Kết Quả Xếp Hạng Tín Dụng Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Maritime Bank Giai Đoạn 2012 – 2014

Điểm đạt được

Xếp hạng

Đặc điểm

Mức độ rủi ro

57 đến dưới

60

CCC

Hiệu quả hoạt động thấp, kết quả kinh doanh nhiều biến động

Năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ trong một hay một số năm tài chính gần đây và hiện tại đang vật lộn để duy trì khả năng sinh lời

Khá cao, là mức cao nhất có thể chấp nhận; xác suất vi phạm hợp đồng tín dụng cao, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn

trong ngắn hạn

53 đến dưới

57

CC

Hiệu quả hoạt động thấp

Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn (dưới 90 ngày)

Năng lực quản lý kém

Rất cao, khả năng trả nợ ngân hàng kém, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong

ngắn hạn

45 đến dưới

53

C

Hiệu quả hoạt động rất thấp, bị thua lỗ, không có triển vọng phục hồi

Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn

Năng lực quản lý kém

Rất cao, ngân hàng sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức để thu hồi vốn cho

vay

Ít hơn 45

D

Các khách hàng này bị thua lỗ kéo dài, tài chính yếu kém, có nợ khó đòi, năng lực quản lý rất

kém.

Đặc biệt cao, ngân hàng hầu

như sẽ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - 10

Xếp hạng Đặc điểm Mức độ rủi ro không thể thu hồi được vốn cho vay 1

Xếp hạng

Đặc điểm

Mức độ rủi ro




không thể

thu hồi được vốn cho vay.

Điểm đạt được



hàng

Bước 8: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm và xếp hạng khách


Sau khi hoàn tất việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng, cán bộ tín

dụng tại chi nhánh in báo cáo kết quả chấm điểm từ Hệ thống, trình trưởng phòng tín dụng hoặc trưởng đơn vị kinh doanh kiểm tra và ký trước khi chuyển sang bộ phậm kiểm soát độc lập.

2.2.3. Kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Maritime Bank giai đoạn 2012 – 2014

Tính đến 31/12/2014 công tác xếp hạng tín dụng tại Maritime Bank đạt được số lượng khách hàng xếp hạng tăng theo từng năm nhưng số lượng không quá 30% khách hàng có mối quan hệ tín dụng. Điều đó có nhiều nguyên nhân trong đó khó khăn chủ yếu về nhân lực thực hiện, số liệu khách hàng không đầy đủ và chưa phản ánh đúng với thực trạng chất lượng tài sản tại Maritime Bank.

Bảng 2.12 Kết quả xếp hạng tín dụng năm 2012-2014 của Maritime Bank. (Nguồn ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam)

(Tỷ lệ %)


Xếp loại

2012

2013

2014

AAA

20.48

18.21

12.48

AA

51.23

43.5

41.00

A

17.54

15.02

26.09

BBB

4.23

8.2

5.55

BB

1.21

2.16

1.44

B

1.08

1.93

2.91

CCC

1.65

2.24

3.22

CC

1.21

4.12

3.48

C

0.67

3.08

2.47

D

0.7

1.54

1.36

Tổng cộng

100.00

100.00

100.00


Kết quả trên cho thấy khách hàng xếp loại A luôn chiếm tỷ lệ rất cao khách 2

Kết quả trên cho thấy khách hàng xếp loại A luôn chiếm tỷ lệ rất cao, khách hàng. Tỷ lệ AAA và AA giảm dần theo các năm do tình hình kinh tế giai đoạn này có sự biến động dẫn đến kết quả kinh doanh không có nhiều khả quan.

Bảng 2.13 Bảng nhóm khách hàng và tỷ lệ khách hàng xảy ra nợ xấu. (Nguồn ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam).


Xếp loại

Phần trăm khách hàng

Nhóm nợ

Tỷ lệ khách hàng

xảy ra nợ xấu


1


2


3


4


5

AAA

12.48

1280

4

12

8

4

1.83

AA

41.00

4225

15

18

14

24

1.30

A

26.09

2564

38

32

43

56

4.79

BBB

5.55

451

68

15

32

15

10.67

BB

1.44


51

18

23

59

66.23

B

2.91


14

9

36

246

95.41

CCC

3.22



2

10

325

100

CC

3.48



3

15

347

100

C

2.47




25

234

100

D

1.36




21

121

100

Tổng cộng

100

8520

190

109

227

1431


Qua số liệu trên ta có thể thấy nhóm khách hàng xếp nhóm A gặp phải nợ xấu vẫn chiếm tỷ lệ khá cao do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân dữ liệu chấm điểm, trình độ cán bộ thực hiện.

2.2.4. Nghiên cứu tình huống xếp hạng tín dụng thực tế tại Maritime Bank

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng theo hướng tăng cường khả năng dự báo nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng nên đề tài nghiên cứu chỉ tập trung phân tích những hồ sơ tín dụng đã được xếp hạng cao tức là thuộc nhóm A, AA, AAA, BBB, (Các mức xếp hạng được đánh giá là rủi ro thấp và có thể ưu tiên cấp tín dụng) nhưng trên thực tế đã phát sinh nợ xấu hoặc có xu hướng nợ xấu.

Doanh nghiệp thuộc loại hình công ty cổ phần, có quy mô nhỏ, kinh doanh trong lĩnh vực bao bì - thiết kế và in ấn bao bì. Các số liệu cơ bản về tình hình tài chính của doanh nghiệp này (Dưới đây được gọi là công ty CP bao bì P)

Kết quả kinh doanh quý Quý 2 năm 2015, Công ty CP bao bì P đạt doanh thu 9.098.546.866 đồng, Giá vốn hàng bán là 7.792.879.400 đồng, Lợi nhuận trước thuế: 597.566.068 đồng, Lợi nhuận sau thuế: 448,174,551 đồng.

Xác định quy mô ngành: Theo thông tin thu thập được thì chỉ tiêu chính được xác định như sau: Vốn chủ sở hữu: 3,730,621,400 đồng, Số lượng lao động bình quân: 88 người, Doanh thu thuần: 18,401,257,945 đồng, Tổng tài sản 9,227,781,203 đồng.

Căn cứ vào các chỉ tiêu trên thì doanh nghiệp được xếp vào nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ thuộc ngành: Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy và in ấn.

Xác định số điểm cho các chỉ tiêu tài chính:


Bảng 2.14: Bảng xác định điểm nhóm tài chính doanh nghiệp P. (Nguồn ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam).


STT


Chỉ tiêu

Đơn vị

Tỷ trọng

Giá trị

Điểm số

Điểm số x tỷ trọng

I

Chỉ tiêu thanh khoản


25%



21

1

Khả năng thanh toán hiện hành

lần

10%

1.66

100

10

2

Khả năng thanh toán

nhanh

lần

10%

1.30

80

8

3

Khả năng thanh toán tức

thời

lần

5%

0.12

60

3

II

Chỉ tiêu hoạt động


25%

0.00


20

1

Vòng quay vốn lưu động

vòng

5%

2.19

80

4

2

Vòng quay hàng tồn kho

vòng

6%

10.63

80

4.8

3

Vòng quay các khoản

phải thu

vòng

4%

3.24

80

3.2

4

Hiệu suất sử dụng TSCĐ

lần

10%

29.35

80

8

III

Chỉ tiêu cân nợ


25%

0.00


24

1

Tổng nợ phải trả/ Tổng

tài sản

%

10%

0.60

100

10

2

Nợ dài dạn/Vốn CSH

%

10%

0.00

100

10

3

Tổng nợ/Vốn CSH

%

5%

1.47

80

4

IV

Chỉ tiêu thu nhập



0.00


22.4

1

Lợi nhuận gộp/Doanh

thu thuần

%

6%

0.11

80

4.8

2

Lợi nhuận từ hoạt động KD/Doanh thu thuần

%

7%

0.07

80

5.6

3

Lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH bình quân

%

3%

0.20

100

3

4

Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân

%

5%

0.08

100

5

5

EBIT/Chi phí lãi vay

lần

4%

3.64

100

4


Tổng số điểm





87.4

Xác định điểm cho Nhóm các chỉ tiêu phi tài chính Bảng 2 15 Bảng tính điểm 3

Xác định điểm cho Nhóm các chỉ tiêu phi tài chính

Bảng 2.15: Bảng tính điểm cho các chỉ tiêu phi tài chính doanh nghiệp P. (Nguồn Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam)


STT


Các chỉ tiêu


Tỷ trọng

Điểm số * Tỷ trọng

I

Khả năng trả nợ của doanh nghiệp

5.00%

5

II

Trình độ quản lý và môi trường nội bộ

12.00%

8.8

III

Quan hệ với Ngân hàng

50.00%

46.00

IV

Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành

12.00%

8.70

V

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp

21.00%

16.03


Tổng cộng


84.53

Xác định số điểm của công ty đạt được

Do báo cáo tài chính của công ty chỉ là báo cáo nộp cơ quan thuế nên trọng số cho chỉ số tài chính và chỉ số phi tài chính lần lượt là 35% và 60%


AA.

Tổng điểm = 35%*87.4+60*84.53=81.1645điểm

Căn cứ vào bảng xác định điểm thì doanh nghiệp được xếp vào hạng

2.3. ĐÁNH GIÁCÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM

2.3.1. Kết quả

Công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Maritime Bank đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần phân loại và sàng lọc khách hàng, giúp ngân hàng có quyết định tín dụng phù hợp với từng nhóm khách hàng, hạn chế rủi ro tín dụng.

Thứ nhất: Công tác Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Maritime Bank đã bước đầu phân loại khách hàng để ra quyết định cho vay: Công tác xếp hạng tín dụng góp phần cải thiện tính chính xác và hiệu lực của việc ra quyết định cấp tín dụng, cung cấp phương tiện hỗ trợ để quá trình ra quyết định trở nên hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm bớt sự can thiệp từ con người. Mặt khác nó còn hỗ trợ xác định giá khoản tín dụng: Phân loại các mức độ rủi ro và là một trong những căn cứ tin cậy để xác định giá cho các khoản tín dụng, theo nguyên tắc mức xếp hạng tín dụng càng thấp có nghĩa là rủi ro cao thì có mức giá cao và ngược lại.

Thứ hai: Công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp góp phần phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Maritime Bank chính xác, đảm bảo theo quy định pháp luật về trích lập rủi ro. Mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Martime Bank bước đầu theo thông lệ quốc tế. Bằng sự kết hợp hai phương pháp chuyên gia và phương pháp mô hình với các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính tương đối toàn diện, đầy đủ, công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng là công cụ hiệu quả trong việc đánh giá quá trình quản trị rủi ro


của các bộ phận liên quan bảo đảm việc cấp tín dụng được quản lý phù 4

của các bộ phận liên quan, bảo đảm việc cấp tín dụng được quản lý phù hợp, các tài sản có rủi ro tín dụng nằm trong các giới hạn, thống nhất với các tiêu chuẩn thận trọng và khả năng phát hiện rủi ro sớm. Mặt khác xếp hạng tín dụng góp phần giúp ngân hàng xác định nhóm nợ và các quy định khác phù hợp theo thông tư 02/2013/TT-NHNN và các thông tư điều chỉnh. Thứ ba: Hỗ trợ ngân hàng trong việc quản lý và quản trị khách hàng. Quan hệ khách hàng phụ thuộc vào mức độ xếp hạng tín dụng của khách hàng đó. Những khách hàng tốt với mức xếp hạng tín dụng cao thì sẽ được ngân hàng ưu ái hơn trong các quan hệ giao dịch, có những chính sách chăm sóc tốt hơn như ưu đãi về phí, chăm sóc khách hàng tại doanh nghiệp... Những khoản vay có mức rủi ro cao ngân hàng luôn kiểm soát,

đánh giá thường xuyên hơn những khoản vay có mức độ rủi ro thấp hơn.

Thứ tư công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp hỗ trợ công tác quản lý thông tin theo danh mục và tạo lập báo cáo: Dữ liệu đưa vào hệ thống xếp hạng tín dụng rất phong phú liên quan đến khoản vay và hoạt động kinh doanh của khách hàng. Hiện tại công tác xếp hạng tín dụng tại Maritime Bank đang áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống, phục vụ quản lý tín dụng toàn hệ thống, phục vụ quản lý tín dụng tại CN, phục vụ quản lý đầu tư tài chính, phân loại nợ và trích lập dự phòng. Công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Maritime Bank đang sử dụng hoàn toàn tự động trên phần mềm có nền tảng công nghệ tin học cao, cho phép chiết xuất, quản lý các trường thông tin theo từng danh mục yêu cầu và đưa ra hệ thống báo cáo hiệu quả.

Thứ năm: Công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp góp phần hạn chế yếu tố chủ quan của người đánh giá. Trước đây khi đánh giá doanh nghiệp và khoản tín dụng phần lớn dựa trên nhận xét và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Như vậy rất rủi ro khi trình độ và nhận thức, kinh nghiệm của mỗi người là khác nhau. Với việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng với các chỉ tiêu rõ ràng, lượng hóa có sự kết nối với hệ

thống xếp hạng tín dụng của nhà nước CIC để tìm kiếm thông tin và hệ thống phân quyền người sử dụng dựa trên hệ thống chức danh trước hết giúp ngân hàng có thể bảo mật thông tin, bước đầu hạn chế những rủi ro kể trên từ yếu tố con người.

2.3.2. Hạn chế.

So với yêu cầu, công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Maritime Bank còn một số nội dung chưa được hoàn thiện:

Thứ nhất: Tỉ lệ khách hàng doanh nghiệp chưa được xếp hạng tín dụng vẫn còn khá lớn. Hiện tại số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng được xếp hạng khoảng mười nghìn doanh nghiệp, với con số này thì chiếm tỉ lệ khoảng 30% trên tổng số khách hàng doanh nghiệp. Đây là một hạn chế cho ngân hàng trong việc xác định rủi ro và xác định những chính sách tín dụng phù hợp với từng nhóm khách hàng.

Thứ hai: Kết quả xếp hạng tín dụng chưa phản ánh đúng những rủi ro tín dụng của khách hàng. Theo kết quả xếp hạng từ doanh nghiệp thì một số doanh nghiệp có kết quả xếp hạng cao AAA những vẫn là đối tượng gây ra nợ xấu cho ngân hàng, nhóm này chiếm tỷ lệ 1,83%, tỷ lệ 1.3% với nhóm khách hàng xếp loại AA, 4,79 % với nhóm khách hàng A… Thứ ba: Công tác xếp hạng tín dụng hiện nay của Maritime Bank

với nguồn lực chủ yếu là cán bộ trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thực tế. 100% cán bộ tín dụng chủ là trình độ đại học và trên đại học. Trong đó tỷ lệ trên đại học chiếm 30% tổng số cán bộ. Một thống kê khác cho thấy số lượng cán bộ dưới 27 tuổi chiếm hơn 70% số lượng cán bộ. Tỷ lệ này phản ảnh một thực trạng tại ngân hàng về vấn đề nhân sự là cán bộ trẻ đang chiếm tỷ lệ lớn. Điểm tích cực là một nguồn lực năng động, được đào tạo bài bản. Tuy nhiên do kinh nghiệm còn hạn chế nên nhiều trường hợp cán bộ xếp hạng nhập số liệu có nhiều sai sót dẫn đến trọng số thay đổi và kết quả xếp hạng phản ánh không chính xác.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2023