200/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành (chiếm tỷ lệ 66,7%) , các CTLN có quy mô siêu nhỏ áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC (chiếm tỷ lệ 33,3%).
+ Chính sách kế toán được áp dụng tại các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang như sau:
- Niên độ kế toán: 100% các CTLN thực hiện niên độ kế toán theo năm dương lịch (từ 01/01/N đến 31/12/N)
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: 100% CTLN sử dụng đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam
- Hình thức kế toán: 100% CTLN áp dụng phần mềm kế toán, trong đó có 58,3% CTLN sử dụng phần mềm kế toán Misa và 41,7% CTLN sử dụng phần mềm kế toán Fast. Đối với hình thức kế toán áp dụng, có 66,7% CTLN áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung và 33,3% CTLN áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: 100% CTLN thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính giá vật tư xuất kho: 100% CTLN thực hiện theo phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: 100% các CTLN thực hiện theo phương pháp đường thẳng
- Phương pháp tính và nộp thuế GTGT: 100% các CTLN thực hiện theo phương pháp khấu trừ
- Về phương pháp hạch toán HTK: 100% các CTLN thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Có thể bạn quan tâm!
- Trình Tự Tập Hợp Cpsx Và Tính Giá Thành Theo Đđh
- Nội Dung Kế Toán Quản Trị Gắn Với Việc Ra Quyết Định Của Nhà Quản Trị
- Trình Độ Trang Thiết Bị Phục Vụ Sản Xuất Kinh Doanh
- Đặc Điểm Về Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Của Các Công Ty Lâm Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Tuyên Quang
- Kết Quả Khảo Sát Các Cấp Quản Trị Về Nhu Cầu Thông Tin Quản Trị Kết Quả Kinh Doanh
- Kế Hoạch Cung Ứng Vật Tư Của Ctln Hàm Yên Năm 2020
Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc vận dụng KTQT trong các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
2.2.1. Đặc điểm hoạt động của các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
a. Đặc điểm về hoạt động sản xuất lâm nghiệp
- Chu kỳ sản xuất
Kết quả khảo sát (Phụ lục 1E) cho thấy 100% các cấp quản trị được khảo sát đều trả lời chu kỳ sản xuất lâm nghiệp tại các CTLN trên địa bàn tỉnh thường có thời gian kéo dài từ 7 - 10 năm. Chu kỳ kéo dài làm cho quá trình luân chuyển vốn của các công ty bị chậm, vốn tồn tại dưới dạng sản phẩm dở dang, dẫn tới thời gian thu hồi vốn dài, độ rủi ro trong kinh doanh cao, hiệu quả kinh tế thấp.
Việc tập hợp chi phí và tính giá thành gỗ nguyên liệu phải trải qua nhiều giai đoạn, kỳ tính giá thành có thể không trùng với kỳ kế toán, do đó, công tác KTQT gặp nhiều khó khăn trong việc tổng hợp, phân tích thông tin, quá trình theo dõi và quản
lý thông tin cũng phức tạp. Chi phí sản xuất trong một chu kỳ sản xuất cũng không đều nhau, do vậy, việc phản ánh, tập hợp và phân bổ cũng cần những phương pháp đặc thù và phù hợp với chu kỳ kinh doanh dài trong nhiều năm.
Chu kỳ sản xuất kéo dài cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng từ môi trường sinh trưởng của cây rừng (điều kiện tự nhiên, thiên tai, hỏa hoạn), điều này đòi hỏi việc lập dự toán sản xuất kinh doanh cần phải tính đến được các rủi ro có thể xảy ra để lập dự phòng tổn thất rủi ro tính vào chi phí.
- Quy trình sản xuất gỗ nguyên liệu
Kết quả trả lời khảo sát cho biết quá trình sản xuất gỗ nguyên liệu tại các CTLN trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo quy trình liên tục và khép kín, quá trình sản xuất trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm nhiều công đoạn sản xuất, thời gian một công đoạn sản xuất kéo dài từ 1 tháng đến nhiều tháng, dẫn tới giai đoạn sản xuất kéo dài tới hàng năm.
Minh họa quy trình sản xuất gỗ nguyên liệu tại Phụ lục 1.3
Đặc điểm quy trình sản xuất gỗ nguyên liệu ảnh hửởng đến việc hình thành các trung tâm trách nhiệm chi phí trong các CTLN như: đội sản xuất phát sinh các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp cho trồng rừng, nhân công trực tiếp của công nhân trồng rừng, chăm sóc rừng, bảo vệ rừng, chi phí nhân viên quản lý các đội sản xuất, các khoản mục trong chi phí sản xuất chung. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất còn ảnh hưởng đến việc nhận diện, phân loại chi phí trong các CTLN, theo đó, những khoản chi phí như nguyên vật liệu sản xuất gỗ nguyên liệu, nhân công trực tiếp thuộc loại chi phí biến đổi; các chi phí cố định như chi phí thiết kế, các chi phí hỗn hợp như chi phí điện, nước,...
Theo kết quả khảo sát cho thấy 100% các CTLN đều trả lời chi phí nhân công là chi phí chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số chi phí sản xuất GNL, do đó, vấn đề đặt ra là cần xây dựng các định mức chi phí hợp lý và phù hợp, đặc biệt định mức CPNCTT ảnh hưởng lớn tới chất lượng và giá thành sản xuất gỗ nguyên liệu.
b. Đặc điểm và phân loại sản phẩm lâm nghiệp
Trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp, sản phẩm trước hết và cơ bản chính là rừng cây đứng, tiếp theo đó là sản phẩm của hoạt động khai thác rừng cây đứng, hoạt động chế biến lâm sản và các loại dịch vụ từ rừng. Chính vì vậy, sản xuất rừng cây đứng là một nhiệm vụ chính và quan trọng trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp của các CTLN trên địa bàn tỉnh. Vì tính chất của cây rừng là trải qua quá trình biến đổi sinh học, bị tác động từ môi trường tự nhiên nên việc hạch toán các chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất rừng gặp nhiều khó khăn.
Theo Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT của Bộ NN & PTNT ban hành ngày 16/11/2018 quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp, rừng cây tại các CTLN trên địa bàn tỉnh có thể phân thành hai loại, cụ thể: Rừng cây lấy gỗ (Gỗ nguyên liệu) và rừng cây lâm sản ngoài gỗ. Sự khác biệt trong tính chất của sản phẩm lâm nghiệp thu được sẽ quyết định đến bản chất của các khoản mục chi phí phát sinh có liên quan tới quá trình trồng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng.
Theo báo cáo của UBND tỉnh (2021), tổng diện tích rừng toàn tỉnh trên 425 nghìn ha, trong đó rừng tự nhiên trên 233 nghìn ha và rừng trồng trên 192 nghìn ha.
Thành phố Tuyên Quang
Huyện Yên Sơn Huyện Sơn Dương Huyện Na Hang Huyện Lâm Bình Huyện Hàm Yên Huyện Chiêm Hóa
0,00 10.000,00 20.000,00 30.000,00 40.000,00 50.000,00 60.000,00 70.000,00
Rừng trồng Rừng tự nhiên
Biểu đồ 2. 1. Hiện trạng rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo nguồn gốc hình thành
Nguồn: Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Tuyên Quang
Căn cứ vào mục đích sử dụng được quy định trong Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ban hành ngày 15/11/2017, rừng cây được chia thành 3 loại: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Toàn tỉnh có gần 161 nghìn ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, chiếm tỷ lệ 38% tổng diện tích rừng toàn tỉnh. Trong đó, diện tích rừng đặc dụng có gần 46 nghìn ha, chiếm tỷ lệ 11% tổng diện tích rừng toàn tỉnh. Diện tích rừng phòng hộ có hơn 115 nghìn ha, chiếm tỷ lệ 27% diện tích rừng toàn tỉnh.
Rừng sản xuất 11%
Rừng phòng hộ 27%
Rừng đặc dụng
62%
Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng
Biểu đồ 2. 2. Hiện trạng rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo
mục đích sử dụng
Nguồn: Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Tuyên Quang
Hiện nay, UBND tỉnh đã chuyển toàn bộ diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng về cho các BQL rừng và UBND các xã quản lý theo sự hướng dẫn của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp lâm nghiệp. Do đó, các CTLN trên địa bàn tỉnh chỉ thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo kế hoạch được giao hằng năm.
Hiện nay, các sản phẩm từ sản xuất lâm nghiệp được chia thành hai loại chính, bao gồm: (1) các sản phẩm khai thác từ rừng (gỗ nguyên liệu hoặc lâm sản ngoài gỗ);
(2) các sản phẩm và dịch vụ công ích (dịch vụ chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng). Việc khai thác và sử dụng rừng đều tuân theo quy chế quản lý rừng của Nhà nước, bảo đảm duy trì diện tích, phát triển về mặt trữ lượng và chất lượng của rừng. Sản phẩm của các CTLN trên địa bàn tỉnh chỉ có gỗ nguyên liệu.
Tuy nhiên, việc hạch toán doanh thu, chi phí trong sản xuất rừng khá phức tạp bởi quá trình sản xuất diễn ra trong một chu kỳ dài gắn liền với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rừng. Vì vậy, để xác định giá thành của gỗ nguyên liệu chính xác, các CTLN cần có phương pháp tập hợp CPSX và tính giá thành phù hợp, từ đó, nâng cao hiệu quả quản lý chi phí và giúp cho việc cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị đưa ra các quyết định trong SXKD.
c. Đặc điểm về tổ chức sản xuất lâm nghiệp
Việc tổ chức sản xuất lâm nghiệp khá phức tạp do hoạt động này được thực hiện bởi các đội sản xuất và ở ngoài trời, vị trí cách xa trụ sở công ty. Các CTLN trên địa bàn tỉnh tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo 2 hình thức, bao gồm: (1) Tự tổ chức
trồng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng; (2) Giao khoán rừng. Điều này mang đến khó khăn cho hoạt động theo dõi và quản lý sản xuất chung, với mỗi hình thức, kế toán cần phải có sự theo dõi riêng, việc tổ chức phản ánh thông tin và tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm cần phải được tổ chức phù hợp cho từng khâu hoạt động và cho từng giai đoạn sản xuất lâm nghiệp.
Mặt khác, tính chất sản xuất lâm nghiệp phải trải qua nhiều khâu trong một quá trình khép kín và các khâu đều có liên quan với nhau, kết quả sản xuất của khâu này sẽ là chi phí đầu vào của khâu khác, do vậy, công tác KTQT hàng tồn kho bao gồm NVL, SPDD và thành phẩm cần phải có những quy định cụ thể để có thể xác định được chính xác giá trị HTK.
Ngoài ra, đối với hoạt động giao khoán trồng rừng, các CTLN tổ chức ký kết và thực hiện hợp đồng khoán kinh doanh rừng với các hộ gia đình. Có 2 hình thức giao khoán trồng rừng: giao khoán theo công đoạn và giao khoán cả chu kỳ cây trồng. Việc ký kết hợp đồng giao khoán với nông hộ ngay trên địa bàn được thực hiện với nhiều mức độ khác nhau, có thể hợp động khoán theo từng công đoạn sản xuất như công đoạn trồng rừng, công đoạn chăm sóc rừng… hoặc hợp đồng khoán cả chu kỳ (từ trồng rừng cho đến khai thác gỗ nguyên liệu).
- Hình thức khoán theo công đoạn
Đây là hình thức giao khoán được áp dụng phổ biến tại nhiều CTLN trên cả nước, bởi các công ty quản lý diện tích rừng lớn, trong khi đội ngũ nhân viên, lao động lâm nghiệp có số lượng không đủ để có thể chăm sóc và quản lý được toàn bộ diện tích rừng được Nhà nước giao. Do đó, CTLN thực hiện khoán một số công đoạn lâm nghiệp nhất định (như cong đoạn xử lý thực bì, công đoạn chăm sóc rừng, công đoạn bảo vệ rừng…) cho người dân thực hiện trên cơ sở có sự tham gia hỗ trợ từ phía công ty trong vấn đề kỹ thuật, cung ứng vật tư trồng rừng, bên cạnh đó, công ty vẫn tổ chức hoạt động kiểm soát và quản lý các công đoạn giao khoán với người dân. Bên nhận khoán sẽ thực hiện công đoạn chăm sóc và bảo vệ cho các diện tích rừng được giao khoán cho đến khi kết thúc hợp đồng thì bàn giao lại sản phẩm được giao khoán cho phía CTLN.
- Hình thức giao khoán cả chu kỳ kinh doanh rừng
Trong trường hợp CTLN đang trong tình trạng thiếu vốn và cần phải huy động thêm nguồn vốn đầu tư từ các đối tượng khác bên ngoài, công ty sẽ tiến hành giao khoán cả chu kỳ kinh doanh rừng cho các cá nhân hoặc hộ gia đình nhận khoán. Theo đó, bên nhận khoán sẽ tự bỏ vốn để đầu tư sản xuất rừng và được toàn quyền chủ động trong việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng cũng như khai thác và tiêu thụ gỗ nguyên liệu. Định kỳ hằng năm hoặc khi chu kỳ kinh doanh rừng kết thúc, CTLN sẽ
nhận lại kết quả theo tỷ lệ phần trăm giá trị sản lượng khai thác được ghi trong hợp đồng giao khoán mà công ty và đối tượng nhận khoán đã ký kết. Hình thức không có sự hỗ trợ từ phía công ty nên đòi hỏi bên nhận khoán không chỉ cần phải có đủ khả năng về vốn mà còn cần phải có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý nhằm đảm bảo hiệu quả cho đầu tư rừng.
Hình thức giao khoán tại các CTLN không chỉ giúp cho các CTLN sẽ chủ động trong việc khai thác và tiêu thụ gỗ nguyên liệu mà về mặt kinh tế - xã hội còn giúp làm tăng diện tích rừng lên đáng kể, rừng được bảo vệ một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn, gia tăng độ che phủ rừng, đông thời đời sống nhân dân từng bước cải thiện. Tuy nhiên, khi thực hiện sản xuất lâm nghiệp theo hình thức giao khoán, KTQT sẽ khó khăn trong việc phản ánh, tập hợp một cách chính xác, kịp thời các loại chi phí phát sinh từ các trung tâm trách nhiệm cũng như việc xác định chính xác trách nhiệm, quyền lợi của các bên liên quan trong quá trình thực hiện hợp đồng giao khoán
kinh doanh rừng.
2.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Hiện nay, các CTLN đều được tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng và phân ra thành 2 loại hình doanh nghiệp, CTLN hoạt động theo mô hình công ty TNHH (Phụ lục 1.1) và CTLN hoạt động theo mô hình công ty cổ phần (Phụ lục 1.2).
Công ty TNHH MTV Công ty TNHH 2TV Công ty cổ phần
25%
33%
42%
Biểu đồ 2. 3. Loại hình doanh nghiệp lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh TQ
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Kết quả điều tra thực tế cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hoạt động theo loại hình công ty TNHH (Biểu đồ 2.3), bao gồm các doanh nghiệp lâm nghiệp độc lập có vốn sở hữu của Nhà nước,
chịu sự quản lý của TCT Giấy Việt Nam hoặc của UBND tỉnh và các doanh nghiệp lâm nghiệp độc lập ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp lâm nghiệp còn lại là công ty cổ phần. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh không có doanh nghiệp sản xuất lâm nghiệp nào thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Kết quả tại Biểu đồ 2.3 cũng cho thấy, các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đều là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, với số vốn điều lệ dưới 100 tỷ đồng và số lượng lao động đóng BHXH dưới 200 người. Điều này có ảnh hưởng lớn tới việc tổ chức bộ máy quản lý tại các CTLN.
Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp siêu nhỏ
33%
Doanh nghiệp vừa
25%
Doanh nghiệp nhỏ
42%
Biểu đồ 2. 4. Quy mô doanh nghiệp lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Đứng đầu bộ máy quản trị của công ty TNHH là HĐTV, đối với công ty cổ phần, đứng đầu là Đại HĐCĐ và HĐQT, bên dưới là ban giám đốc, bộ phận kiểm soát, bộ phận tham mưu giúp việc bao gồm các phòng ban gồm phòng tổ chức – hành chính, phòng kế hoạch – kỹ thuật và phòng kế hoạch – tài vụ; bộ phận trực tiếp sản xuất bao gồm các đội sản xuất, đội vườn ươm. Cụ thể:
- Đối với công ty TNHH: HĐTV bao gồm tất cả người đại diện theo ủy quyền. HĐTV nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty. HĐTV chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Chủ tịch HĐTV do chủ sở hữu công ty chỉ định. Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty, có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty.
- Đối với công ty cổ phần: Đại HĐCĐ gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. HĐQT gồm 3 người, là cơ quan
quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm.
- Ban giám đốc gồm 02 người, trong đó:
+ Đối với công ty TNHH: Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật và HĐTV về việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình.
+ Đối với công ty cổ phần: Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
- Bộ phận Kiểm soát: Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một đến ba kiểm soát viên với nhiệm kỳ từ 3 – 5 năm. Kiểm soát viên thực hiện chức năng giám sát hoạt động điều hành kinh doanh của HĐTV hoặc HĐQT, Ban giám đốc để báo với chủ sở hữu công ty hoặc HĐCĐ.
- Các phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty về các lĩnh vực nghiệp vụ, chuyên môn.
+ Phòng tổ chức hành chính có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác tổ chức, hành chính của Công ty. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng là: Đề xuất về sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất; Quản lý, theo dõi, thực hiện công tác lao động tiền lương; Công tác nhân sự, thực hiện các chính sách đối với người lao động; Công tác bảo vệ nội bộ, thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công nhân viên; Công tác văn thư, đánh máy và phục vụ của văn phòng Công ty.
+ Phòng kế hoạch – kỹ thuật có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác kế hoạch, kỹ thuật. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng là: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh; Thiết kế kỹ thuật các dự án, các công trình lâm sinh; Quản lý kỹ thuật trên toàn bộ diện tích rừng và đất rừng; Xây dựng và trình duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng cơ bản lâm sinh và hồ sơ thiết kế khai thác gỗ và lâm sản; Tổ chức công tác nghiệm thu rừng trồng và nghiệm thu rừng sau khai thác; Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ vào sản xuất và chỉ đạo thực hiện; Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra công tác quản lý bảo vệ rừng và đất rừng; Kiểm tra, giám sát việc khai thác, vận chuyển gỗ, lâm sản trong địa; Hướng dẫn các đội sản xuất lập các hồ sơ vi phạm lâm luật để xử lý hoặc đề nghị các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật; Quản lý hồ sơ, tài liệu có liên quan đến rừng và đất rừng toàn Công ty.