Các Bước Thẩm Định Dự Án Đầu Tư Tại Vietcombank – Cn Huế


Thẩm định dự án đầu tư là một công việc hết sức phức tạp, tinh vi. Nó không đơn giản là tính toán theo công thức cho sẵn mà đòi hỏi cán bộ thẩm định phải hội tụ được các yếu tố kiến thức, kinh nghiệm, năng lực và phẩm chất đạo đức. Nếu cán bộ thẩm định có tính kỷ luật cao, phẩm chất đạo đức, lòng say mê và khả năng nhạy cảm trong công việc thì chất lượng thẩm định cũng tốt hơn. Mỗi cán bộ thẩm định đều có một ưu và nhược điểm riêng của mình, không ai có thể hiểu biết tường tận về mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề. Do đó Ngân hàng đã bố trí mỗi chuyên viên phụ trách những mảng nhất định.

Vì vậy khi mỗi công việc cần thắc mắc, khó khăn ở giai đoạn nào lại có sự giúp đỡ của nhiều cán bộ khác, điều này đã tạo ra mối quan hệ chặt chẽ trong Phòng khách hàng. Trách nhiệm của khoản vay gắn liền với trách nhiệm của chuyên viên thẩm định. Phòng Cá nhân và phòng Doanh nghiệp là hai phòng chức năng thực hiện thẩm định các khoản vay của khách hàng, có bộ phận tiếp thị khách hàng và bộ phận thẩm định chuyên biệt cho các đối tượng cấp tín dụng. Nhờ đó hiệu quả trong công tác thẩm định trước khi ra quyết định cho vay ngày càng được nâng cao rõ rệt.

2.3. Các bước thẩm định dự án đầu tư tại Vietcombank – CN Huế

Vietcombank ban hành thống nhất áp dụng trong toàn hệ thống trong toàn hệ thống quy định các nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư mang tính định hướng, tổng quát và cơ bản. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định dự án thực tế thì tùy vào quy mô, tính chất và đặc điểm của từng dự án mà cán bộ thẩm định sử dụng linh hoạt các nội dung theo mức độ hợp lý để đảm bảo hiệu quả thực hiện. Tùy theo từng dự án đầu tư cụ thể mà có thể bỏ qua một số nội dung nếu phù hợp. Các nội dung chính trong từng bước khi thẩm định dự án đầu tư:

Bước 1: Thẩm định thủ tục vay vốn, hồ sơ pháp lý của dự án và xác

định mô hình dự án đầu tư

a. Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án:

Mục tiêu đầu tư của dự án; Sự cần thiết đầu tư cho dự án; Quy mô đầu tư: Công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm dịch vụ (SPDV) đầu ra của dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm; Quy mô vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư,


cơ cấu vốn đầu tư theo các tiêu chỉ khác nhau; Dự kiến tiến độ triển khai thực

hiện dự án.

b. Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ SPDV đầu ra của dự án

- Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án: Phân tích quan hệ cung cầu đối với SPDV đầu ra của dự án, đặc tính của nhu cầu đói với SPDV này, tình hình sản xuất tiêu thụ các SPDV thay thế...; xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai. Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu và tín hiệu thị trường đối với SPDV đầu ra của dự án, nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án trên các phương diện như: sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay, sự hợp lý của quy mô đầu tư, sự hợp lý về triển khai thực hiện đầu tư.

- Đánh giá về cung sản phẩm: Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu của thị trường; Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường SPDV đầu ra của dự án; Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới; Dự đoán ảnh hưởng của các chính sách xuất khẩu khi Việt Nam tham gia với các nước, khu vực và quốc tế đến thị trường sản phẩm của dự án. Đưa ra số liệu dự kiến về tổng cung, tốc độ tăng trưởng tổng cung SPDV.

- Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án: Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ về cung cầu sản phẩm của dự án, cán bộ thẩm định tiến hành xem xét đánh giá các thị trường mục tiêu của SPDV đầu ra của dự án đối với thịt trường trong nước và thị trường nước ngoài.

- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối: Xem xét đánh giá sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được xác lập chưa, có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không.

c. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự

án

Trên cơ sở hồ sơ dự án và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ,

cán bộ thẩm định sẽ tiến hành đánh giá khả năng đáp ứng nguyên vật liệu đầu


vào cho dự án: Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm; Các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào; Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên vật liệu đầu vào; Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, tỷ giá hối đoái trong trường hợp phải nhập khẩu.

Tất cả những phân tích đánh giá trên nhằm kết luận được 2 vấn đề đó là: dự án có chủ động được nguồn nguyên vật liệu đầu vào hay không và những thuận lợi hay khó khăn nào đi kèm để có thể chủ động được nguồn nguyên vật liệu đầu vào.

d. Đánh giá và nhận xét về địa điểm xây dựng

Xem xét đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần các nguồn cung cấp nguyên vật liệu, điện, nước và thị trường tiêu thụ hay không và có nằm trong quy hoạch hay không;

Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào, so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác.

e. Đánh giá và nhận xét về quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án

Công suất thiết kế dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ hay không; Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường; Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào; Yêu cầu tay nghề, kỹ thuật để sản xuất sản phẩm có cao không?

f. Đánh giá và nhận xét về công nghệ và trang thiết bị

Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam không;

Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý không, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được hay không;

Xem xét và đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh

mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất;

Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị này có đáp ứng được hay không;

Các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay

không?


g. Đánh giá và nhận xét về quy mô và giải pháp xây dựng:

Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay

không, có tận dụng được cơ sở vật chất hiện có hay không;

Xem xét tổng dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không;

Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị và có phù hợp với thực tế không;

Vấn đề cơ sở hạ tầng, giao thông, điện nước, cấp thoát nước….

h. Đánh giá về phương diện tổ chức và quản lý thực hiện dự án

Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án. Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận công nghệ, thiết bị mới của dự án.

Xem xét năng lực, uy tín của các nhà thầu trong việc tư vấn, thiết kế thi

công, cung cấp các trang thiết bị công nghệ.

Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: Số lượng lao động dự án đòi hỏi tay nghề trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án.

Bước 2: Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư của dự

án

- Thẩm định tổng mức vốn đầu tư:

Trong nội dung này, cán bộ thẩm định của Vietcombank – CN Huế đã xem xét đánh giá tổng tổng vốn đầu tư của dự án được tính toán hợp lý và đầy đủ chưa, đặc biệt là các khoản chi phí cần thiết nhưng thường bị bỏ qua vì các chi phí này tuy nhỏ nhưng vẫn có khả năng làm thay đổi tổng mức vốn đầu tư.

Tổng mức vốn đầu tư của dự án thường bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và vốn dự phòng. Tổng mức vốn đầu tư xác định dựa trên cơ sở năng lực sản xuất theo thiết kế, khối lượng sản xuất, giá chuẩn hay đơn giá tổng hợp do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Ngoài ra có thể dựa trên các dự án cùng loại hoặc tương đương để tính ra suất đầu tư tương ứng với quy mô của dự án. Thông


thường, kết quả phê duyệt tổng mức vốn đầu tư dự án của các cấp có thẩm quyền

khi doanh nghiệp trình duyệt là hợp lý.

- Thẩm định cơ cấu nguồn vốn đầu tư

Trên cơ sở tính toán lại tổng mức vốn đầu tư, số vốn chủ sở hữu và vốn từ các nguồn khác tham gia vào dự án và năng lực tài chính của doanh nghiệp mà ngân hàng sẽ xác định lại số vốn mà doanh nghiệp cần vay. Thông thường để đảm bảo an toàn, các ngân hàng thường yêu cầu một tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án nhất định. Vì vậy, trong nội dung thẩm định cơ cấu nguồn vốn đầu tư thì Vietcombank – CN Huế đánh giá tính hiện thực, tính khả thi của nguồn vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn khác tham gia vào dự án tránh tình trạng khách hàng kê khai vốn chủ sở hữu cao để đảm bảo đủ tỷ lệ yêu cầu của ngân hàng nhưng trên thực tế lại không tham gia đầy đủ vốn.

Bước 3: Thẩm định dòng tiền của dự án và tính toán các chỉ tiêu đánh

giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án đầu tư

Nội dung của công tác thẩm định dòng tiền của dự án đầu tư tại

Vietcombank – CN Huế bao gồm:

+ Kiểm tra tính chính xác, hợp lý của các số liệu doanh thu và chi phí của dự án: (1) Về doanh thu: doanh thu của dự án được dự tính hàng năm bao gồm doanh thu từ sản phẩm chính, doanh thu từ sản phẩm phụ và doanh thu cung cấp dịch vụ. Trong phân tích doanh thu của dự án có hai vấn đề chủ yếu được làm rõ là giá bán, sản lượng sản xuất và tiêu thụ hàng năm. (2) Về chi phí: Ngân hàng kiểm tra việc tính toán của doanh nghiệp đã tập hợp đầy đủ các yếu tố chi phí hay chưa; các chi phí do doanh nghiệp tính toán có hợp lý không?

+ Tính toán lại dòng tiền ròng của dự án theo quan điểm của ngân hàng Ngân hàng đã tính toán dòng tiền ròng theo quan điểm của một nhà tài trợ

cùng bỏ vốn đầu tư với doanh nghiệp. Chính vì thế, dòng tiền ròng của dự án được tính theo quan điểm của Vietcombank – CN Huế bao gồm dòng tiền do dự án mang lại cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Với mỗi trường hợp nguồn vốn đầu tư, dòng tiền ròng của dự án được tính theo các công thức khác nhau.

+ Thiết lập các bảng dự trù tài chính gồm


Bảng tính sản lượng và doanh thu, bảng tính chi phí hoạt động, bảng tính chi phí quản lý doanh nghiệp, bảng tính chi phí bán hàng, bảng tính khấu hao tài sản cố định, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ….

Trên cơ sở dòng tiền ròng của dự án, CBTĐ của ngân hàng tiến hành xem xét tính hợp lý của tỷ lệ chiết khấu mà doanh nghiệp đã lựa chọn.

Bước 4: Thẩm định rủi ro của dự án

Tại Vietcombank, thẩm định rủi ro của dự án đầu tư gồm: phân tích điểm hòa vốn và phân tích độ nhạy. Trong đó phân tích độ nhạy thường chỉ khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi từng nhân tố “nhạy cảm” để đánh giá khả năng chịu rủi ro của dự án thông qua các chỉ tiêu tài chính . Việc lựa chọn nhân tố nào và mức độ thay đổi của các nhân tố tùy thuộc vào từng dự án cụ thể. Các phương án thường được ngân hàng sử dụng để khảo sát độ nhạy thông thường là: vốn đầu tư tăng theo tỷ lệ % nhất định (có thể 5%, 10%...), chi phí biến đổi tăng theo tỷ lệ

% nhất định (có thể 5%, 10%...), giá bán giảm theo tỷ lệ % nhất định (có thể 5%, 10%...). Ngoài ra còn có thể khảo sát các phương án khác tùy theo đặc trưng của từng dự án đầu tư.

2.4. Kết quả thẩm định dự án đầu tư

2.4.1. Tỷ lệ các dự án đầu tư vay vốn và được cấp vốn tại Vietcombank – CN Huế

Kết quả của công tác thẩm định các dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng Vietcombank – CN Huế cho thấy thời gian vừa qua Ngân hàng đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động cho vay theo dự án đầu tư nhưng số lượng dự án đầu tư xin vay vốn chưa nhiều và có một số dự án hiệu quả tài chính không đáp ứng được. Năm 2015, % dự án cấp vốn/ dự án vay vốn là 85,85%, dự án vay vốn năm 2016 so với năm 2015 tăng 6,60% trong đó số lượng dự án từ các tổ chức vay vốn giảm so với năm 2011 là 13,16%, các dự án của cá nhân tăng 17,65%.

Số lượng dự án cấp vốn vay năm 2016 tăng 8,79% trong đó các dự án của cá nhân tăng 23,73%, các tổ chức giảm 18,75%. Nguyên nhân do nền kinh tế có nhiều khó khăn khiến dự án đầu tư từ các tổ chức trở nên không hiệu quả, tính khả thi thấp làm cho cán bộ thẩm định không thể đưa ra quyết định tài trợ vốn.

TRƯỜNG ĐẠIHỌCKINH


Bảng 2.4: Tỷ lệ các dự án đầu tư được cấp vốn tại Ngân hàng Vietcombank – CN Huế giai đoạn 2015 - 2017



Năm 2015


Năm 2016


Năm 2017

2016/2015

2017/2016


Số

Số DA % Số DA

Số

Số DA % Số DA

Số

Số DA % Số DA

Số Số DA

Số DA Số DA


DA

được đươc

DA

được đươc

DA

được đươc

DA được

vay được

Chỉ Tiêu

vay

cấp cấp vốn/

vay

cấp cấp vốn/

vay

cấp cấp vốn/

vay cấp vốn

vốn cấp vốn


vốn

vốn Số DA

vay vốn

vốn

vốn Số DA

vay vốn

vốn

vốn Số DA

vay vốn

vốn



SL

SL %

SL

SL %

SL

SL %

% %

% %

Tổng

29

21 72,41

23

19 82,61

17

13 75,47

-20,69 -10,52

-26,08 -46,15

Theo đối tượng vay vốn

Tổ chức

18

12

66,66

13

11

84,61

11

09

81,81

-15,38

-18,75

-18,18

7,69

Cá nhân

11

09

81,81

10

08

80,00

06

04

66,66

-20,00

23,73

-33,33

-10,96

Theo lĩnh vực vay vốn

Nông lâm 4

2

50,00

1

1

100,00

2

2

100,00

-75,00

-50,00

100,00

100,00

Công nghiệp, 8

6

75,00

7

6

85,71

5

3

60,00

-12,50

0

-28,57

-50,00

Nhà hàng, 9

8

88,88

8

7

87,50

6

5

83,33

-11,11

-12,50

-25,00

-28,57

Khác 8

5

62,50

7

5

71,42

4

3

75,00

-12,50

0

-42,85

-40,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế - 7

thủy sản xây dựng Khách sạn

Nguồn: Ngân hàng Vietcombank – CN Huế (2017)


44


Năm 2017, tỷ lệ dự án cấp vốn/dự án vay vốn đạt mức 75,47% đây là tính hiệu tích cực của các dự án đầu tư mặc dù số lượng dự án vay vốn năm 2017 giảm so với 2015 do sức cạnh tranh khốc liệt của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, mỗi Ngân hàng đều có một chiến lược thu hút khách hàng vay vốn riêng nên các dự án xin vay vốn trở nên ít hơn.

2.4.2. Tình hình cho vay theo dự án đầu tư

Nguồn vốn vay theo dự án đầu tư chủ yếu từ nguồn vốn vay trung và dài hạn, năm 2015 có 21 dự án được cấp vốn vay tương ứng với tổng doanh số cho vay lũy kế là 1.177 tỷ đồng. Năm 2016 giảm xuống 19 dự án được cấp vốn vay lũy kế tương ứng với 1.583 tỷ đồng. Năm 2017 có 13 dự án được cấp vốn vay với tổng doanh số cho vay lũy kế lên tới 1.724 tỷ đồng.

Phân loại theo lĩnh vực vay vốn các dự án đầu tư vào khách sạn, nhà hàng có tỷ lệ vay vốn cao nhất đến công nghiệp và xây dựng, Huế là địa điểm du lịch nên hai lĩnh vực này được các nhà đầu tư khai thác triệt để.

Năm 2017 các dự án đầu tư theo lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có 3 dự án vay vốn với tổng doanh số cho vay lũy kế là 712 tỷ đồng. Theo lĩnh vực Nhà hàng, khách sạn có 5 dự án vay vốn với tổng doanh số cho vay lũy kế là 630 tỷ đồng. Theo Nông lâm thủy sản có 2 dự án vay vốn với doanh số cho vay lũy kế là 98 tỷ đồng. Lĩnh vực khác có 3 dự án vay vốn với mức doanh số cho vay lũy kế là 284 tỷ đồng.


45

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023