Chương 3
BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
- Nguyên tắc tập trung và thống nhất
Hệ thống ĐBCL đào tạo cần tập trung vào đáp ứng nhu cầu người học và thị trường lao động. Tập trung vào các quy trình thực hiện, quan trọng nhất là sản phẩm đầu ra. Đồng thời, hệ thống ĐBCL đào tạo phải có sự thống nhất với tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược của Trường với định hướng chiến lược phát triển GDĐH Việt Nam.
Biện pháp hoàn thiện hệ thống ĐBCL đào tạo của Trường ĐHKT phải theo đúng và thống nhất với định hướng của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; phù hợp với các quy định của Nhà nước về GDĐH hiện nay. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 đã cho thấy tư tưởng xuyên suốt từ quan điểm đến mục tiêu và các giải pháp chiến lược là ưu tiên nâng cao chất lượng giáo dục; hướng tới phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của mỗi người học, đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, góp phần từng bước xây dựng xã hội học tập; phát triển giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH của đất nước.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi khi là hệ thống ĐBCL khi được xây dựng, hoàn thiện phải phù hợp với khả năng đầu tư của nhà trường. Do đó, Trường ĐHKT cần phải xác định đúng mục tiêu, nội dung cụ thể, thiết thực, rõ ràng và dễ thực hiện; các bước thực hiện phải đơn giản, dễ triển khai trong trường. Ngoài ra, hệ thống biện pháp ĐBCL đào tạo phải luôn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, phù hợp với văn hóa tổ chức. Mô hình ĐBCL khi áp dụng vào một hệ thống GDĐH cần tính đến tính thực tiễn, quy mô của hệ thống, các yếu tố văn hoá cũng như mức độ tự chủ của Trường. Từ đó, xác định nội dung và cách thức tổ chức triển khai thực
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Lệ % Đánh Giá Của Gv, Cbql, Chuyên Viên Về Xây Dựng Ctđt
- Đánh Giá Của Gv, Cbql Và Chuyên Viên Về Đbcl Đầu Ra
- Đánh Giá Của Gv, Cbql, Chuyên Viên Về Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hệ Thống Đbcl Đào Tạo Của Trường Đhkt.
- Xây Dựng Lồng Ghép Kế Hoạch Chiến Lược Chung Với Hoạt Động Của Hệ Thống Đảm Bảo Chất Lượng Đào Tạo
- Đánh Giá Hệ Thống Đảm Bảo Chất Lượng Đào Tạo
- Hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế đại học Quốc gia Hà Nội - 16
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
hiện phù hợp, mềm dẻo, hiệu quả nhất.
- Nguyên tắc đảm bảo tính thích ứng với sự thay đổi
Hệ thống ĐBCL đào tạo của Trường ĐHKT phải có sự linh hoạt, có thể điều chỉnh dễ dàng để giúp cho các cấp lãnh đạo, quản lý của Trường có thể thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ở trong nước và quốc tế. Các biện pháp hoàn thiện hệ thống ĐBCL đào tạo cần phải tính đến những nhân tố tác động trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để công tác quản trị chất lượng có những giải pháp, nguồn lực ứng phó với sự thay đổi tốt hơn.
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Yêu cầu của nguyên tắc này là đảm bảo mỗi biện pháp ĐBCL đào tạo ở Trường ĐHKT cần phải có sự ràng buộc tương đối với các yếu tố khác trong hệ thống để tạo nên một chỉnh thể hữu cơ, tác động lẫn nhau và biện pháp này là cơ sở cho biện pháp khác thực hiện có hiệu quả hơn và cùng hướng tới mục tiêu ĐBCL đào tạo. Đồng thời, nguyên tắc này còn yêu cầu việc tổ chức thực hiện các biện pháp đề ra phải được tiến hành song song, đồng bộ trong cùng một thời điểm để nâng cao hiệu ứng của sự tác động hỗ trợ cho nhau của các biện pháp được đề xuất.
3.2. Nội dung biện pháp hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế
3.2.1. Nhóm biện pháp chung
3.2.1.1. Nâng cao nhận thức về đảm bảo chất lượng đào tạo
- Mục đích của biện pháp: Mục tiêu của biện pháp là để cho tất cả thành viên trong Trường, từ CBQL đến GV, chuyên viên đều nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải ĐBCL đào tạo.
- Ý nghĩa của biện pháp:
ĐBCL đào tạo là một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao CLĐT của Trường ĐHKT và phù hợp với những tuyên bố về sứ mạng, tầm nhìn. Thông qua việc nâng cao nhận thức để các cấp lãnh đạo, quản lý có thể làm thay đổi cách nhìn nhận về ĐBCL đào tạo của ĐNGV, nhân viên. Trước đây, do nhận thức chưa đầy đủ, nên hiểu biết về ĐBCL đào tạo của CBQL và các thành viên còn có những hạn chế nhất định. CBQL chưa huy động mọi thành viên tham gia vào việc ĐBCL đào tạo. Còn
các thành viên lại xem ĐBCL đào tạo là công việc của nhà quản lý, của bộ phận chuyên trách về ĐBCL đào tạo. Chính điều đó đã làm ảnh hưởng đến hoạt động ĐBCL đào tạo của Trường. Khi CBQL và các thành viên có nhận thức đúng đắn về ĐBCL đào tạo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này đi vào nề nếp, góp phần cải thiện và nâng cao CLĐT của Trường ĐHKT.
- Nội dung của biện pháp:
+ Tổ chức nghiên cứu, quán triệt về sự cần thiết phải ĐBCL đào tạo.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ĐBCL đào tạo còn hạn chế đã được chỉ ra ở chương 2, đó là CBQL và các thành viên còn chưa nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải ĐBCL đào tạo. Do đó, Trường ĐHKT cần phải tổ chức các buổi trao đổi, thảo luận trong CBQL và các thành viên để đi đến thống nhất những vấn đề sau đây:
- CLĐT là vấn đề sống còn của Trường ĐHKT trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học hiện nay;
- ĐBCL đào tạo là trách nhiệm của mọi thành viên trong Trường, từ CBQL
/khoa/phòng/Trung tâm đến GV, chuyên viên, nhân viên. Mỗi thành viên đều tham gia vào hoạt động ĐBCL trên những phần việc mà mình được giao.
- ĐBCL đào tạo của Trường ĐHKT phụ thuộc rất nhiều vào việc ĐBCL các hoạt động được tổ chức trong Trường ĐHKT mà chủ thể chính là GV và SV. Vì thế, muốn ĐBCL đào tạo trước hết cần ĐBCL hoạt động giảng dạy - học tập của GV và SV.
+ Luôn đề cao công tác ĐBCL đào tạo vừa là nhiệm vụ chính trị, vừa là nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, GV, SV.
Khi xem ĐBCL đào tạo là nhiệm vụ chính trị, đòi hỏi toàn bộ hệ thống chính trị của Trường ĐHKT phải vào cuộc. Mỗi tổ chức, đoàn thể trong Nhà trường phải sẵn sàng tham gia vào quá trình ĐBCL đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Khi xem ĐBCL đào tạo là nhiệm vụ chuyên môn đòi hỏi mỗi CBQL, GV, chuyên viên phải suy nghĩ, tìm tòi để đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động trên từng công việc của mình.
Thực tiễn hoạt động của hệ thống ĐBCL đào tạo của Trường ĐHKT trong giai
đoạn vừa qua đã chỉ ra rằng, ở đơn vị nào mà lãnh đạo, cán bộ, GV và SV quan tâm đến CLĐT thì ở đấy CLĐT được đảm bảo, đáp ứng tốt yêu cầu ĐT. Còn ở đâu không quan tâm đến CLĐT thì ở đấy CLĐT giảm sút, SV ra trường không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Do vậy, CBQL và các thành viên phải thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc duy trì và ĐBCL đào tạo, từ việc phát triển CTĐT; tổ chức và quản lý ĐT đến đánh giá kết quả đào tạo, v.v.
+ Đổi mới hình thức phổ biến, tuyên truyền để cán bộ, GV, SV nhận thức đầy đủ về hoạt động ĐBCL đào tạo trong Trường ĐHKT.
Hình thức phổ biến, tuyên truyền để cán bộ, GV, SV nhận thức đầy đủ về hoạt động ĐBCL đào tạo cần được đa dạng, như tổ chức lễ kí cam kết ĐBCL đào tạo giữa Hiệu trưởng với các đơn vị trong trường; xây dựng diễn đàn trực tuyến, tạo điều kiện để các thành viên trong và ngoài trường trao đổi kinh nghiệm về ĐBCL đào tạo. Đây được coi là biện pháp cần được triển khai đầu tiên nhằm lôi cuốn, thu hút mọi thành viên của Nhà trường tham gia trực tiếp để hoàn thiện hệ thống ĐBCL đào tạo, hạn chế sự thiếu quan tâm, chưa nắm được thực trạng của công tác ĐBCL đào tạo của nhiều CBQL, GV và chuyên viên. Vì vậy, cần tổ chức các buổi trao đổi, thảo luận trong CBQL và các thành viên trong Nhà trường để quán triệt cũng như thống nhất những vấn đề sau đây: 1) CLĐT là vấn đề trường tồn và sống còn của Nhà trường. 2) ĐBCL đào tạo là trách nhiệm và nhiệm vụ của toàn bộ thành viên trong Nhà trường. 3) Mỗi thành viên là một mắt xích quan trọng trong việc ĐBCL đào tạo. Đồng thời, Hiệu trưởng cần chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL và các thành viên trong nhà trường về hoạt động ĐBCL đào tạo; đồng thời phải kiểm tra, giám sát việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL và các thành viên trong nhà trường về hoạt động ĐBCL đào tạo.
Việc đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến về hệ thống ĐBCL đào tạo còn góp phần khắc phục những nhận thức chưa đúng đắn, chưa đầy đủ về hoạt động ĐBCL đào tạo trong Trường ĐHKT hiện nay. Trường ĐHKT cũng cần tăng cường tổ chức các buổi tập huấn nội bộ, phổ biến, cập nhật các kiến thức về ĐBCL đào tạo theo các bộ tiêu chuẩn của AUN, Bộ GD&ĐT, v.v. Đồng thời, Trường có thể mời các chuyên gia về ĐBCL đào tạo có uy tín trong nước và quốc tế để tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của công tác ĐBCL đào tạo và cần đẩy
mạnh, lồng ghép trong nhiều hoạt động của Nhà trường.
Để đa dạng hóa hình thức phổ biến, tuyên truyền về ĐBCL đào tạo, Trường có thể ứng dụng các hình thức truyền thông sử dụng công nghệ hiện đại như trang thông tin điện tử, email và mạng xã hội; xây dựng diễn đàn trực tuyến, tạo điều kiện để các thành viên trong và ngoài trường trao đổi kinh nghiệm về ĐBCL đào tạo thông qua các ứng dụng Zoom meeting, Microsoft team, …; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ĐBCL đào tạo trong Nhà trường; khuyến khích các Khoa tổ chức nội bộ các chương trình tuyên truyền, thảo luận, bồi dưỡng GV, chuyên viên.
Tổ chức đánh giá hiệu quả của các buổi tập huấn, trao đổi, … là điều cần thiết để Nhà trường hoàn thiện, điều chỉnh cho những buổi tập huấn, trao đổi tiếp theo nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, truyền đạt đến GV, CBQL, chuyên viên. Do đó, sau mỗi đợt tập huấn, thực hiện khảo sát lấy ý kiến phản hồi đối với các đối tượng tham gia. Nội dung đánh giá bao gồm: sự chuẩn bị cho buổi tập huấn, nội dung của buổi tập huấn, phương pháp truyền đạt của người tập huấn, … Đây là một hoạt động giúp Nhà trường đánh giá hiệu quả từ phía đơn vị tổ chức tập huấn, người trực tiếp tập huấn.
Ngoài ra, tùy tính chất của các buổi tập huấn, cần có các bài kiểm tra đối với các đối tượng tham gia. Đây là một hoạt động giúp Nhà trường nhìn nhận sự hiệu quả từ phía người được tập huấn. Tổ chức các bài thi để đánh giá năng lực cho cán bộ với những kiến thức được học, cộng thêm kinh nghiệm làm việc thực tế, cán bộ phải đúc kết được những điểm đã đạt được và chưa đạt được trong quá trình làm việc và học tập, đồng thời phải đưa ra được phương hướng giải quyết những vấn đề còn tồn đọng.
Mặt khác, định kỳ tổ chức họp, đánh giá tổng kết về công tác ĐBCL đào tạo ở nhiều phân cấp như cấp Khoa, Trung tâm, cấp Trường. Qua đó các đơn vị có thể chia sẻ kinh nghiệm, khắc phục và phòng ngừa các hạn chế trong công tác kiểm định chất lượng các CTĐT, viết báo cáo tự đánh giá, các công tác chuẩn bị khác.
- Điều kiện tổ chức thực hiện:
+ Lãnh đạo nhà trường phải nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, vai trò của hệ thống ĐBCL đào tạo.
+ Lãnh đạo nhà trường quyết tâm, thống nhất cao trong tập thể nhà trường về
việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo, quản lý cho GV, lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo các phòng, khoa, bộ môn đáp ứng yêu cầu ĐBCL đào tạo.
+ Có đủ nguồn lực về tài chính và nhân lực phục vụ cho các khóa bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nhận thức về ĐBCL đào tạo của các thành viên trong Nhà trường.
3.2.1.2. Hoàn thiện mô hình tổ chức và hệ thống văn bản đảm bảo chất lượng đào tạo
- Mục đích của biện pháp: Hoàn thiện và đổi mới hệ thống ĐBCL đào tạo của Trường ĐHKT để nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Ý nghĩa của biện pháp: góp phần đổi mới công tác quản lý CLĐT; bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm cho các đơn vị trong Trường; nâng cao tầm quan trọng của QLCL trong Nhà trường.
- Nội dung biện pháp:
Việc xây dựng và phát triển hệ thống ĐBCL đào tạo ở Trường ĐHKT cần được thiết kế hệ thống từ việc sử dụng các công cụ ĐBCL, chức năng và nhiệm vụ của các tổ chức ĐBCL đến vai trò của các bên tham gia như mô hình dưới đây:
Hình 3.1: Mô hình tổ chức của hệ thống ĐBCL đào tạo
Nhìn vào sơ đồ trên có thể thấy, Trường ĐHKT cần khuyến khích và thường xuyên thúc đẩy vai trò chủ động, tích cực của các bên liên quan vào công tác ĐBCL đào tạo; kết hợp sử dụng đa dạng nhiều công cụ ĐBCL nhằm đa dạng hoá hoạt động ĐBCL đào tạo, khai thác tối đa các thế mạnh của các công cụ khác nhau để công tác ĐBCL toàn diện hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Việc sử dụng kết hợp nhiều
công cụ khác nhau cũng nhằm đảm bảo công tác này bao quát được nhiều mặt và khía cạnh của chất lượng trong Trường. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng phải thiết lập, phát triển và ban hành các công cụ theo dõi, giám sát và đánh giá hoạt động của hệ thống ĐBCL bên trong, ví dụ như hệ thống chỉ số, chỉ báo hiệu quả và hoạt động, đơn vị chuyên trách thu thập và theo dõi các chỉ số này, khung tiêu chuẩn chất lượng.
Tiếp tục kiện toàn Hệ thống ĐBCL đào tạo của Trường ĐHKT. Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo xây dựng hệ thống ĐBCL. Ban chỉ đạo gồm người đứng đầu và các cấp phó của người đứng đầu, trưởng các phòng, khoa, đơn vị, một số GV và cán bộ phụ trách ĐBCL của trường. Số lượng Ban chỉ đạo phải là số lẻ, chế độ làm việc tập thể, quyết định theo đa số. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo tập trung vào: Ban hành kế hoạch hoạt động hệ thống ĐBCL; Hướng dẫn, chỉ đạo việc xây dựng, vận hành hệ thống ĐBCL đào tạo; Thẩm định hệ thống tài liệu ĐBCL đào tạo (mục tiêu chất lượng, chính sách chất lượng, sổ tay chất lượng và các quy trình, công cụ ĐBCL đào tạo); Kiểm tra, giám sát, đánh giá hệ thống ĐBCL; Tổ chức thực hiện cải tiến hệ thống ĐBCL đào tạo và định kỳ báo cáo Hiệu trưởng kết quả thực hiện.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tài liệu về ĐBCL đào tạo ở Trường ĐHKT với các nội dung cụ thể như sau:
Một là: Hoàn thiện hệ thống văn bản về chính sách CLĐT
Yêu cầu cơ bản khi hoàn thiện chính sách CLĐT là phải nhất quán với chính sách phát triển chung của Trường trong từng giai đoạn cụ thể; Thể hiện được chủ trương và định hướng chung của trường trong việc thực hiện ĐBCL đào tạo; Nội dung ngắn gọn, rõ ràng, được lấy ý kiến của toàn thể đội ngũ GV, CBQL, chuyên viên; dược Hiệu trưởng trường phê duyệt và công bố công khai; dược định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật phù hợp với thực tế phát triển của Trường và sự thay đổi của các định hướng chiến lược hay các quy định khác có liên quan.
Hai là: Hoàn thiện hệ thống văn bản về mục tiêu CLĐT
Yêu cầu của mục tiêu CLĐT là phải thống nhất với chính sách chất lượng và được xác định theo thứ tự ưu tiên liên quan đến việc định hướng cho quá trình cải tiến liên tục hệ thống ĐBCL; được xây dựng cụ thể, có thể đo lường được, nêu rõ
thời hạn thực hiện đảm bảo khả thi, phù hợp thực tế; có kế hoạch để thực hiện mục tiêu chất lượng; được định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật phù hợp với thực tế phát triển của Trường và sự thay đổi của hệ thống ĐBCL; Ngoài ra, mục tiêu CLĐT được thiết lập tại các đơn vị thuộc phạm vi áp dụng và phù hợp với chính sách chất lượng đã công bố, bao gồm: mục tiêu chất lượng của Trường và mục tiêu chất lượng của các Khoa/Viện thuộc phạm vi áp dụng.
Ba là: Hoàn thiện sổ tay ĐBCL đào tạo
Yêu cầu trong việc xây dựng sổ tay ĐBCL đào tạo là phải cung cấp đầy đủ các quy định chi tiết về hệ thống ĐBCL của Trường; thể hiện được chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, cam kết chất lượng (nếu có), phạm vi áp dụng, các yêu cầu thực hiện hệ thống ĐBCL đào tạo, các yếu tố ĐBCL đào tạo và sự tương tác giữa các quá trình trong hệ thống.
Ngoài ra, sổ tay chất lượng được định kỳ cập nhật, sửa đổi, bổ sung kịp thời phù hợp với sự phát triển của Trường và sự thay đổi của hệ thống ĐBCL đào tạo.
Bốn là: Hoàn thiện hệ thống văn bản về các quy trình, công cụ ĐBCL đào tạo
Hệ thống văn bản xác định các nội dung cụ thể của từng lĩnh vực quản lý chất lượng theo nguyên tắc: bám sát các quy định hiện hành của Nhà nước; phù hợp với điều kiện, đặc thù của Trường; thể hiện các nội dung trong hoạt động đào tạo của trường để đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn KĐCL.
Xây dựng văn bản về quy trình, công cụ ĐBCL đào tạo cho từng nội dung của các lĩnh vực quản lý chất lượng mà Trường đã xác định. Hệ thống ĐBCL đào tạo sau khi được xây dựng phải được Hiệu trưởng ký quyết định ban hành và đưa vào áp dụng. Hệ thống ĐBCL đào tạo được công bố công khai để ĐNGV, CBQL, chuyên viên và các đối tượng khác có liên quan biết và triển khai thực hiện.
- Điều kiện thực hiện biện pháp:
+ Có đủ nguồn lực về tài chính để thực hiện.
+ Đội ngũ nhân lực có hiểu biết và kinh nghiệm thực tế đối với ĐBCL đào tạo.
+ Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về xây dựng hệ thống ĐBCL đào tạo với các trường đại học có điểm mạnh như trường Đại học Ngoại thương, đại học Khoa học