Trình Độ Trang Thiết Bị Phục Vụ Sản Xuất Kinh Doanh

hỗn hợp. Việc tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình nào cần căn cứ vào đặc điểm tổ chức hoạt động SXKD và điều kiện thực tiễn của mỗi doanh nghiệp.

- Mô hình tổ chức bộ máy kết hợp

Đây là mô hình mà hệ thống kế toán tài chính và hệ thống KTQT kết hợp với nhau trong cùng bộ máy kế toán của doanh nghiệp. Kế toán viên sẽ đảm nhận đồng thời cả công việc kế toán tài chính và KTQT. Hệ thống TKKT sử dụng được thực hiện theo quy định của chế độ kế toán tài chính hiện hành. Trong đó:

+ Kế toán tài chính sử dụng TKKT tổng hợp, KTQT sử dụng TKKT chi tiết.

+ Sổ kế toán của hệ thống kế toán tài chính được ghi chép tổng hợp trong khi KTQT mở sổ kế toán chi tiết đối với từng hoạt động, công việc căn cứ vào nhu cầu thông tin cụ thể của nhà quản trị;

+ Báo cáo kế toán tài chính được lập định kỳ, theo đúng biểu mẫu và quy định hiện hành, báo cáo KTQT được lập theo nhu cầu quản trị dựa trên thông tin của hệ thống kế toán tài chính nhưng chi tiết hơn và bổ sung thêm các chỉ tiêu theo yêu cầu quản trị.

Ưu điểm của mô hình này là tiện lợi, gọn nhẹ, dễ dàng quản lý nên nó được vận dụng cho các DNSX có quy mô nhỏ và vừa.

- Mô hình bộ máy kế toán tách biệt

Đây là mô hình mà hệ thống kế toán tài chính và hệ thống KTQT tách biệt cả về bộ máy kế toán và công tác kế toán. Hệ thống thông tin kế toán củ 2 hệ thống này được xây dựng hoàn toàn độc lập với nhau. Do đó, bố trí về nhân sự cũng hoàn toàn độc lập, có kế toán phụ trách kế toán tài chính riêng và kế toán phụ trách KTQT riêng, hệ thống TKKT cũng được xây dựng thành hệ thống riêng (được mã hóa, ký hiệu và ghi chép riêng), sổ sách KTQT và kế toán tài chính được xây dựng riêng biệt nhằm phục vụ cho việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo quan điểm riêng của 2 hệ thống, báo cáo kế toán cũng được lập riêng, có biểu mẫu thiết kế riêng và phù hợp với nhu cầu quản trị, số lượng báo cáo KTQT cũng phụ thuộc vào các nghiệp vụ kế KTQT và nhu cầu thông tin của nhà quản trị. Mô hình này giúp phân định được công việc kế toán tài chính và KTQT rõ ràng, tạo ra tính chuyên môn hóa cao, do đó, nó được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn.

- Mô hình bộ máy kế toán hỗn hợp

Mô hình này là sự kết hợp cách thức tổ chức từ 2 mô hình trên, trong đó, một số bộ phận KTQT được tổ chức độc lập với kế toán tài chính, một số bộ phận khác lại được tổ chức theo hình thức kết hợp. Do vậy, việc bố trí nhân sự, xây dựng hệ thống TKKT, sổ sách kế toán, báo cáo kế toán sẽ có phần hành tương đồng thì doanh nghiệp có thể vận dụng theo mô hình kết hợp, trong trường hợp có phần hành khác

biệt, doanh nghiệp muốn cung cấp thông tin cho công tác quản trị, kiểm soát hoạt động SXKD, kiểm soát công tác tổ chức thì có thể áp dụng theo mô hình tách biệt. Ưu điểm của mô hình này là vừa tiện lợi trong hoạt động quản trị, vừa phân định rõ ràng từng hệ thống công việc.

1.3.4. Năng lực và trình độ của nhân viên kế toán

Trình độ và năng lực đội ngũ kế toán viên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thông tin kế toán, trong đó có KTQT. Nhân viên phụ trách KTQT giúp nhà quản trị trong việc lập kế hoạch, kiểm soát chi phí và ra quyết định thông qua việc sử dụng kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của mình. Trong quá trình thu thập, xử lý các thông tin tài chính và phi tài chính, KTQT cần có khả năng phân tích, dự đoán thông tin tương lai, nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị một cách chính xác và kịp thời, phục vụ cho việc lựa chọn phương án tối ưu.

Nhân viên kế toán là một lực lượng rất quan trọng trong việc triển khai và vận dụng công tác kế toán nói chung và KTQT nói riêng trong doanh nghiệp. Nếu như trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán không đáp ứng được với yêu cầu công việc sẽ khiến cho công tác KTQT trong doanh nghiệp đạt hiệu quả thấp. Năng lực và trình độ của nhân viên kế toán được biểu hiện thông qua khả năng khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin, thường xuyên cập nhật các kiến thức và kỹ thuật mới, khả năng vận dụng để thiết kế, xây dựng và thực hiện hệ thống kế toán nói chung và KTQT phù hợp với đặc thù của đơn vị nhằm hỗ trợ tối đa cho các nhà quản trị trong việc ra quyết định kinh doanh tối ưu. Ngoài ra, các kỹ năng mềm như tiếp nhận thay đổi, tư duy, phân tích, làm việc nhóm... cũng thể hiện năng lực và trình độ của kế toán viên. Trình độ và năng lực của nhân viên kế toán càng cao, việc vận dụng KTQT trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp càng hiệu quả.

1.3.5. Trình độ trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh

Trong doanh nghiệp sản xuất, khối lượng thông tin và dữ liệu mà bộ phận kế toán xử lý tương đối nhiều đồng thời cần phải có sự kết hợp của nhiều phương pháp cũng như kỹ thuật phức tạp, hơn nữa, nhu cầu về thông tin cũng cần phải được đáp ứng một cách nhanh chóng để phục vụ cho nhà quản trị ra quyết định chính xác. Trong quá trình này, công nghệ thông tin có vai trò ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ. Các tác giả Quyên (2019), Oanh và & cs. (2020) đều đã khẳng định trong các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp thì trình độ công nghệ thông tin giữ vai trò rất quan trọng nhằm thúc đẩy và liên kết thông tin một cách liền mạch, nhanh chóng và tạo độ chính xác cao.

* Một số đặc điểm đặc thù trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp có ảnh hưởng tới việc vận dụng kế toán quản trị, cụ thể:

Sản phẩm lâm nghiệp gồm gỗ tròn sử dụng cho sản xuất, chế biến (gỗ nguyên liệu), lâm sản ngoài gỗ và các sản phẩm thu hồi từ khai thác tận dụng. Sự khác biệt trong tính chất sản phẩm lâm nghiệp thu được sẽ quyết định đến bản chất của các khoản mục chi phí phát sinh liên quan tới quá trình đầu tư trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng. Việc các doanh nghiệp sản xuất lâm nghiệp không phân bổ chi phí phát sinh riêng cho cây gỗ lớn và cây trồng xen hoặc không tính riêng phần giá trị sản phẩm thu hồi từ khai thác tận dụng đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến kế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm gỗ nguyên liệu.

- Chu kỳ sản xuất lâm nghiệp kéo dài từ 7 - 10 năm, đặc điểm này ảnh hưởng đến kế toán quản trị trong công tác lập dự toán để kiểm soát chi phí và trong việc ra quyết định tự sản xuất hay giao khoán. Bên cạnh đó, chu kỳ sản xuất lâm nghiệp kéo dài cũng dẫn tới vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất tương đối lớn dẫn đến những khó khăn cho doanh nghiệp trong việc chủ động vốn sản xuất.

- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp tổ chức sản xuất lâm nghiệp chủ yếu theo 2 mô hình: (1) doanh nghiệp tự tổ chức trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng; hoặc (2) doanh nghiệp giao khoán rừng. Điều này dẫn tới khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp trong việc xây dựng hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, lập dự toán sản xuất hằng năm và công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

- Việc tổ chức sản xuất lâm nghiệp khá phức tạp do hoạt động này được thực hiện bởi các đội sản xuất và ở ngoài trời, vị trí cách xa trụ sở công ty, do đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp thực hiện phân quyền cho các đội trưởng đội sản xuất lâm nghiệp trong việc giám sát và điều hành. Đặc điểm này ảnh hưởng tới việc đánh giá kết quả thực hiện trách nhiệm của các đội trưởng đội sản xuất lâm nghiệp. Ngoài ra, địa điểm tổ chức sản xuất phân tán rộng nên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp phải sử dụng nhiều đến lực lượng lao động thuê ngoài tại chỗ, điều này tạo ra sự phức tạp và khó khăn cho công tác kế toán quản trị nguồn nhân lực.

Kết luận chương 1

Chương 1 của luận án đi sâu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến kế toán quản trị trên phương diện lý luận, cụ thể luận án đi sâu vào nghiên cứu bản chất, vai trò của kế toán quản trị, từ đó, đi sâu phân tích các nội dung liên quan đến kế toán quản trị đồng thời làm rõ được cơ sở lý luận của kế toán quản trị và hoàn thiện kế toán quản trị, bên cạnh đó, luận án cũng đưa ra khung lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng tới việc vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp để làm cơ sở đánh giá mức độ vận dụng công tác này trong phần thực trạng nghiên cứu.

Nội dung của kế toán quản trị doanh nghiệp trong phạm vi luận án được tiếp cận theo chức năng quản lý của nhà quản trị, cụ thể:

+ Nội dung kế toán quản trị gắn với chức năng kiểm soát, đánh giá của nhà quản trị

- Thiết lập hệ thống chỉ tiêu kinh tế

- Xây dựng hệ thống định mức và dự toán

- Thu nhận, xử lý và phân tích thông tin thực hiện

- Cung cấp thông tin phục vụ kiểm soát, đánh giá

+ Nội dung kế toán quản trị gắn với chức năng ra quyết định của nhà quản trị.

- Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận

- Phân tích thông tin thích hợp

Theo đó, nội dung luận án tập trung làm rõ quy trình kế toán quản trị gắn với chức năng kiểm soát, đánh giá và ra quyết định của nhà quản trị.

Nội dung cơ sở lý luận ở chương 1 là cơ sở khoa học để tác giả tiến hành nghiên cứu thực trạng kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ở chương 2 cũng như đưa ra những giải pháp hoàn thiện vấn đề nghiên cứu ở chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC CÔNG TY LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

2.1. Tổng quan về các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Hiện nay, các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang bao gồm các CTLN có nguồn gốc là các lâm trường quốc doanh và các CTLN ngoài quốc doanh. Các CTLN đều thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế lâm nghiệp. Đối với các CTLN tiền thân là lâm trường quốc doanh còn có thêm nhiều nhiệm vụ được chính quyền giao, gồm: làm vai trò nòng cốt, chủ đạo trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật lâm nghiệp cho nông dân và thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.

Trên cơ sở chủ trương đổi mới phát triển của Bộ Chính trị (Bộ Chính trị, 2003), căn cứ về việc sắp xếp đổi mới của Chính phủ (Chính phủ, 2004), thực hiện việc phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường quốc doanh thuộc UBND tỉnh Tuyên Quang (Thủ tướng Chính phủ, 2005) và của Tổng Công ty Giấy Việt Nam (Chính phủ, 2007), các lâm trường trên địa bàn tỉnh đã được sắp xếp và tổ chức lại như sau:

- Chuyển thành công ty lâm nghiệp trực thuộc UBND tỉnh đối với các lâm trường: Chiêm Hóa, Tuyên Bình, Nguyễn Văn Trỗi, Yên Sơn, Sơn Dương;

- Chuyển Lâm trường Na Hang thành Ban Quản lý rừng phòng hộ Na Hang;

- Chuyển thành công ty lâm nghiệp hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam đối với các lâm trường: Tân Phong, Hàm Yên, Tân Thành.

Sau khi đổi mới và sắp xếp, tỉnh Tuyên Quang có tổng số 8 CTLN được chuyển đổi thành công từ lâm trường quốc doanh.

Thực hiện Nghị định của Chính phủ (Chính phủ, 2010), 8 CTLN trên địa bàn tỉnh tiếp tục được chuyển đổi thành Công ty TNHH, các công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu của các CTLN là trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng trong phạm vi lâm phần được giao theo quy định của pháp luật.

Căn cứ công văn phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới của Thủ tướng Chính phủ (Thủ tướng chính phủ, 2016), UBND tỉnh Tuyên Quang đã ban hành kế hoạch sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động các CTLN trực thuộc tỉnh quản lý, trong đó, CTLN Nguyễn Văn Trỗi chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi, các CTLN còn lại chuyển đổi thành công ty TNHH.

Các CTLN còn lại hoạt động theo mô hình công ty TNHH hoặc công ty cổ phần, không có vốn của Nhà nước.

2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Hiện nay các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đang được giao quản lý và sử dụng 288.579,61 ha đất, chiếm 76,4% diện tích rừng tự nhiên (rừng đặc dụng: 25.706,41 ha, chiếm 8,9%; rừng phòng hộ 56.620,06 ha, chiếm 19,6%; rừng sản xuất 206.253,14 ha, chiếm 71,5%) (Hương L. , 2021). Hoạt động SXKD ở các CTLN chủ yếu là quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên, khai thác gỗ rừng tự nhiên và trồng rừng sản xuất. Kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty chỉ tập trung từ hoạt động khai thác gỗ rừng tự nhiên và khai thác rừng trồng sản xuất. Dưới đây là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các CTLN trong khoảng thời gian từ 2020-2021.

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, công tác trồng rừng trong 3 năm (2019-2021) của các CTLN luôn bám sát tiến độ và thực hiện có hiệu quả, kết quả trồng rừng trong các năm đều vượt kế hoạch.

Ví dụ: Trong 3 năm, CTLN Yên Sơn trồng rừng đạt 108,24% so với kế hoạch được giao, CTLN Sơn Dương trồng rừng đạt 163,2% so với kế hoạch. (CTLN Yên Sơn, 2021) (CTLN Sơn Dương, 2021)

Bảng 2. 1. Tình hình hoạt động SXKD của các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (2019-2021)




Nội dung 2019 2020 2021

Chênh lệch

2021/2019 2021/2020

SL % SL %

Trồng rừng (ha)

1.970

2.060

2.161

191

9,70%

101

4,9%

Khai thác (m3)

100.720

86.873

94.440

-6.280

-6,24%

7.567

8,7%

Doanh thu (trđ)

105.439

90.228

90.657

-14.782

-14,02%

429

0,5%

Nộp NSNN (trđ)

1.664

1.642

2.644

980

58,89%

1.002

61,0%

Lợi nhuận (trđ)

2.178

1.769

4.019

1.841

84,51%

2.250

127,1%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - 11

Nguồn: Các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Trên cơ sở bám sát kế hoạch và với mục tiêu phát triển ổn định và hiệu quả, các CTLN đã xây dựng kế hoạch điều hành SXKD tương đối sát với tình hình thực tế. Công tác chỉ đạo và điều hành tiến độ sản xuất từ công ty tới các đội sản xuất cũng luôn bám sát kế hoạch đề ra.

Trong giai đoạn năm 2019-2021, các CTLN đã hoàn thành chỉ tiêu trọng điểm đó là công tác trồng rừng, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương được liên

doanh trồng rừng với công ty làm nâng cao công tác bảo vệ và phát triển rừng. Hầu hết các CTLN đều đảm bảo đủ vốn cho SXKD và trả lương kịp thời cho người lao động, đồng thời hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, bảo hiểm cho NSNN, cho cấp trên.

Từ Bảng 2.1 cho thấy giai đoạn 2019-2020, hầu hết các CTLN đều đặt trọng tâm vào gây trồng rừng mới, hoạt động khai thác vẫn được thực hiện nhưng không liên tục, do đó sản lượng khai thác năm 2021 giảm 6,24% so với năm 2019, tuy nhiên, sang năm 2020, sản lượng khai thác năm 2021 tăng nhẹ 8,7% so với năm 2020, có điều này là do CTLN Yên Sơn và CTLN Nguyễn Văn Trỗi tăng sản lượng khai thác. Tuy vậy, các CTLN vẫn đảm bảo mức doanh thu và nộp về NSNN theo kế hoạch đề ra (Theo Báo cáo kết quả SXKD giai đoạn 2019-2021 của các CTLN, có thể kể đến kết quả của một số công ty như sau: CTLN Chiêm Hóa, năm 2019, công ty nộp về NSNN đạt 117%, năm 2020 đạt 293%, năm 2021 đạt 101% so với kế hoạch đề ra; CTLN Sơn Dương nộp về NSNN trong 3 năm 2019-2021 đạt 538% so với kế hoạch; CTLN Tuyên Bình nộp về NSNN trong 3 năm 2019-2021 đạt 129% so với kế hoạch).

Giai đoạn 2019-2021 là giai đoạn trước và sau chuyển đổi mô hình kinh doanh của nhiều CTLN có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh, do đó, trong giai đoạn này các CTLN tập trung đổi mới, củng cố lại hoạt động quản trị của công ty, sắp xếp lại nhân sự phòng ban, đội sản xuất nhằm ổn định hoạt động SXKD và giải quyết việc làm cho người lao động, tuy nhiên, với kết quả điều tra thực tế hoạt động tại một số CTLN, tác giả được biết giai đoạn trước khi chuyển đổi, một số CTLN như CTLN Nguyễn Văn Trỗi, CTLN Yên Sơn có kết quả lợi nhuận âm, do đó, với kết quả hoạt động đạt được như thống kê tại Bảng 2.1, việc chuyển đổi mô hình kinh doanh tại địa phương đối với các CTLN có vốn Nhà nước là một định hướng hoàn toàn đúng đắn.

Từ những phân tích trên cho thấy, các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đều thực hiện tốt chỉ tiêu trồng rừng và khai thác gỗ nguyên liệu theo kế hoạch được giao, đóng góp đáng kể cho NSNN hằng năm, đảm bảo thu nhập và ổn định đời sống của người lao động trong công ty, tạo công ăn việc làm cho người dân trên địa bàn, giúp dân bám đất bám rừng, tạo động lực phát triển kinh tế lâm nghiệp ngày càng mạnh mẽ. Tuy nhiên, công tác KTQT tại các ctln vẫn chưa được thực hiện và khai thác hiệu quả, dẫn tới hiệu quả hoạt động SXKD của một số công ty còn thấp hoặc ở mức đạt hiệu quả.

2.1.3. Đặc điểm cơ chế và chính sách tài chính áp dụng tại các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

* Hiện nay, cơ chế tài chính tại các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được xây dựng theo một trong hai loại hình dưới đây:

+ Nhóm CTLN chịu sự chi phối vốn của Nhà nước

Các CTLN chịu sự chi phối của Nhà nước gồm các CTLN (chiếm tỷ lệ 58,3%) là công ty con của TCT Giấy Việt Nam và các CTLN đã chuyển đổi từ công ty TNHH MTV thành công ty TNHH 2TV, trong đó, Nhà nước chi phối từ 51% vốn trở lên.

Đối với các CTLN là công ty con có 100% vốn điều lệ của công ty mẹ - TCT Giấy Việt Nam. Công ty mẹ cử người đại diện phần vốn, quyết định các vấn đề tài chính được cụ thể hóa trong Quy chế tài chính của TCT và theo điều lệ và quy chế tài chính của công ty con do công ty mẹ phê duyệt. Đồng thời, công ty mẹ cũng quản lý và định hướng chiến lược, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty con.

Đối với các CTLN đã chuyển đổi thành công ty TNHH 2 TV, Nhà nước là thành viên góp vốn thứ nhất và chi phối vốn từ 51% vốn điều lệ trở lên. Cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước là UBND tỉnh, đồng thời, các CTLN cũng chịu sự quản lý của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Tuyên Quang về chuyên môn, nghiệp vụ. UBND tỉnh thực hiện quyền cổ đông, thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật và điều lệ của các CTLN. Đồng thời, UBND tỉnh cũng cử người đại diện theo ủy quyền (thường là giám đốc CTLN) để thực hiện quyền thành viên góp vốn.

Hàng năm công ty mẹ hoặc UBND tỉnh có trách nhiệm phê duyệt báo cáo tài chính và quyết định việc phân phối, sử dụng lợi nhuận sau thuế, thu lợi nhuận sau thuế theo quy chế tài chính tại các CTLN đã được ban hành. Định kỳ hằng năm, công ty con của công ty mẹ hoặc công ty TNHH 2 thành viên do Nhà nước chi phối vốn doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tài chính của năm tiếp theo gửi đến công ty mẹ hoặc UBND tỉnh để tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước.

Các CTLN được quyền chủ động sử dụng số vốn nhà nước giao, các loại vốn khác, các quỹ do công ty quản lý vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định. Đồng thời, các CTLN cũng chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu Nhà nước về bảo toàn, phát triển vốn, hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo quyền lợi của những người có liên quan đến công ty theo các hợp đồng đã giao kết.

+ Nhóm CTLN không bị chi phối vốn bởi Nhà nước

Nhóm CTLN không bị chi phối vốn bởi Nhà nước (chiếm tỷ lệ 41,7%) gồm các công ty cổ phần và công ty TNHH không có vốn Nhà nước. Đối với các CTLN không có vốn Nhà nước chi phối, cơ chế tài chính do Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần) hoặc Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH) quy định. Các công ty tự quản lý và thực hiện tất cả các vấn đề về hợp tác, đầu tư, khai thác cũng như quản lý tài chính.

* Chính sách tài chính

+ Về chế độ kế toán, kết quả khảo sát cho thấy, các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có quy mô vừa và nhỏ đang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí