Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Thẩm Định Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng


hạn đến mức thấp nhất có thể chấp nhận được (Theo chuẩn mực hiện nay, mức tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3% là có thể chấp nhận được). Theo Thông tư số 15/2010/TT- NHNN về Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính, có 5 nhóm nợ như sau: Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn); Nhóm 2 (Nợ cần chú ý); Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn); Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) và Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn).

+ Thu nhập: Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh chất lượng cho vay dự án đầu tư, nó cho biết mức thu nhập mà ngân hàng nhận được từ hoạt động cho vay dự án.

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng

1.4.1. Các nhân tố chủ quan

- Nội dung công tác thẩm định

Nội dung công tác thẩm định bao gồm quy trình và phương pháp thẩm định, hồ sơ thủ tục thẩm định. Quy trình và phương pháp phải khoa học và mang tính thực tiễn. Hiện nay các ngân hàng không ngừng đổi mới công nghệ, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến nhất giúp cho cán bộ thẩm định đánh giá và phân tích hồ sơ vay vốn một cách nhanh chóng và hiệu quả. Không những tiết kiệm về thời gian, chi phí mà vẫn đảm bảo việc ra quyết định đúng đắn. Nếu quy trình và phương pháp thẩm định tín dụng không khoa học, thủ tục rườm rà, phức tạp sẽ làm mất nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí và thậm chí có thể làm mất cơ hội tài trợ khách hàng hoặc dẫn đến tình trạng Ngân hàng đầu tư vào một dự án không thích đáng [5].

- Trình độ, năng lực và đạo đức của cán bộ thẩm định

Yếu tố con người là yếu tố rất quan trọng có tính quyết định đến chất lượng công tác thẩm định. Trong tất cả các bước của quy trình cho vay và thẩm định tín dụng đều liên quan đến cán bộ thẩm định. Vì vậy trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp phải được ngân hàng quan tâm hàng đầu. Nếu đội ngũ cán bộ làm sai quy trình, thẩm định qua loa, không chính xác hoặc vi phạm lợi ích nghề nghiệp...


sẽ dẫn đến các quyết định sai lầm gây tổn thất cho Ngân hàng.

Chính vì tầm quan trọng của nguồn nhân lực mà ngày nay các ngân hàng không ngừng bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định cộng với chế độ đãi ngộ thích đáng.

- Chất lượng thông tin thẩm định

Thẩm định đòi hỏi phải chính xác nên công tác tổ chức, kiểm soát phải nghiêm ngặt để kịp thời phát hiện ra những sai sót và có biện pháp xử lý kịp thời, xác đáng, từ đó giúp nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Đặc biệt là đối với thẩm định cho vay doanh nghiệp càng đòi hỏi phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát chặt chẽ để tránh các sai sót xảy ra [5].

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác thẩm định

Công tác thẩm định luôn rất phức tạp nhất là thẩm định cho vay các doanh nghiệp bởi đối tượng khách hàng rất đa dạng nên để có thể hoàn thiện công tác thẩm định thì đòi hỏi cơ sở vật chất cũng như các trang thiết bị hỗ trợ luôn phải đpá ứng được yêu cầu chuyên môn thẩm định, đặc biệt là các phầm mềm thẩm định.

1.4.2. Các nhân tố khách quan

- Nhân tố thuộc về doanh nghiệp

Doanh nghiệp là khách hàng cuả các Ngân hàng thương mại, nhu cầu sử dụng vốn lớn và thời gian vay dài Vì vậy mà những thông tin điều tra, xác minh về hồ sơ khách hàng không đầy đủ và chính xác thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của công tác thẩm định tín dụng và quyết định cho vay của Ngân hàng. Để tạo mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với Ngân hàng cũng như giúp cho công tác thẩm định được diễn ra nhanh chóng đảm bảo kế hoạch hoạt động, khách hàng nên cung cấp đầy đủ các yêu cầu theo quy định của Ngân hàng [5].

- Môi trường pháp lý

Các chính sách, cơ chế quản lý đóng vai trò điều chỉnh, định hướng hoạt động cho các chủ thể trong nền kinh tế. Nếu cơ chế chính sách hợp lý, đồng bộ và có tính hiệu lực cao thì sẽ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế. Công tác thẩm định cũng không nằm ngoài thông lệ đó, công tác thẩm định tín dụng chịu sự


điều khiển và chi phối của các văn bản pháp lụât do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hệ thống các văn bản luật và dưới luật trong việc quy định thẩm định tín dụng và cho vay của Ngân hàng thương mại được quy định chặt chẽ góp phần tác động tích cực đến hiệu quả của hoạt động cho vay, đảm bảo lợi ích và mục tiêu phát triển của khách hàng và Ngân hàng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

- Môi trường kinh tế

Mục đích của khâu phân tích kinh tế là đánh giá phương án, dự án sản xuất kinh doanh từ quan điểm của toàn bộ nền kinh tế nhằm xác định xem thực hiện phương án, dự án có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế cũng như xem xét và phân tích tình hình kinh tế của đất nước, khu vực và thế giới có tác động như thế nào tới quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh và tiến độ thực thi của phương án, dự án từ đó tác động tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

- Môi trường chính trị và chính sách của Nhà nước

Chiến lược đầu tư có sự chi phối từ các yếu tố về chính trị và chính sách của Nhà nước. Bởi vậy trong suốt quá trình hoạt động tài trợ đều bám theo những chủ trương và hướng dẫn của Nhà nước [5].

1.5. Kinh nghiệm về công tác thẩm định dự án đầu tư của một số ngân hàng thương mại trong nước và bài học kinh nghiệm cho ngân hàng Vietcombank – CN Huế

1.5.1. Kinh nghiệm của ngân hàng Techcombank

Ngân hàng Techcombank đã cắt giảm tỷ lệ tăng trưởng cho vay từ mức 59,8% xuống 25,7%. Tính đến cuối năm 2014, tổng cho vay và ứng trước của ngân hàng này cho khách hàng đạt 63,188 tỷ đồng, trong đó 56,8% là ngắn hạn. Cho vay bán lẻ tăng cao nhất ở mức 63,3% lên 18,397 tỷ đồng so với năm 2013. Số dư cho vay khách hàng toàn hệ thống là 63,188 tỷ đồng trong đó nợ từ loại 3 - 5 là 1.777 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 2,8%.

Như vậy, so với thời điểm cuối năm 2014, Techcombank đã có sự biến động trong tỷ trọng các loại nợ. Tỷ trọng nợ loại 1 và nợ loại 5 giảm nhẹ và tỷ trọng nợ loại 3, nợ loại 4 tăng nhẹ. Đặc biệt nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn đã xuất hiện nợ


loại 2 với tỷ lệ là 0,3%. Bên cạnh đó, toàn bộ tỷ trọng nợ loại 3 - 5 tăng từ 2,3% lên 2,81%. Tỷ lệ nợ xấu của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ và của nhóm khách hàng cá nhân đều tăng. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng từ 3,13% lên 3,56%; tỷ lệ nợ xấu của nhóm khách hàng cá nhân tăng từ 1,27% lên 1,83%...

Nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu tăng cao, quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Techcombank đã được quy chuẩn và áp dụng cho toàn bộ hệ thống theo 3 bước:

Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của bộ hồ sơ pháp lý: Hồ sơ pháp lý; Hồ sơ kinh

tế; Hồ sơ vay vốn; Hồ sơ đảm bảo tiền vay

Thẩm định khách hàng vay vốn: Địa vị pháp lý và tư cách của khách hàng vay vốn; Lịch sử hình thành doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, quản trị doanh nghiệp; Phương thức, tình tình hoạt động kinh doanh hiện tại, định hướng kinh doanh; Tình hình tài chính của doanh nghiệp; Quan hệ với các tổ chức tín dụng.

Thẩm định dự án đầu tư: Xem xét, đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án; Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án; Đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào của dự án; Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật; Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án vay vốn; Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án

Trên cơ sở đó, tùy theo từng dự án cụ thể với những đặc điểm khác nhau mà nhân viên thẩm định có thể phân tích, đánh giá và đưa ra các điều kiện đi kèm với việc cho vay, hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng an toàn vốn vay. Trên cơ sở đó, lãnh đạo Techcombank có thể xem xét khả năng tham gia cho vay đối với từng dự án [6].

1.5.2. Kinh nghiệm của ngân hàng Vietinbank

Việc phân tích dự án đầu tư đã được tiến hành theo một quy trình cụ thể, rõ ràng, logic và được thực hiện rất chi tiết, mạch lạc, cụ thể. Thời gian và chi phí phân tích được ban quản lý đưa ra quy định hợp lý mà vẫn đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Nội dung phân tích bao hàm cả phân tích định lượng như các chỉ số tài chính cần thiết đến phân tích mang tính chất định tính mà cán bộ tín dụng phải thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như phân tích ngành hàng, phân tích thị trường, phân tích mạng lưới phân phối.


Nội dung phân tích được bao quát đến tất cả các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, từ Bảng cân đối kế toán đến Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Ngân hàng không phân tích hết các chỉ tiêu mà chỉ tập trung vào các chỉ tiêu đặc trưng và cần thiết đối với từng ngành hàng sản xuất kinh doanh vừa đạt hiệu quả cao, vừa tiết kiệm thời gian phân tích.

Nguồn thông tin mà cán bộ tín dụng thu thập là khá đầy đủ, phong phú và toàn diện. Để tiến hành cho công tác thẩm định dự án, cán bộ tín dụng đã tiến hành kiểm tra, xác minh tính chính xác của bộ hồ sơ khách hàng. Đây là những nguồn thông tin được đánh giá là toàn diện, đáng tin cậy phục vụ quá trình phân tích [14].

1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho Vietcombank – CN Huế

Qua kinh nghiệm thẩm định DAĐT tại các NHTM, ta có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm về thẩm định dự án tài chính như sau:

Thứ nhất, nội dung thẩm định cần đầy đủ, chi tiết, tính khả thi của các nội

dung trước là cơ sở thẩm định tính khả thi các nội dung sau;

Thứ hai, thẩm định xuất phát từ tình hình thực tiễn của ngành nghề kinh doanh

và đầu tư, phù hợp với định hướng cho vay theo ngành nghể trong từng giai đoạn;

Thứ ba, đa dạng hóa phương pháp thẩm định. Phương pháp chung nhất nên áp dụng là phương pháp phân tích và so sánh, về mặt trình tự thẩm định tiến hành theo phương thức thẩm định tổng quát trước, thẩm định chi tiết sau.

Thứ tư, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận trong quá trình thẩm định; mở rộng kênh thu thập thông tin, tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin với các Ngân hàng đối tác, xây dựng thông tin dữ liệu ngành phục vụ công tác thẩm định.

Thứ năm, xây dựng kho dữ liệu thông tin tại Chi nhánh phục vụ thẩm định; Thứ sáu, nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định thông qua việc tuyển chọn,

đào tạo cán bộ, sàng lọc, bố trí cán bộ, có chế độ đãi ngộ phù hợp.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ GIAI ĐOẠN 2015 – 2017

2.1. Khái quát về ngân hàng Vietcombank – CN Huế

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Vietcombank – CN Huế

Theo chỉ thị của ban lãnh đạo ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và xuất phát từ nhu cầu thực tế của tỉnh Thừa Thiên Huế về hoạt động của ngân hàng; theo quyết định 68-QĐNH ngày 10/08/1993 của Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, ngân hàng Vietcombank – CN Huế được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 02/11/1993. Sự ra đời của Vietcombank – CN Huế đã đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân, giúp việc thanh toán được thuận tiện hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa bàn tỉnh. Cũng như những doanh nghiệp khác, Vietcombank – CN Huế ban đầu cũng gặp phải những khó khăn trong việc tìm đối tác khách hàng. Tuy nhiên, với uy tín của đơn vị chủ quản là ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - một ngân hàng hàng đầu trong nước, nên Vietcombank – CN Huế đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ uy tín này.

Trải qua 24 năm hoạt động (từ năm 1993 đến năm 2017), với sự đồng tâm nỗ lực của cán bộ công nhân viên, Ngân hàng Vietcombank – CN Huế đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Qua từng năm, số lượng cán bộ, chất lượng nhân viên cũng như nguồn vốn, lợi nhuận… của chi nhánh ngày một tăng lên. Với dự án hiện đại hóa nên Ngân hàng Vietcombank – CN Huế đã không ngừng được trang bị những thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Với phong cách phục vụ nhanh chóng, nhiệt tình, lịch sự, an toàn, Vietcombank – CN Huế ngày càng xây dựng được chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng theo phương châm “Luôn mang đến cho bạn sự thành đạt”.


2.1.2. Sơ đồ tổ chức của Vietcombank – CN Huế

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC 2

PHÓ GIÁM ĐỐC

Với phương châm hoạt động hiệu quả, Vietcombank – CN Huế đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến – chức năng, nhằm đảm bảo mọi hoạt động trong ngân hàng được thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời, bộ máy linh hoạt, gọn nhẹ, tiết kiệm được chi phí hoạt động để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hiện nay, ngân hàng có một đội ngũ nhân viên có trình độ cao, năng động và nhiệt tình gồm 187 người được phân bổ vào các phòng ban. Trong đó có 7 phòng ban làm việc tại hội sở, phòng giao dịch số 1, phòng giao dịch số 2, phòng giao dịch Bên Ngự, phòng giao dịch Mai Thúc Loan và phòng giao dịch Hương Thuỷ.



PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 1

PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 2

PHÒNG GIAO DỊCH MAI THÚC LOAN

PHÒNG GIAO DỊCH BẾN NGỰ

PHÒNG GIAO DỊCH HƯƠNG THUỶ


PHÒNG


PHÒNG


PHÒNG


PHÒNG


PHÒNG


PHÒNG

PHÒNG

KHÁCH


KẾ


KHÁCH


DỊCH VỤ


HÀNH


NGÂN

QUẢN LÝ

HÀNG BÁN LẺ


TOÁN


HÀNG

DOANH NGHIỆP


KHÁCH HÀNG


CHÍNH

NHÂN SỰ


QUỸ

NỢ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế - 5

Biểu đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý Vietcombank – CN Huế

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng.


Giám đốc: là người đứng đầu Chi nhánh, chịu trách nhiệm phụ trách các

phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng kế toán, phòng hành chính nhân sự, ban xử


lý nợ có vấn đề. Giám đốc có quyền quyết định trong phạm vi phân theo quy định, chịu trách nhiệm trực tiếp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam và cơ quan pháp luật Nhà nước.

Phó giám đốc: là người hỗ trợ cho giám đốc, làm việc theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao. Hiện tại Chi nhánh có 03 phó Giám đốc: (i) Phó giám đốc phụ trách điều hành phòng khách hàng bán lẻ, kế toán; (ii) Phó giám đốc trực tiếp quản lý phòng ngân quỹ, kinh doanh dịch vụ, công tác hành chính và (iii) Phó giám đốc phụ trách các phòng giao dịch, quản lý nợ.

Phòng khách hàng bán lẻ: là nơi tiếp xúc với khách hàng trong các giao dịch như cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng nội tệ và ngoại tệ, đảm nhận chức năng kinh doanh tín dụng, cung ứng vốn cho các đối tượng khách hàng, thẩm định các món tiền vay của cá nhân.

Phòng quản lý nợ: quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến giải ngân, thu hồi nợ gốc và nợ lãi. Ngoài ra, phòng này còn có nhiệm vụ lưu giữ hồ sơ vay vốn đầy đủ và an toàn, nhập dữ liệu khớp với hệ thống, phối hợp với cán bộ tổ xử lý nợ để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro và phối hợp với cán bộ Phòng khách hàng trong việc theo dõi các khoản vay.

Phòng kế toán: thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khi giao dịch với khách hàng, kiểm tra hoạt động kinh doanh, tài chính của Chi nhánh, giúp Giám đốc điều hành công tác tổ chức hạch toán, công tác kế toán để đạt hiệu quả kinh doanh cao.

Phòng dịch vụ khách hàng: nhận và chuyển tiền, mở tài khoản, phát hành kỳ phiếu, mua bán ngoại tệ…,thực hiện các sản phẩm dịch vụ, thiết lập đại lý với các ngân hàng nước ngoài.

Phòng hành chính nhân sự: có nhiệm vụ quản lý hành chính và chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý tổ chức nhân sự, quy hoạch đào tạo và đề bạc cán bộ.

Phòng ngân quỹ: quản lý trực tiếp và bảo quản các loại tiền Việt Nam đồng, ngân phiếu thanh toán, giấy tờ có giá, các loại ấn chỉ quan trọng, các hồ sơ thế chấp, cầm cố, ký gửi theo chế độ quản lý kho ngân quỹ của hệ thống ngân hàng.

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí