Thực Trạng Xếp Hạng Tín Dụng Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu – Chi Nhánh Huế


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – CHI NHÁNH HUẾ‌

2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - Chi nhánh Huế‌

2.1.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu‌


2.1.1.1. Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu‌


Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN cấp ngày 24/4/1993, và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.HCM cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng.

- Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU


- Tên giao dịch quốc tế: ASIA COMMERCIAL BANK


- Tên viết tắt: ACB


- Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh


- Điện thoại (84.8) 3929 0999


- Website http://www.acb.com.vn


- Điện thoại: (848) 3929 0999. Fax: (848) 3839 9885.


- Telex: 813158 ACBVT SWIFT: ASCBVNVX


- Email: acb@acb.com.vn. Website: http://www.acb.com.vn


- Logo: Ngày 5/1/2015 ACB chính thức ra mắt nhận diện thương hiệu mới gắn liền với tầm nhìn mới - khẳng định vị trí ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam của ACB chính thức được sử dụng:


Hình 2 1 Logo Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu‌ Nguồn www acb com vn Tầm 1


Hình 2.1 - Logo Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu‌


(Nguồn: www.acb.com.vn)


- Tầm nhìn: Trở thành và duy trì vị trí là ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) bán lẻ hàng đầu Việt Nam

- Phương châm hoạt động: Luôn luôn hướng đến sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng.

- Vốn điều lệ: 9.376.965.060.000 đồng (Bằng chữ: Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu không trăm sáu mươi nghìn đồng.)

- Các hoạt động kinh doanh chính: Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; Nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước;Cho vay ngắn, trung và dài hạn; Chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; Đầu tư vào các tổ chức kinh tế; Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; Thanh toán quốc tế, đầu tư chứng khoán; Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ và khai thác tài sản, cung cấp các dịch vụ Ngân hàng khác.

- Mạng lưới hoạt động


346 chi nhánh và phòng giao dịch, hoạt động tại 47 tỉnh thành trong cả nước (tính đến 31/12/2014);

Trung Tâm Thẻ với 5.584 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ;


Trung Tâm chuyển tiền nhanh Western Union với 392 điểm chi trả.


- Công ty trực thuộc: Công ty chứng khoán (ACBS); Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng (ACBA); Công ty cho thuê tài chính (ACBL); Công ty quản lý quỹ ACB (ACBC);

- Công ty liên kết: Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD); Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR);

- Công ty liên doanh: Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB - SJC


2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển‌


Với tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược cổ đông, nhân viên ACB đồng tâm bám sát trong suốt hơn 22 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã chứng minh rằng đó là định hướng đúng đối với ACB. Đồng thời giúp Ngân hàng khẳng định vị trí của mình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ. Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của ACB:

- Giai đoạn 1993 - 1995:Đây là giai đoạn hình thành ACB. Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong khu vực tư, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng).

- Giai đoạn 1996 - 2000:ACB là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trình đào tạo toàn diện kéo dài hai năm do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000.

- Giai đoạn 2001 – 2005:Cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân


hàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB.

- Giai đoạn 2006 – 2010:ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào tháng 11/2006. Năm 2007, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB, hợp tác với các đối tác như Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tác với SCB về phát hành trái phiếu. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng. Năm 2008, ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác với American Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB. ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng. ACB đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008” do Tạp chí Euromoney trao tặng tại Hong Kong.

- Năm 2011: Định hướng “Chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn 2020” được ban hành vào đầu năm. Trong đó nhấn mạnh đến chương trình chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hướng đến áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất. Cuối năm, ACB đã khánh thành Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun (enterprise module data center) tại Tp. Hồ Chí Minh.Trong năm, ACB đưa vào hoạt động thêm 45 chi nhánh và phòng giao dịch.

- Năm 2012: Sự cố tháng 8/2012 đã tác động đáng kể đến nhiều mặt hoạt động của ACB, đặc biệt là huy động và kinh doanh vàng. Tuy nhiên ACB đã ứng phó tốt sự cố; và nhanh chóng khôi phục toàn bộ số dư huy động tiết kiệm VND chỉ trong thời gian 2 tháng sau đó. ACB đã lành mạnh hóa cơ cấu bảng tổng kết tài sản thông qua việc xử lý các tồn đọng liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng theo chủ trương của NHNN. ACB cũng thực thi quyết liệt việc cắt giảm chi phí; bước


đầu hoàn chỉnh khuôn khổ quản lý rủi ro về mặt quy trình chính sách; và thành lập mới 16 chi nhánh và phòng giao dịch.

- Giai đoạn 2013 – 2014: Tuy kết quả hoạt động không như kỳ vọng nhưng ACB vẫn có mức độ tăng trưởng khả quan về huy động và cho vay VND. Nợ xấu được kiểm soát ở mức 3% sau những biện pháp mạnh về thu hồi nợ, xử lý rủi ro tín dụng và bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). ACB cũng kéo giảm hệ số chi phí/thu nhập xuống còn khoảng 66%, giảm 7% so với năm 2012. Về nhân sự, quy mô được tinh giản, và việc thay thế và bổ sung cấp quản lý được thực hiện thường xuyên. Mạng lưới kênh phân phối cũng được sắp xếp lại theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước. Tình hình hoạt động ba năm từ 2011 đến 2013 cũng được đánh giá lại và Chiến lược phát triển ACB cũng được điều chỉnh cho giai đoạn 2014 – 2018.

2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức‌


- Bảy khối: Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát triển kinh doanh, Vận hành, Quản trị nguồn lực, Công nghệ thông tin.

- Bốn ban: Kiểm tra – kiểm soát nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất lượng, Chính sách và quản lý tín dụng.

- Bốn phòng: Kế toán, Đầu tư, Quản lý rủi ro và thị trường, Quan hệ đối ngoại.


Sơ đồ 2.1 - Sơ đồ tổ chức của ACB (Phụ lục 09)‌


2.1.2. Giới thiệu Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế‌


2.1.2.1. Giới thiệu tổng quan Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế‌


Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế được thành lập theo quyết định số 904/QĐ-BPC ngày 29/11/2002. Ngày 24/06/2005 Ngân hàng được cấp giấy phép kinh doanh và đi vào hoạt động chính thức ngày 22/07/2005.

Địa chỉ : 01 Trần Hưng Đạo, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại : 0543.571175 Fax: 0543.571234


Website: :https://acb.com.vn. https://online.acb.com.vn.

Ngân hàng ra đời tại thời điểm đã có 4 NHTM Nhà nước (Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triên Nông thôn, Chi nhánh Ngân hàng Công thương) và 3 NHTM cổ phần khác (Chi nhánh Ngân hàng Sài Gòn Thương tín, Chi nhánh Ngân hàng Đông Á, VPBank) hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Vì vậy, ACB Huế chịu áp lực cạnh tranh rất lớn. Tuy nhiên, trong thời gian qua ACB Huế đã không ngừng hoàn thiện và bổ sung nhiều sản phẩm, dịch vụ mới để ngày càng chứng tỏ được vị trí của mình. Kết quả, ACB Huế đã được thừa nhận và được nhiều người biết đến như là một thương hiệu đáng tin cậy.

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, ACB Huế đã có 1 chi nhánh và 2 phòng giao dịch. Sắp tới, ACB Huế có kế hoạch sẽ mở thêm 3 Phòng giao dịch điều này sẽ mở rộng thêm mạng lưới hoạt động của chi nhánh trên địa bàn, sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi trong việc tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới cho chi nhánh.

2.1.2.2. Các lĩnh vực hoạt động‌


Huy động vốn ngắn hạn, trung, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước; vay vốn của các TCTD khác; Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, hối phiếu, giấy tờ có giá; Hùn vốn và liên doanh theo luật định; Làm dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng; Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và các dịch vụ thanh toán quốc tế; Huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép; Hoạt động bao thanh toán.

2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự‌


a. Cơ cấu tổ chức


+ Ban giám đốc


Điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh, xây dựng, thực hiện, kiểm tra các chương trình hành động để hoàn thành kế hoạch do Tổng giám đốc giao cho.

+ Bộ phận KHCN


Thực hiện các sản phẩm dịch vụ tín dụng KHCN: Lập kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, đánh giá khách hàng. Mục đích đảm nhận chuyên môn về KHCN, với các nhiệm vụ cụ thể là: Tìm kiếm và đánh giá khách hàng, thu thập các thông tin ban đầu để phục vụ việc thẩm định sau này, giới thiệu cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ và quảng cáo thương hiệu của Ngân hàng cũng như của chi nhánh.

+ Bộ phận KHDN


Thực hiện các sản phẩm dịch vụ tín dụng KHDN và DNTN: Lập kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, đánh giá khách hàng.

+ Bộ phận vận hành


Bộ phận hỗ trợ nghiệp vụ


Thực hiện các chức năng hỗ trợ công tác nghiệp vụ chuyên môn cho các bộ phận: Theo dõi hồ sơ vay, quản lý khách hàng, tư vấn sản phẩm cho khách hàng tiền vay và tiền gửi, lập và thực hiện hợp đồng, thẩm định tài sản, xử lý nợ quá hạn,…

Phòng giao dịch - Ngân quỹ


Gồm hai bộ phận chính là Kế Toán - Ngân Quỹ. Thực hiện các chức năng: tiếp xúc, giao dịch khách hàng, thực hiện việc thu chi; kinh doanh vàng, các loại ngoại tệ và trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định.

Bộ phận kế toán:


Với các chức năng chính là xây dựng các quy chế tổ chức Ngân hàng, quản lý về số lượng, chất lượng, hồ sơ toàn bộ cán bộ, nhân viên trong Ngân hàng; xây dựng kế hoạch lao động tiền lương; quản lý quỹ tiền lương trong Ngân hàng, xây


dựng nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể… Kiểm soát các khoản thu chi của đơn vị theo chuẩn mực kế toán và tuân thủ quy định của ACB.


Ký hiệu viết tắt trong sơ đồ 2.2:


HCB

Trưởng bộ phận khách hàng doanh

RM

Giám đốc quan hệ khách hàng

RO

Chuyên viên quan hệ khách hàng

RA

Nhân viên quan hệ khách hàng

CBL

Trưởng bộ phận khách hàng cá nhân

PFC – L

Trưởng bộ phận tư vấn tài chính

PFC – 2

Chuyên viên tư vấn tài chính

PFC – 1

Nhân viên tư vấn tài chính

CA – L

Trưởng bộ phận phân tích tín dụng

CA – 2

Chuyên viên phân tích tín dụng

CA – 1

Nhân viên phân tích tín dụng

HT & NV

Hỗ trợ và nghiệp vụ

KSV

Kiểm soát viên

CSR

Nhân viên dịch vụ khách hàng

LDO

Pháp lý chứng từ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế - 4

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 17/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí