Đặc Điểm Về Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Của Các Công Ty Lâm Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Tuyên Quang

+ Phòng kế hoạch – tài vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về kế hoạch sản xuất, công tác tài chính của Công ty. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng như sau: Xây dựng kế hoạch tài chính theo kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của Công ty; Tổ chức hoạt động kế toán, thống kê toàn Công ty; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ kế toán, thống kê do Nhà nước ban hành tại đơn vị; Quản lý, sử dụng các nguồn vốn SXKD đúng quy định, đạt hiệu quả; Kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng tài sản, tiền vốn của Công ty; Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch tài chính, thực hiện các báo cáo kế toán, thống kê theo quy định; Lập và chỉ đạo thực hiện các hợp đồng kinh tế, nghiên cứu thị trường và đề xuất các chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn; Tổ chức quản lý việc quản lý hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm; Theo dõi các hợp đồng liên doanh, liên kết.

+ Các Đội sản xuất trực thuộc công ty là những đơn vị hạch toán phụ thuộc, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh do Công ty giao, hoạt động theo điều lệ Công ty và chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của Công ty.

+ Đội vườn ươm: Nhiệm vụ của đơn vị này là cung cấp cây giống theo kế hoạch trồng rừng của Công ty cho các đội sản xuất.

Kết quả khảo sát tại Phụ lục 1E cho thấy 100% CTLN trên địa bàn tỉnh tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến. Đây là mô hình tổ chức quản lý phổ biến trong các DNLN ở Việt Nam bởi quy mô của các công ty đều thuộc loại hình nhỏ và vừa, người đứng đầu công ty là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động và chịu trách nhiệm đối với toàn bộ kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Theo đó, các bộ phận trực tiếp sản xuất (bao gồm các đội sản xuất, đội vườn ươm) chỉ nhận mệnh lệnh trực tiếp từ cấp trên theo cơ chế trực tuyến. Các phòng chức năng (bao gồm phòng tổ chức – hành chính, phòng kế hoạch – kỹ thuật, phòng kế hoạch – tài vụ) có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc về những vấn đề chuyên môn được giao. Các phòng chức năng trực thuộc công ty không được quyền ra các mệnh lệnh và chỉ thị cho các đơn vị sản xuất nhằm đảm bảo tính tập trung cho công tác quản lý doanh nghiệp.

Kết quả điều tra thực tế cũng cho thấy các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chưa áp dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP - Enterprise Resource Planning trong công tác quản trị doanh nghiệp.

Với mô hình tổ chức quản lý trực tuyến, các công ty đã có sự phân quyền rõ ràng, các cấp quản lý có quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm trong phạm vi cấp mình quản lý, thuận lợi cho việc cung cấp thông tin KTQT tới các cấp quản trị và tổ chức các trung tâm trách nhiệm.

2.2.3. Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán của các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Kết quả khảo sát nhân viên kế toán (Phụ lục 1E) cho biết 100% trả lời các CTLN tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức bộ máy kế toán tập trung. Theo đó, bộ máy kế toán được tổ chức tập trung tại phòng kế toán của công ty và thực hiện toàn bộ các công việc từ khâu tiếp nhận, kiểm tra, xử lý chứng từ, cho tới việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, thực hiện tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ kế toán và cung cấp thông tin tài chính – kế toán cho nhà quản trị và các đối tượng khác theo quy định. Các phần hành kế toán được phân công cho kế toán viên chịu trách nhiệm thực hiện.

Kết quả điều tra thực tế cho thấy, số lượng nhân viên kế toán tại hầu hết các CTLN hiện nay đều từ 1 - 5 người, điều này tương đối phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý trong tình hình mới cũng như phù hợp với đặc thù hoạt động SXKD lâm nghiệp, tuy nhiên, kế toán viên phải kiêm nhiệm nhiều phần hành và các nhiệm vụ, tình trạng quá tải bộ máy kế toán, thiếu thời gian cũng như nhân sự để thực hiện việc kiểm soát và đánh giá hiệu quả công việc.

Về mô hình, kết quả khảo sát nhân viên kế toán cho thấy 100% trả lời các CTLN tổ chức bộ máy kế toán kết hợp giữa kế toán tài chính và KTQT (Phụ lục 1E). Việc vận dụng mô hình này đã giúp cho bộ máy kế toán của các CTLN khá gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động, mặt khác, cũng tiết kiệm được chi phí cho việc vận hành hệ thống kế toán. Tuy nhiên, mặt trái của mô hình này là khối lượng công việc nhiều, nếu nhà quản trị tài chính không có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng sẽ dễ dẫn tới bị chồng chéo công việc, hiệu quả làm việc thấp. Để có thể vận hành được cả bộ phận kế toán tài chính và KTQT, đội ngũ nhân viên kế toán công ty cần phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng phân tích, đánh giá tốt và có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ cho công việc kế toán.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

2.2.4. Nhận thức và sự quan tâm về kế toán quản trị của các cấp quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Tác giả tiến hành khảo sát đánh giá nhận thực và sự quan tâm về KTQT của các cấp quản trị trong các công ty lâm nghiệp theo thang đo Likerts với 5 mức độ: 1- Rất thấp; 2- Thấp; 3- Trung bình; 4- Tốt; 5- Rất tốt. Kết quả khảo sát được trình bày theo Biểu đồ 2.5 dưới đây.

Hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - 13

90%


80% 76,6%

70% 68,8%

60%


50%


40%


30%

21,9%

20%

18,8%

10%

9,3%

4,6%

0% 0%

0% 0%

0%

1

2

3

4

5

Nhà quản trị được đào tạo bồi dưỡng về KTQT

Sự quan tâm và ủng hộ của NQT đối với KTQT


Biểu đồ 2. 5. Kết quả khảo sát nhận thức và sự quan tâm về KTQT của các cấp quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh TQ

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Biểu đồ 2.5 cho thấy chỉ có 9,3% nhà quản trị các cấp được đào tạo ở mức độ

4 về KTQT, số lượng này tập trung ở nhà quản trị cấp trung, cụ thể là các trưởng phòng kế hoạch – tài vụ, có 21,9% nhà quản trị được đào tạo ở mức độ 3 và tập trung ở nhà quản trị cấp cao đã kinh qua vị trí trưởng phòng kế hoạch – kỹ thuật hoặc có tham gia các lớp quản trị doanh nghiệp, như vậy, đây là tỷ lệ khá thấp về mức độ đào tạo chuyên sâu dẫn đến nhà quản trị các cấp, đặc biệt là nhà quản trị cấp cao có nhận thức chưa đúng về công tác KTQT. Kết quả này càng được khẳng định khi chỉ có 4,6% nhà quản trị quan tâm và ủng hộ ở mức độ 4 đối với công tác KTQT. Điều này dẫn tới việc vận dụng KTQT chưa được các nhà quản trị quan tâm và chú trọng, nhất là trong bối cảnh chuyển đổi mô hình kinh doanh và cơ cấu hoạt động.

2.2.5. Năng lực và trình độ của kế toán trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Kết quả tìm hiểu thực tế tại các CTLN cho thấy đội ngũ nhân viên làm công tác kế toán trong các CTLN trên địa bàn tỉnh đều có trình độ từ cao đẳng trở lên (trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ 72,7%, còn lại là cao đẳng). Tuy nhiên để đánh giá rõ hơn về năng lực và trình độ của đội ngũ này trong công tác KTQT, Tác giả tiến hành khảo sát đánh giá năng lực và trình độ của kế toán trong các CTLN theo thang đo

1

2

3

4

5

Kế toán được đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu về KTQT Nhận thức của kế toán về lĩnh vực kinh doanh

Kinh nghiệm của kế toán về KTQT trong lĩnh vực SXKD lâm nghiệp

54,5%

83,3%

36,4%

58,3%

16,7%

18,2%

41,7%

Likerts với 5 mức độ: 1- Rất thấp; 2- Thấp; 3- Trung bình; 4- Tốt; 5- Rất tốt. Kết quả khảo sát được trình bày theo Biểu đồ 2.6 dưới đây.


0%

0%

0%

0,0%

0,0%

0%

0%

0%

Biểu đồ 2. 6. Kết quả khảo sát năng lực và trình độ của kế toán trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Biểu đồ 2.6 cho thấy việc đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu về KTQT ở mức độ 4

của các kế toán chỉ chiếm 18,2 %, dẫn tới nhận thức về KTQT của kế toán cũng chưa

cao. Nhận thức của kế toán về lĩnh vực hoạt động của công ty ở mức độ 4 chiếm tỷ lệ 41,7% ý kiến khảo sát, đây là kết quả rất khả quan, tuy nhiên, số lượng này tập trung ở các CTLN không có vốn nhà nước, trong khi kế toán trong các CTLN có vốn nhà nước chỉ nhận thức về lĩnh vực hoạt động của công ty ở mức độ 3, điều này có nghĩa họ chưa có sự quan tâm và gắn bó với doanh nghiệp, đi làm chỉ mang tính chất đảm bảo thu nhập hàng tháng. Ngoài ra, không có kế toán nào có kinh nghiệm ở mức độ 4 về KTQT trong lĩnh vực SXKD lâm nghiệp, hầu hết chỉ ở mức độ 2 với tỷ lệ 83,3% ý kiến khảo sát, chỉ có 16,7% ý kiến khảo sát trả lời ở mức độ 3, số lượng này tập trung ở các CTLN được đánh giá cao về kết quả và hiệu quả hoạt động SXKD. Chính những điều này đã dẫn đến việc vận dụng KTQT vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các CTLN bị hạn chế, kế toán không có động lực để cải tiến công tác kế toán nói chung và vận dụng cũng như điều chỉnh công tác KTQT nói riêng để mang lại sự phù hợp với đặc thù ngành nghề cũng như đặc điểm hoạt động của CTLN.

2.2.6. Trình độ công nghệ thông tin

Theo khảo sát (Phụ lục 1E), 100% nhân viên kế toán được khảo sát đều trả lời công ty sử dụng phần mềm kế toán, trang bị hệ thống máy tính, mạng internet giúp hỗ trợ cho công tác khá tốt cho công tác kế toán, đặc biệt là thông tin KTQT sẽ được cung cấp kịp thời. Tuy nhiên, các CTLN trên địa bàn tỉnh chưa áp dụng các phần mềm đặc thù của KTQT, do đó, công tác KTQT được thực hiện hoàn toàn thủ công trên Exel, mức độ tổng hợp và phân tích dữ liệu bị hạn chế, mất nhiều thời gian. Chính vì vậy, các định mức, dự toán, kế hoạch chưa được lập một cách khoa học, có hệ thống nên chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng thông tin của các cấp quản trị trong CTLN.

2.3. Thực trạng kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

2.3.1. Thực trạng kế toán quản trị gắn với chức năng kiểm soát, đánh giá của nhà quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

2.3.1.1. Thực trạng thiết lập hệ thống chỉ tiêu kinh tế gắn với chức năng kiểm soát, đánh giá của nhà quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Kết quả khảo sát tại Phụ lục 1E cho thấy các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chưa thiết lập hệ thống chỉ tiêu kinh tế gắn với chức năng kiểm soát, đánh giá của nhà quản trị. Tuy nhiên, để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, tác giả đã thực hiện khảo sát các cấp quản trị trong các CTLN trên đối với nhu cầu thông tin cho kiểm soát, đánh giá theo các mức độ: 1- Không có nhu cầu; 2- Nhu cầu thấp; 3- Nhu cầu trung bình; 4- Nhu cầu cao; 5- Nhu cầu rất cao. Trên cơ sở đó sẽ xác định được sự quan tâm của các cấp quản trị đối với việc thiết lập hệ thống chỉ tiêu kinh tế gắn với chức năng kiểm soát, đánh giá.

* Đối với nhu cầu kiểm soát, đánh giá thông tin về các yếu tố đầu vào sản xuất kinh doanh

Kết quả khảo sát tại Biểu đồ 2.7 cho thấy các cấp quản trị trong các CTLN có nhu cầu thông tin quản trị về hàng tồn kho ở mức độ 3 (chiếm tỷ lệ trên 39,1% ý kiến khảo sát), chỉ có 28,1% ý kiến khảo sát trả lời ở mức độ 4 về thông tin giá cả, chi phí thu mua và số lượng xuất dùng của HTK, số còn lại có nhu cầu thấp hoặc không có nhu cầu đối với thông tin về HTK. Kết quả này cho thấy, thông tin về HTK phục vụ cho mục đích kiểm soát, đánh giá chưa được nhà quản trị quan tâm. Có 18,8 % ý kiến khảo sát trả lời không quan tâm tới thông tin về HTK, những ý kiến này tập trung ở các CTLN có quy mô siêu nhỏ, công ty đầu tư vốn không tổ chức tự sản xuất rừng, do đó các công ty này không có nhu cầu thông tin về HTK.


1

2

3

4

5

Thông tin về giá cả, chi phí thu mua NVL Thông tin số lượng HTK xuất dùng cho sản xuất Thông tin về mức dự trữ HTK

Thông tin về tỷ trọng HTK

18,8%

18,8%

18,8%

18,8%

0,0%

14,1%

18,8%

25,0%

53,1%

39,1%

62,5%

56,3%

28,1%

28,1%

0,0%

0,0%

0,0%

0,0%

0,0%

0,0%

Biểu đồ 2. 7. Kết quả khảo sát các cấp quản trị về nhu cầu thông tin quản trị hàng tồn kho

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Kết quả khảo sát tại Biểu đồ 2.8 cho thấy, hầu hết các CTLN có nhu cầu không cao đối với thông tin về nguồn nhân lực phục vụ cho kiểm soát, đánh giá. Chỉ có 35,9% và 28,1% ý kiến khảo sát quan tâm ở mức độ 4 đối với thông tin về quỹ lương, số lượng lao động và chi phí dành cho phúc lợi, các ý kiến đều tập trung ở các CTLN hiện đang có kết quả hoạt động kinh doanh khá tốt, người lao động được quan tâm tới mọi mặt của công việc và đời sống. Trong số các thông tin về nguồn nhân lực được đưa ra khảo sát, thông tin về chi phí tuyển dụng không được các công ty quan tâm nhiều (với 81,3% ý kiến khảo sát ở mức độ 2), điều này cũng phù hợp với việc tinh giản bộ máy phù hợp với mô hình hoạt động kinh doanh mới tại các CTLN hiện nay.

Đối với các thông tin về hiệu suất sử dụng lao động và quỹ lương, số lượng lao động được các nhà quản trị quan tâm ở mức độ 3 với tỷ lệ tương ứng là 43,8% và 45,3% ý kiến khảo sát, điều này chứng tỏ nhà quản trị các CTLN đã quan tâm đến hiệu quả sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng tiền lương tại doanh nghiệp.


1

2

3

4

5

Thông tin về hiệu suất sử dụng lao động Thông tin về quỹ lương, số lượng lao động Thông tin về chi phí dành cho phúc lợi

Thông tin về chi phí tuyển dụng

18,8%

0,0%

18,8%

18,8%

37,5%

18,8%

53,1%

81,3%

43,8%

45,3%

0,0%

0,0%

0,0%

35,9%

28,1%

0,0%

0,0%

0,0%

0,0%

0,0%

Biểu đồ 2.8 Kết quả khảo sát các cấp quản trị về nhu cầu thông tin quản trị nguồn nhân lực

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Có một bộ phận CTLN (chiếm tỷ lệ 18,8% ý kiến khảo sát) trả lời ở mức 1, tức các công ty không quan tâm đến đến các thông tin về nguồn nhân lực phục vụ cho kiểm soát, đánh giá, điều này xuất phát từ quy mô công ty ở mức siêu nhỏ, nhu cầu về quản trị nguồn nhân lực của các công ty còn rất thấp, kết quả khảo sát cũng cho thấy nhu cầu thông tin duy nhất về nguồn nhân lực mà các công ty này quan tâm là thông tin về quỹ lương và số lượng lao động nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng tiền lương.

Biểu đồ 2.9 cho thấy hầu hết các CTLN rất quan tâm đến thông tin về cơ cấu TSCĐ và hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp (chiếm tỷ lệ tương ứng 73,4% và 81,3% ý kiến trả lời ở mức độ 4). Hiện nay, việc chuyển đổi đất đai và tài sản rừng trên đất cơ bản đã được rà soát nhằm xác định ranh giới, cắm mốc và cấp quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các CTLN, tuy nhiên, việc tranh chấp đất đai giữa các CTLN và các hộ dân vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, xuất phát từ vấn đề này, nhu cầu thông tin của nhà quản trị về TSCĐ, đặc biệt là đất lâm nghiệp là khá cao. Đối với các CTLN quy mô siêu nhỏ, các thông tin về TSCĐ chủ yếu phục vụ cho mục đích lập báo cáo tài chính là chủ yếu, mặt khác, các CTLN này không được giao đất sản xuất, do đó, các công ty này hầu như không có nhu cầu thông tin về TSCĐ phục vụ kiểm soát, đánh giá (chiếm tỷ lệ 18,8 % ý kiến khảo sát ở mức độ 2 trở xuống).


1

2

3

Thông tin về cơ cấu TSCĐ

4

5

Thông tin về hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp

Thông tin về nguyên giá, giá trị hao mòn TSCĐ

0,0%

18,8%

0,0%

18,8%

0,0%

18,8%

7,8%

0,0%

56,3%

73,4%

81,3%

25,0%

0,0%

0,0%

0,0%

Biểu đồ 2. 9. Kết quả khảo sát các cấp quản trị về nhu cầu thông tin quản trị tài sản cố định

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

1

2

3

4

5

CPNVLTT tính cho 1 ha rừng trồng CPNCTT tính cho 1 ha rừng trồng CPSXC cho sản xuất rừng

18,8%

18,8%

18,8%

81,2%

81,2%

81,2%

* Đối với nhu cầu kiểm soát, đánh giá thông tin về chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh


0,0%

0,0%

0,0%

0,0%

0,0%

0,0%

0,0%

0,0%

0,0%

Biểu đồ 2. 10. Kết quả khảo sát các cấp quản trị về nhu cầu thông tin quản trị chi phí sản xuất

Biểu đồ 2.10 cho thấy 100% các CTLN đều quan tâm đến thông tin về chi phí sản xuất, trong đó có 81,3% ý kiến trả lời ở mức độ 4, những ý kiến này tập trung ở các CTLN có quy mô vừa và nhỏ, còn lại 18,8% ý kiến trả lời ở mức độ 3 tập trung ở các CTLN có quy mô siêu nhỏ.

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí