Giới Thiệu Thông Tin Về Dự Án Đầu Tư Dây Chuyền Kéo Sợi


2.5.1.2. Dự án

Dự án đầu tư dây chuyền kéo dợi 18.000 cọc sợi giai đoạn III của một công

ty cổ phần A trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với những thông tin như sau:

Bảng 2.11: Giới thiệu thông tin về dự án đầu tư dây chuyền kéo sợi


Tên dự án Đầu tư dây chuyền kéo sợi 18.000 cọc sợi giai đoạn III

Địa điểm đẩu tư Nhà máy của Công ty CP A

Sản phẩm chính của Dự án Sợi CVCM, CoCm, CoCd với chi số bình quân Ne 30.

Công ty đầu tư dây chuyền kéo sợi 18.000 cọc sợi trên phần đất trống thuộc khuôn viên của Công ty tại KCN

Mục tiêu/Quy mô Dự án

nhằm nâng cao năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh bằng việc mở rộng sản xuất thêm các mặt hàng chủ yếu như sơi CVCM, CoCd, CoCm. Sản lượng sản xuất của nhà máy mới ước tính đạt 4.200 tấn sợi/năm.

Tổng mức đầu tư 214.496.055.000 đồng

- Vốn tự có tham gia 43.496.055.000 đồng, chiếm tỷ lệ 20% Vốn đầu tư

- Vốn vay dự kiến 171.000.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 80% Vốn đầu tư

- Vốn huy động từ nguồn

khác

0 đồng, chiếm tỷ lệ 0% Vốn đầu tư

Nguồn trả nợ Từ nguồn khấu hao và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất

kinh doanh.

Nguồn: Ngân hàng Vietcombank – CN Huế (2017)

2.5.2. Nội dung thẩm định

2.5.2.1. Thẩm định thủ tục vay vốn, hồ sơ pháp lý của dự án và xác định mô hình dự án đầu tư

Hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng

Hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng chưa đầy đủ. Công ty sẽ bổ sung các văn bản liên quan đến phê duyệt dự án phù hợp với Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của khách hàng, Quy chế tài chính của khách hàng.

Hồ sơ pháp lý dự án

Hồ sơ pháp lý của Dự án chưa đầy đủ. Công ty sẽ bổ sung các văn bản liên quan đến Dự án trong thời gian triển khai dự án, một số hồ sơ cần bổ sung như sau:

- Biên bản họp HĐQT v/v đầu tư Dự án


- Biên bản góp vốn bổ sung của các cổ đông về phần vốn tự có tham gia vào Dự án; Giấy chứng nhận phòng chống chưa cháy; Hợp đồng thuê đất; Giấy phép xây dựng; Một số hồ sơ theo quy định khác của Pháp luật.

Các yếu tố đầu vào

- Quy trình công nghệ, thiết bị sản xuất

Dự án sẽ bao gồm các thiết bị như dây cung bông, xơ, máy chải thô, máy loại xơ lạ, máy ghép, máy thô, máy con, máy đánh ống. Các thiết bị này sẽ được nhập khẩu từ các đối tác đã từng quan hệ với Công ty ở Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu. Bên cạnh đó, Dự án cũng sẽ đầu tư một số thiết bị phụ trợ như hệ thống điều không thông gió, hệ thống điện, nước, khí nén, thông tin và phòng chống chữa cháy.


Biểu đồ 2 3 Quy trình công nghệ sản xuất sợi CoCm và sợi CVCm công nghệ kéo 1

Biểu đồ 2.3: Quy trình công nghệ sản xuất sợi CoCm và sợi CVCm (công nghệ kéo sợi nồi cọc)

Nguồn: Ngân hàng Vietcombank – CN Huế (2017)


Nguyên vật liệu đầu vào

Nguồn nguyên liệu chính của công ty là bông, xơ. Bông, xơ được nhập khẩu trực tiếp từ Tây Phi, Ai Cập, Mỹ, Đài Loan. Các nguyên liệu phụ như ống côn, dầu mỡ, thùng carton, bao bì, phụ tùng thay thế..được mua tại các Công ty sản xuất trong nước. Lượng cung của nguyên liệu khá nhiều.

Phụ tùng thay thế đa phần phải nhập khẩu trực tiếp hoặc mua lại từ các nhà phân phối trong nước, các phụ tùng phải thay thường xuyên như ổ bi, biến thế, dây cung bông..

- Nguồn cung cấp điện, nước, nhiên liệu

Nguồn điện được sử dụng trong hệ thống điện tại Khu công nghiệp do Công ty điện lực Hương Thuỷ - Thừa Thiên Huế quản lý và cung cấp. Nguồn điện là mạng lưới điện quốc gia luôn được ổn định.

Nguồn cung cấp nước sinh hoạt là Công ty Cấp thoát nước Nước Phú Bài.

Nước thải: nối sử dụng chung vào hệ thống nước hoàn thiện sẵn có của công

ty Hạ tầng – Khu công nghiệp Phú Bài.

- Nguồn cung cấp lao động

Công ty CP A có tổng số CBCNV là: 196 người. Những người lãnh đạo công ty đã có bề dày kinh nghiệm trong quản lý sản xuất kinh doanh ngành sợi.

Thị trường đầu ra

Thị trường tiêu thụ sợi của Việt Nam còn có thể mở rộng nhờ xu hướng dịch chuyển đầu tư trong ngành sợi (dịch chuyển sang các nước đang phát triển, có chi phí thuê đất và nhân công rẻ). Tuy nhiên, đây cũng là thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong tương lai.

Trung Quốc là nước có năng lực sản xuất sợi lớn nhất thế giới hiện nay (60 triệu cọc sợi). Đứng sau là Ấn Độ (50 triệu cọc sợi) và Pakistan (10 triệu cọc sợi). Mặc dù có năng lực sản xuất sợi lớn song Trung Quốc chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước nên vẫn nhập khẩu sợi.

Nguồn cung thiếu hụt dẫn tới gia tăng đầu tư tại một số nước đang phát triển,

có lợi thế về lao động và chi phí đất thuê rẻ, lân cận Trung Quốc tại Đông Nam Á.


Trong đó Việt Nam là điểm đến số một. Hiện tại, năng lực sản xuất sợi của Việt Nam hiện chỉ vào khoảng 1% năng lực sản xuất/ nhu cầu tiêu thụ của toàn thế giới. Do đó thị trường còn rất rộng lớn cho các DN Việt Nam.

Theo ước tính của Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, tính tới hết năm 2012, Việt Nam hiện có hơn 100 nhà máy kéo sợi có quy mô đạt 5 triệu cọc sợi với năng lực thiết bị đạt gần 700.000 tấn/năm. Trong 8 tháng năm 2013, năng lực sản xuất ngành sợi tiếp tục gia tăng nhờ hàng loạt nhà máy mới đầu tư đi vào hoạt động như: Texhong Ngân Long gđ 1 (quy mô 170.000 cọc sợi, sản lượng 46.000 tấn/năm), Kyungbang (quy mô 26.000 cọc sợi, sản lượng 6.600 tấn/năm), Vinatex Hồng Lĩnh (quy mô 30.000 cọc sợi, sản lượng 4.000 tấn/năm), Phú Bài 2 (quy mô 15.000 cọc sợi, sản lượng 2.000 tấn/năm), Phú An (quy mô 12.000 cọc sợi, sản lượng 1.600 tấn/năm). Ngoài ra, trong thời gian tới, hàng loạt dự án sẽ tiếp tục được triển khai như Texhong Ngân Long gđ 2 (quy mô 200.000 cọc sợi), Pvtex Nam Định (quy mô

60.000 cọc sợi), Pvtex Phú Bài 3 (quy mô 10.000 cọc sợi), Đông Phú (15.000 cọc

sợi), Phú Hưng (21.600 cọc sợi)…

Nguồn cung của thị trường hiện tại và tương lai

Top các nước nhập khẩu trên thế giới: Tính tới năm 2011, Trung Quốc là nước có năng lực sản xuất sợi lớn nhất thế giới (60 triệu cọc sợi). Đứng sau là Ấn Độ (50 triệu cọc sợi) và Pakistan (10 triệu cọc sợi). Mặc dù có năng lực sản xuất lớn song Trung Quốc chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Ngoài ra, do một số nguyên nhân như: (1) thay đổi chính sách phát triển kinh tế: ưu tiên tài nguyên đất để phát triển cây lương thực và hạ tầng cho các ngành công nghệ cao có giá trị thặng dư lớn như thông tin và sinh học, (2) thu nhập lao động có xưu hướng gia tăng đã khiến nhiều DN tại Trung Quốc gặp khó khăn (quy mô ngành sợi tại Trung Quốc 02 năm 2010, 2011 giảm 10 triệu cọc sợi), tạo ra xu thế chuyển dịch đầu tư, đưa nhà máy sản xuất ra nước ngoài. Điều này dẫn tới nhu cầu nhập sợi của trung Quốc là rất lớn.

Theo thống kê của Liên Hợp Quốc (UN) và Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc là 03 nước nhập khẩu sợi lớn nhất thế giới.


Ở chiều ngược lại, việc đưa nhà máy ra nước ngoài cũng tạo thuận lợi cho các DN Trung Quốc mở rộng thị trường xuất khẩu. Trung Quốc cũng đồng thời là nước xuất khẩu sợi lớn nhất thế giới bên cạnh Ấn Độ và Hoa Kỳ.

Sản lượng sợi sản xuất tại Việt Nam: Quy mô sản xuất liên tục được mở rộng. Năm 2012, sản lượng sợi sản xuất tại Việt Nam là 1.017 ngàn tấn, tăng 8% so với năm 2011. Trong đó, sản lượng sợi xuất khẩu đạt trên dưới 500.000 tấn, bằng 50% sản lượng sản xuất.

So sánh cung cầu và dự báo triển vọng

Nguồn cung thiếu hụt tại Trung Quốc và xu thế dịch chuyển đầu tư dẫn tới gia tăng đầu tư tại các nước đang phát triển, nơi có lợi thế và lao động và tài nguyên đất đai, đặc biệt là các khu vực lân cận Trung Quốc như Đông Nam Á.

Hiện tại, năng lực sản xuất sợi của Việt Nam chỉ đáp ứng khoảng 1% năng

lực sản xuất/nhu cầu tiêu thụ của thế giới. Tiềm năng thị trường còn rất lớn.

Ngoài ra, các nước tham gia Hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP, sợi sản xuất tại các nước đó được tính là xuất xứ TPP sẽ được miễn các loại thuế xuất khẩu khi giao dịch nội khối. Do đó, các nước ngoài TPP có xu hướng đầu tư dự án vào các nước khu vực TPP nhằm hưởng thuế suất ưu đãi.

Các vấn đề về ô nhiễm môi trường, an ninh, phòng cháy chữa cháy

- Bụi bông: Sử dụng hệ thống lọc bụi và điều không thông gió một cách có hiệu quả. Dây chuyền được trang bị các hệ thống lọc bụi tập trung vào khu trung tâm hút bụi. Ngoài ra còn trang bị các hệ thống lọc bụi trên xà nhà tập trung vào các túi lọc, công nhân làm vệ sinh đi theo ca sẽ thu dọn tập trung vào nơi quy định.

- Nước thải: là từ nước sử dụng cho sinh hoạt bình thường và cho thoát ra hệ thống nước thải hiện có của Khu công nghiệp Phú Bài.

- Các biện pháp phòng cháy chữa cháy: Rủi ro về cháy là rủi ro lớn nhất đối với các dự án công nghiệp đặc biệt là đối với ngành sợi. Nguyên phụ liệu và thành phẩm bông, xơ, sợi là những vật liệu bắt cháy rất nhanh. Do đó, toàn thể CBCNV đã được học các nguyên tắc về phòng chống cháy nổ và các kỹ thuật về chữa cháy. Công ty sẽ trang bị thiết bị phòng chống cháy đạt tiêu chuẩn.


2.5.2.2. Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư của dự án

Tổng mức đầu tư của dự án (chi tiết tại Phụ lục)

Bảng 2.12: Tổng mức đầu tư của dự án


(USD)

(Nghìn đồng)

A

THIẾT BỊ

7.042.108

174.847.430

I

Thiết bị công nghệ

6.735.048

151.538.580

II

Thiết bị vật tư công nghệ

294.080

6.616.800

III

Thiết bị phụ trợ, phương tiện vận chuyển

12.980

14.692.050

IV

Chi phí vận chuyển, lắp đặt thiết bị


2.000.000

B

CHI PHÍ XÂY DỰNG


31.500.000

C

KTCB KHÁC


500.000

D

LÃI VAY XDCB


7.648.625


Tổng cộng


214.496.055

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

TT KHOẢN MỤC CHI PHÍ Thành tiền

Thành tiền


Nguồn: Ngân hàng Vietcombank – CN Huế (2017)

- So sánh suất đầu tư với các Dự án khác

Nhà máy sợi 18.000 cọc sợi giai đoạn III

Nhà máy sợi 15.000

cọc sợi giai đoạn II

Nhà máy sợi 16.800

cọc sợi của CTCP

của CTCP A

của CTCP B

C

TMĐT (tỷ 214,5

166,2

260,3

Suất đầu

tư/cọc sợi 11,9

(triệu đồng)


11,1


15,5

Thời gian Quý III/2016

Quý III/2016

Quý IV/2016

Bảng 2.13: So sánh suất đầu tư các dự án khác


đồng)


khởi công

Nguồn: Ngân hàng Vietcombank – CN Huế (2017)

So với hai dự án đã được Ngân hàng đầu tư và đang xây dựng của CTCP B và CTCP C thì Dự án nhà máy sợi 18.000 cọc sợi giai đoạn III của CTCP A có suất đầu tư ở mức tương đối. Riêng dự án của CTCP C, suất đầu tư cao vì phải phát sinh chi phí thuê đất tại KCN khác.

Cơ cấu vốn đầu tư cho dự án

Theo cán bộ KHDN thẩm định, chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng sẽ lớn hơn theo quan điểm của Chủ đầu tư vì vậy tổng mức đầu tư sẽ tăng lên một ít và sẽ được tài trợ bằng nguồn vốn tự có của Chủ đầu tư.


Bảng 2.14: Cơ cấu vốn đầu tư của dự án


chủ đầu tư

thẩm định


(1)

(2)

(3)

(4=3/2)

- Vốn tự có (đồng)

41.834.450.000

43.496.055.000

104

- Vốn vay (đồng)

171.000.000.000

171.000.000.000

100

Nguồn vốn Theo luận chứng của

Theo CB KH


Tỷ lệ %


Tổng nguồn vốn (đồng)

212.834.450.000 214.496.055.000 101

Nguồn: Ngân hàng Vietcombank – CN Huế (2017)

Đánh giá khả năng thu xếp nguồn vốn:

Nguồn vốn tự có của dự án: Nguồn vốn tự có tham gia dự án này sẽ lấy từ nguồn lợi nhuận sau thuế năm 2015 chưa phân phối, lợi nhuận giữ lại của quý I + quý II/2016 và phần vốn góp bổ sung của các cổ đông (dự kiến sẽ bổ sung vốn góp từ các cổ đông là cán bộ công nhân viên Công ty).

Với tình hình tài chính của Công ty trong năm 2015 và uy tín của Ban lãnh đạo Công ty, khả năng thu xếp nguồn vốn tự có là hoàn toàn đảm bảo.

2.5.2.3. Thẩm định dòng tiền của dự án và tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu

quả về mặt tài chính của dự án đầu tư

Dự án khá tách biệt về cơ sở, thiết bị, con người, sản phẩm vì vậy hiệu quả tài chính của Dự án sẽ được tính tách biệt so với Nhà máy hiện tại vì vậy dự án được tính trên cơ sở: (1) Tốc độ tăng giá bán = Tốc độ tăng chi phí lương = 3%; (2) Chi phí nguyên liệu chính = 63% Doanh thu; (3) Chi phí vật liệu phụ = 2% Doanh thu; (4) Chi phí điện, nước = 7,2% Doanh thu; (5) Chi phí bán hàng + chi phí quản lý + chi phí lưu thông = 4,3% Doanh thu; (6) Phế liệu thu hồi = - 2% Doanh thu; (7) Thuế TNDN là 28%.

Bảng 2.15: Hiệu quả tài chính của Dự án


Chỉ tiêu Đơn vị tính Nội dung

NPV

Triệu đồng

185.921

IRR

%

21,15

Thời gian hoàn vốn dự án

Năm

15

Thời gian hoàn vốn vay

Năm

15

Thời gian cho vay

Năm

15

Nguồn: Ngân hàng Vietcombank – CN Huế (2017)


2.5.2.4. Thẩm định rủi ro dự án

Rủi ro biến động giá nguyên liệu

90% nguyên liệu (bông, xơ) phải nhập khẩu, do đó không chủ động về nguồn

nguyên liệu.

Trong các loại nguyên liệu dùng để sản xuất sợi chủ yếu tại VN (bông, xơ PE và xơ Visco), rủi ro biến động giá là lớn nhất đối với bông, sau đó đến PE và cuối cùng là Visco, theo đó, tỷ suất lợi nhuận tương ứng cao nhất ở mặt hàng sợi cotton, tiếp đó là PE và Visco. Mức độ rủi ro biến động giá bông lớn hơn các loại xơ còn do thời gian vận chuyển bông (chủ yếu từ Tây Phi, Mỹ, Ấn Độ) thường là 2 tháng, kéo dài hơn nhiều so với xơ (chủ yếu nhập từ Trung quốc, Đài Loan).

DN sản xuất sợi cần có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm kinh doanh và kế hoạch dự trữ hàng tồn kho hợp lý để đối phó với các biến động giá.

Rủi ro tỷ giá

Bên cạnh đó, do phải nhập khẩu nguyên liệu nên các DN trong ngành sẽ đối

mặt với rủi ro tỷ giá ở mức độ cao nếu không có doanh thu xuất khẩu.

DN có xuất khẩu sẽ chủ động nhiều hơn trong cân đối ngoại tệ.

Rủi ro cháy nổ & gián đoạn hoạt động

Bông, xơ, sợi, vải dệt đều là các vật liệu dễ cháy. Trong trường hợp cháy nổ xảy ra, các DN không chỉ đối mặt với thiệt hại về phần vật chất bị cháy mà còn có nguy cơ gián đoạn sản xuất do máy móc hư hỏng hoặc nguyên liệu về kho chậm (1- 2 tháng sau khi ký hợp đồng nhập khẩu).

DN cần mua bảo hiểm cháy nổ hàng tồn kho (tối thiểu).

Rủi ro nguồn lao động:

- Hiện nay, hàng Dệt may Việt Nam đang chủ yếu dựa vào lợi thế nhân công giá rẻ. Tuy nhiên theo xu hướng phát triển chung, mức thu nhập của người Việt Nam được nâng lên thì lợi thế so sánh này có thể sẽ không còn trong dài hạn, đặc biệt với xu hướng ngày càng sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến và lao động có tay nghề cao.

Từ đó, ngân hàng đưa ra các biện pháp nhằm bảo đảm tín dụng đối với sự án này như sau: Thế chấp toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay và vốn tự có của DA

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí