Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - 27


hồ sơ đề nghị hưởng BHTN cho Trung tâm DVVL.

+ Mức hưởng: Được hỗ trợ 01 lần thông qua cơ sở dạy nghề với mức hỗ trợ tối đa là 01 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở dạy nghề. Nếu tham gia khóa học nghề có mức chi phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ học nghề, phần vượt quá mức hỗ trợ học nghề do NLĐ tự chi trả.

+ Thời gian hưởng: theo thời gian học nghề thực tế nhưng không quá 06 tháng.

4. Chế độ Hỗ trợ

+ Đối tượng hưởng: NSDLĐ đang tham gia BHTN cho NLĐ.

đào tạo, bồi dưỡng,

+ Điều kiện hưởng: Đóng đủ BHTN theo quy định liên tục từ đủ 12 tháng

nâng cao trình độ

trở lên tính đến tháng liền trước của tháng đề nghị hỗ trợ; Gặp khó khăn do

kỹ năng nghề cho

suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng buộc phải thay đổi cơ cấu

NLĐ

hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh và dẫn đến nguy cơ phải cắt giảm số


lao động hiện có từ 30% hoặc từ 50 lao động trở lên đối với NSDLĐ có sử


dụng từ 300 lao động trở xuống và từ 100 lao động trở lên đối với NSDLĐ


có sử dụng trên 300 lao động, không kể lao động giao kết HĐLĐ với thời


hạn dưới 03 tháng; Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng


cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ; Có phương án đào tạo, bồi dưỡng,


nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan nhà nước


có thẩm quyền phê duyệt.


+ Mức hưởng: Mức hỗ trợ tối đa là 01 triệu đồng/tháng cho một NLĐ có


nguy cơ bị cắt giảm lao động phải đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ


nghề.


+ Thời gian hưởng: căn cứ vào thời gian học thực tế của từng nghề hoặc


từng khóa học nhưng không quá 06 tháng. Nếu khóa học nghề có những


ngày lẻ không đủ tháng thì được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính:


1/2 tháng, từ đủ 15 ngày trở lên tính: 01 tháng. Đối với khóa đào tạo, bồi


dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề có mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ


thì phần vượt quá mức hỗ trợ do NSDLĐ tự chi trả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - 27


Phụ lục 3:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM



CHÍNH PHỦ



UBND

tỉnh, thành phố trực thuộc

TW


BỘ

LĐ-TB&XH

- Bộ Tài chính

- Bộ Quốc phòng

- Bộ Công an

- Bộ Nội vụ

- Bộ Thông tin và Truyền thông

- Bộ Tư pháp


- Sở Tài chính

- Sở Nội vụ

- Sở Thông tin và Truyền thông

- Sở Tư pháp


Sở LĐ-TB&XH

Giải thích

Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp


Bộ máy quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Phụ lục 4:

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP CỦA CÁC CƠ QUAN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP


STT

Tên

cơ quan

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

trong quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp

1

Chính phủ

Thống nhất QLNN về BHTN, chỉ đạo xây dựng, ban hành và

thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách về BHTN.

2

Bộ LĐ-TB&XH

Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về BHTN: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức nghiên cứu, xây dựng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về BHTN; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BHTN; thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo; nghiên cứu khoa học về BHTN; Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về BHTN; Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHTN; giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHTN; Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về BHTN; Thực hiện hợp

tác quốc tế trong lĩnh vực BHTN theo quy định của pháp luật.

3

Bộ Tài chính

QLNN về chế độ tài chính đối với quỹ BHTN

4

Bộ Quốc phòng

QLNN về BHTN trong Bộ Quốc phòng

5

Bộ Công an

QLNN về BHTN trong Bộ Công an

6

Các Bộ liên quan (Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp)

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH thực hiện QLNN về BHTN: xây dựng, tuyên truyền pháp luật, chính sách liên quan đến BHTN; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về BHTN thuộc thẩm quyền; thực hiện báo cáo với cơ quan có thẩm

quyền trong phạm vi, quyền hạn QLNN về BHTN.

7

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện QLNN về BHTN tại địa phương. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW

có thẩm quyền ban hành Quyết định về việc hỗ trợ đào tạo, bồi


dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho

NLĐ trên cơ sở đề nghị của Sở LĐ-TB&XH.

8

Sở LĐ-TB&XH

Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW, chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, hoạt động của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ LĐ-TB&XH. Sở LĐ-TB&XH có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW thực hiện chức năng QLNN về BHTN trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BHTN; Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Trung tâm DVVL, các cơ sở dạy nghề tổ chức thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn; Quyết định hưởng TCTN, quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng TCTN, quyết định tiếp tục hưởng TCTN, quyết định chấm dứt hưởng TCTN, quyết định tạm dừng hưởng TCTN, quyết định bảo lưu thời gian đóng BHTN, quyết định thu hồi tiền TCTN, quyết định thu hồi tiền hỗ trợ học nghề; quyết định thu hồi kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ; quyết định hủy Quyết định hưởng TCTN, quyết định hủy Quyết định hỗ trợ học nghề; Theo dõi, thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về BHTN; Thực hiện chế độ báo cáo về BHTN.

Sở LĐ-TB&XH có thẩm quyền ban hành các quyết định: hưởng TCTN, tạm dừng hưởng TCTN, tiếp tục hưởng TCTN, hủy Quyết định hưởng TCTN, bảo lưu thời gian đóng BHTN, hỗ trợ học nghề, hủy Quyết định hỗ trợ học nghề, chấm dứt hưởng TCTN, phê duyệt Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm cho NLĐ, thu hồi tiền TCTN, thu hồi tiền hỗ trợ học nghề, thu hồi kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ trên cơ sở đề nghị của Trung tâm DVVL; Trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW phê duyệt hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NSDLĐ đủ điều kiện trên cơ



sở đề nghị của Trung tâm DVVL tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Báo cáo tình hình thực hiện BHTN 6 tháng đầu năm (trước 31/7) và cả năm (trước 15/1) cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc

TW và Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH.

9

Các Sở liên quan

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm


(Sở Tài chính, Sở

phối hợp với Sở LĐ-TB&XH thực hiện QLNN về BHTN: xây


Nội vụ, Sở Thông

dựng, tuyên truyền pháp luật, chính sách liên quan đến BHTN;


tin và Truyền

theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về


thông, Sở Tư pháp)

BHTN thuộc thẩm quyền; thực hiện báo cáo với cơ quan có thẩm



quyền trong phạm vi, quyền hạn QLNN về BHTN.


Phụ lục 5:

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Nội dung

Quy định hiện hành của Chính phủ và Bộ Tài chính

Về hoạt động đầu tư từ quỹ BHTN

Phải bảo đảm an toàn, minh bạch, hiệu quả và thu hồi được theo các nguyên tắc, hình thức, phương án đầu tư, phương án sử dụng tiền sinh lời và phương án xử lý rủi ro theo quy định của Chính phủ tại Nghị định

30/2016/NĐ-CP

Về chế độ tài chính đối với quỹ BHTN

Từ năm ngân sách 2009 đến 2015: được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 96/2009/ TT-BTC ngày 20/5/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 51/2013/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, chi phí quản lý BHTN hằng năm của BHXH Việt Nam và cơ quan LĐ-TB&XH các cấp được trích từ quỹ BHTN và bằng mức chi phí quản lý của cơ quan hành chính nhà nước; được bố trí trong dự toán chi phí quản lý bộ máy của BHXH Việt Nam theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Việc quản lý và sử dụng kinh phí chi quản lý BHTN của BHXH Việt Nam thực hiện theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành. Từ năm ngân sách 2016 đến nay: được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 20/2016/TT-BTC ngày 03/2/2016 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài

chính về BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN.

Về Quản lý và sử dụng kinh phí

Căn cứ dự toán được giao, các đơn vị quản lý và sử dụng kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH và nội dung chi theo quy định; Khi nhận được kinh phí do Bộ LĐ-TB&XH cấp, kể cả phần kinh phí chi tiền lương đối với NLĐ thực hiện chính sách BHTN bằng 1,8 lần so với chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định (nếu có), hạch toán vào nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và tự chủ sử dụng theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;

Kết thúc năm ngân sách, các đơn vị có trách nhiệm lập và gửi báo cáo

quyết toán năm theo quy định của Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, gửi Bộ LĐ-TB&XH trước ngày 31 tháng 3 hằng năm để xét duyệt, tổng hợp quyết toán với BHXH Việt Nam.

Về phân bổ dự toán

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản giao dự toán chi phí quản lý BHTN của BHXH Việt Nam, Bộ LĐ-TB&XH thực hiện xong việc phân bổ, giao dự toán và công khai định mức phân bổ dự toán cho các đơn vị theo quy định hiện hành.

Về chuyển kinh phí

Căn cứ số tiền do BHXH Việt Nam cấp để chuyển vào tài khoản tiền gửi của các đơn vị theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 28/2015/NĐ- CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về BHTN.

Về tổng hợp quyết toán

Bộ LĐ-TB&XH có trách nhiệm xét duyệt quyết toán năm về chi phí quản lý BHTN của các đơn vị và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho các đơn vị; tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm theo quy định của Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành, gửi BHXH Việt Nam trước ngày 31 tháng 5 hằng năm.


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024