Giá Trị Đa Dạng Địa Chất: Đa Dạng Về Địa Hình - Địa Mạo, Đa Dạng Về Giai Đoạn Và Kiểu Thành Tạo Của Di Tích Địa Chất - Địa Mạo;


khả năng tiếp cận du lịch gồm: khoảng cách (km), thời gian di chuyển (giờ) và phương tiện sử dụng. Trên thực tế, khả năng tiếp cận du lịch gồm cả 03 yếu tố trên. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm của lãnh thổ nghiên cứu mà mỗi người sẽ xây dựng tiêu chí khả năng tiếp cận điểm tài nguyên với những chỉ tiêu khác nhau.

Phú Yên thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, cách thủ đô Hà Nội 1160 km về phía Nam và cách TP. Hồ Chí Minh 560 km về phía Bắc theo QL1A. Từ các địa phương khác trong nước, du khách có thể dễ dàng đến Phú Yên bằng các phương tiện giao thông như máy bay, tàu hỏa, ôtô hoặc xe máy. Các đầu mối giao thông quan trọng đều tập trung tại khu vực trung tâm của Phú Yên là thành phố Tuy Hòa. Theo khảo sát cho thấy, khi đến với Phú Yên, hầu như tất cả du khách đều dừng chân ở thành phố Tuy Hòa sau đó mới đến các địa điểm du lịch khác trong tỉnh. Do đó, cách xác định khoảng cách từ thành phố Tuy Hòa đến các điểm du lịch và khả năng di chuyển trong điểm du lịch đã được chọn để đánh giá trong luận án. Tuy nhiên, sự thuận lợi hay không trong việc di chuyển đến các điểm du lịch còn phụ thuộc vào chất lượng đường giao thông, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ việc di chuyển trong điểm du lịch.

Như vậy, để xác định các mức độ của tiêu chí khả năng tiếp cận, thời gian di chuyển và phương tiện di chuyển đã được sử dụng để tính toán.

Tiêu chí 6: Độ bền vững của tài nguyên (B)

Độ bền vững của TNTN phản ánh khả năng chịu đựng của môi trường tự nhiên trước áp lực của các HĐDL. TNTN cho PTDL có tính bền vững cao thì thời gian khai thác phục vụ du lịch càng dài và ngược lại.

Dựa trên đặc điểm, tính chất của TNTN trên địa bàn Phú Yên cũng như hiện trạng khai thác du lịch, tiêu chí độ bền vững du lịch được xác định gồm các chỉ tiêu: tính nguyên trạng của thiên nhiên, sự cải tạo thiên nhiên phục vụ du lịch, ý thức của người dân đối với việc gìn giữ vẻ đẹp của thiên nhiên.

Tiêu chí 7: Khả năng kết nối du lịch (L)

Khả năng kết nối các điểm du lịch là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tổ chức các tour, tuyến du lịch, vì tâm lý của du khách luôn mong muốn được tham quan các điểm du lịch gần nhau. Khả năng kết nối được tính bằng số lượng các điểm du lịch gần nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề di chuyển đến các điểm du lịch cũng là điều quan tâm của du khách. Vì vậy, khi đánh giá tiêu chí khả năng liên kết các điểm du lịch trên lãnh thổ nghiên cứu, 02 chỉ tiêu là số lượng các điểm du lịch gần nhau và sự thuận lợi di chuyển giữa các điểm du lịch đã được sử dụng. Dựa trên thực tế về sự phân bố các điểm TNDL và đặc điểm giao thông ở Phú Yên, các điểm du lịch được coi là gần


nhau khi thời gian di chuyển giữa hai điểm du lịch dưới 30 phút.

2) Xác định tiêu chí đối với đánh giá cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng gắn với các bãi biển:

Việc đánh giá bãi biển cho du lịch cũng đã được nhiều tác giả thực hiện, mỗi tác giả đã đưa ra hệ thống các tiêu chí khác nhau. Ví dụ, Viện Địa lý - Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô đã đưa ra 05 tiêu chí đánh giá bãi tắm gồm: chiều rộng bãi, vật liệu cấu tạo nền đáy bãi, số ngày mùa hè có nhiệt độ nước trung bình hàng ngày 18-200C, tốc độ dòng chảy, số % của diện tích thực vật nước ở trên bờ phạm vi 100m cách bờ.

Theo tác giả Horikawa K. 1978 [trích theo 10], điều kiện tốt nhất cho một bãi tắm là bãi cát thoải, nhiệt độ không khí trung bình ngày là >240C, nhiệt độ nước biển 23-250C, tốc độ gió <5m/s, số giờ nắng trong ngày >5giờ, độ cao sóng <0,5m và dòng chảy rất yếu. Tác giả Lê Đức An, Uông Đình Khanh [10] khi đánh giá tiềm năng các bãi biển khu vực Vân Phong - Đại Lãnh phục vụ du lịch tắm biển, về mặt địa mạo đã lựa chọn các tiêu chí: vị trí bãi, hình thái bãi, động lực bãi, thành phần vật liệu cấu tạo bãi, địa hình sau bãi và cảnh quan bãi. Tác giả Horikawa K.1978, đã sử dụng các tiêu chí: địa hình - địa chất, khí hậu và hải văn để đánh giá ĐKTN cho LHDL tắm biển. Các tác giả Nguyễn Đăng Tiến [30], Nguyễn Thanh Tưởng [45] đã chọn các tiêu chí: bãi tắm, khí hậu và hải văn để đánh giá ĐKTN cho LHDL tắm biển.

Trên nguyên tắc là các tiêu chí phải có ảnh hưởng đến LHDL được chọn đánh giá và phải có sự phân hóa trong không gian. Tuy nhiên, ở mỗi địa bàn nghiên cứu, sự phân hóa của các yếu tố tự nhiên là khác nhau, nên các tiêu chí được chọn để đánh giá cũng khác nhau. Các yếu tố tự nhiên không có sự phân hóa theo không gian sẽ không được lựa chọn để làm tiêu chí đánh giá.

Đối với LHDL nghỉ dưỡng biển, các tiêu chí về bãi biển, điều kiện hải văn có ảnh hưởng đến họat động tắm biển; tiêu chí về diện tích bãi có ảnh hưởng đến việc tổ chức các dịch vụ du lịch trên bãi biển. Do đó, các tiêu chí được lựa chọn để đánh giá trong luận án bao gồm: chất lượng cát, độ dốc bãi, độ cao sóng trung bình, điều kiện dòng chảy, độ ổn định bãi biển, diện tích bãi.

Các tiêu chí về độ mặn, nhiệt độ nước biển, nhiệt độ không khí, số ngày nắng, chất lượng nước ở các bãi biển Phú Yên không có sự phân hóa rõ nét ở các bãi biển nên không được lựa chọn cho đánh giá (các bãi biển Phú Yên đều có nhiệt độ không khí trung bình từ 28-290C, nhiệt độ nước biển trung bình 27-27,50C, số ngày nắng có thể triển khai hoạt động tắm biển trên 230 ngày/năm), chất lượng nước biển tốt (sạch, trong, an toàn cho tắm biển) [1].


Bước 2. Xác định điểm số cho các mức đánh giá

Đối với đánh giá theo các điểm TNTN và đánh giá cho LHDL nghỉ dưỡng gắn với các bãi biển, mỗi tiêu chí được phân thành 5 mức: rất thuận lợi, khá thuận lợi, thuận lợi trung bình, kém thuận lợi, rất kém thuận lợi (tùy vào đặc điểm từng tiêu chí, mỗi mức sẽ có một tên gọi khác nhau). Điểm đánh giá tương ứng với các mức lần lượt là 5; 4; 3; 2; 1.

Bước 3. Xác định trọng số cho các tiêu chí

Mỗi tiêu chí được lựa chọn sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến chủ thể đánh giá, nên việc xác định trọng số trong đánh giá là hết sức cần thiết. Trọng số sẽ đưa ra một kết quả đánh giá khách quan và chính xác hơn. Tuy nhiên, việc xác định trọng số là vô cùng khó khăn và phức tạp, trọng số là những con số mà người nghiên cứu đã lượng hóa để đưa ra các con số cụ thể. Nhưng để đưa ra được các trọng số thì người nghiên cứu phải áp dụng cả phương pháp phân tích định tính lẫn định lượng. Trọng số có thể được xác định bằng nhiều cách khác nhau, như phương pháp ma trận tam giác, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích thứ bậc AHP…

Trong luận án, trọng số được xác định bằng phương pháp phân tích định tính có tham khảo ý kiến chuyên gia thông qua phiếu khảo sát [phụ lục 5], đã tiến hành xin ý kiến của 10 chuyên gia [phụ lục 6]. Trọng số đánh giá được xác định là các số nguyên (3;2;1) ứng với mức quan trọng của mỗi tiêu chí đánh giá đối với chủ thể đánh giá.

Với đánh giá theo điểm TNTN, kết quả xác định trọng số cho các tiêu chí như sau: độ hấp dẫn của TNTN, mức độ độc đáo/duy nhất của TNTN (trọng số 3); sức chứa du lịch của điểm tài nguyên, thời gian khai thác du lịch, độ bền vững của TNTN (trọng số 2); khả năng tiếp cận điểm tài nguyên và khả năng kết nối du lịch (trọng số 1).

Với đánh giá cho LHDL nghỉ dưỡng gắn với các bãi biển, kết quả xác định trọng số cho các tiêu chí như sau: chất lượng cát (trọng số 3); diện tích bãi, điều kiện dòng chảy và độ cao sóng (trọng số 2); độ ổn định bãi biển và độ dốc bãi (trọng số 1).

Bước 4: Xây dựng thang đánh giá

1) Thang đánh giá tổng hợp cho các điểm TNTN: Thang điểm gồm 07 tiêu chí, mỗi tiêu chí được chia thành 05 cấp, mỗi cấp ứng với một điểm số khác nhau. Các tiêu chí, chỉ tiêu, trọng số, các mức đánh giá và điểm đánh giá thể hiện trong bảng 1.1.

Bảng 1.1: Thang đánh giá tổng hợp cho các điểm tài nguyên thiên nhiên


TT

Tiêu chí

Trọng số

Cấp

Chỉ tiêu

Điểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Phú Yên phục vụ phát triển du lịch - 6


TT

Tiêu chí

Trọng số

Cấp

Chỉ tiêu

Điểm


1


Độ hấp dẫn của tài nguyên (H)


3

Rất hấp dẫn (H5)

Cảnh quan tự nhiên đẹp, rất đa dạng. Là thắng cảnh quốc gia. Có sự kết hợp của các di tích lịch sử - văn hóa hoặc các công trình kiến trúc hay

cảnh quan nhân sinh đẹp. Có khả năng khai thác 3 LHDL.

5

Khá hấp dẫn (H4)

Cảnh quan tự nhiên đẹp, đa dạng. Là thắng cảnh cấp tỉnh. Có sự kết hợp của các di tích lịch sử - văn hóa hoặc các công trình kiến trúc hay cảnh quan nhân sinh đẹp. Có khả năng khai thác 2-3

LHDL.

4

Trung bình

(H3)

Cảnh quan tự nhiên đẹp, đa dạng. Có khả năng

khai thác1-2 LHDL.

3

Kém hấp

dẫn (H2)

Cảnh quan tự nhiên đẹp. Có khả năng khai

thác1-2 LHDL.

2

Rất kém hấp

dẫn (H1)

Cảnh quan tự nhiên đơn điệu. Có khả năng khai

thác 1 LHDL.

1


2


Mức độ độc đáo/duy nhất của tài nguyên (D)


3

Rất độc đáo

(D5)

Tài nguyên du lịch có tính độc đáo/duy nhất

trong phạm vi so sánh trong khu vực/quốc tế.

5

Khá độc đáo

(D4)

Tài nguyên du lịch có tính độc đáo/duy nhất

trong phạm vi so sánh toàn quốc/quốc gia.

4

Trung bình

(D3)

Tài nguyên du lịch có tính độc đáo/duy nhất

trong phạm vi so sánh địa phương/tỉnh.

3

Kém độc

đáo (D2)

Tài nguyên du lịch không có nét độc đáo, riêng

biệt.

2


3


Sức chứa du lịch của điểm tài nguyên (S)


2

Rất lớn (S5)

Trên 1000 lượt khách/ngày

5

Khá lớn

(S4)

700 - dưới1000 lượt khách/ngày

4

Trung bình

(S3)

400 - dưới 700 lượt khách/ngày

3

Nhỏ (S2)

100- dưới 400 lượt khách/ngày

2

Rất nhỏ (S1)

Dưới 100 lượt khách/ngày

1


4


Thời gian khai thác du lịch (T)


2

Rất dài (T5)

Có ≥250 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch và ≥150 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp đối với sức khỏe

con người.

5

Khá dài (T4)

Có 220-249 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch và 130-149 ngày trong năm có

điều kiện khí hậu thích hợp đối với sức khỏe con người.

4

Trung bình (T3)

Có 190-219 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch và 110-129 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp đối với sức khỏe

con người.

3

Ngắn (T2)

Có 160-189 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch và dưới 90-109 ngày trong

năm có điều kiện khí hậu thích hợp đối với sức khỏe con người.

2


TT

Tiêu chí

Trọng số

Cấp

Chỉ tiêu

Điểm




Rất ngắn (T1)

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 30/12/2022