Đánh Giá Của Cán Bộ Thẩm Định Tín Dụng Về “Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ


Bảng 2.23: Đánh giá của cán bộ thẩm định tín dụng về “Cơ sở vật chất phục vụ

công tác thẩm định”


% ý kiến đánh giá Bình


1

2

3

4

5

quân

Cơ sở vật chất, trang thiết

giúp nhân viên thực hiện

bị đầy đủ nghiệp vụ



3,6


42,9


25,0


28,6


3,79

đạt hiệu quả








Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế - 11

TIÊU CHÍ


Ứng dụng phần mềm chuyên dụng trong thẩm định giúp nhân viên thực hiện nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác

Ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp hạn chế sai số trong công tác thẩm định


3,6 42,9 39,3 14,3 3,64


7,1 50,0 14,3 28,6 3,64


Nguồn: Kết quả điều tra (2018)

Tiêu chí “Ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp hạn chế sai số trong công tác thẩm định” đạt mức trung bình 3,64 cho thấy việc ứng dụng CNTT đang được ngân hàng Vietcombank – CN Huế có sự quan tâm nhất định; Bên cạnh đó, tiêu chí “Cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ giúp nhân viên thực hiện nghiệp vụ hiệu quả” và “Ứng dụng phần mềm chuyên dụng trong thẩm định giúp nhân viên thực hiện nghiệp vụ một cách nhanh chóng và chính xác” cũng được đánh giá ở mức trung bình lần lượt là 3,79 và 3,64.

Đánh giá của cán bộ thẩm định tín dụng về “Tổ chức công tác thẩm định”

Trong khi đó, khi được hỏi về tổ chức công tác thẩm định, hầu hết cán bộ thẩm định đều đánh giá ở gần mức đồng ý với các tiêu chí. Theo đó, “Việc giám sát, quản lý từ bộ phận điều hành được thực hiện tốt giúp hạn chế rủi ro trong công tác thẩm định” được đánh giá ở mức 3,89; “Tổ chức thực hiện nghiệp vụ thẩm định chặt chẽ, khoa học giúp công tác thẩm định đạt hiệu quả” được đánh giá ơe mức 3,82; và “Việc sắp xếp cán bộ thẩm định hợp lý giúp công tác thẩm định đạt chất lượng” được đánh giá ở mốc 3,61.


Bảng 2.24: Đánh giá của cán bộ thẩm định tín dụng về “Tổ chức công tác thẩm định”

% ý kiến đánh giá Bình

TIÊU CHÍ


Việc sắp xếp cán bộ thẩm định hợp lý

1 2 3 4 5

quân

giúp công tác thẩm định đạt chất lượng

Tổ chức thực hiện nghiệp vụ thẩm định chặt chẽ, khoa học giúp công tác thẩm định đạt hiệu quả

Việc giám sát, quản lý từ bộ phận điều hành được thực hiện tốt giúp hạn chế rủi ro trong công tác thẩm định

60,7 17,9 21,4 3,61


3,6 50,0 7,1 39,3 3,82


3,6 46,4 7,1 42,9 3,89


Nguồn: Kết quả điều tra (2018)

Đánh giá của cán bộ thẩm định tín dụng về “Môi trường pháp lý”

Môi trường pháp lý hỗ trợ cho công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng lại không được đối tượng khảo sát đánh giá cao. Cụ thể, “Các văn bản pháp lý của NHNN đầy đủ, hợp lý, đồng bộ giúp công tác thẩm định được thực hiện thuận lợi” đạt 3,43; “Chính sách quản lý của NHNN chặt chẽ giúp hạn chế rủi ro khi thực hiện nghiệm vụ thẩm định” đạt 3,61 và “Chính sách pháp luật của nhà nước ổn định, nhất quan giúp công tác thẩm định đạt hiệu quả” chỉ được đánh giá ở mức thấp nhất với 3,29.

Trên thực tế, văn bản pháp lý của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực cho vay và thẩm định khá nhiều, nhưng lại mâu thuẫn, và thiếu nhiều nội dung quan trọng, thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi nhưng lại truyền tải đến ngân hàng chậm làm ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm bắt các văn bản pháp luật mới để hoạch định chính sách tín dụng cho phù hợp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Còn nhiều quy định chưa thống nhất giữa các văn bản, như: quy định về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đối với nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài; thủ tục thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường còn trùng


lặp với các thủ tục thẩm định dự án đầu tư, gây phiền hà cho doanh nghiệp nói

riêng và ảnh hưởng gián tiếp đến công tác thẩm định tín dụng ngân hàng.

Bảng 2.25: Đánh giá của cán bộ thẩm định tín dụng về “Môi trường pháp lý”


% ý kiến đánh giá Bình

TIÊU CHÍ


Các văn bản pháp lý của NHNN đầy

1 2 3 4 5

quân

đủ, hợp lý, đồng bộ giúp công tác thẩm định được thực hiện thuận lợi

Chính sách quản lý của NHNN chặt chẽ giúp hạn chế rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ thẩm định

Chính sách pháp luật của nhà nước ổn định, nhất quán giúp công tác thẩm định đạt hiệu quả

21,4 28,6 35,7 14,3 3,43


14,3 35,7 25,0 25,0 3,61


25,0 39,3 17,9 17,9 3,29


Nguồn: Kết quả điều tra (2018)

Đánh giá của cán bộ thẩm định tín dụng về “Công tác thẩm định cho

vay dự án đầu tư”

Nhìn chung thì đối tượng khảo sát vẫn đánh giá về công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư của ngân hàng Vietcombank – CN Huế trên mức trung bình (dưới mức đồng ý).

Theo đó, tiêu chí “Thông qua thẩm định hồ sơ vay vốn, ngân hàng đã có những biện pháp phù hợp để kiểm soát được rủi ro trong hoạt động cho vay” được đánh giá cao nhất với mức trung bình là 3,62; “Công tác thẩm định cho vay đã giúp ngân hàng xác định và đáp ứng phù hợp nhu cầu vay vốn của ngân hàng” với mức đánh giá trung bình đạt 3,54 và “Thông qua công tác thẩm định hồ sơ vay, ngân hàng đã áp dụng nhiều phương án trả nợ phù hợp với từng dự án” với giá trị trung bình đạt 3,71.


Bảng 2.26: Đánh giá của cán bộ thẩm định tín dụng về “Công tác thẩm định

cho vay dự án đầu tư”


% ý kiến đánh giá Bình

TIÊU CHÍ


Công tác thẩm định cho vay đã giúp

1 2 3 4 5

quân

ngân hàng xác định và đáp ứng phù hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng

Thông qua công tác thẩm định hồ sơ vay, Ngân hàng đã áp dụng nhiều phương án trả nợ phù hợp với từng dự án

Thông qua thẩm định hồ sơ vay vốn, Ngân hàng đã có những biện pháp phù hợp để kiểm soát được rủi ro trong hoạt động cho vay

67,9 10,7 21,4 3,54


60,7 7,1 32,1 3,71


50,0 35,7 14,3 3,62


Nguồn: Kết quả điều tra (2018)

2.7. Đánh giá chung về công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Vietcombank – CN Huế

2.7.1. Những kết quả đạt được

Ngân hàng Vietcombank – CN Huế đã không ngừng hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong những năm qua, với mục tiêu cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng cũng như tạo thuận lợi cho công việc tài trợ các dự án của ngân hàng ngày càng tốt hơn. Trong công tác thẩm định dự án đầu tư của mình, ngân hàng Vietcombank – CN Huế đã đạt được một số kết quả như sau:

Thứ nhất, về chất lượng báo cáo thẩm định.

Sau khi phân tích thẩm định dự án, cán bộ thẩm định đưa ra một báo cáo thẩm định, trong đó có kết luận, nhận xét về dự án của cán bộ. Đây là bản báo cáo mang tính chủ quan của cán bộ thẩm định, tuy nhiên chất lượng các báo cáo này ngày càng được nâng cao, khả năng phân tích, các kết quả đạt được trong báo cáo ngày càng đáng tin cậy.

Để có những ưu điểm trên, Vietcombank – CN Huế đã có một thời gian dài đúc rút kinh nghiệm và đưa ra phương pháp, nội dung thẩm định tốt nhất.


Tổng giám đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ra quyết định quy định về “Quy trình thẩm định dự án đầu tư” và được áp dụng trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Vietcombank Việt Nam. Sau đó sự ra đời của các tài liệu hướng dẫn quy trình thẩm định tài chính dự án đã phần nào hướng dẫn cán bộ Thẩm định cách thức, trình tự cụ thể. Quy trình thẩm định này được tiến hành theo một trình tự logic, đã đề cập được đầy đủ các nội dung của công tác thẩm định dự án, đặc biệt là trong thẩm định tài chính dự án các chỉ tiêu được đưa ra để thẩm định khá đầy đủ và chi tiết, đảm bảo cho việc thẩm định được chính xác và nhất là việc đánh giá khả năng hoàn vốn và thời gian trả nợ của khách hàng vay vốn. Quy định phối hợp giữa phòng tín dụng, phòng nguồn vốn và phòng thẩm định đã giúp ngân hàng phát hiện được những sai sót khách quan một cách dễ dàng hơn, đồng thời giúp ngân hàng có thể đưa ra kết quả đánh giá chính xác hơn về dự án, có được sự thống nhất trước khi lập tờ trình Ban lãnh đạo ngân hàng. Cách làm việc tập thể này cũng giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ, góp phần vào việc hoàn thiện công tác thẩm định dự án.

Việc trang bị các thiết bị máy móc hiện đại, các phương tiện làm việc thuận tiện cho các cán bộ thẩm định đã được Chi nhánh quan tâm một cách đầy đủ và thường xuyên hơn. Những công việc tính toán, soạn thảo, lưu trữ ngày càng được thực hiện chính xác, nhanh chóng và khoa học hơn, các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, điện thoại, máy fax, mạng nội bộ, mạng Internet… đã và đang được trang bị, hoàn thiện giúp cán bộ thẩm định thu thập thông tin, khai thác các nguồn thông tin bổ có hiệu quả và chính xác hơn, góp phần vào việc nâng cao chất lương thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng tại Vietcombank – CN Huế. Bên cạnh đó, Vietcombank – CN Huế cũng quan tâm và chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác thẩm định, giúp cho các cán bộ thẩm định có được trình độ chuyên môn ngày càng cao, đạo đức nghề nghiệp ngày càng vững vàng, có được những phẩm chất cần thiết của một cán bộ ngân hàng và đáp ứng được những yêu cầu của công việc đòi hỏi.


Thứ hai, về đội ngũ cán bộ thẩm định.

Đội ngũ cán bộ thẩm định có trình độ cao, năng động và sáng tạo là thế mạnh của Ngân hàng Vietcombank – CN Huế. Trong quy trình thẩm định, cán bộ thẩm định chịu trách nhiệm từ khâu nhận hồ sơ dự án, thẩm định và đưa ra các quyết định tín dụng. Điều đó đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có trình độ nghiệp vụ vững chắc, nắm chắc quy trình thẩm định tín dụng, hiểu biết sâu và rộng nhiều lĩnh vực và có độ nhạy cảm nhất định đối với các dự án đầu tư. Bên cạnh đó, trình độ quản lý điều hành của Ban lãnh đạo Ngân hàng cũng giúp ích rất nhiều trong việc phát huy thế mạnh này.

Thứ ba, về công tác thẩm định tài chính dự án.

Quy trình thẩm định tài chính dự án: Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng trong thời gian qua có những tiến bộ vượt bậc, không ngừng đổi mới và nâng cao tính rõ ràng các chức năng nhiệm vụ nhưng đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban. Quy trình thẩm định rõ ràng là cơ sở cho công tác thẩm định được diễn ra thuận lợi và dễ dàng. Quy trình này còn được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống và nhìn chung trong thời gian qua đã được cán bộ thẩm định tuân thủ nghiêm túc. Mặt khác quy trình thẩm định tài chính dự án được xây dựng dựa trên cơ sở sự phối hợp thống nhất để đưa ra quyết định. Đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và các bộ phận chức năng trong quá trình thẩm định, sự phối hợp này diễn ra khá hiệu quả, đã phát huy được tính độc lập của mỗi bộ phận đồng thời tạo ra mối quan hệ thống nhất, không chồng chéo lẫn nhau.

Về nội dung thẩm định: Các nội dung thẩm định tài chính dự án khá đầy đủ và khoa học, phản ánh đúng thực trạng tài chính dự án đầu tư giúp ngân hàng có cơ sở để quyết định tài trợ hay không dự án mà chủ đầu tư xin vay. Dựa trên thực tế, kết hợp các thông tin thị trường, các thông tin thu thập được do đó kết quả thẩm định tài chính là những con số khá chính xác, phản ánh đúng khả năng sinh lời, khả năng trả nợ của dự án, của chủ đầu tư. Các nội dung phân tích dựa trên quy trình biểu mẫu chung nhưng đồng thời áp dụng vào các dự án khác nhau thì cách phân tích khác nhau do đó nâng cao được tính chủ động của cán bộ thẩm định.


Về phương pháp thẩm định: Chi nhánh sử dụng các phương pháp chung về thẩm định tài chính dự án đầu tư, tuy nhiên dựa trên điều kiện cụ thể sử dụng linh hoạt các phương pháp đưa ra. Trong hầu hết các dự án, phân tích độ nhạy luôn được chú trọng giúp cho việc hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, đây là một ưu điểm mà không phải ngân hàng nào cũng làm được.

Về các tỷ số thẩm định tài chính: Việc xây dựng các tỷ số tài chính để thẩm định doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng Vietcombank – CN Huế là hoàn toàn hợp lý và khoa học. Vì đứng trên quan điểm ngân hàng, khi cho vay thì điều quan trọng nhất là khả năng hoàn trả nợ vay của doanh nghiệp. các tỷ số tài chính tập trung vào những vấn đề này sẽ giúp cho nhân viên thẩm định có góc nhìn toàn diện hơn khi đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp và giúp cho người ra quyết định có quyết định tín dụng chính xác.

2.7.2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác thẩm định

Thứ nhất, về phương pháp thẩm định.

Mặc dù ngân hàng Vietcombank – CN Huế đã thực hiện đối mới, cải tiến phương pháp thẩm định hằng năm. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp hiện đại đòi hỏi phải có những cán bộ thẩm định có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, cũng như việc áp dụng các phần mềm thẩm định vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất. Tuy đã thực hiện đồng bộ giữa nhiều phương pháp được nêu như trên nhưng các cán bộ thẩm định thường hay có thói quen chỉ chú trọng đến một số phương pháp chính như phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp thẩm định theo trình tự, so sánh các chỉ tiêu, sử dụng chỉ tiêu NPV, IRR để đánh giá trong khi đó có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả dự án đầu tư. Một số phương pháp sử dụng độ lệch chuẩn, nêu tình huống, điều chỉnh lãi suất chiết khấu, phương pháp dự báo vẫn chưa được khai thác, thực hiện hoặc có sử dụng cũng chỉ dừng lại ở mức độ phân tích định tính, nhận định chủ quan của cán bộ thẩm định.

Một vấn đề đáng quan tâm là hiện nay ngân hàng chỉ mới chú trọng thẩm định dự án đầu tư về mặt định lượng, chứ chưa thực hiện tốt công tác thẩm định


về mặt định tính của dự án. Một số nội dung của thẩm định dự án về mặt đính

tính mà ngân hàng còn thiếu sót, hạn chế như:

Chủ sở hữu chính: Họ là ai, người như thế nào mức độ uy tín ra làm sao, năng lực, tình hình tài chính, cộng sự là người như thế nào có khả năng xung đột lợi ích hay không.

Sản phẩm chính là cái gì: đầu tư cái gì, tại sao phải đầu tư vào sản phẩm này mà không đầu tư vào sản phẩm khác? Mức độ am hiểu của chủ đầu tư về ngành lĩnh vực đầu tư.

Thời điểm đầu tư: chủ đầu tư chọn thời điểm này vì sao? Tận dụng nguồn

vốn nhàn rổi, nguồn vốn vay rẻ, đón đầu hiệp định TPP ….

Địa điểm đầu tư có phù hợp: Các doanh nghiệp dệt Sợi đang chuyển hướng đầu tư vào khu vực miền Trung lý do: Nhân công rẻ và ổn định. Hạ tầng kỹ thuật đáp ứng đầy đủ cho ngành Dệt Sợi.

Thứ hai, về nội dung thẩm định.

Cán bộ thẩm định dự án trên thực tế chỉ quan tâm ở một số nội dung chính và cố gắng tập trung thẩm định tài chính của dự án còn những nội dung khác ít quan tâm, chủ yếu chỉ dựa vào những đánh giá sẵn có trong hồ sơ vay vốn của các doanh nghiệp. Điều này cũng do sự chi phối của nhiều yếu tố như khả năng, điều kiện thông tin, tính chất riêng của từng dự án…Nhiều nội dung chỉ dựa vào phân tích định tính, thiếu tính sát thực của dự án vay vốn.

Việc thẩm định doanh thu của dự án, thông thường cán bộ thẩm định chỉ phân tích sản phẩm có được chấp nhận trên thị trường hay không, và cho công suất tăng dần theo cảm tính hoặc thụ động theo kế hoạch của doanh nghiệp. Cán bộ thẩm định đơn thuần chỉ đặt giả thiết về giá bán sản phẩm theo mức giá hiện tại, chưa thực sự tiến hành phân tích dựa vào các yếu tố cung cầu trên thị trường. Việc xác định tổng chi phí và nhiều khoản mục chi phí đôi khi chỉ dựa vào định mức của chi phí do Doanh nghiệp đưa ra, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định của dự án, đồng thời sẽ tạo thêm nhiều khó khăn cho cả khách hàng và ngân hàng khi thị trường thay đổi theo hướng bất lợi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023