- Đánh giá tài sản bảo đảm:
Tên, mô tả tài sản: Nhà xưởng và máy móc thiết bị hình thành trong tương lai thuộc Dự án đầu tư dây chuyền kéo sợi 18.000 cọc sợi giai đoạn III.
Tổng giá trị tài sản thế chấp hình thành tương lai: 206.437.430.000 đồng Trong đó: + MMTB: 174.847.430.000 đồng
+ Nhà xưởng: 31.500.000.000 đồng
Giá trị tài sản thế chấp chính thức sẽ căn cứ vào giá trị tài sản bao gồm giá trị
thực tế của tài sản và giá trị phân bổ từ các chi phí khác tại Báo cáo quyết toán.
Những rủi ro về biến động tổng mức đầu tư, giá bán và giá nguyên vật liệu đầu vào đều được cán bộ thẩm định dự án tính toán chi tiết theo từng kịch bản độ nhạy nhất định. Chẳng hạn, về tổng mức đầu tư, các kịch bản được đưa ra là tổng mức đầu tư có thể tăng lên mốc 15%, giảm 5%, không thay đổi, tăng 5% hoặc tăng 10% so với phương án đầu tư ban đầu.
Bảng 2.16: Biến động của NPV, IRR và Thời gian trả nợ khi thay đổi tổng mức đầu tư
15% | -5% | 0% | 5% | 10% | |||
1 | NPV | Triệu đồng | 209.239 | 177.003 | 185.921 | 194.227 | 201.983 |
2 | IRR | % | 21,15% | 21,15% | 21,15% | 21,15% | 21,15% |
3 Thời gian năm | 5,70 | 5,70 | 5,70 | 5,70 | 5,70 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Bước Thẩm Định Dự Án Đầu Tư Tại Vietcombank – Cn Huế
- Doanh Số Cho Vay Các Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Vietcombank – Cn Huế Giai Đoạn 2015- 2017
- Giới Thiệu Thông Tin Về Dự Án Đầu Tư Dây Chuyền Kéo Sợi
- Đánh Giá Của Cán Bộ Thẩm Định Tín Dụng Về “Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ
- Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi Nhánh Huế
- Kiến Nghị Đối Với Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Việt Nam
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
Chỉ tiêu Đơn vị % Thay đổi tổng mức đầu tư
trả nợ
Nguồn: Ngân hàng Vietcombank – CN Huế (2017)
Về giá bán. Phương án được tính toán đặt ra các kịch bản giá bán sẽ giữ nguyên, tăng 3%, tăng 5%, giảm 3% và giảm 5% so với ban đầu.
Bảng 2.17: Biến động của NPV, IRR và Thời gian trả nợ khi thay đổi giá bán
-5% | -3% | 0% | 3% | 5% | |||
1 | NPV | Triệu đồng | 65.113 | 113.436 | 185.921 | 258.405 | 306.728 |
2 | IRR | % | 12,82% | 16,27% | 21,15% | 25,80% | 28,81% |
Chỉ tiêu Đơn vị % Thay đổi giá bán
3 Thời gian
trả nợ
năm 6,00 6,00 5,70 4,43 4,47
Nguồn: Ngân hàng Vietcombank – CN Huế (2017)
Về giá nguyên vật liệu đầu vào. Phương án được tính toán đặt ra các kịch bản giá nguyên vật liệu đầu vào sẽ giữ nguyên, tăng 3%, tăng 5%, giảm 3% và giảm 5% so với ban đầu.
Bảng 2.18: Biến động của NPV, IRR và Thời gian trả nợ khi thay đổi giá
nguyên vật liệu
-5% | -3% | 0% | 3% | 5% | |||
1 | NPV | Triệu đồng | 276.159 | 131.778 | 185.921 | 131.778 | 95.683 |
2 | IRR | % | 26,94% | 17,52% | 21,15% | 17,52% | 15,01% |
3 Thời gian năm | 5,00 | 7,86 | 5,70 | 7,86 | 6,00 |
Chỉ tiêu Đơn vị % Thay đổi giá nguyên vật liệu
trả nợ
Nguồn: Ngân hàng Vietcombank – CN Huế (2017)
2.5.2.5. Kết luận thẩm định dự án
Sau khi tiến hành các bước thẩm định dự án, cán bộ tín dụng đã đưa ra
các kết luận như sau:
- Đầu tư dự án là phù hợp với quy định tín dụng hiện hành.
- Phù hợp với chính sách tín dụng của Vietcombank/Chi nhánh.
- Chủ đầu tư đủ điều kiện năng lực pháp lý.
- Hồ sơ pháp lý của dự án chưa đầy đủ, cần hoàn thiện.
- Dự án khả thi và hiệu quả.
Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng lưu ý một số thuận lợi và khó khăn khi đầu tư dự án:
- Thuận lợi:
+ Ngành công nghiệp kéo sợi đang là một trong những ngành có rất nhiều tiềm năng phát triển. Thị trường tiêu thụ đang ngày càng phát triển sau một thời gian giảm do suy thoái kinh tế. Nhu cầu may mặc đang tăng cao, đẩy nhu cầu sợi dệt vải tăng trưởng mạnh.
+ Thị trường xuất khẩu đang khá nhộn nhịp và hứa hẹn mang lại nhiều tiềm năng. Với lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội khá cao nên trong những năm qua, ngành kéo sợi nói riêng và ngành dệt may nói chung đã có rất nhiều thuận lợi từ những chính sách của Nhà nước.
+ Sự dịch chuyển ngày càng nhiều về Việt Nam của ngành dệt may thế giới cũng như sự dịch chuyển về miền trung của ngành dệt may VN để có thể khai thác được lượng lao động dồi dào, chăm chỉ và chi phí không cao so với những nơi khác.
+ Với nền tảng được đầu tư khá bài bản từ dây chuyền công nghệ, trình độ nhân công và mạng lưới khách hàng tiêu thụ truyền thống và tiềm năng sẽ là những thuận lợi tích cực cho sự thành công của Dự án.
+ Với ưu thế của một doanh nghiệp xuất nhập khẩu với kim ngạch khá lớn, đầu tư Dự án sẽ tăng thị phần xuất nhập khẩu của Ngân hàng trên địa bàn, và sẽ góp phần cung cấp một nguồn ngoại tệ lớn cho Chi nhánh.
+ Công ty Cổ phần A với các cổ đông sáng lập và bộ máy lãnh đạo đều là những pháp nhân và cá nhân đã có bề dạy kinh nghiệm trong quản lý sản xuất và kinh doanh ngành sợi.
- Khó khăn
+ Nền kinh tế thế giới đang khủng hoảng do đó xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường thế giới còn gặp nhiều khó khăn.
+ Đối thủ cạnh tranh của Công ty ngày càng nhiều.
+ Quá trình nhập nguyên liệu còn gặp nhiều khó khăn như khoảng cách về địa lý, thời gian đặt hàng trong khi đó tỷ giá ngoại tệ có nhiều biến động và giá bông trên thị trường thay đổi liên tục do đó gây khó khăn cho Công ty trong việc nhập nguyên liệu.
+ Bông xơ đều là các vật liệu dễ cháy. Trong trường hợp cháy nổ xảy ra, các doanh nghiệp không chỉ đối mặt với thiệt hại về phần vật chất bị cháy mà còn có nguy cơ gián đoạn hoạt động sản xuất do máy móc hư hỏng.
Đề xuất cấp tín dụng đầu tư dự án
Căn cứ vào phân tích và đánh giá dự án, phòng khách hàng doanh nghiệp/đầu tư dự án đề xuất tóm lượt như sau (Phụ lục):
- Tổng giá trị cấp tín dụng: Tối đa 171 tỷ đồng, nhưng không vượt quá 80% tổng mức đầu tư (không VAT) của Dự án, trong trường hợp Tổng mức vốn cố định giảm thì số tiền cho vay giảm tương ứng.
- Mục đích cấp tín dụng: Thanh toán một phần các chi phí hợp lý, hợp lệ và hợp pháp liên quan đến thực hiện Dự án “Đầu tư dây chuyền kéo sợi 18.000 cọc sợi giai đoạn III” do Công ty Cổ phần A làm chủ đầu tư.
- Thời hạn cấp tín dụng: Tối đa 180 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên.
- Thời gian ân hạn: 24 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên
- Lãi suất VND: Lãi suất cho vay bằng lãi suất tiết kiệm 12 tháng trả lãi sau theo công bố của Ngân hàng + 2,1%/năm. Mức lãi suất này đang trình Ban Khách hàng doanh nghiệp phê duyệt. Lãi suất điều chỉnh: theo thông báo của Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN- CN Huế.
- Phương thức giải ngân: (i) Vốn tự có được giải ngân trước hoặc song song với vốn vay Ngân hàng theo tỷ lệ 20%/80%, đảm bảo số dư cấp tín dụng của Ngân hàng tại mọi thời điểm không vượt quá 80% vốn đầu tư cố định đã thực hiện của Dự án. Ngân hàng toàn quyền quản lý, giám sát việc giải ngân vốn tự có của dự án. (ii) Đối với phần vốn tự có đã bỏ ra để thanh toán các chi phí của Dự án, công ty phải cung cấp đầy đủ chứng từ chứng minh vốn tự có. (iii) Việc giải ngân vốn tự có của Dự án từ thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng phải được thực hiện qua tài khoản mở tại Ngân hàng.
2.6. Đánh giá của các cán bộ thẩm định tín dụng về các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Vietcombank – CN Huế
2.6.1. Đặc điểm mẫu khảo sát
Luận văn tiến hành điều tra khảo sát ý kiến các cán bộ thẩm định tín dụng tại ngân hàng Vietcombank – CN Huế. Với 28 phiếu khảo sát đảm bảo đủ chất lượng để tiến hành phân tích trong 29 phiếu khảo sát được phát ra. Đặc điểm mẫu khảo sát được phản ánh thông qua bảng sau:
Đặc điểm | Tần số | Tỷ lệ phần trăm (%) | |
Nam | 16 | 57,1 | |
Nữ | 12 | 42,9 | |
Từ 20 đến dưới 30 tuổi | 9 | 32,1 | |
Độ tuổi | Từ 30 đến dưới 40 tuổi | 12 | 42,9 |
Từ 40 đến dưới 50 tuổi | 7 | 25,0 | |
Dưới 1 năm | 1 | 3,6 | |
Số năm kinh nghiệm | Từ 1 đến dưới 3 năm Từ 3 đến dưới 5 năm | 15 5 | 53,6 17,9 |
Từ 5 đến dưới 10 năm | 7 | 25,0 | |
Đại học | 18 | 64,3 |
Bảng 2.19: Đặc điểm mẫu khảo sát
Giới tính
Bằng cấp cao nhất
Trên Đại học 10 35,7
Nguồn: Số liệu xử lý trên phần mềm SPSS (2018)
- Giới tính: Cán bộ thẩm định giới tính nam chiếm 16 người (57,1%), trong khi đó, cán bộ thẩm định nữ tham gia khảo sát chiếm 42,9% (12 người).
- Độ tuổi: Hầu hết cán bộ thẩm định tín dụng tham gia khảo sát có độ tuổi từ 30 đến dưới 40 tuổi vớ 42,95 (12 người), tiếp đến là 20 đến dưới 30 tuổi chiếm 32,1% (9 người), còn lại là những cán bộ thẩm định tín dụng nằm trong khoảng từ 40 đến dưới 50 tuổi với 25,0% (7 người).
- Số năm kinh nghiệm: tương ứng với độ tuổi, hầu hết cán bộ thẩm định tín dụng có số năm kinh nghiệm từ 1 đến duwói 3 năm với 53,6% (15 người); từ 5 đến 10 năm chiếm 25,0% (7 người), từ 3 đến dưới 5 năm là 17,9% (5 người), còn
lại là dưới 1 năm với 3,6% (1 người).
- Bằng cấp cao nhất: Các cán bộ thẩm định tín dụng tại ngân hàng Vietcombank - CN Huế đều có bằng Đại học (18 người, tương ứng 64,3%) và bằng Sau Đại học (10 người tương ứng 35,7%).
2.6.2. Đánh giá của cán bộ thẩm định tín dụng
Đánh giá của cán bộ thẩm định tín dụng về “Nội dung công tác thẩm định”
Dựa trên kết quả đánh giá của cán bộ thẩm định tín dụng về nội dung công tác thẩm định, có thể thấy, hồ sơ thủ tục, phương pháp thẩm định và trình tự tiến hành thẩm định đều được đánh giá chưa thật sự cao.
Bảng 2.20: Đánh giá của cán bộ thẩm định tín dụng về “Nội dung công tác
thẩm định”
% ý kiến đánh giá Bình
TIÊU CHÍ
Hồ sơ thủ tục đơn giản, đầy đủ giúp
1 2 3 4 5
quân
nhân viên thẩm định dự án nhanh chóng
Phương pháp thẩm định thống nhất, phù hợp giúp công tác thẩm định chính xác, an toàn
Trình tự tiến hành thẩm định hợp lý, khoa học giúp công tác thẩm định an toàn, hiệu quả
3,6 67,9 7,1 21,4 3,46
7,1 71,4 17,9 3,6 3,18
10,7 42,9 42,9 3,6 3,39
Nguồn: Kết quả điều tra (2018)
Cụ thể: “Hồ sơ thủ tục đơn giản, giúp đầy đủ nhân viên thẩm định dự án nhanh chóng” được đánh giá ở mức trung bình 3,46; “Phương pháp thẩm định thống nhất, phù hợp giúp công tác thẩm định chính xác, an toàn” được đánh giá ở mức trung bình 3,18 và “Trình tự tiến hành thẩm định hợp lý, khoa học giúp công tác thẩm định an toàn, hiệu quả” được đánh giá với giá trị trung bình đạt 3,39.
Điều này phản ánh quy trình, hồ sơ thủ tục và phương pháp thẩm định được
ngân hàng Vietcombank xây dựng và áp dụng vẫn còn một số hạn chế nhất định.
Đánh giá của cán bộ thẩm định tín dụng về “Cán bộ làm công tác thẩm định”
Trong khi đó, cán bộ làm công tác thẩm định cũng được đánh giá ở mức
trên trung bình. Theo đó, “Cán bộ thẩm định có trình độ chuyên môn cao, nhiều
kinh nghiệm thực hiện nghiệp vụ đạt hiệu quả” được đánh giá ở mức trung bình là 3,46; “Cán bộ thẩm định có đạo đức nghề nghiệp tốt giúp hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ” được đánh giá 3,39; “Cán bộ thẩm định có tính kỹ luật cao thực hiện nghiệp vụ nghiêm túc, chính xác, an toàn” được đánh giá ở mức trung bình 3,54. Bảng 2.21: Đánh giá của cán bộ thẩm định tín dụng về “Cán bộ làm công tác thẩm định”
% ý kiến đánh giá Bình
TIÊU CHÍ
Cán bộ thẩm định có trình độ chuyên
1 2 3 4 5
quân
môn cao, nhiều kinh nghiệm thực
hiện nghiệp vụ đạt hiệu quả
Cán bộ thẩm định có đạo đức nghề nghiệp tốt giúp hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ
Cán bộ thẩm định có tính kỹ luật cao thực hiện nghiệp vụ nghiêm túc, chính xác, an toàn
14,3 46,4 17,9 21,4 3,46
17,9 42,9 21,4 17,9 3,39
3,6 60,7 14,3 21,4 3,54
Nguồn: Kết quả điều tra (2018)
Như vậy, kết quả khảo sát phần nào thể hiện được đội ngũ cán bộ thẩm định tín dụng tại ngân hàng Vietcombank – CN Huế, mặc dù có thể đảm bảo chất lượng, trình độ, chuyên môn, tính kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp để thực hiện công tác thẩm định tín dụng những vẫn chưa được đánh giá cao. Đặc biệt, rủi ro đạo đức do mối quan hệ giữa nhân viên thẩm định và khách hàng là một vấn đề rất được quan tâm của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.
Đánh giá của cán bộ thẩm định tín dụng về “Chất lượng thông tin
phục vụ công tác thẩm định”
Khi đề cập đến chất lượng thông tin để phục vụ công tác thẩm định tín dụng. Thì cán bộ thẩm định tham gia khảo sát chỉ đánh giá cao tiêu chí “Thông tin được quản lý, bảo mật tốt giúp nhân viên thực hiện nghiệp vụ an toàn” với mức đánh giá trung bình đạt 3,82; Còn lại hai tiêu chí “Hệ thống thông tin đầy đủ giúp nhân viên ngân hàng thẩm định dự án đạt chất lượng” và “Nguồn thông
tin chính xác, kịp thời giúp hạn chế rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ” chỉ được đánh giá lần lượt là 3,11 và 3,14.
Bảng 2.22: Đánh giá của cán bộ thẩm định tín dụng về “Chất lượng thông tin
phục vụ công tác thẩm định”
% ý kiến đánh giá Bình
TIÊU CHÍ
Hệ thống thông tin đầy đủ giúp nhân
1 2 3 4 5
quân
viên NH thẩm định dự án đạt chất lượng
Nguồn thông tin chính xác, kịp thời giúp hạn chế rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ
Thông tin được quản lý, bảo mật tốt giúp nhân viên thực hiện nghiệp vụ an toàn
32,1 32,1 28,6 7,1 3,11
42,9 17,9 21,4 17,9 3,14
3,6 28,6 50,0 17,9 3,82
Nguồn: Kết quả điều tra (2018)
Trên thực tế, để các khoản cho vay an toàn và hiệu quả, thông tin phải được ngân hàng khai thác từ nhiều nguồn khác nhau như: hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, hồ sơ khách hàng, các cơ quan chức năng có liên quan (cơ quan thuế, trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước...), trực tiếp phỏng vấn khách hàng, cập nhật thông tin trên thị trường...nhằm phục vụ kịp thời cho các giai đoạn của qui trình tín dụng. Tuy nhiên, bộ phận thu thập, lưu trữ khai thác thông tin chưa phát triển đúng mức, thông tin hai chiều giữa các NHTM với nhau và với trung tâm thông tin tín dụng NHNN Việt Nam chưa thông suốt.
Đánh giá của cán bộ thẩm định tín dụng về “Cơ sở vật chất phục vụ
công tác thẩm định”
Tiếp đến, cán bộ thẩm định tín dụng cũng đánh giá trên mức trung bình đối với cơ sở vật chất phục vụ công tác thẩm định.