Các Yếu Tố Môi Trường Kinh Doanh Trong Khu Vực Và Quốc Tế 4163

trạng đó, các công ty Nhật Bản đã khai thác và phát huy triệt để chiến lược địa phương hóa các cơ sở sản xuất kinh doanh, tìm cách chuyển các cơ sở sản xuất tới nơi tiêu thụ hoặc tới những nơi có tiềm năng lớn về lao động cũng như nguyên liệu, nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường và để che dấu nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu. Khu vực được công ty Nhật Bản chú ý nhất đến là Châu Á, đặc biệt là NIEs và ASEAN.

2.3.1.5. Thiếu các yếu tố đầu vào (input factors)

Mặc dù những năm gần đây tình trạng thất nghiệp lại xuất hiện tại Nhật Bản, nhưng trong khoảng hai thập kỷ 1970 và 1980 người ta vẫn gọi nền kinh tế Nhật Bản là nền kinh tế “không thất nghiệp”. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, do việc khuyến khích phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế tạo sử dụng hàm lượng lao động cao làm cho tình trạng thiếu lao động càng trở nên trầm trọng.

Tình trạng thiếu lao động là kết quả tác động đồng thời của các nguyên nhân như: xu hướng lão hóa của xã hội Nhật Bản sau chiến tranh; thu nhập, mức sống của người Nhật ngày càng nâng cao làm cho nhu cầu nghỉ ngơi cao hơn, đồng thời số người ở độ tuổi lao động theo học ở các trường đại học và cao đẳng ngày càng nhiều. Nền kinh tế Nhật Bản trong hai thập kỷ cuối thế kỷ XX, lao động thiếu cả tương đối lẫn tuyệt đối, rất nhiều thanh niên trẻ sau khi tốt nghiệp đại học và cao đẳng không muốn làm việc tại công ty vừa và nhỏ (do bị ảnh hưởng bởi tâm lý truyền thống là phải phấn đấu vào học ở một trường tiểu học tốt, vào trường đại học tốt và ứng nghiệp trọn đời cho một

công ty tốt). Trong khi đó, như công ty vừa và nhỏ chiếm 97,8% về số lượng công ty và 57,8% về số lượng công nhân toàn Nhật Bản14. Do vậy, việc thiếu lao động trong công ty vừa và nhỏ là một vấn đề rất nghiêm trọng. Vấn đề thiếu lao động, đặc biệt là lao động phổ thông vẫn tiếp tục cho đến tận cuối

14 Nguyễn Thắng,(2002), Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN, LATS Kinh tế, Hà Nội

những năm 1990. Để giải quyết vấn đề lao động, các công ty Nhật Bản phải nhanh chóng triển khai cắm nhánh, chuyển các cơ sở sản xuất sang những nước có lực lượng lao động dư thừa như ASEAN.

Bên cạnh việc thiếu lao động, Nhật Bản còn nghèo cả về tài nguyên thiên nhiên, do vậy nền kinh tế nước này phụ thuộc vào các nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu. Mặc dù Nhật Bản đã đầu tư vào ngành thăm dò và khai thác dầu mỏ, song hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã gây nên những tổn thất nhất định cho nền kinh tế trong nước.

Không chỉ có TNCs mà cả Chính phủ Nhật Bản để nhận thấy cần phải đầu tư vào các ngành khai thác nguyên – nhiên liệu ở nước ngoài để tăng khả năng an ninh kinh tế trong nước. Mặt khác, trước sự đòi hỏi của các nước đang phát triển, Nhật Bản buộc phải đầu tư thêm vào các công đoạn sơ chế nguồn nguyên nhiên liệu được khai thác nhằm tăng giá trị của chúng trước khi nhập khẩu trở lại Nhật Bản, đây cũng đồng thời là đòi hỏi của Nhật Bản nhằm giảm nguy cơ làm môi trường bị ô nhiễm thêm. Điều này làm cho nhu cầu và lượng vốn đầu tư ra nước ngoài được tăng lên.

2.3.2. Các yếu tố môi trường kinh doanh trong khu vực và quốc tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

2.3.2.1. Sự gia tăng của xu thế toàn cầu hóa và sự biến đổi của môi trường đầu tư trong khu vực

(1) Toàn cầu hóa kinh tế là một bước phát triển mới của quốc tế hóa vốn đã có lịch trình phát triển từ xa xưa khi mà lực lượng sản xuất phát triển vượt ra khỏi quy mô quốc gia, tạo ra sự gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực. Ngày nay xu thế này đã lôi kéo tất cả các quốc gia trên thế giới vào guồng máy kinh tế chung – kinh tế thị trường toàn thế giới. Trong môi trường kinh tế hiện đại sự phát triển kinh tế của các quốc gia đều có liên quan với nhau, phụ thuộc lẫn nhau, bên cạnh việc hợp tác chặt chẽ hơn thì cạnh tranh cũng phức tạp và ngày càng quyết liệt. Sự gia tăng mạnh mẽ xu thế toàn cầu hóa kinh tế đã tác động đến kinh tế Nhật Bản và tất yếu tác động đến

Chiến lược hoạt động kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản - 9

việc xây dựng và triển khai các chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản, đó là:

Thứ nhất, sự gia tăng của toàn cầu hóa sẽ thúc đẩy việc phá bỏ hàng rào ngăn cách giữa các quốc gia, mở ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quan hệ kinh tế quốc tế, vì vậy TNCs Nhật Bản có nhiều cơ hội tận dụng thị trường bên ngoài góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Việc khai thông thị trường quốc gia với quốc tế cho phép bổ sung những mặt yếu của nền kinh tế dân tộc. Một thực tế hiển nhiên là không một quốc gia nào có đủ các điều kiện xây dựng một nền kinh tế nội địa hiệu quả mà không cần tính đến thị trường bên ngoài, cho dù đó là quốc gia lớn như Mỹ, Ấn Độ, Nga và Trung Quốc. Toàn cầu hóa gia tăng cho phép TNCs Nhật Bản xâm nhập thuận lợi hơn vào thị trường khu vực và thế giới do các nước này phải chuyển sang mở cửa, hội nhập. Vì vậy, cơ sở nguyên nhiên liệu cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ rộng mở hơn.

Thứ hai, sự gia tăng xu thế toàn cầu hóa làm cho qúa trình giao lưu – xâm nhập lẫn nhau ngày càng gia tăng. Trong quá trình này, nhiều giá trị văn hóa thế giới du nhập vào Nhật Bản, thúc đẩy quá trình nâng cao chất lượng sống, mở rộng dân chủ, tạo lập cơ sở cho sự hiểu biết lẫn nhau, xóa bỏ hằn thù của quá khứ. Điều này rất có ý nghĩa cho sự bành trướng vai trò của Nhật Bản và TNCs Nhật Bản trên trường quốc tế cả trong lĩnh vực kinh tế và chính trị. Mặc dù kinh tế Nhật Bản có sự phát triển mạnh mẽ, song phải thấy rằng mô hình kinh tế Nhật Bản vẫn chỉ là mô hình mở ra bên ngoài, nhưng lại hạn chế mở vào bên trong. Quan niệm bên trong và bên ngoài ở người Nhật rất đậm nét và phần nào hạn chế sự xâm nhập của bên ngoài. Toàn cầu hóa sẽ thúc đẩy và buộc Nhật phải mở cả bên trong, cho phép bên ngoài hòa nhập vào bên trong. Điều này thúc đẩy Nhật phải cải cách bên trong cho thích ứng, phù hợp với xu thế chung của thế giới, nhất là trong thị trường lao động, trong

quản lý tài chính ngân hàng, quản trị công ty theo lề lối truyền thống là những lĩnh vực hiện nay đang cản trở sự phục hồi phát triển mạnh của Nhật Bản.

Thứ ba, toàn cầu hóa mang đặc trưng là quá trình vừa thúc đẩy gia tăng hợp tác song cũng mở rộng, làm sâu sắc hơn cạnh tranh. Chính qua toàn cầu hóa nhiều doanh nghiệp nước ngoài sẽ có điều kiện xâm nhập vào nền kinh tế Nhật, họ không chỉ mang theo vốn, mà kèm theo đó là tác phong, cách thức kinh doanh, những yếu tố của nền văn hóa bên ngoài… Hơn nữa do sự xâm nhập của họ vào nền kinh tế bản địa của Nhật nên đã thúc đẩy các doanh nghiệp Nhật Bản phải đổi mới, tìm những phong cách hợp lý hiệu quả hơn trong kinh doanh nhằm giành ưu thế và chiến thắng. Bản thân người Nhật có tâm lý lo sợ bị nước ngoài khống chế, do vậy, toàn cầu hóa chính là nguồn gốc thúc đẩy TNCs Nhật phải vươn lên khẳng định vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thế giới.

Thứ tư, toàn cầu hóa còn tác động đến kinh tế Nhật Bản thông qua mở rộng cơ hội cho các quốc gia khác, nhất là các quốc gia khu vực Đông Á. Các quốc gia này lợi dụng toàn cầu hóa đẩy mạnh tiến trình phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh. Vì vậy toàn cầu hóa kinh tế, trên thực tế lại thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ hơn, điều này có tác động hai chiều tới TNCs Nhật Bản. Một mặt do sự phát triển của nền kinh tế khu vực tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi đối với TNCs Nhật là nhu cầu trao đổi hàng hóa gia tăng. Mặt khác, nó cũng tạo ra áp lực tới một số lĩnh vực hoạt động của TNCs Nhật còn dựa vào bảo hộ cao ở trong nước, nhất là lĩnh vực nông nghiệp. Do đó, sẽ thúc đẩy TNCs Nhật Bản tích cực hơn nữa trong việc cải tổ chính mình và vươn ra khu vực.

Quá trình quốc tế hóa sản xuất đưa đến sự phân công lao động mới giữa các nước, các khu vực trên toàn thế giới, nó đã xóa mờ ranh giới phân chia giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển trong tiến trình cung ứng nguyên liệu thô vào sản xuất. Mặt khác, qúa trình quốc tế hóa cũng phân nhỏ

quá trình sản xuất thành những dây truyền, những công đoạn riêng rẽ, tách rời nhau ở hầu hết các nước trên thế giới, làm cho các nước đang phát triển trở thành những cơ sở chế tác các sản phẩm công nghiệp trên quy mô lớn.

Có thể nói trong bối cảnh toàn cầu hóa và đầu tư toàn cầu, sự hình thành và mở rộng phạm vi hoạt động của các TNCs Nhật Bản là hết sức thuận lợi vì: Một là, đội quân thất nghiệp ở các nước đang phát triển là rất đông đảo; Hai là, phương tiện thông tin liên lạc và giao thông vận tải phát triển nên khó khăn về khoảng cách địa lý ngày càng được khắc phục; Ba là, khả năng phân nhỏ quá trình sản xuất thành các công đoạn cho phép những công nhân có trình độ thấp, thậm chí rất thấp chỉ cần đào tạo qua thời gian ngắn là có thể thực hiện các thao tác lao động trong một chu trình sản xuất phức tạp với quy mô lớn.

(2) Môi trường đầu tư ở khu vực Châu Á và Đông Nam Á có nhiều biến đổi sâu sắc, thể hiện ở một số mặt sau:

Thứ nhất, sự phong phú và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên là tiền đề quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa của nhiều nước trong khu vực, đồng thời cũng là một nhân tố hấp dẫn đối với TNCs Nhật Bản.

Lao động đa phần rẻ, tay nghề khá cao cũng là một sự hấp dẫn đối với TNCs Nhật Bản. Với số dân đông, trong đó lực lượng lao động chiếm trên 60%, đây là một nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế. Xét trên thực tế thì nhiều nước thuộc khu vực Châu Á, đặc biệt là các nước ở ASEAN đang trong tình trạng dư thừa lao động, đặt ra những vấn đề bức xúc về kinh tế xã hội đối với các quốc gia này. Chính TNCs Nhật Bản đã nắm bắt được yếu tố hấp dẫn này từ những thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ XX. Tiền lương theo giờ ở hầu hết các nước trong khu vực đặc biệt là các nước đang phát triển rất thấp so với Nhật Bản cũng như nhiều nước thuộc các khu vực khác trên thế giới, ví dụ như: tại thời điểm những năm 1990, tiền lương công nhân các nước đang phát triển bằng 1/5 đến 1/10 lương công nhân của các nước phát triển. Công nhân

ở các nước ASEAN làm việc trong các chi nhánh của TNCs Mỹ trong ngành công nghiệp chế biến hưởng mức lương cho 1 giờ làm việc trong ngành công nghiệp chế tạo là 100 ở Nhật Bản, 112 ở Đức, 89 ở Mỹ15.

Thứ hai, sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của Trung Quốc và ASEAN trong những năm cuối thế kỷ XX đến nay.

Sau khi cải cách mở cửa, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO (2001), Trung Quốc đã tăng cường tham gia vào thương mại và đầu tư quốc tế. Họ tập trung vào cải cách kinh tế và chính trị, chủ trương quan hệ ổn định với các nước để tận dụng những lợi thế của xu thế hợp tác để phát triển kinh tế đất nước. Và như vậy Trung Quốc nổi lên như một “miền đất” đầy hứa hẹn với các thực thể kinh doanh quốc tế. Mặt khác, sự chuyển hướng các quan hệ đầu tư và thương mại của Trung Quốc sang khu vực Thái Bình Dương đã tạo ra những hiệu ứng có lợi cho các nền kinh tế hướng về xuất khẩu trong khu vực. TNCs Nhật Bản trên toàn thế giới từ Mỹ, Châu Âu, NIEs Châu Á đến Nhật Bản đều dồn vào Trung Quốc đầu tư và tìm kiếm thị trường, theo đó, ASEAN đã nhanh chóng chuyển hướng xây dựng chiến lược phát triển kinh tế từ hướng nội sang hướng ngoại, mở cửa nền kinh tế, phát triển quan hệ kinh tế quốc tế, đẩy mạnh ngoại thương, thu hút đầu tư nước ngoài. Tất cả những nhân tố thuận lợi đó đã tạo sức hấp dẫn nhất định cũng như những thách thức để TNCs Nhật Bản tăng cường triển khai các chiến lược hoạt động tại các nước này. Đồng thời, đó cũng là những động lực chủ yếu để TNCs Nhật Bản quay lại với Châu Á, thực hiện chính sách chung “nhập Á - nhập Âu” sau một thời kỳ dài “thoát Á nhập Âu” như nhiều chuyên gia kinh tế đã đánh giá.

2.3.2.2. Cách mạng khoa học công nghệ và những tác động của chúng

Thế kỷ XX, đặc biệt là những năm cuối thế kỷ XX, đã ghi dấu ấn bởi những phát minh kỳ diệu của khoa học – công nghệ. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ, chắc chắn sẽ làm biến đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế thế giới cũng như của bản thân mỗi nền kinh tế, do đó nó cũng tác

15 Kagawa Kouzou (công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam) (2004), “Chế độ lương của Nhật Bản và đôi nét so sánh với Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu Nhật bản và Đông Bắc Á, số 5 (53), tr.27-30

động trực tiếp đến việc hình thành và thực thi chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản, có thể nêu một số tác động chủ yếu sau:

Thứ nhất, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ, đặc biệt là các công nghệ cao (thông tin, sinh học, vật liệu mới…) sẽ buộc Nhật phải đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng trí tuệ hóa, tập trung vào các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Ở lĩnh vực này, Nhật còn chậm trễ, nhất là so với Mỹ, do vậy, TNCs Nhật Bản đã và đang tích cực triển khai các chiến lược đầu tư quốc tế, nhanh chóng chuyển công nghệ cũ sang các nước đang phát triển nhằm nhanh chóng hiện đại hóa công nghệ trong nước.

Thứ hai, xu thế của khoa học công nghệ ngày nay, buộc Nhật phải đẩy mạnh sự chuyển đổi trong chính sách phát triển công nghệ nhanh hơn. Trước đây, Nhật tập trung vào phát triển các công nghệ ứng dụng, việc nghiên cứu cơ bản vì vậy còn nhiều thua kém nhiều quốc gia phát triển ở Châu Âu và Mỹ. Trong kỷ nguyên mới của khoa học – công nghệ, nếu không có chiến lược nghiên cứu cơ bản, tạo lập cơ sở sáng chế công nghệ mới, mà dựa vào nhập khẩu thì chắc chắn sẽ rất bất lợi và sẽ làm giảm nội lực quốc gia. Đây cũng thực sự là một thách thức của nền kinh tế Nhật Bản do vậy trong chiến lược hoạt động của mình, TNCs Nhật Bản phải lựa chọn và ưu tiên nhất định cho chiến lược khoa học công nghệ, dùng chuyển giao khoa học công nghệ như là một trong các chiến lược căn bản để chiếm lĩnh và khai thác thị trường quốc tế.

Thứ ba, sự phát triển của khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ thông tin sẽ làm thay đổi phương cách quản lý trong các doanh nghiệp. Do hiệu ứng lan truyền tin tức hết sức nhanh chóng trong thời đại thông tin đòi hỏi chú ý đến trình độ năng lực nhạy bén trong kinh doanh, đặc biệt là phát huy vai trò của các cá nhân trong việc thông qua các quyết định. Chính vì vậy, TNCs Nhật Bản tăng cường thực thi chiến lược hoạt động kinh doanh quốc tế một mặt gia tăng lợi nhuận, mặt khác cũng là phương thức để du nhập văn hóa và phương thức quản lý hiện đại hơn, “mở” hơn, làm mềm hóa các quan

hệ quản lý kiểu thân tộc, đã xơ cứng trong TNCs Nhật Bản. Bên cạnh đó, khoa học kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là máy tính, kỹ thuật tin học được ứng dụng rộng rãi đã giảm nhanh sự cách biệt giữa thị trường các nước với nhau. Hơn nữa, hiện đại hóa về mạng lưới vận chuyển và sự mở rộng mạng lưới thông tin hiện đại đã giảm chi phí vận chuyển và chi phí thông tin xuống một mức rất thấp. Ví dụ, từ năm 1939 đến năm 1990, giá thành vận chuyển đường không trung bình mỗi cây số đã giảm từ 68 xu USD xuống còn 11 xu USD; điện thoại 3 phút từ New York tới Luân Đôn giảm từ 244 USD xuống còn 3 USD. Tính đến năm 2010, chi phí này có thể giảm xuống còn 3 xu USD, chi phí thông tin giữa các đại dương rút xuống gần như bằng 0. Chi phí vận chuyển và thông tin giảm làm sự liên hệ kinh tế giữa các nước ngày càng chặt chẽ hơn, từ đó đẩy nhanh tốc độ toàn cầu hóa. Và đã đến lúc cần phải có sự thay đổi có tính cách mạng trong các thể chế quản lý truyền thống coi trọng kinh nhgiệm ở Nhật Bản để mở đường cho tiếp nhận các thành tựu thế giới.

2.3.2.3. Xu thế hợp tác, hòa bình và phát triển là phổ biến trên thế giới

Xu thế hợp tác hòa bình và phát triển đã và đang tạo ra những thuận lợi cơ bản cho việc triển khai các chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản.

Khi nguy cơ của cuộc chiến tranh hiện đại dựa trên vũ khí giết người hàng loạt và hủy hoại môi trường sống toàn cầu gia tăng, các cường quốc đều nhận thấy khả năng bất thắng trong cuộc chiến này, đã đẩy xu thướng đàm thoại, phối hợp giảm nguy cơ chiến tranh và chạy đua chuyển từ lĩnh vực quân sự là ưu tiên sang tập trung phát triển kinh tế. Người Mỹ xem an ninh kinh tế là trọng điểm đầu tiên trong các trọng điểm, người Nga luôn nhấn mạnh “phải đặt sự phát triển trong nước vào vị trí ưu tiên”, Trung Quốc, Ấn Độ, EU cũng đều nhấn mạnh đến vai trò của gia tăng tiềm lực kinh tế, nhằm vươn lên trở thành các cực tăng trưởng trong một trật tự thế giới mới, trật tự đa cực.

Do tập trung vào phát triển kinh tế, giảm đối đầu về quân sự đã mở ra môi trường kinh doanh thuận lợi trên toàn cầu. Điều này rất có ý nghĩa với TNCs Nhật Bản. Các quốc gia trên thế giới đầu tư vào phát triển kinh tế sẽ

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí