Bên cạnh việc sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy, Vietcombank – CN Huế cần áp dụng các phương pháp phân tích tình huống và phân tích mô phỏng để xác định rủi ro của dự án. Việc sử dụng các phương pháp này đòi hỏi khối lượng tính toán rất lớn nên nhất định phải có phần mềm chuyên dụng để xử lý. Các tình huống được đặt ra để phân tích cần hợp lý, tránh tình trạng đưa ra nhiều tình huống nhưng vẫn không đánh giá được rủi ro của dự án.
3.2.4. Hoàn thiện chất lượng nguồn thông tin
Thứ nhất, để biết được những thông tin tài chính cũng như những thông tin khác về doanh nghiệp vay vốn, cán bộ thẩm định của ngân hàng phải tiến hành những cuộc phỏng vấn trực tiếp một số người chủ chốt liên quan tới dự án và doanh nghiệp như giám đốc, kế toán trưởng, cán bộ lập dự án, ngoài những hồ sơ mà khách hàng cung cấp. Những cuộc phỏng vấn này nhằm mục đích chính là kiểm tra tư cách của những người đứng đầu doanh nghiệp, tìm hiểu khái quát nhất về năng lực trình độ của họ, ý tưởng sự hiểu biết...
Thứ hai, cán bộ thẩm định ngoài việc thu thập, kiểm tra thông tin từ chính doanh nghiệp vay vốn cung cấp cần phải khai thác triệt để những thông tin do trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước cung cấp. Trung tâm này là nơi lưu trữ các thông tin cần thiết, cơ bản của doanh nghiệp. Từ những nguồn thu thập, nó cho phép cán bộ thẩm định có thể đưa ra được những đánh giá chính xác về tình hình tài chính, lịch sử ra đời, tình hình quan hệ tín dụng và khả năng đảm bảo thanh toán của doanh nghiệp.
Thứ ba, những thông tin về thị trường đầu vào và đầu ra của của sản phẩm cán bộ thẩm định phải tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng. Cán bộ thẩm định cần phải thu thập thông tin, nghiên cứu về kênh phân phối sẵn có của doanh nghiệp và các kênh mới có thể đưa ra thị trường. Thông tin về thị trường là những thông tin hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đầu tư của dự án. Hơn nữa để có số liệu chính xác hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp cán bộ thẩm định có thể khai thác thông tin từ một cơ quan khác, đó là cơ quan thuế.
3.2.5. Nâng cao trình độ cán bộ thẩm định
Trước hết, Vietcombank – CN Huế phải thực hiện tuyển dụng, chọn lọc những cán bộ có đủ tiêu chuẩn, đạo đức, sức khoẻ, nhiệt tình với công việc, có ý thức và khả năng tiếp thu tốt những kiến thức nghiệp vụ chuyên môn ngày càng cao. Công việc của cán bộ thẩm định có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư hay không đầu tư, nên một quyết định sai lầm là do sự sai sót của cán bộ thẩm định, cùng với sự thiếu đi sâu đi sát của cán bộ lãnh đạo đều có thể gây ra hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, việc tiến hành tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng nói chung và cán bộ thẩm định nói riêng ở Vietcombank – CN Huế là việc làm rất quan trọng đối với công tác kinh doanh và cần phải được tiến hành khẩn trương.
Trên cơ sở tiêu chuẩn hoá cán bộ, ngân hàng nên có hướng đào tạo, đào tạo lại,tuyển chọn và sử dụng phù hợp với những yêu cầu cơ bản sau:
Có năng lực, trình độ chuyên môn để phân tích, tổng hợp các vấn đề được nêu trong hồ sơ dự án, nhận thức rõ ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài tới việc thực hiện dự án theo kế hoạch đã được xác định để xác định mức độ khả thi của dự án. Biết thu thập, xử lý các thông tin cần thiết phục vụ cho việc đánh giá, thẩm định. Nắm vững chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, của ngành, của địa phương có liên quan đến sản phẩm của dự án, đến dự án của doanh nghiệp.
Vietcombank – CN Huế nên tổ chức cho cán bộ thẩm định tham gia các khoá tập huấn, đào tạo để hoàn thiện hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ thẩm định có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Ngoài việc cho cán bộ thẩm định tham gia các lớp tập huấn do Trung ương tổ chức, Vietcombank – CN Huế có thể tự tổ chức các lớp nâng cao nghiệp vụ thẩm định, mời các chuyên gia, các giáo sư của các trường đại học về tham gia giảng bài, trao đổi để gắn hơn nữa lý thuyết với thực tế.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ việc phân tích thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Vietcombank – CN Huế và kết quả điều tra khảo sát, luận văn xin rút ra một số kết luận sau:
- Luận văn đã hệ thống hóa được những lý luận cơ bản về thẩm định dự án đầu tư tại các ngân hàng thương mại. Trong đó, nền tảng lý thuyết quan trọng nhất là nội dung thẩm định dự án, các chỉ tiêu và các nhân tố ảnh hướng đến công tác thẩm định dự án đầu tue của ngân hàng thương mại.
- Luận văn đã phân tích thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Vietcombank – CN Huế, cho thấy công tác này đã đạt được những kết quả: Chất lượng báo cáo thẩm định ngày càng được nâng cao; Đội ngũ cán bộ thẩm định có chất lượng đảm bảo và Công tác thẩm định tài chính dự án đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học, khách quan và dễ thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác thẩm định tài chính ngân hàng Vietcombank – CN Huế vẫn còn bộc lộ một số nhược điểm ở một số nội dung như: Phương pháp thẩm định; Nội dung thẩm định; Nguồn thông tin phục vụ công tác thẩm định; Công tác tái thẩm định dự án sau khi Ngân hàng tiến hành giải ngân vốn cho doanh nghiệp.
- Để hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Vietcombank – CN Huế, luận văn đã đưa ra các nhóm giải pháp khả thi như: Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư; Hoàn thiện phương pháp thẩm định dự án đầu tư; Hoàn thiện nội dung thẩm định dự án đầu tư; Hoàn hiện chất lượng nguồn thông tin và Nâng cao trình độ cán bộ thẩm định.
2. Kiến nghị
2.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHNN Việt Nam cần xây dựng các văn bản để hệ thống hoá một cách đầy đủ về hoạt động thẩm định tài chính dự án sao cho phù hợp với tình hình thực tế của nước ta hiện nay. NHNN Việt nam có thể ban hành một “cẩm nang” chung về quy trình, nội dung, phương pháp thẩm định... Tổ chức các lớp đào tạo, các
buổi hội thảo, hội nghị, định kỳ có tổng hợp, đúc kết kinh nghiệm cho cán bộ
ngành trong toàn hệ thống để làm bài học trong lĩnh vực đầu tư.
Đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ của trung tâm thông tin tín dụng (CIC), làm cho trung tâm thực sự trở thành nguồn cung cấp thông tin nhanh chóng, hữu hiệu và toàn diện cho các NHTM trong quá trình hoạt động.
Tăng cường vai trò quản lý của NHNN đối với các NHTM theo hướng chặt chẽ, hiệu quả mà không bó buộc, bằng việc áp dụng các công cụ mang tính thị trường hơn như công cụ thị trường mở...
2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Từ những chính sách của chính phủ, NHNN Việt Nam, Ngân hàng Vietcombank Việt Nam cần xây dựng một hệ thống, quy trình cụ thể, chi tiết và cập nhật hơn đối với những phương pháp thẩm định tiên tiến trên thế giới. Có kế hoạch hướng dẫn toàn bộ các cán bộ tại chi nhánh trong khu vực các tỉnh, thành phố, các lĩnh vực. Cần tích cực tổ chức các hội nghị tổng kết kinh nghiệm thẩm định, các hội thi cán bộ thẩm định giỏi nhằm tăng cường sự hiểu biết và phối hợp giữa các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc
Xây dựng phương án nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định dự án đầu tư. Có kế hoạch tuyển dụng, bố trí nhân sự hợp lý.
Ngân hàng Vietcombank Việt Nam cần linh động hơn nữa trong việc trao
quyền quyết định đầu tư dự án cho các Chi nhánh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Chính Phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 về Quản lý đầu tư xây dựng công trình, Hà Nội.
[2]. Chính Phủ (1999), Nghị định số 52/1999/NĐ-CP về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, Hà Nội.
[3]. Học viện Ngân Hàng (2012), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
[4]. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Tài Chính.
[5]. Nguyễn Văn Lâm (2007), Nhân tố ảnh hưởng chất lượng thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thương mại, Tạp chi Công nghệ Ngân hàng, số 16.
[6]. Lê Minh (2014), Thẩm định dự án trong ngân hàng thương mại: kinh nghiệm
từ Techcombank, Tạp chí Tài chính số 3.
[7]. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Huế (2015), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng năm 2015, Thừa Thiên Huế.
[8]. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Huế (2016), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng năm 2016, Thừa Thiên Huế.
[9]. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Huế (2017), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng năm 2017, Thừa Thiên Huế.
[10]. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Huế (2017), Quy trình thẩm định dự án đầu tư, Thừa Thiên Huế.
[11]. Nguyễn Bạch Nguyệt (2014), Lập và phân tích dự án đầu tư, NXB Kinh tế Quốc dân.
[12]. Quốc Hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội. [13]. Quốc Hội (2014), Luật đầu tư số 67/2014/QH13, Hà Nội.
[14]. Nguyễn Ngọc Thị Bích Vượng (2014), Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay ngân hàng thương mại, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 19.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT
…..……….⁂⁂⁂……………
Kính chào quý Anh/chị!
Tôi là học viên Cao học thuộc trường Đại học Kinh Tế Huế. Hiện nay, tôi đang thực hiện nghiên cứu nhằm mục tiêu hoàn thiện Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế. Kính mong quý Anh/Chị dành chút thời gian thực hiện phiếu khảo sát.
Tôi xin cam đoan những thông tin của quý Anh/Chị chỉ sẽ được giữ bí mật và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
Xin chân thành cám ơn quý Anh/Chị!
PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG
1. Giới tính
Nam Nữ
2. Độ tuổi
Từ 22 đến dưới 30 tuổi Từ 40 đến dưới 50 tuổi
Từ 30 đến dưới 40 tuổi Trên 50 tuổi
3. Bằng cấp cao nhất
Trung cấp Đại học
Cao đẳng Trên Đại học
4. Số năm kinh nghiệm của Anh/Chị tại vị trí đang đảm nhận hiện tại?
Dưới 1 năm Từ 5 đến dưới 10 năm
Từ 1 đến dưới 3 năm Từ 10 đến dưới 15 năm
Từ 3 đến dưới 5 năm Từ trên 15 năm
5. Những khó khăn, vướng mắc trong công tác thẩm định dự án đầu tư tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế
Hồ sơ thủ tục thẩm định dự án đầu tư còn rườm rà, phức tạp.
Nội dung thẩm định dự án đầu tư chưa thật sự đầy đủ.
Phương pháp thẩm định dự án đầu tư còn hạn chế
Cán bộ thẩm định dự án đầu tư còn thiếu sót về trình độ, chuyên môn.
Hệ thống thông tin phục vụ công tác thẩm định dự án đầu tư chưa hoàn thiện.
Rủi ro đạo đức trong công tác thẩm định dự án đầu tư
Hệ thống pháp luật liên quan của các cơ quan quản lý nhà nước chưa thật sự chặt
chẽ.
PHẦN II: VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ.
(Xin Anh/Chị cho điểm đối với những phát biểu sau về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế bằng cách đánh dấu (X) vào phương án mà Anh/Chị đồng ý nhất)
(1 ứng với hoàn toàn không đồng ý và 5 ứng với hoàn toàn đồng ý)
TIÊU CHÍ | THANG ĐIỂM | |||||
I | Nội dung công tác thẩm định | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1 | Hồ sơ thủ tục đơn giản, đầy đủ giúp nhân viên thẩm định dự án nhanh chóng | |||||
2 | Phương pháp thẩm định thống nhất, phù hợp giúp công tác thẩm định chính xác, an toàn | |||||
3 | Trình tự tiến hành thẩm định hợp lý, khoa học giúp công tác thẩm định an toàn, hiệu quả | |||||
II | Cán bộ làm công tác thẩm định | |||||
4 | Cán bộ thẩm định có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm thực hiện nghiệp vụ đạt hiệu quả | |||||
5 | Cán bộ thẩm định có đạo đức nghề nghiệp tốt giúp hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ | |||||
6 | Cán bộ thẩm định có tính kỹ luật cao thực hiện nghiệp vụ nghiêm túc, chính xác, an toàn | |||||
III | Chất lượng thông tin phục vụ công tác thẩm định | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
7 | Hệ thống thông tin đầy đủ giúp nhân viên NH thẩm định dự án đạt chất lượng | |||||
8 | Nguồn thông tin chính xác, kịp thời giúp hạn chế rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ | |||||
9 | Thông tin được quản lý, bảo mật tốt giúp nhân viên thực hiện nghiệp vụ an toàn | |||||
IV | Cơ sở vật chất phục vụ công tác thẩm định | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
10 | Cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ giúp nhân viên thực hiện nghiệp vụ đạt hiệu quả | |||||
11 | Ứng dụng phần mềm chuyên dụng trong thẩm định giúp nhân viên thực hiện nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác | |||||
12 | Ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp hạn chế sai số trong |
Có thể bạn quan tâm!
- Biến Động Của Npv, Irr Và Thời Gian Trả Nợ Khi Thay Đổi Tổng Mức Đầu Tư
- Đánh Giá Của Cán Bộ Thẩm Định Tín Dụng Về “Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ
- Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi Nhánh Huế
- Chi Tiết Tổng Mức Đầu Tư Của Dự Án
- Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế - 15
- Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế - 16
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
công tác thẩm định | ||||||
V | Tổ chức công tác thẩm định | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
13 | Việc sắp xếp cán bộ thẩm định hợp lý giúp công tác thẩm định đạt chất lượng | |||||
14 | Tổ chức thực hiện nghiệp vụ thẩm định chặt chẽ, khoa học giúp công tác thẩm định đạt hiệu quả | |||||
15 | Việc giám sát, quản lý từ bộ phận điều hành được thực hiện tốt giúp hạn chế rủi ro trong công tác thẩm định | |||||
VI | Môi trường pháp lý | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
16 | Các văn bản pháp lý của NHNN đầy đủ, hợp lý, đồng bộ giúp công tác thẩm định được thực hiện thuận lợi | |||||
17 | Chính sách quản lý của NHNN chặt chẽ giúp hạn chế rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ thẩm định | |||||
18 | Chính sách pháp luật của nhà nước ổn định, nhất quán giúp công tác thẩm định đạt hiệu quả | |||||
VII | Công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
19 | Công tác thẩm định cho vay đã giúp ngân hàng xác định và đáp ứng phù hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng | |||||
20 | Thông qua công tác thẩm định hồ sơ vay, Ngân hàng đã áp dụng nhiều phương án trả nợ phù hợp với từng dự án | |||||
21 | Thông qua thẩm định hồ sơ vay vốn, Ngân hàng đã có những biện pháp phù hợp để kiểm soát được rủi ro trong hoạt động cho vay |
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ ANH/CHỊ