Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - 12


bất động sản nhiều rủi ro Các chỉ tiêu tài chính này phải liên tục được 1

bất động sản nhiều rủi ro. Các chỉ tiêu tài chính này phải liên tục được cập nhật theo quý để ngân hàng có thể dự báo sớm khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp và góp phần vào việc trích lập dự phòng theo quy định của pháp luật.

3.1.3.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp

- Thứ nhất: Ngân hàng phải coi khâu đào tạo là khâu quan trọng nhất của công tác nguồn nhân lực. Liên tục đào tạo, cập nhật những văn bản mới, những tình huống gặp phải trong quá trình tác nghiệp. Mặt khác đào tạo cho cán bộ các kĩ năng phân tích tài chính doanh nghiệp chuyên sâu, tạo môi trường trao đổi cởi mở giữa các bộ phận liên quan từ cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định để có thể nhanh chóng tìm ra các biện pháp xử lý khi có tình huống phát sinh.

- Thứ hai: Cần xây dựng một văn hóa doanh nghiệp ở đó cán bộ tín dụng có đủ bản lĩnh, kiến thức để đối diện với các thách thức. Nguồn nhân lực luôn nhận thức được tầm quan trọng cũng như trách nhiệm của mình từ cán bộ thu thập hồ sơ, cán bộ thẩm định đến cán bộ phê duyệt kết quả. Nguồn nhân lực này luôn phải nhận thức rõ trách nhiệm, tầm quan trọng của công tác xếp hạng đối với ngân hàng như thế nào.

- Thứ ba: Ngân hàng phải luôn có cơ chế kiểm tra giám sát, các quy trình văn bản cho công tác xếp hạng tín dụng phải dễ hiểu, thực tế và liên tục đánh giá lại hệ thống hàng năm hoặc có vụ việc phát sinh để có thể giảm thiểu rủi ro liên quan đến nguồn nhân lực. Ngân hàng Maritime Bank cần xây dựng cơ chế kiểm tra và giám sát hoạt động của hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nói riêng hệ thống xếp hạng khách hàng doanh nghiệp nói chung đảm bảo các tiêu chí: Độc lập; minh bạch; liên tục; phân định rõ ràng trách nhiệm và có sự kiểm tra, giám sát của bộ phận kiểm toán nội bộ cũng như của Hội đồng quản trị và Ban quản lý cấp cao Ngân hàng.

- Thứ tư: Ngân hàng thuê các chuyên gia, các công ty có kinh nghiệm từ các nước có trình độ phát triển cao để đào tạo hướng dẫn cho đội ngũ cán bộ phục vụ công tác xếp hạng tín dụng.

3.1.3.4 Xắp xếp lại chỉ tiêu xếp hạng tín nhiệm cho phù hợp với từng nhóm ngành

Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Maritime Bank hiện đang chia thành các loại hình dành cho doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp siêu nhỏ… Trong bộ phân loại có chỉ tiêu áp dụng, có chỉ tiêu không áp dụng cho ngành nào đó gây khó khăn cho cán bộ thực hiện công tác xếp hạng. Việc phân loại này vẫn chưa thể hiện được đặc trưng của các nhóm ngành khác nhau. Công tác xếp hạng này vẫn chưa làm nổi bật được những đặc trưng do các ngành khác nhau dẫn đến chưa làm nổi bật được những đặc điểm là điểm mạnh điểm yếu của các ngành trong phân tích các chỉ tiêu phi tài chính.

Đề xuất áp dụng việc phân cấp ở ngân hàng Maritime Bank thành 3 cấp. Cấp thứ nhất như đang phân loại theo quy định của ngân hàng là chia thành các doanh nghiệp: Doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp siêu giảm. Cấp thứ hai là các cấp đi vào nhóm ngành cụ thể: Xây dựng, Xuất nhập khẩu, Y tế….Cấp thứ ba là theo Basel 2 là phân cấp thành các nhóm: Tín dụng cho dự án, tín dụng cho đầu tư tài sản hữu hình, tín dụng thương mại, tín dụng kinh doanh bất động sản và bất động sản nhiều rủi ro.


Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Maritime Bank


Doanh nghiệp thông thường Doanh nghiệp siêu nhỏ (Doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ)


Nông lâm Thương Xuất Y tế + ngư Sản xuất mại nhập Giáo dục nghiệp khẩu


Tín dụng Dự Tín dụng Tín dụng tài Tín dụng bất án thương mại sản động sản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - 12

Sơ đồ 3 1 Sơ đồ phân loại khách hàng theo nhóm ngành Ngân hàng cần Phối hợp 2


Sơ đồ 3.1 Sơ đồ phân loại khách hàng theo nhóm ngành.

Ngân hàng cần Phối hợp linh hoạt các phương pháp luận xếp hạng (phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê, phương pháp thống kê có điều chỉnh theo chuyên gia) cho từng nhóm đối tượng khách hàng.

Đo lường, lượng hóa các thước đo rủi ro, thực hiện kiểm thử đầy đủ, độc lập trước khi đưa vào ứng dụng; đồng thời kiểm định định kỳ hàng năm để đảm bảo tính hiệu lực, chính xác và ổn định của các mô hình.

3.1.3.5 Đầu tư cho công nghệ thông tin

Hiện tại quy trình cho vay tại khách hàng doanh nghiệp có rất nhiều quy trình khác nhau đi kèm với nó là các phần mềm khác nhau như xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, quản lý thông tin tài sản đảm bảo, phê duyệt khoản vay... Các phần mềm này là các phần mềm riêng biệt, không có sự liên kết với nhau khiến cán bộ tín dụng khó có thể quản lý hồ sơ và thông tin khách hàng. Vì vậy để thống nhất hệ thống thì ngân hàng cần nghiên cứu các quy trình cho vay của ngân hàng doanh nghiệp, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin liên kết giữa các phần mềm, thống nhất trong việc quản lý thông tin đầu vào và đầu ra giúp ngân hàng tiết kiệm thời gian, mặc

dù tốn kém về khoản chi phí ban đầu nhưng về lâu dài có thể tiết kiệm chi phí nhân công nâng cao tiện ích cho khách hàng.

Cần có một khuôn khổ quản lý dữ liệu: Một khuôn khổ quản lý dữ liệu là rất quan trọng. Theo đó, cần có phương pháp để chuyển dữ liệu thành các thông tin hữu ích, có thể được sử dụng thống nhất trong tổ chức. Một khung dữ liệu/mô hình dữ liệu sẽ giống như một từ điển dữ liệu chung, không đơn thuần là sao chép các dữ liệu hoạt động được ghi nhận trong các hệ thống riêng lẻ, mà là sự sắp xếp các dữ liệu đó theo một logic hợp lý, có ý nghĩa theo đặc thù của từng ngân hàng.

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu xếp hạng tín dụng: Cơ sở dữ liệu đầy đủ, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng là thách thức lớn nhất và rõ ràng nhất đối với các NHTM, tiêu tốn nhiều nguồn lực và thời gian nhất do các ngân hàng phải mất nhiều thời gian để đảm bảo cho việc phân tích, xây dựng và kiểm định các mô hình qua một chu kỳ kinh tế. Do đó, Ngân hàng Maritime Bank cần phải chú trọng hoàn thiện chuẩn hóa cơ sở dữ liệu, tiến hành lọc và làm sạch các dữ liệu quá khứ để đẩy nhanh quá trình hoàn thiện cơ sở xếp hạng tín dụng.

Mặt khác ngân hàng cần Xây dựng chức năng màn hình quản lý lịch sử xếp hạng và giám sát các lịch sử này theo từng loại mô hình, theo hạng, theo người xếp hạng,… Đây cũng là chức năng quản lý dữ liệu mà Hiệp ước Basel 2 khuyến nghị. Lập bảng tự động thể hiện các chỉ tiêu tài chính và dòng tiền so sánh giữa doanh nghiệp cần xếp hạng và các doanh nghiệp đã thực hiện xếp hạng sẽ giúp cán bộ ngân hàng so sánh được doanh nghiệp cần xếp hạng với những doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành và với tỷ lệ trung bình ngành.


3 2 KIẾN NGHỊ 3 2 1 Kiến nghị với chính phủ bộ ngành liên quan Thứ nhất Xây 3

3.2. KIẾN NGHỊ

3.2.1. Kiến nghị với chính phủ, bộ ngành liên quan:

Thứ nhất: Xây dựng hệ thống luật đồng bộ về công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

- Hiện tại ngân hàng nhà nước đang áp dụng việc cho doanh nghiệp tự quyết định mô hình xếp hạng tín dụng của riêng mình. Mọi thay đổi trong hệ thống xếp hạng của mỗi ngân hàng khi điều chỉnh phải gửi về cho ngân hàng nhà nước. Đây là cách làm tạo sự chủ động cho các ngân hàng. Tuy nhiên do trình độ, kinh nghiệm quản lý, chỉ tiêu của hệ thống xếp hạng rất khác nhau dẫn đến cùng một khách hàng vay vốn có kết quả xếp hạng khác nhau. Gây lãng phí tài nguyên nguồn nhân lực vật lực cho các ngân hàng. Vì vậy để đảm bảo thống nhất đề xuất chính phủ xây dựng quy định pháp luật ở dạng khung sườn và các yếu tố quyết định đến hệ thống xếp hạng tín dụng. Từ đó ngân hàng phát triển các chỉ tiêu phù hợp với bản thân của từng ngân hàng.

Thứ hai: Xây dựng cơ sở dữ liệu chung cho mục đích sử dụng để làm cơ sở xếp hạng. Thông tin tài chính của doanh nghiệp ngân hàng thu thập được từ chính cung cấp của doanh nghiệp, tìm nguồn từ internet và các nguồn khác. Các thông tin tài chính này được phân loại theo trọng số rủi ro cho các báo cáo đã được kiểm toán và báo cáo chưa được kiểm toán. Mặc dù vậy rủi ro về các số liệu không chính xác hoặc có chỉnh sửa gây khó khăn trong việc xác minh thông tin. Để tránh các rủi ro này, đề xuất chính phủ xây dựng trung tâm dữ liệu tập trung, có văn bản quy định pháp luật về việc doanh nghiệp bắt buộc phải chuẩn hóa báo cáo tài chính của mình, hàng năm phải có thời hạn gửi lên trung tâm dữ liệu làm cơ sở cho quá trình xếp hạng. Việc này góp phần chuẩn hóa dữ liệu đầu vào. Ngân hàng nhà nước cần xây dựng hệ thống máy tính đảm bảo chuyển đổi bảng cân đối kế toán sang định dạng điện tử trước khi nhập vào cơ sở dữ liệu, thay vì thu thập bảng cân đối kế toán dạng nhập dữ liệu thủ công.

3.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Việc áp dụng basel 2 vào hệ thống xếp hạng tín dụng cho các ngân hàng rất khó khăn có nhiều nguyên nhân như nguồn nhân lực chưa đủ kinh nghiệm, năng lực, chưa có hướng dẫn cụ thể về basel 2 cho hệ thống xếp hạng tín dụng,… Với vai trò là người quản lý, theo dõi giám sát các hoạt động của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng nhà nước cần phải có những bước đi cụ thể để chuẩn hóa công cụ xếp hạng tín dụng theo Basel Các kiến nghị của học viên là:

- Thứ nhất: Ngân hàng nhà nước cần ban hành các quy định, hướng dẫn và lịch trình về việc xây dựng, kiểm định và phê duyệt các hệ thống xếp hạng tín dụng theo tiêu chuẩn Basel 2 theo hướng đề cao tính minh bạch, khoa học và nhất quán. Tiếp đó Ngân hàng Nhà nước cần cơ chế Giám sát có hệ thống và chuẩn mực đối với việc xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng của các ngân hàng.

- Thứ hai: Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ kỹ thuật cụ thể cho các ngân hàng. Để làm được điều này Ngân hàng Nhà nước cần tổ chức các chương trình hợp tác, đào tạo với các tổ chức có nhiều kinh nghiệm. Tạo các diễn đàn như hội thảo để các ngân hàng có thể chia sẻ những kinh nghiệm, những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

- Thứ ba: Ngân hàng Nhà nước Có cơ chế khuyến khích, tạo động lực cho các ngân hàng xây dựng và ứng dụng hệ thống quản trị rủi ro tiên tiến; trong đó, có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

- Thứ tư: Nâng cao vai trò của CIC và hỗ trợ phát triển các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập: Việc phát triển doanh nghiệp xếp hạng tín dụng mặc dù đã có nghị định hướng dẫn nhưng cần Khuyến khích và phát triển hơn nữa, có cơ chế hỗ trợ các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập về chính sách thuế, thông tin, công nghệ để thu hút nguồn lực xã hội vào lĩnh vực này. Từ đó các ngân hàng Việt Nam có thêm cơ sở để ra quyết định tín dụng, kiểm định lại kết quả xếp hạng tín dụng của mình dựa trên kết quả


khác do các công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập mang lại Ngân hàng Nhà nước 4

khác do các công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập mang lại. Ngân hàng Nhà nước cần phát triển CIC theo hướng là một cơ quan tổ chức hoạt động theo hướng độc lập, cung cấp số liệu dạng thông tin được mở không chỉ với các ngân hàng (như hiện nay) mà còn cho các thành phần kinh tế khác như các công ty kiểm toán độc lập, bản thân các công ty được xếp hạng để có thể có những phản hồi hai chiều, tăng tính trung thực khách quan.

Kết luận chương III

Nội dung của chương ba đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam trên cơ sở thực trạng đã nêu ở chương 2 và định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Ngoài ra Đề tài nghiên cứu có tham khảo các điểm mạnh của các mô hình xếp hạng tín dụng trong ngoài nước làm cơ sở so sánh đánh giá, sửa đổi lại hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện và phục vụ tốt nhu cầu quản trị rủi ro của ngân hàng.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí