Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - 2

DANH MỤC SƠ ĐỒ Tên bảng Nội dung Trang số Sơ đồ 2 1 Mô hình tổ chức của 1


DANH MỤC SƠ ĐỒ


Tên bảng

Nội dung

Trang số

Sơ đồ 2.1

Mô hình tổ chức của Maritime Bank

40

Sơ đồ 3.1

Sơ đồ phân loại khách hàng theo nhóm ngành

81

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - 2

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Tên bảng

Nội dung

Trang số


Biểu đồ 2.1

Biểu đồ lượng vốn huy động tại Maritime Bank theo các

năm

43

Biểu đồ 2.2

Tổng dư nợ cho vay của Maritime Bank theo các năm

44


LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Khách hàng doanh nghiệp 2

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Khách hàng doanh nghiệp là nhóm khách hàng quan trọng mang lại doanh thu lớn cho Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Hoạt động với nhóm khách hàng này rất đa dạng và luôn được ngân hàng quan tâm phát triển, đặc biệt là các hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, trong hoạt động này Ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro tín dụng.

Nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp đã được ngân hàng triển khai hoàn thiện và nhờ đó không ít quy định tín dụng của ngân hàng tỏ ra hiệu quả. Công cụ giúp ngân hàng phân tích và đánh giá năng lực của doanh nghiệp, hạn chế những rủi ro tiềm ẩn trong quy trình cho vay.

Song công tác xếp hạng của ngân hàng vẫn còn bộ lộ nhiều khiếm khuyết nhất định và hệ lụy là nợ xấu và nợ khó đòi vẫn phát sinh. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hoàn thiện công tác xếp hạng là một đòi hỏi thiết thực đối với ngân hàng. Góp phần đáp ứng đòi hỏi thực tiễn, đề tài: “Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh Nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam” được lựa chọn nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu:

- Làm rõ cơ sở lý thuyết về công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại.

- Phân tích đánh giá thực trạng công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam.

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại.

- Phạm vi nghiên cứu: Công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.

- Đề tài được nghiên cứu trên góc độ của Ngân hàng thương mại.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình thực hiện Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng: Phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…

5. Kết cấu của đề tài

Phần mở đầu, nội dung luận văn, kết luận, bảng biểu, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo.

Phần nội dung luận văn

- Chương I: Những vấn đề lý luận về công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp.

- Chương II: Thực trạng công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.

- Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.


CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG 3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại

1.1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của Ngân hàng thương mại

Ngân hàng hình thành và phát triển gắn liền với nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Ngân hàng hình thành từ nhu cầu đổi tiền và nhu cầu cất trữ tiền của lãnh chúa, các nhà buôn… Những người giữ hộ tiền bạc và đổi tiền, thanh toán hộ do tích luỹ được nhiều tiền từ các dịch vụ của họ khi mở rộng hoạt động của mình. Mặt khác họ nhận thấy rằng người gửi tiền và người nhận tiền không phải lúc nào cũng rút tiền, vàng cùng một lúc. Nếu có sự tính toán hợp lý thì họ có thể lấy tiền của người này cho người khác vay để lấy lãi…Từ đó họ kiêm luôn cả nghề cho vay. Trong một thời gian dài, từ nghề đổi tiền đã phát triển thành nghề Ngân hàng. Nghề Ngân hàng thời kì đầu chỉ bao gồm các nghiệp vụ đơn giản như: Đổi tiền, nhận tiền gửi,bảo quản hộ tiền, thanh toán, chuyển tiền cho vay;

Hoạt động ngân hàng theo nghĩa hiện đại của từ này có thể được truy nguồn tới nước Ý thời trung cổ và đầu Phục Hưng, đến các thành phố giàu có ở phía bắc như Florence, Lucca, Siena, Venice và Genoa. Các Bardi và các gia đình Peruzzi thống trị hoạt động ngân hàng trong Florence thế kỷ 14, bằng cách thành lập chi nhánh ở nhiều nơi khác của châu Âu. Một trong những ngân hàng nổi tiếng nhất của Ý là Ngân hàng Medici, được thành lập bởi Giovanni di Bicci de 'Medici năm 1397 ngân hàng tiền gửi nhà nước được biết đến sớm nhất, Banco di San Giorgio (Bank of St. George), được thành lập năm 1407 tại Genoa, Ý. Ngân hàng lâu đời nhất còn tồn tại là Monte dei Paschi di Siena, trụ sở chính tại Siena, Ý, đã hoạt động liên

tục kể từ năm 1472. Tiếp sau đó là Berenberg Bank của Hamburg (1590) và Sveriges Riksbank của Thụy Điển (1668).

Ngày nay, Ngân hàng đã phát triển mạnh về quy mô và hoạt động: Từ ngân hàng bán lẻ đến ngân hàng đầu tư, ngân hàng phục vụ người nghèo, ngân hàng phục vụ một nhóm đối tượng ngành nhất định… Có những ngân hàng quy mô toàn cầu như Standard and Character, HSBC đến những ngân hàng địa phương có quy mô rất nhỏ… Những ngân hàng này với nhiều vai trò khác nhau nhưng tựu trung lại tạo lên hệ thống ngân hàng với vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế như: Vai trò trung gian, vai trò thanh toán, vai trò bảo lãnh, vai trò đại lý, vai trò thực hiện chính sách;

Ngân hàng thương mại hình thành dựa trên sự phát triển của kinh tế hàng hóa và có tác động qua lại với nền kinh tế hàng hóa. Khi hệ thống NHTM phát triển có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì nó cũng tác động lại đến NHTM để ngân hàng thương mại NHTM ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được.

Ở Mỹ, NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.

Ở Pháp, NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính".

Ở Việt Nam căn cứ vào luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 có hiệu lực ngày 01/01/2011 thì NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.Trong đó hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các


nghiệp vụ sau đây Nhận tiền gửi Cấp tín dụng Cung ứng dịch vụ thanh toán 4

nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi, Cấp tín dụng, Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.

Đặc trưng của Ngân hàng thương mại

- Ngân hàng thương mại trước hết là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. Với việc gặp người có tiền nhưng trong thời điểm nhất định chưa có nhu cầu dùng đến nó cho các hoạt động đầu tư, buôn bán… họ sẽ tiến hành gửi số tiền này vào ngân hàng lấy số lãi nhất định. Với số tiền ngân hàng có, ngân hàng trích lập một phần số tiền này và cho vay ra với người đang có nhu cầu với các mục đích khác nhau như dài hạn, ngắn hạn, buôn bán, … Việc chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay ngân hàng trước hết dùng để trả lương, đầu tư tài sản… số tiền còn lại sau khi trừ hết chi phí hoạt động và thuế chính là lợi nhuận để lại của ngân hàng. Ngoài hoạt động tín dụng Ngân hàng còn có nhiều mảng để tăng lợi nhuận như thu phí và các lệ phí mà khách hàng sử dụng dịch vụ do Ngân hàng cung cấp, đầu tư chứng khoán…

- Tiền mà ngân hàng cho vay chủ yếu là của người khác (Dân cư, các tổ chức…) nên hoạt động ngân hàng luôn chịu sự quản lý chặt chẽ hơn bất kì hoạt động của tổ chức nào khác. Ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện, từ trình độ lãnh đạo đến quy mô vốn điều lệ, Tổng tài sản đều được quy định hết sức chặt chẽ theo luật. Số liệu ngân hàng cỡ trung bình thì cũng có tổng tài sản lên đến 100 nghìn tỷ đồng, số tiền huy động của các tổ chức kinh tế và dân chúng khoảng 80 nghìn tỷ, cho vay ra khoảng 40

nghìn tỷ đồng. Một ngân hàng có vấn đề sẽ ảnh hưởng không chỉ đến các cổ đông, hệ thống ngân hàng và toàn xã hội. Do đó việc điều hành hệ thống ngân hàng theo hướng chặt chẽ và hạn chế rủi ro dưới sự giám sát của ngân hàng nhà nước, chính phủ, quốc hội là điều tất yếu và phải được thực hiện thường xuyên liên tục.

- Hoạt động của NHTM luôn tiềm ẩn rủi ro từ tác động của các hoạt động kinh tế. Đồng tiền luôn có sự biến động và chịu ảnh hưởng trực tiếp của nền kinh tế như thay đổi lạm phát cũng có thể khiến người có vốn nhàn rỗi không muốn gửi tiền, tỉ giá biến động khiến việc cho vay ngoại tệ có thể bị rủi ro, xuất nhập khẩu có vấn đề khiến các công ty xuất khẩu không thể trả được nợ đúng hạn cũng làm cho ngân hàng gặp nhiều rủi ro. Do vậy việc mặt hàng chủ yếu của Ngân hàng thương mại kinh doanh hàng hóa đặc biệt là tiền tệ nên nó đặc biệt nhạy cảm với các rủi ro tác động từ tiền tệ mang lại từ bên trong và bên ngoài của nền kinh tế như lạm phát, tỉ giá…

- Hoạt động của NHTM luôn tiềm ẩn rủi ro thanh khoản. Một ngân hàng huy động vốn bằng nhiều cách từ người về hưu không có nhu cầu đầu tư, doanh nghiệp có lượng tiền mặt chưa thanh toán ngay cho đơn hàng thì hoàn toàn có thể gửi vào ngân hàng với thời hạn khác nhau từ 1 tháng, 2 tháng, một năm, mười năm… Lượng vốn này có thể rút ra bất cứ lúc nào nên tính chất của nó chỉ mang tính chất tạm thời, nhàn rỗi và tính ổn định không cao. Ngày nay, những rủi ro này đã được hạn chế từ nhiều cách trong đó cách phổ biến là ngân hàng có thể vay vốn từ ngân hàng trung ương, ngân hàng khác để tăng tính thanh khoản cho chính mình.

1.1.1.2. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

Ngân hàng với vai trò của mình có rất nhiều hoạt động khác nhau.

Một số hoạt động chính của ngân hàng như sau:

a. Hoạt động huy động vốn

Đây là hoạt động cơ bản của NHTM, Ngân hàng nhận được các khoản tiền gửi từ khách hàng dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn,

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí