yêu cầu cấp bách về đổi mới đào tạo, tính liên thông với các CTĐT tại các trường ĐH hàng đầu trên thế giới sẽ mở ra nhiều cơ hội liên kết đào tạo dưới mô hình 2+2, hay 3+1, vừa tăng uy tín cho trường ĐHKT, vừa tạo ra giá trị gia tăng cho SV. Song để đáp ứng được yêu cầu của trường đối tác nước ngoài, hệ thống ĐBCL đào tạo của Nhà trường phải được cải thiện và không ngừng cải tiến để đáp ứng yêu cầu của các tiêu chuẩn quốc tế.
2.5.2 Các yếu tố chủ quan
Thứ nhất, nhận thức của lãnh đạo và các thành viên trong nhà trường về ĐBCL đào tạo
Nhận thức của lãnh đạo nhà trường về ĐBCL đào tạo là yếu tố quyết định các cơ chế, chính sách để xây dựng, duy trì và cải tiến hệ thống ĐBCL đào tạo của trường ĐHKT.
Ban Giám hiệu trường ĐHKT luôn đề cao và coi trọng công tác ĐBCL nói chung và hệ thống ĐBCL đào tạo nói riêng, điều đó phần nào thể hiện qua “Chiến lược phát triển Trường ĐHKT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với mục tiêu đến năm 2020 trường ĐHKT “Trở thành một trong những trường đại học định hướng nghiên cứu hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, đạt tiêu chuẩn kiểm định trong nước, trong đó có một số ngành được kiểm định theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN-QA); được xếp hàng ngang tầm với một số đại học tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á trong một số ngành và lĩnh vực”. Theo đó, các giải pháp trọng tâm mà Nhà trường đặt ra để thực hiện được mục tiêu và gắn với ĐBCL đào tạo là 1) Tiếp tục cải tiến nội dung, tổ chức thực hiện các CTĐT phù hợp với các tiêu chuẩn kiểm định trong nước và quốc tế. Xây dựng ngân hàng đề thi và đáp án chuẩn cho các môn học. Đảm bảo kỷ cương học và dạy trong toàn Trường; 2) Thực hiện thường xuyên công tác kiểm định nội bộ các CTĐT theo các tiêu chuẩn của một số tổ chức KĐCL có uy tín trong và ngoài nước 3) Đẩy mạnh công tác ĐBCL của Trường, thiết lập hệ thống ĐBCL giáo dục nội bộ theo các tiêu chuẩn ĐBCL của khu vực quốc tế.
Có thể thấy, lãnh đạo Nhà trường đã quan tâm đúng đắn tới ĐBCL đào tạo của Nhà trường. Tuy nhiên các giải pháp trọng tâm đặt ra còn mang tính chất chung
chung, chưa có các giải pháp cụ thể đi sâu vào hệ thống ĐBCL đào tạo. Công tác hậu KĐCL các CTĐT, KĐCL CSGD chưa được chỉ đạo sát sao; công tác tài chính đầu tư để hoàn thiện hệ thống ĐBCL đào tạo chưa được chú trọng; …
Bên cạnh đó, một số bộ phận GV, chuyên viên, CBQL chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hệ thống ĐBCL đào tạo trong việc nâng cao chất lượng đào tạo cho Nhà trường, dẫn đến tình trạng làm việc đối phó, khó khăn trong quá trình phối hợp để thực hiện các công việc có liên quan đến ĐBCL đào tạo.
Khảo sát cho thấy, nhận định trên là hoàn toàn đúng đắn. Cụ thể:
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Lệ % Đồng Ý Về Các Nhận Định Về Đbcl Tuyển Sinh
- Tỷ Lệ % Đánh Giá Của Gv, Cbql, Chuyên Viên Về Xây Dựng Ctđt
- Đánh Giá Của Gv, Cbql Và Chuyên Viên Về Đbcl Đầu Ra
- Nội Dung Biện Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Đảm Bảo Chất Lượng Đào Tạo Tại Trường Đại Học Kinh Tế
- Xây Dựng Lồng Ghép Kế Hoạch Chiến Lược Chung Với Hoạt Động Của Hệ Thống Đảm Bảo Chất Lượng Đào Tạo
- Đánh Giá Hệ Thống Đảm Bảo Chất Lượng Đào Tạo
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
Hình 2.5: Đánh giá của GV, CBQL, chuyên viên về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống ĐBCL đào tạo của trường ĐHKT.
- Tài chính cho hoạt động ĐBCL đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu là yếu tố gây ảnh hưởng nhiều nhất với 89.8% ý kiến đồng ý.
- Xếp sau là hệ thống văn bản quản lý chất lượng đào tạo thiếu và chưa đồng bộ; nhận thức của cán bộ, GV, SV về ĐBCL đào tạo chưa đầy đủ với 87.5% ý kiến đồng ý.
- Số lượng và chất lượng NNL còn hạn chế; chính sách và văn hóa chất lượng chưa đầy đủ chiếm 86.4% ý kiến đồng tình.
Thứ hai, số lượng và chất lượng của đội ngũ phụ trách ĐBCL đào tạo
Hiện nay, đội ngũ chuyên trách công tác ĐBCL có 04 người với trình độ chuyên môn như sau: 03 thạc sĩ chuyên ngành Đo lường đánh giá trong giáo dục, Quản lý Kinh tế, Luật và 01 cử nhân chuyên ngành Khoa học Quản lý. Đội ngũ này là đội ngũ đã gắn bó lâu năm tại Trường, có nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn, tổ chức thực hiện các hoạt động ĐBCL đào tạo. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác ĐBCL luôn có ý thức trau dồi kiến thức bằng việc tham gia các lớp tập huấn do ĐHQGHN tổ chức, học thêm các lớp nghiệp vụ như phần mềm xử lý số liệu SPSS, STATA, … và hiện đang có 01 người đang theo học Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục, 01 người đang theo học Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục.
Bên cạnh đó, đội ngũ thực hiện công tác ĐBCL đào tạo của Nhà trường rải rác ở các phòng chức năng như phòng Đào tạo, phòng Thanh tra và Pháp chế, Phòng Hành chính – Tổng hợp, phòng Tổ chức – Nhân sự và các Khoa/Viện. Hầu hết đội ngũ có trình độ chuyên môn thạc sĩ trở lên và đã có thâm niên công tác tại Trường, có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện các công tác tuyển sinh, xây dựng/điều chỉnh CTĐT, CSVC, ….
Tuy nhiên, vai trò chủ động và tính trách nhiệm của đơn vị đào tạo là các Khoa/Viện trong các hoạt động giám sát, kiểm tra đánh giá việc thực hiện các chính sách và quy trình ĐBCL, hay tham gia trực tiếp vào việc đánh giá sinh viên, định kỳ thẩm định các hoạt động cốt lõi của CTĐT, ... chưa được thể hiện rõ. Công tác ĐBCL đào tạo ở các cấp Khoa/Viện trong thực hiện quản lý CTĐT gần như bị bỏ ngỏ, trách nhiệm dường như đang thuộc về bộ phận ĐBCL chuyên trách của nhà trường. Chính vì vậy, việc quản lý chất lượng giữa các cấp trường, bộ phận, Khoa/Viện đối với CTĐT còn thiếu đồng bộ, thiếu sự liên kết, tương trợ lẫn nhau. Do đó, để thiết lập một hệ thống ĐBCL đào tạo có cấu trúc để giám sát chất lượng, để cải thiện chất lượng và để đánh giá chất lượng, trường ĐHKT cần chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ cấp Khoa/Viện/CTĐT thực hiện công tác ĐBCL (phát triển từ đội ngũ cán bộ giảng viên, chuyên viên/trợ lý Khoa)
2.6. Đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng hoạt động đào tạo đại học tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
2.6.1. Điểm mạnh
* Về xác lập chuẩn và quy trình
Hầu hết các hoạt động đều đã xây dựng quy trình thực hiện, có các tiêu chí và mốc chuẩn để đào tạo gắn với CĐR, phù hợp với các quy định của Bộ GD&ĐT, ĐHQGHN và mục tiêu mà Nhà trường đã đặt ra:
- Công tác tuyển sinh: Thực hiện hiệu quả các kế hoạch tuyển sinh với kết quả số lượng SV nhập học ngày càng tăng và thường xuyên vượt chỉ tiêu; góp phần quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu Nhà trường.
- Xây dựng/điều chỉnh CTĐT: xây dựng các tiêu chí xây dựng/điều chỉnh CTĐT rõ ràng; quy trình thực hiện được xây dựng khoa học giúp các bên liên quan dễ dàng theo dõi và thực hiện, hạn chế được các sai sót không đáng có.
- Hoạt động dạy học: các tiêu chí thực hiện hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu CĐR; quy trình, kế hoạch thực hiện hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu CĐR được xây dựng theo hướng lấy người học làm trung tâm.
- SV tốt nghiệp: Các tiêu chí thu thập, xử lý thông tin đầu ra bám sát yêu cầu CĐR; Quy trình thực hiện khảo sát SVTN được xác lập khoa học; Kế hoạch thu thập, xử lý thông tin được xây dựng hàng năm và điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế, tăng hiệu quả thực hiện.
* Về tổ chức thực hiện
- Công tác tuyển sinh: Thực hiện hiệu quả các kế hoạch tuyển sinh với kết quả số lượng SV nhập học ngày càng tăng và thường xuyên vượt chỉ tiêu; góp phần quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu Nhà trường. Hoạt động tư vấn tuyển sinh phong phú, đa dạng.
- Xây dựng/điều chỉnh CTĐT: Tổ chức và chỉ đạo thực hiện đúng quy trình xây dựng và điều chỉnh CTĐT.
- Hoạt động dạy học: Các hình thức phổ biến thông tin đến GV để họ thực hiện hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu CĐR đa dạng, công khai và minh bạch, GV có thể tra cứu thông tin dễ dàng với nhiều hình thức khác nhau. Đội ngũ cán bộ phụ trách thuộc các phòng đào tạo, phòng tổ chức nhân sự, trung tâm ĐBCL giáo dục luôn nhiệt tình giải đáp, giúp đỡ GV thông hiểu quy trình, quy định khi có yêu
cầu. Kế hoạch dạy học được GV và các bên liên quan thực hiện đúng quy định.
- SV tốt nghiệp: Đội ngũ cán bộ thực hiện hoạt động thu thập, xử lý thông tin ĐTKS SVTN có nhiều năm kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn để thực hiện tốt hoạt động này. Ngoài ra khả năng phối hợp thực hiện của đội ngũ này rất tốt, giúp cho việc thực hiện kế hoạch thu thập được thuận lợi và nhanh chóng
* Về đánh giá mức độ thực hiện
- Công tác tuyển sinh: Công cụ giám sát, đo lường, đánh giá thực hiện hoạt động tuyên truyền, truyền thông thương hiệu của nhà trường, tư vấn tuyển sinh cụ thể, rõ ràng, đánh giá chính xác mức độ thực hiện.
- Hoạt động dạy học: hoạt động giám sát, đánh giá việc thực hiện quy trình, kế hoạch thực hiện hoạt động dạy học được thực hiện bài bản và hiệu quả, giúp Nhà trường phát hiện ra các bất cập, tồn tại trong quá trình dạy học.
- SV tốt nghiệp: Hoạt động giám sát, đánh giá việc thực hiện quy trình, kế hoạch thu thập, xử lý thông tin ĐTKS SVTN được thiết lập và thực hiện.
2.6.2. Điểm tồn tại và nguyên nhân
Trường ĐHKT đã nỗ lực trong công tác đào tạo và ĐBCL đào tạo để đáp ứng yêu cầu về nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng CĐR nhưng cũng còn bộc lộ một số hạn chế:
* Về xác lập chuẩn
- Công tác tuyển sinh: Tuy việc xác định ngưỡng ĐBCL đầu vào được thực hiện đúng quy định và phù hợp với ngành đào tạo nhưng ngưỡng ĐBCL đầu vào còn thấp, hạn chế khả năng sàng lọc các thí sinh có trình độ tốt.
- Hoạt động dạy học:
+) Chưa có 01 bộ tiêu chí thực hiện hoạt động dạy học đầy đủ, các tiêu chí thực hiện đang được quy định bởi nhiều văn bản khác nhau, cần thống nhất và xây dựng 01 bộ tiêu chí chung để các bên liên quan dễ dàng thực hiện.
+) Các tiêu chí còn rời rạc, chưa tập trung đi sâu vào đánh giá kết quả giảng dạy của GV.
+) Quy định kỷ cương dạy và học được xây dựng từ năm 2011, có nhiều
điểm hạn chế, bất cập như: chưa quy định rõ ràng trách nhiệm Khoa/Viện quản lý về mặt chuyên môn (chất lượng giảng dạy các học phần), các phòng ban chức năng quản lý về mặt hành chính, vai trò, trách nhiệm, hoạt động của Ban cán sự các lớp học phần,
* Về tổ chức thực hiện
- Hoạt động dạy học: SV tham gia ĐTKS đánh giá hoạt động giảng dạy của GV chưa tốt, còn mang tính hình thức dẫn đến nhiều lượt giảng dạy không được đánh giá, khó khăn cho Nhà trường trong việc quản lý, đánh giá chất lượng giảng dạy của GV.
- SV tốt nghiệp:
+) Nhiều thông tin liên lạc của SVTN có thay đổi so với dữ liệu hồ sơ khai báo ban đầu nên khó khăn trong việc liên lạc.
+) Phần nhiều các thông tin thu thập từ SVTN được thực hiện thông qua phỏng vấn qua điện thoại và email, SVTN đa phần đều đang trong quá trình ổn định công việc, không bố trí được thời gian gặp trực tiếp nên số các trường hợp phỏng vấn trực tiếp không nhiều.
+) Chưa có chế tài/chính sách động viên SVTN đóp góp ý kiến cho Nhà trường.
* Nguyên nhân của tồn tại
Những tồn tại đang mắc phải được xác định bởi các nguyên nhân sau:
- Nhận thức, sự đồng thuận trong thực hiện và đầu tư nguồn lực tài chính cho hoạt động ĐBCL đào tạo của lãnh đạo và các thành viên trong Nhà trường còn chưa cao.
- Nguồn nhân lực thực hiện các hoạt động ĐBCL còn thiếu về số lượng và năng lực còn hạn chế. Đặc biệt là chưa chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ cán bộ cấp Khoa/CTĐT thực hiện công tác ĐBCL (phát triển từ đội ngũ cán bộ GV, chuyên viên/trợ lý Khoa).
- VHCL chưa trở thành yếu tố then chốt trong hoạt động ĐBCL đào tạo của Nhà trường.
- Mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống ĐBCL đào tạo chưa khuyến khích và thúc đẩy thường xuyên vai trò chủ động, tích cực của các bên liên quan
vào công tác ĐBCL đào tạo;
- Hệ thống văn bản về chính sách về chất lượng đào tạo chưa thống nhất với chính sách chất lượng, chưa xác định theo thứ tự ưu tiên liên quan đến việc định hướng cho quá trình cải tiến liên tục hệ thống ĐBCL.
- Chưa áp dụng mạnh mẽ nền tảng công nghệ thông tin vào việc thực hiện ĐBCL đào tạo.
Tiểu kết Chương 2
Kết quả nghiên cứu ở chương 2 cho thấy:
Hoạt động đào tạo tại trường ĐHKT đã có nhiều thành tích nổi bật trong những năm vừa qua, nổi bật nhất là công tác tuyển sinh, hoạt động dạy học với số lượng SV nhập học ngày càng tăng; ĐNGV và CBQL tăng về số lượng và chất lượng, đảm bảo trẻ hóa đội ngũ này; hoạt động dạy học luôn lấy người học làm trung tâm, giảng dạy theo hướng định hướng thực hành/thực tế; CSVC luôn được Nhà trường đầu tư và tăng cường các thiết bị dạy học.
Về hệ thống ĐBCL đào tạo, trường ĐHKT đã xây dựng được các quy trình thực hiện, có các tiêu chí và mốc chuẩn để đào tạo gắn với CĐR, phù hợp với các quy định của Bộ GD&ĐT, ĐHQGHN và mục tiêu mà Nhà trường đặt ra, nổi bật là quy trình tuyển dụng, quy trình xây dựng/điều chỉnh CTĐT, quy trình quản lý CSVC với các bước thực hiện rõ ràng, thuận lợi cho việc phối hợp thực hiện giữa các phòng, Khoa/Viện; tổ chức thực hiện các quy trình đầy đủ, góp phần bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo; đặc biệt là giúp cho cán bộ, GV, SV nhà trường thích ứng với mô hình QLCL phù hợp với GDĐH nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, hệ thống ĐBCL đào tạo của trường ĐHKT trong thời gian qua vẫn gặp phải nhiều tồn tại và hạn chế cần được khắc phục, đó là: Nhận thức, sự đồng thuận trong thực hiện và đầu tư nguồn lực tài chính cho hoạt động ĐBCL đào tạo của lãnh đạo và các thành viên trong Nhà trường còn chưa cao; nguồn nhân lực thực hiện các hoạt động ĐBCL còn thiếu về số lượng và năng lực còn hạn chế; VHCL chưa trở thành yếu tố then chốt trong hoạt động ĐBCL đào tạo của Nhà trường; …