Đánh Giá Hệ Thống Đảm Bảo Chất Lượng Đào Tạo

từng tổ, cá nhân nhằm loại bỏ hình thức quản lý quan liêu, hành chính;

+ Xây dựng truyền thống về chất lượng của Nhà trường. Truyền thống về chất lượng của Nhà trường là sự tiếp nối và phát triển các tư tưởng, quan điểm và hành vi chất lượng độc đáo và riêng biệt của Nhà trường qua các giai đoạn phát triển, đảm bảo sự phù hợp với triết lý chất lượng, tầm nhìn chất lượng và hệ giá trị chất lượng

(3) Theo dõi việc thực hiện các quy trình ĐBCL đào tạo

Lãnh đạo, CBQL các cấp theo dõi việc thực hiện các quy trình ĐBCL đào tạo theo tuần, theo tháng, yêu cầu các cán bộ thực hiện ghi rõ mức độ hoàn thành công việc chia theo tỷ lệ % hoàn thành với các mức 1 = 0 – 30%, 2 = 31% - 50%, 3 = 51

– 70 % và 4 = 71 – 100%, các vướng mắc và đề xuất nếu có để lãnh đạo chỉ đạo khắc phục kịp thời.

Phương pháp này sẽ giúp tất cả các thành viên theo dõi, biết rõ về tiến độ công việc; đồng thời phát hiện lỗi tập trung ở giai đoạn nào để có biện pháp khắc phục, cải tiến.

- Điều kiện tổ chức thực hiện:

+ Lãnh đạo Nhà trường phải nhận thức sâu sắc về chính sách chất lượng, xây dựng VHCL

+ Lãnh đạo Nhà trường và các thành viên trong Nhà trường quyết tâm thực hiện đồng bộ.

+ Có đủ nguồn lực về tài chính để thực hiện.

3.2.2.3. Đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo

- Mục đích của biện pháp: để thực hiện điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống ĐBCL đào tạo tại trường ĐHKT.

- Ý nghĩa của biện pháp: giúp Ban giám hiệu Nhà trường có cái nhìn đa chiều về việc vận hành hệ thống ĐBCL đào tạo, tạo cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch cải tiến và tiến hành điều chỉnh, cải tiến, hoàn thiện hệ thống.

- Nội dung của biện pháp:

Đánh giá hệ thống ĐBCL đào tạo được tiến hành định kỳ thông qua hình thức: Tự đánh giá và đánh giá ngoài. Đồng thời tiến hành đánh giá cấp hệ thống và đánh giá quy trình thực hiện.

- Các đơn vị trong Nhà trường định kỳ tiến hành báo cáo tự đánh giá kèm theo hồ sơ minh chứng theo các lĩnh vực quản lý của hệ thống ĐBCL đào tạo. Báo cáo tự đánh giá là cơ sở để Nhà trường mời các chuyên gia độc lập bên ngoài nhà trường, SV và SVTN, doanh nghiệp sử dụng lao động. Các chuyên gia ngoài sẽ thẩm định hiệu quả của hệ thống và có kết luận trong báo cáo gửi lãnh đạo nhà trường làm cơ sở để điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống/quy trình.

- Hệ thống/quy trình ĐBCL đào tạo được đánh giá với các tiêu chí: 1) Có hay không có hệ thống/quy trình 2) Nếu có, hệ thống/quy trình có vận hành hay không và mức độ vận hành như thế nào 3) Nếu vận hành, hệ thống/quy trình có đem lại hiệu quả hay không 4) Đầu ra của hệ thống/quy trình có đạt chuẩn như Nhà trường đã cam kết hay không.

Tất cả các tiêu chí đánh giá phải có minh chứng cụ thể, trường hợp không có minh chứng xem như các công việc đó không được triển khai thực hiện.

- Điều kiện tổ chức thực hiện:

+ Lãnh đạo Nhà trường phải nhận thức sâu sắc về việc tự đánh giá và đánh giá ngoài.

+ Đội ngũ tự đánh giá có năng lực chuyên môn, trung thực, khách quan.

+ Có đủ nguồn lực về tài chính để thực hiện.

3.2.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau. Trong đó, các biện pháp: nâng cao nhận thức; hoàn thiện mô hình hệ thống ĐBCL đào tạo; lồng ghép kế hoạch chiến lược với kế hoạch hoạt động của hệ thống ĐBCL đào tạo đóng vai trò nền tảng và lâu dài. Đây là những biện pháp chung nhất, có liên quan tới toàn bộ hoạt động và hiệu quả vận hành bền vững của hệ thống ĐBCL đào tạo của Trường ĐHKT trong cả trước mắt và lâu dài.

Các biện pháp cụ thể như xây dựng chuẩn, tiêu chí đánh giá cho các hoạt động đào tạo; vận hành hệ thống ĐBCL đào tạo; đánh giá hệ thống ĐBCL đào tạo; điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống ĐBCL đào tạo là các biện pháp có liên quan cụ thể tới từng chiều cạnh của hệ thống ĐBCL đào tạo tại Trường ĐHKT.

Các biện pháp chung và các biện pháp cụ thể có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Việc triển khai các biện pháp chung phải tính đến các biện pháp cụ thể. Ngược lại,

khi tiến hành các biện pháp cụ thể lại phải đặt trong tương quan và sự phù hợp với những mục đích, nội dung của các biện pháp chung.

3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm

Việc tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất nhằm tìm hiểu ý kiến đánh giá của GV, CBQL và chuyên viên để đưa các biện pháp áp dụng vào thực tiễn.

3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm

Tiến hành trưng cầu ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất đối với 88 GV, CBQL và chuyên viên của Trường ĐHKT.

3.3.3. Nội dung khảo nghiệm

Tiến hành trưng cầu ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp sau: Nhóm những biện pháp chung: Nâng cao nhận thức về ĐBCL đào tạo; Hoàn thiện mô hình tổ chức và hệ thống văn bản ĐBCL đào tạo; Xây dựng lồng ghép kế hoạch chiến lược chung với hoạt động của hệ thống ĐBCL đào tạo; Nhóm biện pháp cụ thể: xây dựng chuẩn, tiêu chí đánh giá cho các hoạt động đào tạo; vận hành hệ thống ĐBCL đào tạo; đánh giá hệ thống ĐBCL đào tạo là các biện pháp có liên quan cụ thể tới từng khía cạnh của hệ thống ĐBCL đào tạo tại Trường ĐHKT.

3.3.4. Kết quả khảo nghiệm

3.3.4.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất được tác giả tổng hợp tại bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.2. Mức độ cần thiết của các biện pháp


TT

Các biện pháp

Không

cần thiết

Bình

thường

Cần

thiết

Nhóm những biện pháp chung:




1

Nâng cao nhận thức về ĐBCL đào tạo

-

14.8%

85.2%

2

Hoàn thiện mô hình tổ chức và hệ

thống văn bản ĐBCL đào tạo

-

15.9%

84.1%

3

Biện pháp lồng ghép kế hoạch chiến

-

13.6%

86.4%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế đại học Quốc gia Hà Nội - 15


TT

Các biện pháp

Không

cần thiết

Bình

thường

Cần

thiết


lược chung với hoạt động của hệ

thống ĐBCL đào tạo




Nhóm biện pháp cụ thể:




4

Xây dựng chuẩn, tiêu chí đánh giá cho

các hoạt động đào tạo

2.3%

9.1%

88.6%

5

Vận hành hệ thống ĐBCL đào tạo

-

9.1%

90.9%

6

Đánh giá hệ thống ĐBCL đào tạo;

1.1%

17.0%

81.8%

Với kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại bảng số liệu trên cho thấy GV, CBQL, chuyên viên đều đánh giá cao về mức độ cần thiết của các biện pháp chung và cụ thể đã được đề xuất trong luận văn. Tất cả các biện pháp được đề xuất đều có tỷ lệ ý kiến đánh giá là cần thiết từ 81.8% đến 90.9%).

Trong 2 nhóm biện pháp đã đề xuất, các biện pháp như: Xây dựng chuẩn, tiêu chí đánh giá cho các hoạt động đào tạo; Vận hành hệ thống ĐBCL đào tạo; Điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống ĐBCL đào tạo được đánh giá là cần thiết nhất, số người được hỏi cho rằng cần thiết đều trên 88%.

Các biện pháp còn lại đều có tỷ lệ đánh giá mức độ cần thiết là trên 81%. Theo đánh giá của GV, CBQL, chuyên viên thì mức độ cần thiết của các biện pháp là đều nhau, so sánh tỷ lệ đánh giá giữa biện pháp xếp thứ 1 và biện pháp xếp thứ 4 thì tỷ lệ % các GV, CBQL, chuyên viên đánh giá về mức độ cần thiết chênh lệch không đáng kể. Như vậy, tất cả các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết.

3.3.4.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất được tác giả tổng hợp tại bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.3. Mức độ cần thiết của các biện pháp


TT

Các biện pháp

Không khả thi

Bình thường

Khả thi

Nhóm những biện pháp chung:




1

Nâng cao nhận thức về ĐBCL đào tạo

3.4%

9.1%

87.5%

2

Hoàn thiện mô hình tổ chức và hệ thống

văn bản ĐBCL đào tạo

-

6.8%

93.2%

3

Biện pháp lồng ghép kế hoạch chiến lược

2.3%

9.1%

88.6%


TT

Các biện pháp

Không khả thi

Bình thường

Khả thi


chung với hoạt động của hệ thống ĐBCL

đào tạo




Nhóm biện pháp cụ thể:




4

Xây dựng chuẩn, tiêu chí đánh giá cho

các hoạt động đào tạo

-

8.0%

92.0%

5

Vận hành hệ thống ĐBCL đào tạo

5.7%

5.7%

88.6%

6

Đánh giá hệ thống ĐBCL đào tạo;

1.1%

5.7%

93.2%

Với kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại bảng số liệu trên cho thấy GV, CBQL, chuyên viên đánh giá cao về mức độ khả thi của các biện pháp đã được đề xuất trong luận văn. Tất cả các biện pháp được đề xuất đều có tỷ lệ ý kiến đánh giá của GV, CBQL, chuyên viên là khả thi (từ 87% đến 93%).

Tiểu kết Chương 3

Các nguyên tắc nền tảng cho quá trình áp dụng biện pháp hoàn thiện hệ thống ĐBCL đào tạo trong Trường ĐHKT bao gồm 5 căn cứ trọng tâm đó là: Tuân thủ các quy định hiện hành; Nhấn mạnh vai trò của người quản lý; Huy động sự tham gia; Tiếp cận theo quá trình, đảm bảo tính hệ thống và phù hợp với điều kiện thực tiễn của CSGD đại học. Khi xây dựng hệ thống ĐBCL đào tạo ở Trường ĐHKT cần tuân thủ các nguyên tắc tập trung và thống nhất, đảm bảo tính khả thi, đảm bảo tính thích ứng với sự thay đổi, đảm bảo tính hệ thống.

Trên cơ sở các nguyên tắc, luận văn đề xuất 2 nhóm biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống ĐBCL đào tạo ở Trường ĐHKT đó là:

+ Nhóm những biện pháp chung: Nâng cao nhận thức về ĐBCL đào tạo; Hoàn thiện mô hình tổ chức và hệ thống văn bản ĐBCL đào tạo; xây dựng lồng ghép kế hoạch chiến lược chung với hoạt động của hệ thống ĐBCL đào tạo;

+ Nhóm biện pháp cụ thể: Tổ chức xây dựng chuẩn, tiêu chí đánh giá cho các hoạt động đào tạo; vận hành hệ thống ĐBCL đào tạo; đánh giá hệ thống ĐBCL đào tạo.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Xây dựng một hệ thống ĐBCL đào tạo tại CSGD có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc duy trì các chuẩn mực và không ngừng nâng cao chất lượng GDĐH. Với các giả thuyết nghiên cứu đặt ra, luận văn “Hoàn thiện hệ thống ĐBCL đào tạo tại trường ĐHKT – ĐHQGHN” đã đạt được những kết quả nghiên cứu chính như sau:

1. Góp phần bổ sung và phát triển cơ sở lý luận của vấn đề ĐBCL đào tạo và hệ thống ĐBCL đào tạo như xây dựng một hệ thống các khái niệm công cụ, đặc biệt là khái niệm ĐBCL đào tạo; vai trò của ĐBCL đào tạo đối với CSGD; những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới hệ thống ĐBCL đào tạo hiện nay. Đồng thời hệ thống ĐBCL đào tạo ở trường ĐHKT được tác giả đề xuất bao gồm 3 bước: Xác lập chuẩn và quy trình; tổ chức thực hiện; đánh giá mức độ thực hiện.

2. Về thực trạng hệ thống ĐBCL đào tạo, trường ĐHKT đã xây dựng được các quy trình thực hiện, có các tiêu chí và mốc chuẩn để đào tạo gắn với CĐR, phù hợp với các quy định của Bộ GD&ĐT, ĐHQGHN và mục tiêu mà Nhà trường đặt ra. Tuy nhiên, hệ thống ĐBCL đào tạo của trường ĐHKT trong thời gian qua vẫn gặp phải nhiều tồn tại và hạn chế cần được khắc phục, đó là: Nhận thức, sự đồng thuận trong thực hiện và đầu tư nguồn lực tài chính cho hoạt động ĐBCL đào tạo của lãnh đạo và các thành viên trong Nhà trường còn chưa cao; nguồn nhân lực thực hiện các hoạt động ĐBCL còn thiếu về số lượng và năng lực còn hạn chế; VHCL chưa trở thành yếu tố then chốt trong hoạt động ĐBCL đào tạo của Nhà trường; …

3. Để khắc phục những hạn chế và phát huy được các ưu điểm, luận văn đề xuất 2 nhóm biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống ĐBCL đào tạo ở Trường ĐHKT đó là: 1) Nhóm những biện pháp chung: Nâng cao nhận thức về đảm bảo chất lượng đào tạo; Hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống văn bản ĐBCL đào tạo; Biện pháp lồng ghép kế hoạch chiến lược chung với hoạt động của hệ thống ĐBCL đào tạo. 2) Nhóm biện pháp cụ thể: xây dựng chuẩn, tiêu chí đánh giá cho các hoạt động đào tạo; vận hành hệ thống ĐBCL đào tạo; đánh giá hệ thống ĐBCL đào tạo. Kết quả thăm dò ý kiến đội ngũ cán bộ và GV trường ĐHKT cho thấy các bước xây dựng và vận hành hệ thống ĐBCL đào tạo của luận văn đề xuất là hợp lý đồng thời khẳng định tính cấp thiết và khả thi của việc áp dụng hệ thống ĐBCL đào

tạo trong điều kiện hiện nay của Nhà trường. Để các biện pháp trên được thực hiện một cách đồng bộ, Ban Giám hiệu Nhà trường phải quyết tâm, quyết liệt và chỉ đạo sát sao; mọi thành viên trong Nhà trường cùng nhau thực hiện để hướng đến mục tiêu nâng cao CLĐT của trường ĐHKT.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN

- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản về ĐBCL đào tạo.

- Phát triển năng lực cho đội ngũ chuyên gia và các nhân sự chủ chốt của hệ thống ĐBCL đào tạo.

- Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, tham gia vào các mạng lưới ĐBCL trong khu vực và quốc tế.

- Đối với ĐHQGHN, tác giả đề xuất thành lập Ban ĐBCL giáo dục thay cho Viện ĐBCL giáo dục, tại các trường thành viên thành lập Phòng ĐBCL giáo dục thay cho Trung tâm ĐBCL giáo dục để khẳng định hơn nữa vai trò và tầm quan trọng của công tác ĐBCL.

2.2 Đối với trường ĐHKT

- Tăng cường đầu tư tài chính cho hoạt động ĐBCL đào tạo và cải tiến nâng cao CLĐT.

- Triển khai hệ thống ĐBCL bên trong các CTĐT.

- Đẩy mạnh VHCL trong Nhà trường.

- Bổ sung các chế độ, chính sách nhằm tạo động lực và điều kiện để ĐNGV, CBQL và chuyên viên làm công tác ĐBCL đào tạo phát huy tốt vai trò của mình trong hoạt động ĐBCL đào tạo cũng như các hoạt động cải tiến nâng cao CLĐT.

2.3 Đối với GV, CBQL, SV trường ĐHKT

- ĐNGV và CBQL cần thường xuyên trau dồi trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy; tự nâng cao năng lực quản lý, nâng cao nhận thức về công tác ĐBCL đào tạo của Nhà trường; tăng cường cống hiến, đóng góp các sáng kiến, ý kiến cho Nhà trường nhằm nâng cao hoạt động dạy – học cùng các hoạt động khác.

- SV cần thường xuyên nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các hoạt động ĐTKS và các hoạt động khác của Nhà trường; thực hiện nghiêm túc, đúng và đủ các quy định mà Nhà trường đã đề ra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2023