Sự Phát Triển Mạnh Mẽ Của Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế Trong Khu Vực:

hướng chú trọng đến chủ nghĩa đa phương. Vì vậy, chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ mang đặc điểm cùng coi trọng chủ trương đơn phương và đa phương trong việc ngăn ngừa các đe dọa đến an ninh khu vực làm tổn hại đến lợi ích chiến lược của Mỹ.

Mối quan hệ giữa Mỹ và Nga đã trở nên gắn bó hơn sau sự kiện 11/9 nhưng sau đó đã dần dần trở nên nhạt đi, khi Nga càng ngày càng nhận thấy Mỹ đã lợi dụng địa vị siêu cường và mượn cớ chống khủng bố để áp đặt quan điểm trong xử lý các quan hệ quốc tế. Nga đã đồng tình và hỗ trợ Mỹ rất tích cực trong cuộc chiến chống khủng bố. Khi Mỹ phát động cuộc chiến tiêu diệt Al Qaeda ở Afghanistan, Nga đã sử dụng ảnh hưởng của mình để thuyết phục một số nước thuộc Liên bang Xô viết trước đây cho phép Mỹ và đồng minh lập căn cứ quân sự chống khủng bố. Tuy nhiên, kể từ khi chính quyền Bush xâm lược Iraq (tháng 3/2003) và thi hành chính sách đơn phương mang tính áp đặt với Nga và một số nước khác thì Nga đã không còn hậu thuẫn Mỹ như ban đầu. Lợi ích của Nga và Mỹ đã không còn trùng hợp và bắt đầu có những va chạm dẫn đến những quan điểm khác biệt về cuộc chiến Iraq, xung đột tại Trung Đông, về Lebanon và quan hệ với Syria, vấn đề hạt nhân của Iran… Thái độ hai mặt của Mỹ đối với bọn khủng bố ở Cộng hòa Chechnya và sự can thiệp vào các sự kiện ở các nước láng giềng của Nga trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) đã và đang làm cho quan hệ Nga - Mỹ không còn êm ả như trước. Mặc dù quan hệ Nga - Mỹ đang diễn biến phức tạp, tùy thuộc vào quan hệ lợi ích chiến lược quốc gia của mỗi bên và mục tiêu kiềm chế có tính chiến lược của Nga và Mỹ, nhưng điều đó cũng không cản trở hai bên hợp tác phát triển ở những nơi, những lĩnh vực có lợi ích song trùng, đặc điểm trên là minh họa cụ thể nhất để giải thích về sự gắn kết trong quan hệ giữa Nga - Mỹ. Tuy nhiên, ta cũng cần thấy rằng giữa hai cường quốc này hiện nay không những chưa có mối quan hệ chiến lược chặt chẽ mà trên thực tế còn không có được sự tin cậy lâu dài. Vì thế, đối với Mỹ thì một nước Nga suy yếu nhưng

không hỗn loạn là phù hợp hơn với lợi ích quốc gia của Mỹ. Đối với nước Nga, sẽ tận dụng mọi khả năng để ưu tiên cho phát triển kinh tế, lấy sức mạnh thực chất về kinh tế và quân sự để khẳng định mình, đó là mục tiêu chiến lược và mang ý nghĩa quan trọng nhất.

Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã và đang thay đổi theo hướng được phát triển dần theo từng mức độ, từ không ổn định đến ổn định, từ nghi kỵ đến tin cậy hơn và Mỹ cũng đã khẳng định vị trí quan trọng của Trung Quốc trong định hướng chiến lược của mình. Kinh tế là lĩnh vực ảnh hưởng lớn nhất đến quan hệ giữa hai nước. Trung Quốc đã đầu tư một nguồn vốn khổng lồ vào các loại chứng khoán tại Mỹ, đặc biệt là trái phiếu chính phủ Mỹ. Tính đến tháng 9/2009, Trung Quốc đã đầu tư 797,1 tỷ USD vào trái phiếu chính phủ của Mỹ 1. Đầu tư nước ngoài của Mỹ vào Trung Quốc cũng đứng hàng đầu trong danh sách các nước đầu tư vào Trung Quốc, thị trường Trung Quốc có quy mô lớn nhất thế giới với nhu cầu tiêu dùng tăng trưởng rất mạnh còn thị trường Mỹ là một trong những thị trường tiêu thụ chủ yếu của hàng hóa Trung Quốc. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Mỹ và Trung Quốc năm 2009 là 409 tỷ USD 2. Tuy nhiên, trong quan hệ nhiều mặt giữa hai nước, luôn luôn có những va chạm trên các lĩnh vực do Mỹ một mặt hoan nghênh sự lớn mạnh kinh tế của Trung Quốc, nhưng mặt khác lại dấy lên làn sóng về ―mối đe dọa từ Trung Quốc‖. Nhìn chung, trong quan hệ giữa hai bên luôn có những làn sóng ngầm do Mỹ luôn theo đuổi chính sách vừa hợp tác nhưng vừa kiềm chế, làm chậm sự vươn lên của Trung Quốc mà Mỹ nhận định rằng điều đó có thể đe dọa sự độc tôn của Mỹ trong quan hệ quốc tế. Mặc dù vậy, thực lực và sức mạnh của Trung Quốc ngày càng gia tăng và sự phụ thuộc của kinh tế Mỹ vào thị trường Trung Quốc ngày càng lớn nên

–––––––––––––

1. http://vneconomy.vn.Tài chính. Ngày 26/3/2009.

2. www.tuanvietnam.net. Mỹ - Trung luẩn quẩn tranh chấp thương mại; Bài dịch từ Washington Post. Ngày 19/1/2010.

Mỹ vẫn phải chú trọng hợp tác và dựa vào vai trò đang lên của Trung Quốc trong việc giải quyết một số vấn đề quốc tế như vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và Iran, cuộc chiến tiêu diệt Taliban ở Afghanistan… Hiện nay, Trung Quốc một mặt tập trung chiến lược đối ngoại phát triển kinh tế nhưng mặt khác cũng đang tính đến chiến lược xa hơn cho vị thế của mình trên trường quốc tế. Trung Quốc đang theo đuổi tham vọng rất lớn là trở thành siêu cường số một thế giới, thay thế cho vị trí của Mỹ hiện nay. Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc, sau Liên minh Châu Âu (EU) và vị trí này sẽ khó có thể thay đổi trong tương lai. Do vậy, không có lý do gì để Mỹ và Trung Quốc mâu thuẫn đến mức gây phương hại đến lợi ích quốc gia của mỗi bên, trong khi sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai bên ngày càng tăng. Quan hệ Mỹ - Trung luôn tồn tại những tranh chấp, mâu thuẫn nhưng chung quy lại trong những thập niên tới vẫn là xu hướng hòa giải, nhượng bộ lẫn nhau để cùng phát triển.

Quan hệ Mỹ - Nhật là mối quan hệ đặc biệt của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Do những yếu tố lịch sử, bước sang thế kỷ XXI, quan hệ Mỹ Nhật vẫn là mối quan hệ giữa hai đồng minh chiến lược. Nước Nhật là một trong ba cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới và đang thực hiện các bước đi trong việc tìm kiếm chiếc ghế Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Liên minh với Mỹ được coi là ―hòn đá tảng‖ trong chính sách đối ngoại của Nhật trong mấy chục năm qua, mọi động thái trong chính sách đối ngoại của Nhật đều dựa trên nền tảng là quan hệ Nhật - Mỹ. Đây là mối quan hệ khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, ngoại giao đến an ninh, khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực… Theo đánh giá của cả Mỹ và Nhật, tình hình thế giới và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sau chiến tranh lạnh và những năm đầu thế kỷ XXI vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột và sự hiện diện về quân sự của Mỹ ở Đông Á (lính Mỹ hiện đang đồn trú tại Nhật và Hàn Quốc) là cần thiết để duy trì an ninh và ổn định ở khu

vực này, sự ổn định của khu vực và lợi ích của Nhật sẽ không được bảo vệ nếu thiếu yếu tố Mỹ. Trong các cuộc tiếp xúc song phương, lãnh đạo hai nước đều cho rằng cần phải cải tổ và củng cố hợp tác an ninh Nhật - Mỹ. Sự khác biệt về quan điểm phòng thủ của Mỹ, Nhật, Hàn Quốc với Trung Quốc, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên… trong đó có vấn đề nhận thức nguy cơ đe dọa an ninh đến từ đâu, vấn đề hạt nhân của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, vấn đề tranh chấp lãnh thổ và vùng đặc quyền kinh tế trên biển…đang được coi là nhân tố ẩn chứa nguy cơ làm mất ổn định khu vực Đông Á. Các nước đều nhận thức được rằng nếu Nhật, Mỹ và các nước liên quan không thỏa thuận được một phương thức giải quyết thích hợp thì nguy cơ bùng nổ xung đột là hoàn toàn có thể xảy ra. Đây chính là cơ sở để Mỹ và Nhật gia tăng các hoạt động phối hợp trong chính sách an ninh. Tuy vậy nhưng hiện nay Nhật cũng đang tiến hành điều chỉnh chính sách đối ngoại và đã ngày càng tỏ ra độc lập và chủ động hơn trong các trong các quan hệ quốc tế. Chính sách đối ngoại của Nhật đã giảm sự lệ thuộc vào Mỹ và nước Nhật cũng đang muốn thay đổi hình ảnh ―nước lớn kinh tế, nước nhỏ chính trị‖ qua việc theo đuổi chính sách tự chủ và chủ động trong việc xây dựng môi trường an ninh quốc tế, từ đó mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Nhật trên các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Tóm lại, sự phát triển đa cực hóa ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đầu tế kỷ XXI đã thúc đẩy và tăng cường xu hướng hòa bình hợp tác của khu vực và thế giới. Xu thế đa cực ở khu vực này đã tạo ra bối cảnh chính trị tương đối ổn định với sự cân bằng tương đối trong quan hệ giữa các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Nga. Trong vòng một hai thập niên tới đây, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Á và Đông Nam Á sẽ tiếp tục là khu vực phát triển năng động, song tình hình chính trị, kinh tế, an ninh cũng diễn ra rất phức tạp và khó lường vì khu vực này vẫn còn tồn tại nhiều nguy cơ có thể dẫn đến xung đột. Các tiến trình hợp tác, giải quyết tranh chấp

đã biến chuyển trên nhiều tuyến, theo hướng vừa hội nhập vừa tranh giành ảnh hưởng theo cách tiếp cận lợi ích riêng biệt của từng quốc gia. Tuy nhiên, có thể dự báo được những đặc điểm chủ yếu của quan hệ quốc tế giữa các nước lớn trong khu vực trong vòng hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI như sau: Một là, quan hệ giữa các nước lớn ổn định với xu thế nổi trội là hòa bình hợp tác nhưng đi kèm là sự cạnh tranh gay gắt. Hai là, quan hệ kinh tế ngày càng được tăng cường, đặc biệt là sự canh tranh gay gắt về khai thác các nguồn tài nguyên chiến lược, trước hết là năng lượng. Ba là, do lợi ích và sự quan tâm chiến lược khác nhau đã hình thành sự tập hợp theo các nhóm lợi ích khác nhau tạo nên các mối quan hệ theo nhóm đa dạng và linh hoạt. Bốn là, các nước lớn ngày càng coi trọng vai trò của các thiết chế đa phương trong việc giải quyết các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống. Bối cảnh chính trị quốc tế tuy có bị xen vào những khác biệt giữa các lợi ích quốc gia - dân tộc, đặc biệt của các nước lớn, sẽ tạo ra khả năng xảy ra mâu thuẫn nhưng

Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga đối với Asean những năm đầu thế kỷ XXI - 3

ít có khả năng hình thành các liên minh chống lại nhau. 1


1.2.2 Sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ kinh tế quốc tế trong khu vực:


Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực tập trung nhiều nền kinh tế lớn của thế giới, tiêu biểu là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và nhóm các nước ASEAN. Từ thập niên 90 của thế kỷ trước và những năm đầu của thế kỷ XXI, cùng với xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa, quan hệ kinh tế trong khu vực đang phát triển rất mạnh mẽ.

Xu hướng tăng cường quan hệ kinh tế của các nước trong khu vực lòng chảo Thái Bình Dương càng được khẳng định sau sự ra đời của Diễn đàn hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào năm 1989. Năm 1994, tại Bogor

––––––––––––––

1. [17, tr. 34 -35]

(Indonesia) các lãnh đạo APEC đã ủng hộ một tầm nhìn với nhiều tham vọng là thực hiện thương mại tự do và mở cửa từ năm 2010 đối với các thành viên đã công nghiệp hóa và từ năm 2020 đối với các thành viên là các nước đang phát triển. Từ đó đến nay, tăng trưởng hàng hóa nội khối hàng năm đã tăng gấp 5 lần, đạt 8,44 nghìn tỷ USD vào năm 2007, với mức tăng trung bình 8,5%/năm, trong khi mức tăng của thế giới là 7,6%/năm, và đây cũng là thành tựu của APEC sau 20 năm tồn tại và phát triển, chứng tỏ rằng quá trình hội nhập cùng với hợp tác kinh tế khu vực đang diễn ra mạnh mẽ và đầy triển vọng. APEC đang dần chuyển mình thành một khu vực thương mại tự do.

Xu thế phát triển của quan hệ kinh tế quốc tế của thế giới nói chung và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng sẽ là xu thế tự do hóa thương mại. Việc các nước thương thảo rồi ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang nở rộ hiện nay. Đi đầu trong hoạt động này là các nước Đông Á, không chỉ có các hiệp định thương mại tự do giữa các nước giàu hoặc các nước đang phát triển với nhau mà giữa các nước giàu và nước nghèo cũng xây dựng hiệp định thương mại song phương. Việc tìm kiếm các FTA hiện nay đang đẩy nhiều nước vào thế lo sợ bị chậm chân, khiến họ tăng cường tìm kiếm đối tác và đàm phán để ký kết mặc dù có khi chưa nhận biết được đầy đủ các lợi ích và những vấn đề mà FTA mang lại.

Mỹ và Trung Quốc là hai đối tác ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển kinh tế của khu vực. Do đó, các nước này sẽ là mối quan tâm đặc biệt của tất cả các nước trong tính toán điều chỉnh chiến lược phát triển. Đặc biệt trong những năm gần đây, Mỹ đã tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng và kinh tế với ASEAN, thương mại giữa Mỹ và ASEAN đã tăng từ 13 tỷ USD năm 2003 lên 154 tỷ USD năm 2005. Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ và đang tranh giành ảnh hưởng ở khu vực này. Năm 2004, Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn thứ tư của ASEAN với kim ngạch thương mại đạt 106 tỷ USD và năm 2005 đã tăng lên 113,3 tỷ USD. Các mối liên kết kinh tế và quan hệ

thương mại song phương và đa phương trong khu vực ngày càng mạnh mẽ. Đặc biệt, tại khu vực Đông Á, bao gồm cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á, trong tương lai, khả năng hình thành khu vực mậu dịch tự do toàn Đông Á là khá rõ nên có thể dẫn đến nguy cơ giảm thiểu vai trò của ASEAN trong hợp tác khu vực.

Vì thế, trước sự thay đổi của bối cảnh quốc tế, các nước trong khu vực, nhất là các nước phát triển và các nước lớn đang có sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại, đem lại mối quan tâm sâu sắc cho tất cả các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương qua một số các đặc điểm sau:

Một là, Mỹ là quốc gia đã và đang chứng tỏ được tầm ảnh hưởng chính sách to lớn của mình đối với mọi diễn biến trong khu vực, đặc biệt là trong hợp tác kinh tế và an ninh quốc phòng, từ việc hợp tác chống khủng bố đến việc đưa tư tưởng tự do dân chủ kiểu Mỹ và nền kinh tế thị trường ra toàn thế giới, vừa chứng tỏ tham vọng của Mỹ và cũng chứng tỏ khả năng mang lại lợi ích cho các đối tác của Mỹ.

Hai là, đối với Trung Quốc, một cường quốc khu vực đang trên con đường trở thành cường quốc thế giới, với tầm ảnh hưởng về kinh tế và quân sự đang gia tăng mạnh mẽ đã chứng tỏ được vai trò ngày càng quan trọng trong các vấn đề quốc tế, nhất là trong các vấn đề liên quan đến kinh tế thương mại trong khu vực và trên toàn cầu. Trung Quốc đã thể hiện được vai trò của mình trong vấn đề giải quyết khủng hoảng hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên, đưa ra ý tưởng về hình thành Cộng đồng Đông Á (EAC)… Trung Quốc đã tích cực tham gia vào các thỏa ước về thương mại và an ninh khác nhau, tăng cường hoạt động trong các tổ chức đa phương quan trọng và bắt đầu hành động trong khuôn khổ hệ thống quốc tế, chấp nhận hầu hết các thể chế quốc tế, các quy ước chung, từ đó, trong một chừng mực nhất định, tìm cách điều chỉnh hệ thống quốc tế có lợi cho lợi ích quốc gia của Trung Quốc.

Các đặc điểm và xu hướng chung trên đây về căn bản vẫn là các xu hướng chủ yếu chi phối sự phát triển của khu vực và thế giới, tuy hiện nay đã xuất hiện một số đặc điểm mới làm cho bối cảnh khu vực và quốc tế thay đổi hết sức nhanh chóng như khủng hoảng tài chính khu vực và thế giới, xu hướng ly khai tại một số nước, căng thẳng trong tranh chấp biển đảo giữa các nước… Các nước đều tận dụng mọi cơ hội và các điều kiện thuận lợi tập trung phát triển kinh tế, trong đó có việc tăng cường hợp tác kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh giao thương quốc tế, làm sao trong thời gian ngắn nhất có thể đưa đất nước phát triển nhanh và nâng cao vị thế quốc gia. Sự thiếu linh hoạt hay chậm chạp trong phản ứng chính sách của bất cứ quốc gia nào sẽ là nguyên nhân của việc đánh mất cơ hội phát triển, đồng thời làm gia tăng rủi ro và gây phương hại đến lợi ích quốc gia.‌


1.3. Thực trạng ASEAN thập niên đầu thế kỷ XXI:


1.3.1 Những nhân tố thuận lợi ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của ASEAN:


ASEAN có diện tích gần 4,5 triệu kilômét vuông và dân số khoảng 540 triệu người. ASEAN hiện nay bao gồm 10 thành viên, thu hút toàn bộ các nước trong khu vực Đông Nam Á và đang đứng trước cơ hội hợp tác rất triển vọng sau khi chiến tranh lạnh kết thúc và khi loài người bước sang thế kỷ mới. Không như nhiều khu vực khác trên thế giới, trong khu vực này dù tiềm ẩn các yếu tố gây xung đột nhưng tình hình chính trị - an ninh lại ổn định và được cải thiện nhanh chóng, xu thế hòa bình và phát triển ngày càng vững chắc.

Trước hết, đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế tại khu vực này là chiều hướng phát triển tích cực của tiến trình hợp tác, liên kết khu vực trên

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí