Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế - 2


DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1: Tình hình lao động Vietcombank – CN Huế giai đoạn 2015 – 2017..30

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcomabnk - CN Huế 31

Bảng 2.3: Số lượng cán bộ thẩm định của Vietcombank – CN Huế giai đoạn

2015 - 2017 37

Bảng 2.4: Tỷ lệ các dự án đầu tư được cấp vốn tại Ngân hàng Vietcombank –

CN Huế giai đoạn 2015 - 2017 44

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Bảng 2.5: Doanh số cho vay các dự án đầu tư tại Ngân hàng Vietcombank – CN Huế giai đoạn 2015- 2017 46

Bảng 2.6: Cơ cấu vốn chủ sở hữu hiện tại 47

Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế - 2

Bảng 2.7: Bảng cân đối kế toán của công ty A 48

Bảng 2.8: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty A 50

Bảng 2.9: Các chỉ tiêu tài chính của công ty A 51

Bảng 2.10: Quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng 53

Bảng 2.11: Giới thiệu thông tin về dự án đầu tư dây chuyền kéo sợi 54

Bảng 2.12: Tổng mức đầu tư của dự án 59

Bảng 2.13: So sánh suất đầu tư các dự án khác 59

Bảng 2.14: Cơ cấu vốn đầu tư của dự án 60

Bảng 2.15: Hiệu quả tài chính của Dự án 60

Bảng 2.16: Biến động của NPV, IRR và Thời gian trả nợ khi thay đổi tổng mức đầu tư 62

Bảng 2.17: Biến động của NPV, IRR và Thời gian trả nợ khi thay đổi giá bán ...62 Bảng 2.18: Biến động của NPV, IRR và Thời gian trả nợ khi thay đổi giá nguyên vật liệu 63

Bảng 2.19: Đặc điểm mẫu khảo sát 66

Bảng 2.20: Đánh giá của cán bộ thẩm định tín dụng về “Nội dung công tác thẩm định” 67


Bảng 2.21: Đánh giá của cán bộ thẩm định tín dụng về “Cán bộ làm công tác thẩm định” 68

Bảng 2.22: Đánh giá của cán bộ thẩm định tín dụng về “Chất lượng thông tin

phục vụ công tác thẩm định” 69

Bảng 2.23: Đánh giá của cán bộ thẩm định tín dụng về “Cơ sở vật chất phục vụ

công tác thẩm định” 70

Bảng 2.24: Đánh giá của cán bộ thẩm định tín dụng về “Tổ chức công tác thẩm định” 71

Bảng 2.25: Đánh giá của cán bộ thẩm định tín dụng về “Môi trường pháp lý” 72

Bảng 2.26: Đánh giá của cán bộ thẩm định tín dụng về “Công tác thẩm định cho

vay dự án đầu tư” 73


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý Vietcombank – CN Huế 28

Biểu đồ 2.2: Quy trình cho vay dự án đầu tư của ngân hàng Vietcombank –

CN Huế 33

Biểu đồ 2.3: Quy trình công nghệ sản xuất sợi CoCm và sợi CVCm (công nghệ

kéo sợi nồi cọc) 55


PHẦN 1: MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam hiện là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi doanh nghiệp, mọi lĩnh vực trong đó không thể không nói tới ngân hàng - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở Việt Nam. Chúng ta đang bắt đầu thực hiện các cam kết mở cửa, khiến cho các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ. Điều này tạo ra những ảnh hưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vì thế ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng.

Trong tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiện nay, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng và là hoạt động kinh doanh quan trọng nhất, mang lại phần lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng. Tuy nhiên, nó cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Rủi ro trong hoạt động tín dụng có thể tác động rất nặng nề đến các hoạt động kinh doanh khác và có thể làm tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng.

Một ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả, có năng lực tài chính mạnh và có hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và bền vững.

Thực tiễn hoạt động tín dụng ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế (Vietcombank – CN Huế) thời gian qua cho thấy, nguồn thu lớn nhất của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, cũng như hoạt động kinh doanh khác hoạt động tín dụng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong thời gian qua, số lượng đầu tư dự án trung – dài hạn ngày càng gia tăng, mang lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít dự án đầu tư rơi vào tình trạng không hiệu quả dẫn đến nợ quá hạn thậm chí có những dự án không có khả năng trả nợ dẫn đến làm thất thoát vốn của ngân hàng.


Bên cạnh đó, trên thực tế, hoạt động thẩm định dự án đầu tư của các Ngân hàng thương mại vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại, nhiều dự án đầu tư hoạt động không hiệu quả. Là một trong những chi nhánh của ngân hàng lớn trong hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam, Vietcombank – CN Huế cũng không nằm ngoài tình trạng này. Theo nhiều lãnh đạo của ngân hàng Vietcombank – CN huế, những hạn chế có thể chỉ ra trong công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng như: nguồn thông tin phục vụ công tác thẩm định hạn chế, cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin chưa thống nhất, chất lượng thông tin thu thập trực tiếp từ khách hàng chưa tốt, năng lực cán bộ thẩm định,…

Vấn đề đặt ra là làm sao chúng ta phải hạn chế được rủi ro khi cho vay các dự án đầu tư. Muốn vậy thì những dự án này phải đảm bảo được chất lượng, tức là phải làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, trong đó có việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án. Chính vì vậy, vai trò to lớn của công tác thẩm định tín dụng dự án đầu tư, đặc biệt là thẩm định tài chính dự án đầu tư là không thể phủ nhận được. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế” làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Vietcombank – CN Huế.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa được các vấn đề lý luận và thực tiễn về thẩm định dự án đầu tư tại các Ngân hàng thương mại.

- Đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Vietcombank – CN Huế giai đoạn 2015 - 2017.

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại tại ngân hàng Vietcombank – CN Huế đến năm 2025.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Việc thẩm định các dự án đầu tư có nhiều nội dung. Tuy nhiên, đề tài chỉ đi sâu

nghiên cứu công tác thẩm định tài chính các dự án đầu tư có số vay trên 10 tỷ đồng.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt thời gian: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm, từ năm 2015 đến năm 2017. Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 4/2018 đến tháng 5/2018.

- Về mặt không gian: Tại ngân hàng Vietcombank – CN Huế.

- Về nội dung nghiên cứu: tập trung phân tích thẩm định dự án đầu tư tại

ngân hàng Vietcombank – CN Huế.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập số liệu

Dữ liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tổng kết, tình hình hoạt động kinh doanh, bảng cân đối nguồn vốn và tài sản, cơ cấu nhân lực và các thông tin khác có liên quan. Đặc biệt là về thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Vietcombank – CN Huế trong giai đoạn 2015 – 2017.

Dữ liệu sơ cấp

Luận văn tiến hành khảo sát toàn bộ 29 cán bộ làm công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Vietcombank – CN Huế để thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động thẩm định, tìm ra nguyên nhân hạn chế và các giải pháp khắc phục.

Phiếu khảo sát được thiết kế gồm hai phần: (1) Phần 1 là những thông tin cá nhân của đối tượng được khảo sát; (2) Phần 2 là những đánh giá của đối tượng khảo sát về các khía cạnh liên quan đến công tác thẩm định dự án đầu tư tại Vietcombank

– CN Huế như: (i) Nội dung công tác thẩm định; (ii) Cán bộ làm công tác thẩm định; (iii) Chất lượng thông tin phục vụ công tác thẩm định; (iv) Cơ sở vật chất phục vụ công tác thẩm định; (v) Tổ chức công tác thẩm định; (vi) Môi trường pháp lý; và đánh giá chung về (vii) Công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư.


4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Thống kê mô tả: Đề tài sử dụng chỉ tiêu tổng hợp để phản ánh và phân tích mức độ của đối tượng: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân. Từ những chỉ tiêu phản ánh mặt lượng này, rút ra những kết luận về mặt chất của đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó, phương pháp này còn được thực hiện để thống kê mô tả đặc điểm của mẫu khảo sát.

- Thống kê so sánh: Là một trong những phương pháp cơ bản của phân tích thống kê. Cách so sánh thực hiện chủ yếu theo thời gian và không gian, so sánh tăng trưởng qua các năm,… Yếu tố đồng nhất khi thực hiện phương pháp so sánh trong đề tài thể hiện trên các mặt: đồng nhất về không gian và thời gian, đồng nhất về phương pháp tính toán và đơn vị đo lường.

- Phương pháp Case Study (Nghiên cứu tình huống): được sử dụng để minh

họa quá trình thẩm định một dự án đầu tư cụ thể.

- Phương pháp phân tích tài chính: được sử dụng để đánh giá các chỉ số tài chính của dự án đầu tư. Theo đó, một số chỉ tiêu cụ thể như: (1) Thanh toán hiện hành; (2) Khả năng thanh toán nhanh; (3) Vòng quay vốn lưu động; (4) Vòng quay tồn kho; (5) Vòng quay các khoản phải thu; (6) Cân nợ,…

- Phương pháp phân tích độ nhạy: dùng để xác định sự thay đổi của các chỉ số tài chính khi có sự biến động của phương án đầu vào và đầu ra. Chẳng hạn, những rủi ro về biến động tổng mức đầu tư, giá bán và giá nguyên vật liệu đầu vào được tính toán chi tiết theo từng kịch bản độ nhạy nhất định.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại;

Chương 2: Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế;

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân

hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế.


PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư

Dự án và đầu tư có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đầu tư phát triển là nguồn gốc ra đời của các dự án. Ngược lại, việc xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư (DAĐT) sẽ kiểm nghiệm tính đúng đắn và hiệu quả của quyết định đầu tư.

Khái niệm về DAĐT hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa nào thật hoàn chỉnh. Tuy nhiên, dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ.

Theo luật đầu tư số 67/2014/QH13 thì: “DAĐT là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định“ [13].

Theo nghị định số 52/NĐ-CP ngày 08/07/1999 về quản lý và xây dựng thì: “DAĐT là tập hợp các đề xuất có liên quan tới việc bỏ vốn để tạo vốn, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định“ [1].

Về mặt hình thức, DAĐT là một tập hợp hồ sơ, tài liệu trình bày một cách chi tiết, có hệ thống các hoạt động, chi phí kéo theo kế hoạch để thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai [11].

Về mặt tài chính, DAĐT là việc bỏ vốn trong hiện tại với hi vọng thu được lợi nhuận trong tương lai.

Về mặt quản lý, DAĐT là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao

động để tạo ra kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong thời gian dài.

DAĐT được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau tuỳ thuộc vào mục tiêu quản lý, công tác tổ chức, kế hoạch hoá vốn đầu tư.

+ Căn cứ vào đặc tính hoạt động, DAĐT được chia thành: (i) Các DAĐT về

sản xuất, kinh doanh dịch vụ có khả năng hoàn vốn; (ii) Các DAĐT thuộc lĩnh vực

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023