Kiến Nghị Các Điều Kiện Để Thực Hiện Giải Pháp


mà KTNB có thể sử dụng để đánh giá KSNB là: bảng kiểm tra (checklist), bảng câu hỏi và lưu đồ… Về phương pháp đánh giá có thể sử dụng phương pháp so sánh, mời các chuyên gia tư vấn đánh giá, xây dựng sổ tay KTNB đối với từng bộ phận. Agribank cũng cần thay thế phương pháp kiểm toán tuân thủ bằng phương pháp tiếp cận kiểm toán định hướng rủi ro xuyên suốt từ khâu lập kế hoạch kiểm toán năm, lập kế hoạch cho từng cuộc kiểm toán đến lập chương trình kiểm toán… Muốn làm được như vậy thì Agribank cần phải đáp ứng các cơ sở đồng bộ như hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, các mô hình đo lường rủi ro, hệ thống cơ sở dữ liệu, hạ tầng CNTT, phân loại tài sản theo chuẩn, tính toán hệ số rủi ro… Bên cạnh các hoạt động kiểm soát truyền thống, Agribank có thể áp dụng các kỹ thuật phân tích dữ liệu, kỹ thuật kiểm toán liên tục (continuous auditing) để phát hiện hành vi gian lận (IIA, AICPA, ACFE, 2016). Các kỹ thuật phân tích dữ liệu có thể giúp phát hiện các số liệu, xu hướng bất thường trong một tập dữ liệu lớn. Người sử dụng có thể đào sâu số liệu trong các bút toán để xác định các giao dịch khả nghi xảy ra tại thời điểm cuối năm hoặc các giao dịch xảy ra cuối năm trước và bị ghi đảo vào đầu năm sau. Kiểm toán liên tục là việc phân tích dữ liệu một cách liên tục hoặc trên cơ sở thời gian thực, từ đó cho ph p nhà quản lý và kiểm toán viên xác định và báo cáo các hành vi gian lận nhanh chóng hơn.

(3) Hoàn thiện quy trình KTNB tại Agribank. Đầu tiên trong quy trình KTNB là cần lập kế hoạch kiểm toán năm trên cơ sở ban đầu là đánh giá rủi ro theo thông lệ. Dựa vào kết quả đánh giá rủi ro, KTNB lập kế hoạch kiểm toán trong đó xác định tần suất và phân bổ nguồn lực kiểm toán. Sau đó, căn cứ vào kế hoạch và chương trình kiểm toán để thực hiện kiểm toán bằng cách phối kết hợp các thử nghiệm kiểm toán hệ thống, kiểm toán riêng lẻ cùng với các kỹ thuật nghiệp vụ để thu thập bằng chứng kiểm toán. Trong đó, KTNB của Agribank cần thực hiện đầy đủ chức năng tư vấn của KTNB chứ không chỉ tập trung vào việc phát hiện sai phạm như hiện nay, KTNB cần phải xác định nguyên nhân và đề xuất tư vấn các giải pháp để giúp ngân hàng này ngăn ngừa các sai phạm cũng như hoàn thiện HTKSNB.


(4) Đẩy mạnh đầu tư ứng dụng CNTT vào hoạt động ngân hàng nói chung và KTNB nói riêng. Agribank cần nghiên cứu sử dụng các phầm mềm chuyên dụng vào công tác KTNB bằng việc thuê tư vấn để xây dựng hoặc mua ngoài các phần mềm chuyên dụng này. Hiện có nhiều phần mềm hỗ trợ cho công tác KTNB đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới như: TeamMate, Phần mềm Quản lý kiểm toán, Phần mềm Trợ giúp kiểm toán (CAATs)… Các phần mềm này giúp các kiểm toán viên nội bộ đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm toán, chọn mẫu kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán, tìm kiếm thông tin…

Ngoài ra, để việc giám sát các kiểm soát của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ chuyên trách được hiệu quả, Agribank cần phải:

(1) Nhân sự kiểm tra kiểm soát nội bộ chuyên trách của Agribank cần phải đảm bảo về số lượng và chất lượng tương đương với quy mô và mức độ phức tạp trong hoạt động kinh doanh của Agribank.

(2) Agribank nên xem xét tách bạch rõ vai trò của KTNB và KSNB để tránh chồng chéo công việc và đảm bảo tính độc lập. Như đã đề cập ở phần thực trạng, hiện tại Agribank đang có sự chồng chéo công việc giữa hai bộ phận này làm giảm hiệu quả. Vì vậy, cần tách bạch rõ vai trò của chúng, cụ thể KTNB là công cụ quản lý của HĐTV còn KSNB là công cụ quản lý của TGĐ theo đúng thông lệ.

(3) Nâng cao chất lượng các phương pháp kiểm soát. KSNB của Agribank hiện nay mới chỉ tập trung vào sự tuân thủ và tính đầy đủ của các hồ sơ tài liệu, tức là mới đảm bảo một mục tiêu của KSNB. Liên quan đến giải pháp này, một vấn đề cũng cần Agribank quan tâm đó là quản trị sự thay đổi. Cụ thể là Agribank cần nhận biết những thời điểm có sự thay đổi trong hoạt động như môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý, đối thủ cạnh tranh... để rà soát lại xem các chính sách và thủ tục kiểm soát có còn phù hợp. Nếu các chính sách và thủ tục kiểm soát không còn phù hợp thì Agribank cần đánh giá lại các rủi ro tại thời điểm có sự thay đổi để rà soát, hoàn thiện và thậm chí thiết lập mới các chính sách và thủ tục kiểm soát phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro.

(4) Agribank cần đổi mới tiêu thức đánh giá kết quả hoạt động của KSNB. Hiện nay Agribank vẫn sử dụng các chỉ tiêu đánh giá mang tính định tính và dựa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.


vào ý chí chủ quan của người đánh giá dẫn đến hiệu quả của hoạt động KSNB chưa cao và thực sự vẫn mang tính hình thức. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả của hoạt động kiểm soát, đòi hỏi nhà quản lý phải đổi mới tư duy trong việc xây dựng các tiêu thức đánh giá kết quả của hoạt động KSNB theo hướng xây dựng bảng tiêu chí chấm điểm về mức độ thực hiện.

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế COSO - 23

Thứ hai, Agribank cần quan tâm đến việc đánh giá và truyền thông kịp thời những thiếu sót của KSNB đến những bên có trách nhiệm liên quan để tiến hành hoạt động khắc phục.

Một trong những hạn chế của giám sát các kiểm soát tại Agribank là KTNB chưa thực sự được coi trọng, KTNB chưa thực hiện được chức năng tư vấn theo thông lệ. Vì vậy, trong thời gian tới Agribank cần thúc đẩy văn hoá coi trọng KTNB trong ngân hàng. Bên cạnh đó, sau kiểm toán thì kiểm toán viên nội bộ của Agribank cần chỉ ra những thiếu sót, đưa ra khuyến nghị và truyền thông những thiếu sót đó tới đơn vị được kiểm toán để hành động khắc phục kịp thời. Mọi phát hiện và khuyến nghị của KTNB cần được TGĐ, giám đốc chi nhánh đôn đốc, theo dõi sát sao để xử lý dứt điểm các vụ việc tránh các hậu quả nghiêm trọng đáng tiếc xảy ra ở Agribank trong giai đoạn gần đây.

3.3 KIẾN NGHỊ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP

3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thứ nhất, NHNN đã ban hành Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về HTKSNB của NHTM, đây được xem là cơ sở pháp lý rất quan trọng cho các NHTM thiết lập HTKSNB nhằm đảm bảo vai trò và mục tiêu KSNB được thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Thông tư 13/2018/TT-NHNN có nhiều điểm mới, các NHTM còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc khi tổ chức thực hiện. NHNN cũng đã có Văn bản 9370/NHNN-TTGSNH/2018 để giải đáp 114 câu hỏi của các NHTM. Tuy nhiên, để đảm bảo tính pháp lý, những nội dung trong Văn bản 9370 cần ban hành thành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 13/2018/TT- NHNN. Đồng thời, NHNN cũng nên tổ chức sơ kết, đánh giá việc triển khai thực hiện Thông tư 13/2018/TT-NHNN của các NHTM để có biện pháp xử lý kịp thời. Từ đó, NHNN giữ được vai trò đứng đầu trong việc khuyến khích sự lành mạnh của


hệ thống tài chính nói chung hay hệ thống ngân hàng nói riêng bằng việc tăng cường năng lực quản trị của các ngân hàng. Cũng liên quan đến Thông tư 13/2018/TT-NHNN, theo Điều 10 của Thông tư này quy định HĐQT phải thực hiện giám sát TGĐ trong công tác KSNB. Đối với công tác quản lý rủi ro, HĐQT giám sát thông qua tham mưu của UBQLRR trong khi đối với công tác tuân thủ thì chưa quy định cụ thể về việc phải thành lập một đơn vị hay y ban tham mưu cho HĐQT. Theo thông lệ quốc tế, nhiều ngân hàng trên thế giới có thành lập y ban tuân thủ trực thuộc HĐQT để thực hiện nhiệm vụ này (Maybank, Public Bank...). Vậy nên, NHNN nên nghiên cứu bổ sung vào mô hình quản trị của các NHTM một đơn vị hay Uỷ ban trực thuộc để hỗ trợ thực hiện công tác giám sát của HĐQT đối với TGĐ về công tác tuân thủ, kiểm soát tuân thủ. Cuối c ng, trong Thông tư 13/2018/TT- NHNN, NHNN cũng nên cân nhắc về việc tách nội dung liên quan đến cơ chế trao đổi thông tin và MIS đang được quy định trong nội dung chương III Kiểm soát nội bộ” thành một chương riêng tương đương với nhân tố Thông tin và truyền thông” theo quy định của khuôn mẫu COSO và cũng tương ứng với trụ cột 3 theo Basel II.

Thứ hai, thời gian qua Cơ quan thanh, giám sát ngân hàng đã từng bước thay đổi về cơ cấu tổ chức lẫn cách thức thanh tra giám sát từ phương pháp, hình thức đến nội dung thanh tra; trong đó điểm tích cực là chuyển đổi từ thanh tra đơn lẻ sang thanh tra toàn diện pháp nhân TCTD và từ thanh tra chấp hành pháp luật sang kết hợp với thanh tra rủi ro. Thay đổi này giúp thanh tra ngân hàng nhận diện, đo lường, đánh giá và ngăn ngừa rủi ro của các TCTD thay vì xử lý các vi phạm và hậu quả đã xảy ra. Có thể đánh giá mô hình tổ chức mới và hoạt động của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng là phù hợp với thông lệ quốc tế. NHNN cần tiếp tục nâng cao vai trò của Cơ quan thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng thông qua việc tiếp tục hoàn thiện cải tổ cơ cấu và hoạt động của cơ quan này bằng cách áp dụng các nguyên tắc then chốt về giám sát ngân hàng hiệu quả của Uỷ ban Basel.

Thứ ba, nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý, đảm bảo sự phối hợp ở tầm vĩ mô giữa NHNN, Bộ tài chính và các Bộ ban ngành khác. Để đảm bảo việc phản ánh và minh bạch các thông tin trên BCTC theo kịp thông lệ quốc tế thì Bộ tài chính cần nghiên cứu và ban hành các chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính, về giá trị hợp lý… hoặc có định hướng trong việc ứng dụng các chuẩn mực quốc tế này tại Việt Nam


vì các NHTM hiện nay chủ yếu là nắm giữ các công cụ tài chính trong khi lại chưa có chuẩn mực kế toán Việt Nam tương ứng với các chuẩn mực kế toán quốc tế.

3.3.2 Đối với Hiệp hội ngân hàng

Hiệp hội ngân hàng cần nâng cao năng lực hoạt động của một tổ chức nghề nghiệp trong việc định hướng cho các NHTM hoạt động một cách an toàn và hiệu quả thông qua việc thiết lập một HTKSNB hữu hiệu. Hiệp hội ngân hàng cũng cần hỗ trợ NHNN trong việc đào tạo, cập nhật kiến thức cho đội ngũ nhân viên của các NHTM. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng cần tham gia hoặc góp ý kiến trong việc ban hành các văn bản pháp quy liên quan đến lĩnh vực ngân hàng.

3.3.3 Đối với các cơ sở đào tạo

Các cơ sở đào tạo và hiệp hội nghề nghiệp cần có chương trình đào tạo về KSNB với nội dung cập nhật theo thông lệ cũng như tiếp cận thực tế tại Việt Nam; xây dựng giáo trình và phương pháp giảng dạy phù hợp để các nội dung thật dễ hiểu và mang tính ứng dụng cao để chuẩn bị sẵn sàng nhân sự am hiểu về KSNB trong ngân hàng.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận án đã phân tích những vấn đề đặt ra với quản lý và sự cần thiết hoàn thiện HTKSNB tại Agribank; đồng thời đưa ra phương hướng hoàn thiện HTKSNB tại Agribank trong thời gian tới. Trên cơ sở thực trạng hoàn thiện HTKSNB tại Agribank, đo lường được mức độ hữu hiệu của HTKSNB tại Agribank cũng như kết quả nghiên cứu định lượng về các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống này tại Agribank và mức độ tác động của từng nhân tố, kết quả đánh giá những hạn chế và nguyên nhân được thực hiện ở chương 2; luận án đã đưa ra những giải pháp hoàn thiện HTKSNB tại Agribank trên cơ sở các nguyên tắc KSNB của COSO và phù hợp với các quy định hiện hành của Việt Nam cũng như phù hợp với đặc thù của Agribank.


KẾT LUẬN CHUNG


Việc hoàn thiện HTKSNB được xem là cần thiết đối với không chỉ với Agribank nói riêng mà cho cả hệ thống ngân hàng tại Việt Nam nói chung nhằm giảm thiểu rủi ro, từ đó các ngân hàng có thể hoạt động an toàn và hiệu quả đạt được các mục tiêu đã đề ra. Việc thiết lập cũng như hoàn thiện HTKSNB nên theo thông lệ quốc tế như khuôn mẫu KSNB COSO, tuy nhiên phải đảm bảo tính đặc thù trong từng tổ chức để mang lại hiệu quả cao nhất của hệ thống này - đó chính là mục tiêu nghiên cứu của luận án.

Luận án đã nghiên cứu đặc thù của hoạt động ngân hàng để đề xuất khung HTKSNB riêng cho ngân hàng trên cơ sở khuôn mẫu COSO và quy định KSNB của Uỷ ban Basel. Sau đó, Luận án tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoàn thiện HTKSNB tại Agribank theo khuôn mẫu KSNB COSO. Tiếp theo, luận án sử dụng kết hợp phương pháp định tính và phương pháp định lượng để xác định mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới sự hữu hiệu của HTKSNB tại NHTM và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới sự hữu hiệu của HTKSNB tại Agribank. Kết quả của nghiên cứu nêu rõ có năm nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại NHTM và tại Agribank mỗi nhân tố có mức độ tác động đến sự hữu hiệu khác nhau theo mức độ quan trọng giảm dần là môi trường kiểm soát - đánh giá rủi ro - thông tin & truyền thông - hoạt động kiểm soát - giám sát. Từ đó, luận án đánh giá thực trạng hoàn thiện HTKSNB tại Agribank với những nhận định kết quả cũng như hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Cuối cùng, luận án đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện HTKSNB tại Agribank trong bối cánh tái cấu trúc và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.


KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ

Kết quả nghiên cứu của luận án mang lại ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Thứ nhất, về mặt lý luận luận án đã tổng quan lại các vấn đề về KSNB, HTKSNB; thiết lập khuôn mẫu HTKSNB cho các NTHM theo thông lệ (khuôn mẫu KSNB COSO và các quy định về KSNB của Uỷ ban Basel) và phù hợp với đặc thù hoạt động ngân hàng; đưa ra quan điểm về sự hoàn thiện của HTKSNB tại ngân hàng và xác định các tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện đó. Thứ hai, về mặt thực tiễn luận án đã tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về việc thiết lập HTKSNB theo khuôn mẫu KSNB COSO và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Agribank trong việc thiết lập và hoàn thiện HTKSNB theo khuôn mẫu này. Tiếp theo, luận án tìm hiểu thực trạng hoàn thiện HTKSNB tại Agribank dựa vào các thành phần và các nguyên tắc của khuôn mẫu KSNB COSO; xác định các nhân tố ảnh hưởng và xây dựng mô hình đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hoàn thiện/hữu hiệu của HTKSNB tại Agribank thông qua việc vận dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô hình hồi quy bội. Trên cơ sở thực trạng kết hợp với kết quả điều tra khảo sát cũng như kết quả của mô hình, luận án đã có những đánh giá về kết quả đạt được, chỉ ra một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế về thực trạng hoàn thiện HTKSNB tại Agribank. Cuối cùng, luận án đưa ra được các giải pháp nhằm giúp Agribank hoàn thiện HTKSNB cũng như có những định hướng về cơ chế, chính sách cho các cơ quan quản lý, cơ sở đào tạo…

Tuy nhiên, luận án vẫn còn những hạn chế như các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại Agribank chủ yếu là các nhân tố kế thừa từ khuôn mẫu COSO mà chưa có các nhân tố khám phá mới cho phù hợp với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam cũng như đặt thù hoạt động của Ngành ngân hàng tại Việt Nam hay đặc thù hoạt động của Agribank. Đây sẽ là gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo cho phù hợp với thực tế của các ngân hàng tại Việt Nam.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ


1. Đề tài nghiên cứu khoa học

(1) Hợp nhất BCTC các NHTMVN theo Chuẩn mực kế toán quốc tế, Đề tài Ngành, 2013, Mã số: ĐTNH.24/2012 (Thành viên tham gia).

(2) Nghiên cứu khả năng áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính cho các NHTM Việt Nam, Đề tài cơ sở, Học viện Ngân hàng, 2019, Mã số: DTHV.07/2018 (Chủ nhiệm đề tài).

(3) Định hướng áp dụng kế toán giá trị hợp lý tại các NHTM Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế, Đề tài cơ sở, Học viện Ngân hàng, 2018, Mã số: DTHV.06/2017 (Thành viên tham gia).

2. Các bài báo

(1) Sử dụng mô hình ROE trong việc đánh giá khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, 2012, Số 121, tr 25-28.

(2) Mô hình xử lý nợ xấu trên thế giới - Thực tiễn tại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, 2012, Số 13, tr 55-63.

(3) Vai trò của kiểm toán nội bộ trong quản lý rủi ro, Tạp chí NCKH Kiểm toán, 2013, Số 69, tr 38-41.

(4) Rủi ro đạo đức - vấn đề cần giải quyết trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, Tạp chí NCKH Kiểm toán, 2013, Số 72, tr 29-31.

(5) Sự khác biệt về hợp nhất BCTC giữa các hệ thống kế toán trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Học viện Ngân hàng Hợp nhất BCTC của các NHTMVN theo Chuẩn mực kế toán quốc tế”, NXB Dân Trí, 2013, tr 156-164.

(6) Áp dụng chuẩn mực quốc tế COSO nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ cho các NHTM Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, 2014, số 151, tr 53-59.

(7) Nâng cao năng lực xử lý nợ xấu của VAMC trong thời gian tới, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, 2015, số 161, tr 01-07.

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí