Đặc điểm thơ Nông Thị Ngọc Hòa - 9

Ngọc Hòa, chúng ta phát hiện ra bên cạnh những đặc điểm, phẩm chất, tính cách của người phụ nữ truyền thống thì thơ chị còn cất lên tiếng nói để khẳng định cá tính mạnh mẽ cùng khát vọng mãnh liệt trong tình yêu, trong văn chương nghệ thuật cũng như trong cuộc sống đời thường của chị.

Tình yêu là một cái gì đó rất huyền diệu và rất lạ lùng không phải chỉ có ở thời trẻ tuổi mà luôn tiềm tàng, sôi nổi trong mỗi trái tim của các thế hệ. Khi đã yêu thì ai cũng thấm trải đến tận cùng niềm vui và nỗi khổ đau của những cảm xúc yêu thương như: xốn xang, rạo rực, say đắm, thiết tha, mong nhớ, đợi chờ, giận hờn, trách móc, tiếc nuối, hi vọng – tuyệt vọng… và không phải ai cũng dễ nói ra được những tình cảm rất tế nhị ấy. Các nữ thi sĩ với tâm hồn nhạy cảm, với nhịp đập riêng của trái tim phụ nữ - của những người đã và đang ngọt ngào cay đắng với tình yêu thường cảm nhận được tận cùng cái thế giới kì diệu, lung linh, muôn màu sắc của tình yêu và đã viết nên những vần thơ cháy bỏng với mọi cung bậc, tình cảm trong tình yêu của cái Tôi trữ tình – người phụ nữ.

Khát vọng mãnh liệt của Nông Thị Ngọc Hòa trước hết được thể hiện ở những khát khao về tình yêu cá nhân và về hạnh phúc lứa đôi. Vốn là con người mạnh mẽ, cầu toàn nên trong tình cảm của chị không có thứ tình cảm nào mờ nhạt hoặc nửa vời. Trái tim chị luôn rạo rực, khát khao về tình yêu hạnh phúc lớn lao. Và như một nhu cầu tự nhiên, chị đã viết những vần thơ bỏng cháy, da diết, nồng nàn, đầy mơ mộng, đầy tin yêu nhưng cũng đầy hoài nghi, đau đớn. Để rồi khi đọc nó, người đọc như tìm thấy chính mình, tâm trạng mình, cảm xúc của mình với những khát vọng về một tình yêu thuần khiết, đắm đuối, đam mê:

- Ta như hạt sương rơi

Anh ủ trong cánh hồng đỏ thắm Gió ru lời mê đắm

Cầu vồng mới bắc phía xa

(Mùa chuồn chuồn bay thấp)

- Dã quỳ nở hoa cần mưa cần nắng Ta mong về lặn ngụp giữa dòng anh

(Giữa hai mùa dã quỳ)

- …

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Với sự bộc bạch chân thành, không vòng vo quẩn quanh, nhà thơ đã thể hiện niềm khao khát về một tình yêu mãnh liệt. Người con gái ấy cần tình yêu như bông dã quỳ kia cần mưa, cần nắng để có thể đơm bông; cần có “một dòng anh” để suốt đời “ngụp lặn” trong hạnh phúc lứa đôi.

Điều đặc biệt, năm tháng qua đi nhưng tình yêu trong những người phụ nữ biết trân trọng giá trị của hạnh phúc và luôn khao khát tình yêu lại không bao giờ già cỗi. Tuổi tác trở thành vô nghĩa trong tâm hồn, trái tim của người phụ nữ giàu tình yêu. Và đây thực sự là một nét hiện đại, nét mới đối ở người phụ nữ dân tộc miền núi: Với ngày hồng và lấp lánh sao khuya/ Rưng rưng chiếc hôn vùi trong mái tóc/ Nụ cười sáng và cả dòng nước mắt/ Mình nhuộm dần từng sợi mái đầu nhau (Huyền thoại tóc).

Đặc điểm thơ Nông Thị Ngọc Hòa - 9

Nông Thị Ngọc Hòa viết nhiều về những mong ước, khát khao được yêu say đắm. Điều này không những thể hiện ở nỗi nhớ, ở niềm yêu vô bờ bến mà còn xuất hiện ở sự tiếc nuối tình yêu trong quá khứ và mong muốn được sẻ chia, che chở, quan tâm. Đặc biệt là tình yêu trong thơ chị gắn liền với niềm dự cảm, những nỗi âu lo, khắc khoải mơ hồ. Nhà thơ luôn cảm thấy mình cô đơn, bé nhỏ trước cuộc đời, luôn lo sợ sẽ không còn đủ xúc cảm để “tưới mát” những mảnh vườn yêu:

Sợ nơi nào kí ức xa xôi

Không đủ để nuôi tình yêu lớn dậy Sẽ cỗi cằn biết mấy

Những mảnh vườn đầy hoa cỏ ngày xưa

(Có điều làm ta sợ)

Đọc thơ tình yêu của Nông Thị Ngọc Hòa, người đọc luôn thấy đi kèm với nó là một sự trăn trở, day dứt của một người đàn bà với chất nghĩ sâu sắc tạo nên một giọng thơ rất riêng, độc đáo. Thơ viết về tình yêu của chị luôn đậm chất triết lí, trải nghiệm nên vì thế rất sâu sắc và gây được mối đồng cảm với vạn triệu trái tim yêu. Và rò ràng, cái tôi với khát vọng tình yêu cá nhân và hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt đã đem đến nét hiện đại cho thơ của người phụ nữ mạnh mẽ này.

Thời gian là phạm trù để lại sự ám ảnh trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa. Xuất phát từ khao khát cháy bỏng: khao khát sống, khao khát yêu, khao khát hòa nhập, khao khát cống hiến… nên Nông Thị Ngọc Hòa luôn bị day dứt bởi những bước đi của thời gian, chị lo sự trôi chảy của thời gian đi qua sẽ cuốn theo tất cả tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc: Trăn trở/ Tóc đổi màu/ Mồi điểm làn da/ Và lưng ong đã khô cằn đất cũ/ Thuở yêu đầu/ Thuở đã thành quá khứ/ Thành ngày xưa, thành cổ tích mất rồi(Khi mùa thu gò cửa); Ta sợ lúc không còn rung động nữa/ Khi thời gian có lẽ đã sang chiều/ Trái tim hẳn giấu kín vào băng giá/ Và môi hồng hóa đá những lời yêu (Dự cảm)…

Trước đây (thời trung đại phong kiến) với quan niệm thời gian là một vòng tuần hoàn, không bao giờ mất đi hay biến đổi nên các tác giả văn học thời kì này hiếm khi lo sợ khi nghĩ đến sự chảy trôi của thời gian. Phải đến thời kì văn học hiện đại, với đại biểu đầu tiên là Xuân Diệu thì ý thức về sự trôi chảy thời gian mới trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu ở Xuân Diệu, thời gian gắn liền với nhu cầu hưởng thụ của cái Tôi cá nhân một cách cuống quýt, vồ vập thì với Nông Thị Ngọc Hòa, thời gian là nơi bộc lộ sự nuối tiếc đầy nữ tính về nhan sắc, tuổi trẻ và tình yêu. Ý thức được được sự hữu hạn đời người trước thời gian vô tận, nhà thơ trăn trở, lo lắng, buồn tủi:

Sợ mỗi ngày đi qua

Hồn vô cảm và trái tim hóa đá

Sông thôi chảy, mặt trời không sáng nữa Ta hóa thành đơn côi

(Có điều làm ta sợ)

Những từ: đi qua, vô cảm, hóa đá, thôi chảy, không sáng, đơn côi được sử dụng khá dày đặc trong câu thơ giống như những tiếng tíc tắc của chiếc đồng hồ trái tim đang khắc khoải những lo âu, những dự cảm. Câu thơ là cái xác nhận, là sự chiêm nghiệm điềm tĩnh, lắng sâu và cũng không tránh khỏi xót xa, day dứt. Lúc này, cái tôi cá nhân người phụ nữ đang ngậm ngùi nhìn thấy, cảm nhận thấy sự thay đổi mang tính quy luật của thời gian. Chị xót xa, nuối tiếc những ngày trẻ trung, tươi đẹp, đầy tình yêu và hạnh phúc:

Ta từng có tuổi trăng rằng Viên mãn ngọt ngào say đắm Ta từng tuổi trăng ba mươi Trốn giữa trời đêm thăm thẳm

(Trăng)

Thời gian được tô đậm trong câu thơ đã làm rạng lên cả một chiều sâu kỉ niệm của cái thời mộng mơ, sôi nổi, giàu tin yêu. Nhà thơ thường viết về thời gian trong thế song hành với tình yêu. Thời gian trôi đi và có thể cả tình yêu cũng qua đi nhưng mỗi khi nhắc đến tình yêu, đến tuổi dại khờ đầy nông nổi, thơ chị không có cái nhìn bi lụy, đau đớn mà thường là sự bâng khuâng, tiếc nhớ. Chị tâm sự về những chặng đường đời đã đi qua, đã va vấp: Dừng ở sân ga giữa chặng đường đời/ Hun hút đằng sau bao la phía trước/ Những khóc, những cười, những mong, những ước/ Những ngọt ngào cay đắng, nhớ và quên (Cổ tích tuổi 40). Có thể thấy, thời gian trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa chính là nơi lưu giữ những khát vọng mang đậm màu sắc nữ tính trong trái tim người đàn bà suốt đời rong ruổi đi tìm hạnh phúc. Chỉ với những nét chấm phá về bước chảy trôi của thời gian, tác giả đã phác họa nên bức chân dung tâm hồn người phụ nữ hiện đại luôn khắc khoải nỗi lo âu, luôn ước mong những điều lí tưởng mà vẫn thiết tha tìm kiếm hạnh phúc của đời thường.

Chất hiện đại trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa không chỉ thể hiện trong cách tư duy về tình yêu, về những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống lứa đôi

mà còn thể hiện trong cách tư duy về cuộc sống. Vốn là người phụ nữ thông minh, giàu trải nghiệm, chị nhìn đâu cũng ra những vấn đề phức tạp của cuộc sống và cất lên tiếng nói thành thực về những quan niệm nhân sinh, những suy nghĩ rất riêng của bản thân mình. Trong hành trình cuộc đời, Nông Thị Ngọc Hòa đã đi nhiều nơi, đến nhiều vùng đất khác nhau, chị đã cống hiến và trải nghiệm, đã vượt qua bao nỗi thăng trầm của cuộc đời với những: Vinh quang, thất bại, hạnh phúc, khổ đau… Thơ chị xuất hiện nhân vật trữ tình đầy suy tư, chiêm nghiệm về nhân tình thế thái, về nỗi buồn vui đắng ngọt của cuộc đời:

- Khôn ngoan vay trả người dưng Dở hơi sòng phẳng nợ nần bà con

(Lời của lá)

- Bây giờ người ta thực dụng bao nhiêu Huân chương không đo bằng cây, bằng chỉ Háo hức, hội hè, hả hê, hoan hỉ

Những ô dù điên đảo mọi cán cân

(Nghĩ về những tấm huân chương)

Đọc thơ Ngọc Hòa, ta luôn thấy dáng dấp của nỗi niềm riêng và tâm sự chung với đời của chị. Nhà thơ không dừng lại ở những cảm xúc bề ngoài mà luôn đi sâu vào thế giới tâm hồn để khám phá, phát hiện bản chất của vấn đề để biểu lộ cảm xúc của mình. Chị thường nghiền ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời, tình người bằng những trải nghiệm của chính mình. Nông Thị Ngọc Hòa luôn “phát huy cao độ” vốn sống, vốn hiểu biết, vốn văn hóa của mình vào trong các sáng tác cụ thể. Với lối quan sát tinh tế, với sự liên tưởng phong phú, với những suy nghĩ sâu sắc, nhà thơ đã tạo nên một chất giọng triết lí mang dấu ấn riêng cho thơ mình.

Nhà thơ luôn nhận ra những quy luật sinh tử của tự nhiên, của con người để lí giải các vấn đề của xã hội: Sinh ra từ trứng/ Hóa thành ấu trùng/ Rồi mọc cánh/ Có kẻ như loài ruồi nên mãi mãi chỉ là những kẻ cô đơn, không bầu bạn,

không tổ ấm: Ruồi/ Từ bùn lầy cống rãnh/ Bay lê mong muốn điều gì/ Vo ve/ Làm êm tai những kẻ muốn nghe tiếng hát/ Không biết làm khách khi ở nhà người khác/ Lang thang không có nổi một ngôi nhà/ Mùa giao hoan có kẻ kiêu hùng nhất/ Bay nhanh, bay cao một phút hóa ông hoàng/ Biết chết vẫn dâng mình cho chúa/ Cho sự trường tồn bất tử/ Duy trì nòi giống tới muôn sau (Vòng đời giống nhau).

Như vậy, Ta có thể thấy quan niệm của Nông Thị Ngọc Hòa về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người: không phải là những tháng ngày tồn tại dài hay ngắn mà là sống những ngày tháng như thế nào? Sự sống và cái chết ở đây được triết luận qua giá trị của sự cống hiến chứ không phải đo bằng chiều dài của thời gian.

Niềm suy tư của nhân vật trữ tình trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa thường hướng tới vấn đề con người trong những mối quan hệ phong phú, phức tạp của cuộc sống. Chị hay suy tư về số phận mỏng manh của con người trước tạo hóa và những mối quan hệ trong còi người, còi đời mang màu sắc triết học từng ám ảnh bao thế hệ thi nhân:

Nặn lên pho tượng để thờ

Tô son vẽ phấn mấy cho bằng lòng Tâm thành như đá ném sông

Niềm tin như bấc phập phồng mặt ao Đất dày sánh với trời cao

Khói hương biết có đấng nào chứng cho Lỡ mai sao nhạt trăng mờ

Thân cô đâu dám nghĩ dò đáy sông Thấy mình nhỏ trước mênh mông

Cửa Thiền bỏ ngỏ mà không dám vào

(Pho tượng)

Thơ Nông Thị Ngọc Hòa luôn quan tâm đến những biến động của xã hội, của cuộc đời: Chị xót xa trước sự xuống cấp đạo đức, văn hóa cùng những cái xấu, cái ác trong cuộc sống hàng ngày đang diễn ra trước mắt: Có những chiếc ghế biết chạy/ Vì chân lắp nhiều bánh xe/ Người ta săn lùng ráo riết/ Hẳn là ghế có bùa mê (Những chiếc ghế); Bây giờ lắm các em/ Ve vuốt long nhan, bẹo tai tượng Phật/ Coi góc đao đình như trâm cài tóc/ Thân tình gọi Bụt bằng anh (Hoài niệm nơi thực tại); Chim béo, gà to, cá lớn/ Đem vào phạt vạ, cưới cheo/ Thế rồi mèo đâu có biết/ chuột giờ sinh nở bao nhiêu (Đám cưới chuột). Vì thế, chị luôn chủ động tìm cho mình một lối sống, một cách sống thanh thản để thờ phụng một chữ NHÂN: Tôi theo dòng khách thập phương/ Đến đây xin được dâng hương đền Hùng/ Người ta xin lộc bội phần/ Tôi đi xin lấy chữ NHÂN mang về (Cầu may).

Sắc sảo và nhạy cảm trước mọi hoàn cảnh, trước nhân tình thế thái thời hiện đại, nhà thơ đôi khi cũng rơi vào tình trạng đắng đót, xót xa, nhưng không vì thế mà chị ngoảnh mặt với đời; ngược lại, chị vẫn luôn tìm đến những điều tốt đẹp để thương, để yêu và để cống hiến. Vì thế, thơ Nông Thị Ngọc Hòa đã giúp bạn đọc soi mình qua những triết lí nhân sinh thấm đẫm tư tưởng nhân văn, nhân ái.

Là một nhà thơ, Nông Thị Ngọc Hòa luôn nghĩ suy về thơ và bản chất đích thực của thơ. Cái Tôi Nông Thị Ngọc Hòa mang đậm thiên tính nữ: dịu dàng, kín đáo, duyên dáng, nồng nàn nhưng cũng thể hiện rò một Cái Tôi lí trí, mạnh mẽ, sắc sảo, bản lĩnh và sâu sắc… trước mọi tình huống của cuộc đời . Hơn ai hết, người phụ nữ này ý thức rất rò về bản thân và sự dấn thân của mình. Dẫu biết rằng nghiệp văn chương thật nhiều thử thách: Hầu hết những người đàn bà làm thơ đều bất hạnh/ Trên đầu đầy nắng gió/ Dưới chân là những con đường nhưng chị vẫn chấp nhận và hi vọng mình sẽ tìm ra một con đường riêng đầy ý nghĩa:


Em chỉ là em thôi

Làm việc, yêu con và viết Vượt lên lời phán quyết

Biết đâu riêng có một con đường

(Vượt lên lời phán quyết)

Với chị, văn chương là một phần không thể thiếu của cuộc sống, chị đã đặt nghiệp thơ của mình bên cạnh gia đình, công việc để dung hòa, quân bình giữa ba trọng trách đó. Điều này đủ cho ta thấy một cái tôi lao động nghệ thuật nghiêm túc, miệt mài, một trái tim nghệ sĩ nguyện cháy hết mình với đam mê. Và có lẽ cũng bởi sống hết mình với nghiệp thơ nên chị đã có một trái tim nhạy cảm trong quá trình sáng tác của mình. Nhà thơ thật khiêm nhường khi cảm thấy mình là dấu lặng giữa bản nhạc văn chương, là người đến muộn trong làng thơ, là người đi mót trên đồng thi ca nhưng không bao giờ cái tôi nghệ sĩ đó của chị nhụt chí hay chán nản mà vẫn ngời lên một tinh thần lạc quan, một ý nghĩ tươi sáng về sự cống hiến của bản thân:

Mầm xanh giả vờ giấu kín Ở nơi sâu thẳm mong chờ

Thanh khiết hương thầm thức dậy Sẽ nồng say đến không ngờ.

(Ở cuối mùa sen)

Như vậy, cái tôi trữ tình của Nông Thị Ngọc Hòa không chỉ nói được tâm sự riêng của mình mà đã khắc họa tâm thế chung của những người phụ nữ thời hiện đại. Chị đã theo sát hiện thực của cuộc sống hôm nay để phản ánh thế giới tâm hồn rộng lớn, phong phú và phức tạp của những người phụ nữ dân tộc thiểu số. Những buồn vui, hạnh phúc, đắng đót, xót xa… trong Nông Thị Ngọc Hòa đâu chỉ là nỗi niềm riêng mà còn thấm đượm tâm sự chung. Qua việc tìm hiểu cái tôi trữ tình trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa, chúng ta thấy ở người phụ

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí