Tự lực văn đoàn họ đều đấu tranh để giải phóng con người cá nhân, để bảo vệ tình yêu hạnh phúc tự do, để bảo vệ lẽ sống và lý tưởng riêng. Mỗi nhân vật có cách đấu tranh riêng, cho dù bằng hành động, lời nói hay sâu thẳm trong tư tưởng họ cũng đều thể hiện một cách đầy đủ nhất về lớp trí thức mới trong những năm đầu thế kỷ XX.

Trương Tửu sử dụng khá thành công phương thức trần thuật khách quan để xây dựng kiểu nhân vật tượng trưng cho lớp người mới trong xã hội đầu thế kỷ XX. Kiểu nhân vật này trở nên sống động trong đời sống sinh hoạt. Qua sự vận dụng biện pháp nghệ thuật này, cho thấy Trương Tửu có một sự cách tân sáng tạo trong văn xuôi hiện đại.

Văn xuôi Trương Tửu đã mang màu sắc hiện đại, tuy nhiên phảng phất trong khá nhiều tác phẩm của ông vẫn tồn tại những thế lực bảo thủ, kìm hãm sự phát triển của con người cá nhân cũng như của cộng đồng nói chung. Đó là những tư tưởng về “môn đăng hộ đối” trong hôn nhân, tư tưởng “mua quan bán quyền”, tư tưởng phải “khao làng” để được lên lão.Tất cả những tư tưởng hủ tục xưa cũ đó, trở thành công cụ sử dụng cho bọn thực dân Pháp và tay sai trong chính quyền nhà nước thực dân phong kiến nhằm vào việc cai trị nhân dân ta. Mục đích tàn độc của chúng mong muốn người dân đất An Nam chìm đắm trong mịt mờ tăm tối .

Thực dân Pháp tận dụng tàn dư phong kiến còn sót lại để thực hiện những chính sách văn hóa nô dịch, chúng muốn dân ta chìm ngập trong đêm dài mông muội để dễ dàng cai trị. Tuy nhiên, khi sử dụng hạ sách này bọn chúng đã vấp phải sự phản kháng không nhỏ của những nhà văn dùng cây bút làm vũ khí thay cho


gươm, mác, súng để lên án chế độ thực dân, lên án những tàn dư phong kiến còn sót lại khiến nhân dân lao động rơi vào hoàn cảnh bi đát, đáng thương. Những nhà văn đã xây dựng kiểu nhân vật tượng trưng cho những tàn dư phong kiến như trong Tự lực văn đoàn với những bà Án trong (Gia đình, Thừa tự, Nửa chừng xuân) bà Phán trong (Đoạn tuyệt, Lạnh lùng). Trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng những nhân vật như lão Bá Kiến, ông Huyện, ông Nghị hiện ra thật rò nét. Đến với văn Trương Tửu, ông đã không miêu tả một cách chi tiết vào từng con người cụ thể, mà nhà văn đã dùng phương thức trần thuật khách quan để tái hiện chân thực cả một nền luân lý, lễ giáo luôn ghì chặt lấy con người, kiềm tỏa sự phát triển của con người và xã hội. Nhà văn viết vài ba câu đối thoại giữa nhân vật Sâm và Quế Hương mà hình ảnh những kẻ tri huyện trong bối cảnh đương thời hiện ra thật bẩn thỉu trong Thanh niên S.O.S: “Hắn cố chạy ra tri huyện là để mua lấy cái danh.Vả lại tri huyện dễ đục khoét”; “Chào, giàu thế thì sướng nỗi gì. Xương máu của đám dân hèn đem mà chắt bóp ra tiền thì đồng tiền ấy em cho là phi nghĩa”; vì muốn được làm tri huyện mà đức anh chồng của cô Tố Nữ chủ hiệu may đẹp nhất Hà Thành sẵn sàng nghĩ đến kế sách hiến vợ. Vẫn tiếp tục câu chuyện, Sâm càng thêm đau khổ vì bị ép gả cho một kẻ sắp ra làm tri huyện mà cô không hề có tình yêu, cô sợ mình sẽ là nạn nhân giống như cô Tố Nữ kia. Một xã hội trong đó người phụ nữ luôn chịu những thiệt thòi được nhà văn khách quan bộc bạch “Thế mới biết làm đàn bà ở xã hội này khổ thật”. Hình ảnh ông Tú là cha của thầy giáo Thông, cùng với ông Xã, ông Chánh được nói tới trong Trái tim nổi loạn là kiểu nhân vật tượng trưng cho lễ giáo phong kiến. Bằng phương thức trần thuật khách quan, nhà văn gián tiếp khắc họa về tính cách của nhân vật ông Tú qua nỗi lo sợ của bà Tú về cuộc xung đột gia đình xảy ra giữa chồng và con trai: “Bà thương con trai gặp phải một người cha nghiêm khắc. Bà lại thương chồng gặp phải một đứa con ngang ngạnh. Bà biết rằng nếu xảy ra việc gì không hay cho sự yên ấm của gia đình thì ông Tú sẽ đau đớn hơn cả. Ông vốn là người sợ tai tiếng lắm, nhất là tai tiếng trong tộc họ, xóm làng. Ông cho là nhà vô phúc, mình hèn kém, nên con cái mới dám kháng cự lại. Ông sẽ xấu hổ với bà con về sự hèn kém của mình. Người ta sẽ lên án ông không biết dùng cái phụ quyền oai nghiêm mà lễ giáo đã trao, để điều khiển gia đình” [120, tr. 292]. Theo nhân vật Thông thì cha chàng là người bảo thủ: “Từ sau


hôm ở quê ra, Thông không còn nhìn nhận cái oai quyền khắc nghiệt của người cha bảo thủ kia nữa” [120, tr. 296]. Ông Tú muốn chủ động sắp xếp cuộc hôn nhân của con trai mà không cần có sự bàn bạc. Tất cả được ông lên kế hoạch như một điều hiển nhiên mà con trai ông chỉ có bổn phận thực hiện: “Ông Tú điềm nhiên trả lời:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

- Thưa bác, tôi đã coi lịch rồi, định đến mùng bốn sang tháng thì đi trầu cau dạm ngò, rồi độ cuối tháng xin luôn cả ăn hỏi và rước dâu cho tiện” [120, tr. 293]. Cuộc trò chuyện giữa người bác và cha Thông diễn ra như không hề có sự liên quan tới anh. Trong khi việc hôn nhân và hạnh phúc là vấn đề của bản thân Thông, vậy nhưng Thông chỉ được ngồi nghe, cha anh không hỏi xem thái độ, tình cảm của anh ra sao trước mối lương duyên này.

Trong Khi chiếc yếm rơi xuống, vẫn là sự điềm tĩnh trong phương thức trần thuật khi xây dựng nhân vật lý trưởng sau là chánh tổng của một làng ở Hưng Yên bị “huyền chức”, chính là “thầy”- cha của Hậu, cô gái mang cuộc đời ca kỹ hẩm hiu. Cũng chỉ với một đoạn văn ngắn hai mươi dòng “Em là dòng dòi một nhà quan cách...”[120, tr. 235] mà nhà văn dựng nên cảnh quan chức ở chốn làng quê thật lắm éo le. Cha của Hậu bỏ hết tài sản của nhà để chạy chức nhưng bổng lộc chưa thấy mà cuối cùng là cảnh gia đình phân ly, tiễn biệt trong cùng quẫn tang tóc. Cha Hậu được nhà văn xây dựng bằng đôi nét phác họa qua lời kể của Hậu với nhân vật “tôi” vừa là nạn nhân, nhưng cũng là nhân vật được nhà văn xây dựng tượng trưng cho tàn dư phong kiến đang nhào nặn tư tưởng “làm việc quan thì bổng lộc chẳng bao lâu sẽ kiếm lại được số tiền bỏ ra”. Và rồi tàn dư phong kiến để lại cuộc đời của Hậu, cuộc đời đau khổ chất chứa bao buồn tủi, cực nhục. Đó lại là một phụ nữ là nạn nhân của tàn dư đó.

Văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX - 16

Đến tác phẩm Đục nước béo cò, nhân vật mà nhà văn xây dựng tượng trưng cho tàn dư phong kiến thông qua nhân vật cụ Đội. Vẫn bằng phương thức trần thuật khách quan qua câu chuyện giữa cụ Đội và cụ Hương bàn về việc lên lão của cụ Đội, về vấn đề phải có “chục bạc” để “khao làng” nếu không sẽ không được ngồi “chiếu lão”. Miêu tả về câu chuyện của hai người già trong làng nhưng là cả nội dung lớn mà nhà văn muốn nói đến trong đó. Chỉ có việc “khao làng” nhưng cụ Đội gần như đã bán con gái làm lẽ cho anh con rể, làm phận lẽ mọn và người giúp việc cho chính người chị gái. Tủi nhục nhưng Tuất không thể phản kháng, cô chấp nhận


cuộc sống hiện tại để rồi cuộc đời cô lại rơi vào vòng luẩn quẩn của nhà thổ, cô đầu. Trong làng xã Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX vẫn tồn tại những tập tục phong kiến vô hình đè nặng lên cuộc sống của người nghèo, những tập tục đó được cụ thể hóa dưới ngòi bút nhà văn khi xây dựng nhân vật cụ Đội là tượng trưng cho những tàn dư phong kiến còn sót lại như những đốm lửa tàn chưa thể dập tắt, tàn dư đó khiến cuộc đời của Tuất bị vùi dập, tàn dư đó một lần nữa thấy trong trang văn của Trương Tửu là nguyên nhân khiến cuộc đời của người phụ nữ trở nên đen tối, mịt mờ, không lối thoát.‌

Với nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật này, người đọc dễ dàng bắt gặp trong các sáng tác của Tự lực văn đoàn.

Như vậy Trương Tửu khá thành công khi xây dựng nhân vật tượng trưng cho những tàn dư phong kiến qua phương thức trần thuật khách quan. Ngòi bút nhà văn đã khơi gợi ra bộ mặt của những kẻ mua quan chạy chức trong xã hội lúc đó được khắc họa không chỉ một cá nhân riêng biệt, mà trở thành vấn đề nóng bỏng từ huyện phủ đến làng quê. Vấn nạn mua quan chạy chức đã kéo theo những hủ tục khiến cho người dân rơi vào tình cảnh khốn khổ.

Qua phương thức trần thuật và bằng những nét phác họa tinh tế, lớp nhân vật được Trương Tửu xây dựng đã có nét riêng của bối cảnh xã hội đương thời. Điều này khiến người đọc càng thêm trân trọng sự sáng tạo của nhà văn và thêm trân trọng cuộc sống tự do dân chủ hôm nay. Với biện pháp nghệ thuật khá đặc sắc, mỗi lời văn trang viết của nhà văn đều gửi gắm ý nghĩa sâu xa khi đặt tác phẩm của ông vào tiến trình văn học đang ngày càng phát triển không ngừng dưới sự lãnh đạo của Đảng và chủ trương của Nhà nước.

4.1.2. Phương thức trần thuật chủ quan với những nhân vật “tôi”

Phương thức trần thuật chủ quan là phương thức trần thuật được tiến hành từ ngôi thứ nhất xưng “tôi”. Hai nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hạnh và Huỳnh Như Phưng xác định: Người trần thuật là một trong các nhân vật và từ điểm nhìn của một nhân vật, người trần thuật “có khả năng nhìn thấy được tất cả mọi sự và có khả năng đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật” [45, tr. 202]. Đặc điểm của phương thức trần thuật chủ quan khi vai trò vừa là một nhân vật, vừa là người kể chuyện, người


trần thuật sẽ kể lại những gì mà người ấy đã chứng kiến. Đây là phương thức trần thuật mà: “Hành động của nhân vật được miêu tả dựa trên trạng thái nội tâm của nhân vật đó, từ điểm nhìn của chính anh ta hay điểm nhìn của một người quan sát có năng lực phân tích tâm lý” [45, tr. 202]. Tuy nhiên, nhà văn sử dụng phương thức trần thuật chủ quan này trong 3/13, số lượng này chiếm ít hơn so với phương thức trần thuật khách quan. Nhưng có thể nói trong những năm đầu thế kỷ XX, đây cũng là hiện tượng đặc biệt trong tác phẩm văn xuôi Trương Tửu

Xuyên suốt vào văn xuôi Trương Tửu, trong một số tác phẩm thấy nhân vật “tôi” xuất hiện. Trong Khi chiếc yếm rơi xuống, Tôi nguyền rủa mãi người cha ấy, Cái tôi của ai, người đọc dễ dàng nhận thấy nhân vật “tôi” vừa giữ vai trò là một nhân vật trong tác phẩm lại vừa là người kể chuyện. Có điểm đặc biệt, Trương Tửu khác với những nhà văn giai đoạn trước và những nhà văn cùng thời với ông đó là nhân vật “tôi” mà Trương Tửu xây dựng là những thanh niên trẻ có sự am hiểu trong xã hội. Xây dựng nhân vật bằng phương thức trần thuật chủ quan, vị trí của nhà văn nhường chỗ cho vị trí của nhân vật: “Cách đây ba năm, tôi có dịp ở thuê một căn gác giữa phố Khâm Thiên. Bên phải tôi nhà cô đầu; bên trái, nhà cô đầu; trước mặt, nhà cô đầu. Nay đến từng dưới nhà tôi - một hiệu tạp hóa nhỏ - cũng là chỗ lui tới hàng ngày của cô đầu.

Nhờ vậy, tôi thường lân la trò chuyện với các người đàn bà trụy lạc ấy. Trong những phút thân mật, họ đã kể cho tôi nghe, không sượng sùng, không ngần ngại, tất cả những cực khổ âm thầm của nghề ca kỹ” (Khi chiếc yếm rơi xuống) [120, tr. 225].

Khi xây dựng nhân vật bằng nghệ thuật trần thuật chủ quan, kiểu nhân vật xưng “tôi”đã tự nói lên tiếng nói của họ “Tôi thương Nguyệt Minh vô hạn. Người con gái ấy chỉ vì yêu tôi mà phải chịu những cực hình như thế. Tôi thấy tôi cũng có một phần trách nhiệm lớn trong cái đau khổ của nàng. Dần dần lòng thương Nguyệt Minh, tâm hồn tôi, nhường chỗ cho một oán hờn tức tối” (Tôi nguyền rủa mãi người cha ấy) [120, tr. 385].

Bằng nghệ thuật trần thuật chủ quan, theo nhà văn đã Flaubert đã dời chỗ vào nhân vật để đi thẳng vào nội tâm của nhân vật để phải suy ngẫm, phải trăn trở, phải day dứt: “Vậy là trong người tôi có ba cái tôi: Cái tôi cá nhân, cái tôi xã hội và cái


tôi đạo đức. Ừ! Có thế chứ. Có thế mới hiểu được tại sao nhiều khi tôi lại không nhận tôi là tôi mà tôi lại vẫn là tôi. Chính thế rồi! Chính ba cái tôi ấy, chúng lần lượt sai khiến tôi, luôn xung đột nhau và hành hạ tôi” (Cái tôi của ai) [120, tr. 565].‌

Qua tìm hiểu, nghiên cứu có thể thấy trong những năm đầu thế kỷ XX, dòng văn xuôi hiện đại có số lượng tác phẩm khá nhiều về kiểu nhân vật xưng “tôi” khi vừa là nhân vật vừa là người kể chuyện. Thực tế được chứng minh cùng với Trương Tửu còn có Nam Cao, Thạch Lam, Kim Lân đã sử dụng phương thức trần thuật chủ quan này ở trong tác phẩm Một cơn giận, Sợi tóc... của Thạch Lam, trong Lão Hạc, Dì Hảo... của Nam Cao, trong Cầu đánh vật, Đứa con người cô Đầu, Người kép già của Kim Lân. Như vậy có thể thấy, các nhà văn có những nét tương đồng nhất định và ở phương diện nghệ thuật.

4.2. Kết cấu văn xuôi Trương Tửu

Kết cấu là yếu tố quan trọng của nghệ thuật góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: “Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định. Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Kết cấu đảm nhiệm các chức năng rất đa dạng, bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng các tác phẩm; triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện; cấu trúc hợp lý hệ thống tính cách; tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả; tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mỹ” [44, tr. 157]. Như vậy, kết cấu cũng giống như cốt truyện, nó mang tầm quan trọng đối với sáng tác của các tác giả.

Nói đến kết cấu của tác phẩm văn học là người ta muốn nhắc tới toàn bộ những tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm. Nếu như bố cục là thuật ngữ nhằm chỉ sự sắp xếp, phân bố các chương, đoạn, các bộ phận của tác phẩm theo một trật tự nhất định thì thuật ngữ “Kết cấu” thể hiện nội dung rộng rãi và phức tạp hơn, nó bao hàm sự liên kết nội tại, nội dung bên trong của tác phẩm, từ đó tạo ra được nét đặc trưng của từng tác phẩm, từng khuynh hướng và đặc biệt của từng nhà văn. Bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định. “Kết cấu tác phẩm văn học bao gồm việc phân bố các nhân vật (tức là hệ thống hình tượng), các sự kiện và hành động (kết cấu cốt truyện), các phương thức trần thuật


(kết cấu trần thuật như là sự thay đổi các điểm nhìn đối với cái được miêu tả), chi tiết hóa các khung cảnh, hành vi, cảm xúc (kết cấu chi tiết ), các thủ pháp văn phong (kết cấu ngôn từ), các truyện kể xen kẽ hoặc các đoạn ngoại đề trữ tình (kết cấu các yếu tố ngoài cốt truyện)” [5, tr. 169].‌

Như vậy, vai trò của kết cấu là thực hiện nhiệm vụ đối với các yếu tố liên kết trong nội dung tác phẩm. Nhiệm vụ của kết cấu là tổ chức tác phẩm sao cho đề tài, chủ đề phải tập trung, tư tưởng phải thống nhất. Việc tác giả lựa chọn hình thức kết cấu cho tác phẩm thường phụ thuộc vào đối tượng phản ánh, vào tài năng và phong cách riêng của người sáng tác.

Do đặc trưng của phương thức phản ánh mà trong sáng tác của mình, Trương Tửu có sự tổ chức cho tác phẩm những dạng kết cấu cụ thể, thể hiện một văn phong nhất quán trong sự đa dạng của nội dung. Ông đã sử dụng linh hoạt các kiểu kết cấu trong sáng tác của mình.

4.2.1. Kết cấu tâm lý

Trương Tửu sử dụng lối kết cấu tâm lý trong một số sáng tác. Sử dụng kết cấu này nhà văn đã thu được kết quả của việc miêu tả tâm lý là khắc họa tâm trạng của nhân vật. Nhân vật trong tác phẩm ra mắt công chúng không phải bằng hành động, sự kiện mà bằng chính tâm lý, xúc cảm của mỗi nhân vật. Tâm trạng của nhân vật luôn biến đổi theo từng khoảng thời gian và hoàn cảnh rộng, hẹp khác nhau. Chính điều này khiến nhà văn phải quan sát một cách tinh tế về sự phát triển liên tục, tất yếu của tâm trạng nhân vật, sau đó nhà văn xâu chuỗi quá trình tâm lý phức tạp ấy lại.

Đối với tác phẩm tiểu thuyết đầu tay Thanh niên S.O.S sáng tác vào năm 1937 được nhà văn sử dụng kiểu kết cấu tâm lý, đây cũng là điểm mạnh của Trương Tửu vì vận dụng kết cấu này, nhà văn đã tái hiện được chiều sâu của nội tâm nhân vật và số phận cá nhân của nhân vật trước hoàn cảnh. Vận dụng nghệ thuật này, độc giả dễ thấy trong sáng tác của Trương Tửu khi nhà văn khai thác khá trình tự từ việc phân tích và nắm bắt tâm lý nhân vật đến việc cắt nghĩa những hiện trong xã hội. Với bút pháp hiện thực, Trương Tửu đi vào thế giới nội tâm nhân vật sau đó phơi bày sự thật trong đời sống, tiếp đến nhà văn đặt thành một vấn đề lớn cần được cả xã hội


quan tâm, giải đáp. Cụ thể là Liêu trong tác phẩm là chàng sinh viên với bao hoài bão nhưng kết cục không thoát khỏi mặt trái của sự Âu hóa. Diễn biến tâm lý của Liêu rất phức tạp với những giằng xé trước những cám dỗ nhưng Liêu không thể chiến thắng chính mình, kết quả chỉ còn lại tâm trạng ê chề của một thanh niên là nạn nhân của hoàn cảnh, của xã hội...

Vận dụng lối kết cấu tâm lý, Trương Tửu góp phần vào thành công đáng kể khi viết về cuộc sống nghèo khổ của con người bình dân thành thị giai đoạn đầu thế kỷ XX. Diễn biến của tác phẩm Khi chiếc yếm rơi xuống, Cái tôi của ai đòi hỏi nhà văn đi sâu vào miêu tả, khắc họa tâm lý.

Tác phẩm Khi chiếc yếm rơi xuống ngay ở năm câu đầu tiên sau lời đề từ, tác giả đã mở ra một trạng thái tâm lý của nhân vật “tôi”. Qua ngỡ ngàng khi người đọc đang chú ý tới trạng tâm lý của nhân vật này, thì lại mở ra cả một chuỗi diễn biến tâm lý của một “gái đĩ” tiêu biểu của xứ An Nam thời đó. Nhân vật Hậu mang kiếp của con người mạt hạng dưới đáy xã hội nhưng những ẩn ức về căn nguyên xô đẩy cô đến với số phận nghiệt ngã không đáng trách mà lại thật cảm thương và xót xa cho cô.

Kết cấu tâm lý đã thể hiện tính ưu việt khi nhà văn sử dụng, vì đã kết hợp được hành động và tâm lý của nhân vật. Điều này giúp cho tác phẩm thể hiện nội dung càng thêm sâu sắc. Hình ảnh người mẹ chết, em vừa mới sinh mà Hậu không có tiền làm ma, thây mẹ vẫn đang nằm đấy. Cô rối bời, không biết xoay xở cách nào. Vậy mà, những kẻ vô lương tâm như ông Cai vẫn đến để mua chuộc, mặc cả đưa Hậu dấn thân vào con đường nhơ nhớp. “Ông ta năn nỉ mời em đi… đến ông xếp” [120, tr. 237], lúc đó là chín giờ tối trong khi đó mẹ và em Hậu mất lúc bẩy giờ. Không làm theo lời lão Cai có thể cô sẽ bị đuổi việc. Cô nói với lão Cai về tình cảnh hiện tại nhưng cũng vô ích và cô đã bắt đầu như thế. Hành động chấp nhận hiện tại khi không thể phản kháng vì đói nghèo ghìm chặt khiến trạng thái tâm lý của nhân vật càng tiến triển theo từng giai đoạn của cuộc đời.

So với tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, nhà văn đã vận dụng kết cấu tâm lý khi ông kết hợp một cách rò nét giữa hành động và tâm lý của Chí Phèo. Ở điểm này Nam Cao có phần nổi trội hơn Trương Tửu. Nam Cao để nhân vật thể hiện hành động “vừa đi vừa chửi…” ngay ở đầu tác phẩm đã gây ấn tượng mạnh mẽ với

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí