Phương Pháp Thẩm Định Dựa Trên Việc Phân Tích Độ Nhạy Của Dự Án Đầu Tư


rõ quy mô nguồn vốn, doanh thu, chi phí, dòng tiền của dự án,… Từ đó có thể đánh giá tổng quát khía cạnh tài chính dự án. Vì xem xét một cách tổng quát các nội dung tài chính của dự án, do đó ở giai đoạn này khó phát hiện được các vấn đề sai sót, những nội dung nào còn thiếu, những nội dung nào không cần thiết… Chỉ khi tiến hành thẩm định chi tiết, những vấn đề sai sót của dự án mới được phát hiện.

b. Thẩm định chi tiết

Thẩm định chi tiết được tiến hành sau khi thẩm định tổng quát. Thẩm định chi tiết là việc xem xét một cách khách quan, khoa học và chi tiết từng nội dung cụ thể của dự án. Các khoản mục chi phí đưa vào dự án sẽ được thẩm định chi tiết để đánh giá mức độ phù hợp về giá cả cũng như số lượng từng hạng mục đưa vào. Các nội dung về phương pháp khấu hao, phương pháp tính lãi vay và dòng tiền của dự án cũng được ngân hàng xem xét kỹ lưỡng. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần phải thẩm định chi tiết các phương án trả nợ vốn vay của dự án đầu tư.

1.2.5.3. Phương pháp thẩm định dựa trên việc phân tích độ nhạy của dự án đầu tư

Phương pháp này thường dùng để kiểm tra mức độ an toàn về hiệu quả tài chính của dự án. Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một số tình huống rủi ro có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án như: Sản lượng thấp, chi phí sản xuất tăng, giá thành sản phẩm giảm, các thay đổi về tỷ giá hối đoái, lãi suất vốn vay (theo hướng bất lợi)… Khi cho các yếu tố liên quan thay đổi, NH cần tính lại giá trị các chỉ tiêu NPV, IRR để xem yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Nếu dự án vẫn đạt được hiệu quả ngay cả trong trường hợp có nhiều rủi ro phát sinh đồng thời thì đó là dự án có mức độ an toàn cao. Trong trường hợp ngược lại thì cần phải xem xét lại khả năng phát sinh rủi ro, đề xuất các kiến nghị, biện pháp khắc phục.

1.2.5.4. Phương pháp dự báo

Dự án đầu tư thường diễn ra trong một thời gian dài, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như lạm phát, tỷ giá, lãi suất dẫn đến sự thay đổi doanh thu, chi phí của dự án. Sự thay đổi các chỉ tiêu này tác động trực tiếp lên dòng tiền hoạt động hằng năm của dự án, do đó làm thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Cơ sở của phương pháp này là dùng số liệu từ các năm trước và năm hiện tại, dựa vào tỷ lệ lạm phát dự tính để dự báo cho các năm tiếp theo, điều tra thống kê để kiểm tra giá cả, cung cầu của sản phẩm trên thị trường,…


1.2.5.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro

Dự án là một tập hợp các yếu tố dự kiến trong tương lai, từ khi thực hiện dự án đến khi đi vào khai thác, hoàn vốn thường rất dài, do đó có nhiều rủi ro phát sinh ngoài ý muốn. Để đảm bảo tính vững chắc của dự án, người ta thường dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tác động của rủi ro đến dự án hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án.

Trong thực tế, biện pháp phân tán rủi ro quen thuộc nhất là bảo lãnh của NH, bảo lãnh của DN có tiềm lực tài chính và uy tín, thế chấp tài sản. Để tránh tình trạng thế chấp tài sản nhiều lần khi vay vốn nên thành lập Cơ quan đăng kí quốc gia về giao dịch bảo đảm.

1.2.6. Chỉ tiêu đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư

1.2.6.1. Chỉ tiêu định lượng

a. Thời gian thẩm định

Thời gian thẩm định dự án là chỉ tiêu có thể định lượng (thời gian có thể tính bằng ngày hay tuần). Độ dài thời gian thẩm định phụ thuộc vào tính chất của dự án. Tuy nhiên, phải đảm bảo đủ thời gian cần thiết để ngân hàng có thể đánh giá chính xác tính khả thi của dự án. Thời gian thẩm định tài chính dự án ngắn sẽ dẫn đến việc thẩm định các nội dung tài chính dự án không được thực hiện đồng bộ và cẩn thận; việc tính toán, phân tích tài chính có thể sai sót và ảnh hưởng xấu đến kết quả thẩm định. Đồng thời phải đảm bảo không quá dài, vì sẽ gây làm cho chi phí của công tác thẩm định tăng lên và có thể làm mất cơ hội kinh doanh của KH. Vì vậy, cần phân biệt dự án có quy mô và tính chất phức tạp khác nhau để có thể quy định thời gian thẩm định thích hợp.

b. Chi phí thẩm định

Chi phí thẩm định cũng là tiêu chí có thể dùng để đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Chi phí thẩm định bao gồm các chi phí: Thu thập thông tin, đi lại, chi phí cho cán bộ thẩm định đi kiểm tra thực tế khách hàng, chi phí tìm kiếm những thông tin liên quan đến lịch sử hoạt động của khách hàng… Bên cạnh đó còn có các chi phí như chi phí cho việc xử lý thông tin, chi phí trả lương cho cán bộ thẩm định, chi phí thuê chuyên gia, chi phí tổ chức hội họp, chi phí công nghệ thẩm định,… Các


chi phí cho việc thẩm định cần phải được phân bổ một cách hợp lý, phù hợp với quy mô và yêu cầu của từng đơn vị.

Đứng trên góc độ nhà quản lý tài chính thì chi phí đầu tư cho thẩm định càng thấp thì càng tốt. Nhưng nếu xét trên mối quan hệ giữa chi phí thẩm định và chất lượng thẩm định tài chính dự án thì chi phí thẩm định thấp chưa hẳn là tốt. Bởi vì chi phí quá thấp sẽ làm cho những thông tin thu thập được có thể không đầy đủ và chính xác. Tuy nhiên nếu chi phí thẩm định tài chính dự án quá cao thì sẽ gây lãng phí cho ngân hàng và chủ đầu tư. Chi phí đầu tư cho thẩm định tài chính dự án hợp lý sẽ góp phần tiết kiệm thời gian thẩm định do tăng năng suất lao động, giúp cho tính toán phân tích tài chính dự án được chính xác, chất lượng thẩm định tài chính dự án được nâng cao.

c. Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là những khoản nợ khi đến kỳ trả nợ hoặc hết thời hạn vay vốn cộng với thời gian được gia hạn thêm (nếu có) nhưng khách hàng vẫn chưa trả được nợ. Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá công tác thẩm định ngân hàng, nó phản ánh những rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt.

Thẩm định tài chính dự án tốt sẽ cho vay được những dự án tốt, và những dự án tốt thì sẽ có nhiều khả năng trả nợ đúng hạn cả vốn gốc và lãi. Trong quá trình thẩm định tài chính dự án, nếu tính toán các nguồn thu và khoản chi không đầy đủ, không dựa trên những số liệu đáng tin cậy thì sẽ dẫn đến những kết luận sai lầm về chi phí và lợi ích của dự án. Ngoài ra, nó còn gây bất lợi cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo dự kiến do mất cân đối về tài chính, dẫn đến việc xảy ra nợ quá hạn. Nợ quá hạn xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể từ phía môi trường kinh doanh, do KH và do công tác thẩm định dự án đầu tư chưa tốt. Do vậy, tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu để đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư.

d. Tỷ lệ dự án hoạt động có hiệu quả

Có thể đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án thông qua kết quả hoạt động của dự án khi vận hành dự án là tốt hay không tốt. Hoạt động của dự án ở giai đoạn này sẽ kiểm chứng lại mức độ chính xác nội dung và chất lượng thẩm định tài chính dự án. Dự án hoạt động có hiệu quả là dự án sản xuất kinh doanh theo đúng mục tiêu và phương án sản xuất dự kiến, trả được nợ gốc và lãi đúng hạn, không có nợ quá hạn.


Chỉ tiêu tỷ lệ dự án hoạt động có hiệu quả (Hhq) phản ánh tỷ số giữa số lượng dự án hoạt động có hiệu quả và tổng số dự án đã thẩm định được duyệt cho vay trong kỳ phân tích (%). Tỷ lệ này càng cao, phản ánh chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án càng tốt và ngược lại.

e. Khả năng mắc phải các sai lầm

Có hai loại sai lầm cơ bản khi quyết định cho vay dự án đầu tư:

- (1) Chấp thuận cho vay đối với dự án xấu.

- (2) Từ chối cho vay đối với dự án tốt.

Cả hai loại sai lầm này đều dẫn đến thiệt hại đáng kể cho ngân hàng. Loại sai lầm thứ nhất dễ dẫn đến thiệt hại nợ quá hạn hoặc nợ không thể thu hồi, tức là thiệt hại về tài chính. Loại sai lầm thứ hai dễ dẫn đến thiệt hại về uy tín của ngân hàng và làm cho ngân hàng mất cơ hội cho vay.

Nếu tỷ lệ phần trăm các sai lầm mắc phải trong tổng số dự án xin vay vốn càng ít, chứng tỏ công tác thẩm định tài chính dự án của ngân hàng càng tốt và ngược lại.

1.2.6.2. Chỉ tiêu định tính

Một số chỉ tiêu định tính có thể dùng để đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng là:

Phương pháp thẩm định tài chính dự án phù hợp là một tiêu chí để đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Mỗi dự án có một đặc trưng nhất định, không phải bất cứ dự án nào cũng cần phải áp dụng và tính toán tất cả các chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án. Sử dụng những phương pháp thẩm định tốt giúp cho việc phân tích, đánh giá dự án được toàn diện, chính xác và hiệu quả hơn.

Quy trình thẩm định cũng là một tiêu chí để đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Với những dự án ở những ngành, lĩnh vực khác nhau có thể sẽ có những quy trình thẩm định khác nhau, phụ thuộc vào đặc trưng của từng ngành. Quy trình thẩm định càng chi tiết, càng khoa học thì công tác thẩm định càng đạt kết quả cao.

Ngoài ra, còn có một số tiêu chí định tính khác có thể dùng để đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án như: giá trị lợi ích mà dự án mang lại cho nền kinh tế, trình độ chuyên môn và kiến thức của cán bộ thẩm định, tính toán các doanh thu kế hoạch và các khoản mục chi phí của dự án, khối lượng công việc phải làm…


1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư

1.2.7.1. Nhân tố chủ quan

a. Nhân tố con người

Kết quả của thẩm định tài chính dự án là kết quả của việc phân tích đánh giá dự án về mặt tài chính theo nhận định chủ quan của người thẩm định, song phải dựa trên cơ sở khoa học. Có thể nói nhân tố con người là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công trong mọi lĩnh vực nói chung và trong công tác thẩm định tài chính dự án nói riêng. Bởi vì họ chính là những người trực tiếp tiến hành hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư.

b. Quy trình, nội dung và phương pháp thẩm tài chính dự án

Quy trình, nội dung và phương pháp thẩm tài chính dự án có ảnh hưởng rất lớn tới công tác thẩm định tài chính dự án. Quy trình thẩm định được xây dựng một cách khách quan, khoa học và đầy đủ là cơ sở đảm bảo thực hiện tốt công tác thẩm định tài chính dự án. Nội dung thẩm định đề cập đến tất cả các vấn đề về tài chính theo quan điểm của ngân hàng về vốn đầu tư, hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ và rủi ro của dự án. Nội dung càng đầy đủ và chi tiết bao nhiêu thì mức độ chính xác của các kết luận đánh giá càng cao bấy nhiêu.

Phương pháp thẩm định hợp lý và khoa học sẽ giúp cán bộ thẩm định phân tích dự án, tính toán hiệu quả tài chính dự án một cách nhanh chóng, chính xác, tin cậy trong việc ra quyết định đầu tư. Với mỗi dự án, không phải phương pháp hiện đại nhất là tốt nhất, mà phương pháp tốt nhất là phương pháp phù hợp nhất với dự án đó. Phương pháp đó còn tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, đặc thù của từng dự án, trình độ của cán bộ thẩm định.

c. Tổ chức điều hành công tác thẩm định

Thẩm định tài chính dự án đầu tư là tập hợp nhiều hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau. Kết quả của thẩm định sẽ phụ thuộc nhiều vào công tác tổ chức quản lý điều hành, sự phối hợp nhịp nhàng của các cán bộ trong quá trình thẩm định. Sự phối hợp các bộ phận trong quá trình thẩm định sẽ tránh được sự chồng chéo, phát huy được những mặt mạnh, hạn chế những mặt yếu của mỗi tác nhân, và trên cơ sở đó cũng sẽ giảm bớt được thời gian cũng như chi phí thẩm định. Khác với các nhân tố khác, việc tổ chức điều hành tác động một cách gián tiếp tới công tác thẩm định.


d. Cách thức thu thập và xử lý thông tin

Thông tin có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau như từ chủ đầu tư, các cơ quan chức năng, thông tin từ báo chí, internet, thông tin từ chính ngân hàng,… Hiện nay, thông tin rất đa dạng, phong phú, nhiều chiều, nên cần phải có kỹ năng tốt trong việc chọn nguồn thu thập thông tin, đảm bảo thông tin thu thập có độ tin cậy cao. Cán bộ thẩm định cần phải sàng lọc, lựa chọn những thông tin đáng tin cậy làm cơ sở phân tích. Tính chính xác, khách quan trong đánh giá dự án của cán bộ tín dụng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng thông tin. Nguồn thông tin đầy đủ và chính xác sẽ giúp cho cán bộ tín dụng đánh giá dự án tốt và ngược lại. Tìm kiếm thông tin chính xác từ nhiều nguồn khác nhau là rất khó, nhưng nó hết sức quan trọng, quyết định đến chất lượng của công tác thẩm định. Do vậy, việc xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu tốt đang đặt ra như một nhu cầu cấp thiết đối với công tác thẩm định nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng.

e. Trang thiết bị và công nghệ của ngân hàng

Để có được nguồn thông tin đầy đủ và đáng tin cậy cần có sự hỗ trợ của trang thiết bị công nghệ hiện đại được kết nối với cơ sở dữ liệu lớn. Trước đây, khi chưa có hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại, để có thể tìm kiếm được nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định dự án, các cán bộ gặp phải khó khăn trong việc tìm kiếm được các nguồn thông tin đáng tin cậy, hoặc mất nhiều thời gian và chi phí cho công việc này. Nhưng ngày nay, với sự hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ hiện đại, cán bộ thẩm định có thể dễ dàng và nhanh chóng truy cập vào các cơ sở dữ liệu khổng lồ để lựa chọn được các thông tin thích hợp. Từ đó, đưa ra các kết luận kịp thời phục vụ cho nhà quản lý ra quyết định đầu tư, tránh trường hợp bỏ lỡ các cơ hội đầu tư tốt.

1.2.7.2. Nhân tố khách quan

a. Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách của nhà nước

Nhân tố này đóng vai trò là khuôn khổ định hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó có các tổ chức tín dụng phục vụ mục tiêu chung của xã hội.

Những thiếu sót trong các văn bản pháp lý, chính sách quản lý của Nhà nước đều có thể gây khó khăn, tăng rủi ro đối với kết quả hoạt động thẩm định của ngân hàng.


Cơ chế chính sách thường xuyên thay đổi sẽ làm các biến số tương lai liên quan đến dự án thay đổi, gây ra sự sai lệch trong phân tích. Ngược lại, cơ chế chính sách rõ ràng, đồng bộ, nhất quán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thực hiện thẩm định tài chính dự án đầu tư.

Một số bất cập chính do hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý Nhà nước thường gặp là:

- Các dự án đầu tư trong và ngoài nước liên quan đến nhiều chính sách, mà các chính sách này chưa được hoàn thiện đầy đủ, thường thay đổi liên tục dẫn đến tâm lý không an tâm, tin tưởng của các nhà đầu tư.

- Hệ thống văn bản pháp luật chưa đầy đủ, còn khá nhiều kẽ hở và bất cập làm phát sinh những rủi ro, hạn chế nguồn thông tin chính xác đến với doanh nghiệp, ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

b. Tác động của lạm phát

Lạm phát là yếu tố không cố định, ảnh hưởng đến việc thẩm định tài chính dự án. Lạm phát gây nên sự thay đổi về giá cả theo thời gian, do đó nó làm biến đổi kỳ vọng và tỷ lệ chiết khấu khi đánh giá tài chính dự án đầu tư. Mức lạm phát không thể dự đoán một cách chính xác vì nó phụ thuộc nhiều nhất vào quy luật cung cầu, tâm lý tiêu dùng, sức mạnh của nền kinh tế… Các biến số trong thẩm định tài chính dự án, các chỉ tiêu như NPV, IRR đều chịu tác động của lạm phát. Việc tính đến yếu tố lạm phát sẽ làm cho quá trình thực hiện dễ dàng hơn, hiệu quả thẩm định tài chính cao hơn.

Lạm phát còn ảnh hưởng đến lãi suất danh nghĩa. Các bên tài trợ cho dự án sẽ phải tăng lãi suất danh nghĩa đối với các khoản vốn vay để bù đắp sự mất mát do lạm phát gây nên. Ngoài ra, lạm phát làm giảm giá trị tương lai của các khoản tiền vay, các khoản thanh toán lãi suất cố định…

c. Thông tin do doanh nghiệp vay vốn cung cấp

Dù trình độ của cán bộ thẩm định có tốt đến đâu cũng khó có thể đi sâu và nắm vững được tình hình nội bộ của DN. Do đó, nếu DN cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, trung thực thì sẽ tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định đánh giá chính xác. Có thể nói, sự hợp tác và năng lực thực sự của doanh nghiệp là một sự đảm bảo tốt cho ngân hàng khi tiến hành thẩm định dự án đầu tư.


d. Môi trường kinh tế xã hội

Một nền kinh tế chưa phát triển, cơ chế kinh tế thiếu đồng bộ cùng với các bất ổn của các điều kiện kinh tế vĩ mô đã hạn chế trong việc cung cấp những thông tin chính xác phản ánh đúng diễn biến, mối quan hệ thị trường, những thông tin dự báo về tình trạng kinh tế... Đồng thời, những định hướng, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo vùng, ngành, lãnh thổ… chưa được xây dựng cụ thể, đồng bộ và ổn định cũng là một yếu tố gây rủi ro trong phân tích, chấp nhận hay phê duyệt dự án. Nhiều yếu tố nằm ngoài tầm dự báo của ngân hàng như: thiên tai, chiến tranh, khủng bố… làm cho ngân hàng không thể thu hồi được vốn bởi vì rủi ro này ảnh hưởng nghiêm trọng đến dự án và doanh nghiệp không thể tránh được.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ


2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi Nhánh Huế

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Huế

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/04/1963, trở thành một ngân hàng TMCP vào ngày 02/06/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển kinh tế của đất nước. Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tài chính hàng đầu trong nhiều lĩnh vực. Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có chuyên môn vững vàng, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao… Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của đông đảo khách hàng.

Theo quyết định 68 – QĐNH ngày 10/08/1993 của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương, Vietcombank – CN Huế được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 02/11/1993, trụ sở đặt tại 78 Hùng Vương – Thành phố Huế. Sự ra đời của Vietcombank – CN Huế đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân, giúp cho việc thanh toán được thuận tiện hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Từ năm 1993 đến nay, Vietcombank – CN Huế luôn là đơn vị nhiều năm liền hoạt động có hiệu quả và đạt mức tăng trưởng cao trong toàn bộ hệ thống. Cũng như nhiều ngân hàng khác, Vietcombank – CN Huế cũng không tránh khỏi những khó khăn ban đầu trong việc tìm kiếm đối tác. Tuy nhiên, với uy tín của đơn vị chủ quản là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, một trong những ngân hàng hàng đầu trong nước, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Huế đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn và ngày một phát triển hơn.


Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Huế đã nỗ lực hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu trong kinh doanh, tốc độ tăng trưởng ổn định và duy trì vị trí ngân hàng TMCP hoạt động có hiệu quả nhất. Với thông điệp “Chung niềm tin vững tương lai” khẳng định cam kết của Vietcombank luôn sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng trên con đường hướng tới tương lai, quyết tâm của Vietcombank trong việc tiếp tục đổi mới và phát triển bền vững, giữ vững vị thế trong nước và từng bước vươn xa hơn trên trường quốc tế.

2.1.2. Tình hình về tài sản và nguồn vốn tại Vietcombank – CN Huế

Qua bảng 2.1 ta thấy tình hình tài sản và nguồn vốn trong giai đoạn năm 2009 đến 2012 tại Vietcombank – CN Huế:

- Về tài sản

Giá trị về tài sản của Vietcombank – CN Huế tăng qua các năm: Năm 2010/2009 tăng gần 566 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng 27.85%, năm 2011/2010 tăng hơn 352 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng 13.57% và năm 2012/2011 tăng 205 tỷ đồng tương ứng với tăng 6.95%. Mặc dù giá trị tài sản tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng của tài sản qua các năm đang có xu hướng giảm dần từ mức 27.85% vào năm 2010 giảm xuống còn 6.95% vào năm 2012. Cụ thể là:

- Lượng tiền mặt năm 2010 giảm hơn 13 tỷ đồng so với năm 2009, và tăng trở

lại vào các năm 2011 và 2012 với các mức tăng 0.70 và 13.73 tỷ đồng.

- Tiền gửi tại NHNN có sự biến động đáng kể: giảm gần 14 tỷ đồng (tương ứng giảm 47.33%) vào năm 2010, tăng hơn 5.5 tỷ đồng vào năm 2011 (tương ứng tăng 35.41%) và đến năm 2012 lại giảm 6.55 tỷ đồng (tương ứng giảm 31.09%). Mặc dù tiền gửi tại NHNN có sự biến động lớn như thế, nhưng do chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản nên mức độ ảnh hưởng cũng không lớn.

- Tín dụng KH chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản. Tỷ trọng tín dụng khách hàng của các năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là là 66.02%, 53.06% và 51.16%. Trong 3 năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng tín dụng KH đang có xu hướng giảm, từ mức 11.72% vào năm 2010 xuống còn 3.12% vào năm 2012. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên việc giảm tốc độ tăng trưởng về mặt tài sản qua các năm.


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Việt Đức


Bảng 2.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Vietcombank - CN Huế giai đoạn 2009 – 2012

Đvt: Triệu đồng, %



Chỉ tiêu

Giá trị (Triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

Tốc độ tăng trưởng (%)

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

2010/2009

2011/2010

2012/2011

A. Tài sản

2,030,980

2,596,650

2,949,000

3,154,000

100.00%

100.00%

100.00%

27.85%

13.57%

6.95%

- Tiền mặt

67,220

53,930

54,630

68,360

2.08%

1.85%

2.17%

-19.77%

1.30%

25.13%

- TG tại NHNN

29,540

15,560

21,070

14,520

0.60%

0.71%

0.46%

-47.33%

35.41%

-31.09%

- Tín dụng KH

1,534,493

1,714,305

1,564,841

1,613,673

66.02%

53.06%

51.16%

11.72%

-8.72%

3.12%

- Sử dụng vốn khác

18,330

40,440

20,290

50,180

1.56%

0.69%

1.59%

120.62%

-49.83%

147.31%

- Tài sản cố định

15,280

12,440

17,450

15,940

0.48%

0.59%

0.51%

-18.59%

40.27%

-8.65%

- Quan hệ trong hệ thống

366,117

759,975

1,270,719

1,391,327

29.27%

43.09%

44.11%

107.58%

67.21%

9.49%

B. Nguồn vốn

2,030,980

2,596,650

2,949,000

3,154,000

100.00%

100.00%

100.00%

27.85%

13.57%

6.95%

- Tiền gửi của các TCTD

3,680

6,220

6,020

5,120

0.24%

0.20%

0.16%

69.02%

-3.22%

-14.95%

- Huy động từ KH

1,565,840

1,960,970

2,133,510

2,327,203

75.52%

72.35%

73.79%

25.23%

8.80%

9.08%

- Kỳ phiếu, trái phiếu

5,240

4,870

5,120

5,150

0.19%

0.17%

0.16%

-7.06%

5.13%

0.59%

- Vốn và các quỹ

110,240

130,900

200,300

213,610

5.04%

6.79%

6.77%

18.74%

53.02%

6.65%

- Quan hệ trong hệ thống

345,980

493,690

604,050

602,917

19.01%

20.48%

19.12%

42.69%

22.35%

-0.19%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 57 trang tài liệu này.

Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế - 3

(Nguồn: Phòng tổng hợp Vietcombank – CN Huế và tính toán của tác giả)



Sở dĩ có sự sụt giảm đáng kể như thế là do nền kinh tế vẫn tồn tại nhiều khó khăn, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp lớn, triển vọng hồi phục sản xuất kinh doanh chưa rõ ràng, nhu cầu vay vốn hạn chế. Tình hình kinh tế có nhiều biến động làm cho nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng, tình hình tài chính doanh nghiệp không tốt, khó đáp ứng được các điều kiện cho vay. Mặc dù trong những năm qua lãi suất cho vay đã giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao khiến cho việc đi vay gặp nhiều trở ngại, nợ xấu vẫn chưa được xử lý một cách thỏa đáng.

- Tài sản cố định: Năm 2010 giảm hơn 2.8 tỷ đồng, tương ứng với giảm 18.59%; năm 2011 tăng 5 tỷ đồng, tương ứng với tăng 40.27% và năm 2012 giảm 1.5 tỷ đồng, tương ứng với giảm 8.65%. Tài sản cố định của chi nhánh còn khá thấp, chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản. Do đặc thù của ngân hàng là một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ nên có xu hướng ít đầu tư vào tài sản cố định hơn những công ty thuộc lĩnh vực sản xuất.

- Về nguồn vốn

- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2010 tăng 2.54 tỷ đồng, đến 2011 thì giảm 0.2 tỷ đồng và năm 2012 giảm 0.9 tỷ đồng.

- Huy động từ khách hàng là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn của Vietcombank – CN Huế. Chỉ tiêu này có sự biến động không đều qua các năm: Năm 2010 tăng hơn 395 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 25.23 %, năm 2011 chỉ tăng hơn 172 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 8.80%, và năm 2012 tăng gần 194 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 9.08%. Năm 2010 là năm có mức tăng đáng kể nhất trong giai đoạn 2009 – 2012 với mức tăng hơn 395 tỷ đồng. Đạt được những kết quả này là do tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển mạnh, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có hiệu quả hơn nên nguồn vốn huy động từ khách hàng cũng tăng lên. Bên cạnh đó, nhờ vào các chương trình huy động vốn rải đều trong năm nên đã thu hút được một lượng lớn khách hàng đến gửi tiền tại chi nhánh.

- Nguồn vốn từ việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu có sự biến động không đồng đều qua các năm. Tuy nhiên, do tỷ trọng nguồn vốn từ phát hành kỳ phiếu và trái phiếu nhỏ (chưa đến 0.5%) nên sự thay đổi này là không đáng kể.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2022