Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Quản Lý Nhà Nước

* Số liệu sơ cấp:

Được thu thập từ điều tra, phỏng vấn CBCC Sở Du lịch và một số doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bằng bảng hỏi. Tiến hành điều tra khảo sát 20 cán bộ công chức và 130 lãnh đạo, nhà quản lý các doanh nghiệp (chọn ngẫu nhiên mỗi đơn vị từ 1-2 người được điều tra, sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá, thỏa mãn điều kiện tối thiểu cần 26 x 5 = 130 đối tượng khảo sát).

- Phương pháp chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp, nội dung điều tra chủ yếu tập trung:

+ Phần 1: Thông tin đối tượng được tiến hành điều tra;

+ Phần 2: Nội dung đánh giá về công tác quản lý nhà nước về du lịch trong thời gian vừa qua;

4.2. Phương pháp phân tích

- Phương pháp so sánh:

Luận văn sử dụng phương pháp so sánh nhằm so sánh về chỉ tiêu, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh qua các năm; để có cái nhìn về nguyên nhân tác động đến các chỉ tiêu nhằm tìm ra nguyên nhân tác động đến sự phát triển của ngành du lịch.

+ So sánh định lượng: So sánh dữ liệu thống kê hoạt động du lịch qua các năm. Từ đó thấy được sự khác biệt trước và sau khi thực hiện các giải pháp quản lý để có những định hướng cho những năm tiếp theo.

+ So sánh định tính: Sử dụng những chỉ tiêu về mặt xã hội và môi trường để đánh giá.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo:

Thông qua việc trao đổi với các cán bộ có kinh nghiệm về lĩnh vực quản lý nhà nước về du lịch của Sở Du lịch. Từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu của đề tài.

Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tỉnh TT.Huế - 3

- Phương pháp thống kê mô tả:

Là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp (số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân) để mô tả và phân tích thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tại Sở Du lịch trong 6 năm 2012 - 2017.

- Phương pháp phân tích số liệu: Dữ liệu sau khi mã hóa, làm sạch và tiến hành

+ Kiểm định độ tin cậy của thang đo: Sử dụng Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy các tham số ước lượng trong tập dữ liệu theo từng nhóm yếu tố trong mô hình. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi tập dữ liệu.

+ Thống kê mô tả: các kết quả thống kê mô tả sẽ được sử dụng để đưa ra các đặc điểm chung về đối tượng điều tra và các thông tin thống kê ban đầu.

4.3. Công cụ xử lý và phân tích

Luận văn sử dụng phần mềm Microsoft Excell 2013, phần mềm SPSS để xử lý, tính toán các tiêu chí, từ đó phân tích số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, Mục lục, các danh mục và phụ lục

mẫu biểu, tài liệu tham khảo, nội đung luận văn được trình bày gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về du lịch trong các đơn vị hành chính nhà nước.

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về

du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế.

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ DU LỊCH CẤP TỈNH


1.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH

1.1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.1.1. Khái niệm về du lịch

Du lịch đã có từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người, du lịch bắt đầu phát triển mạnh vào giữa thế kỷ 19 và những năm gần đây du lịch phát triển nhanh ở nhiều nước trên thế giới. Đối với nhiều quốc gia, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, nguồn thu ngoại tệ lớn. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống. Nhờ vậy, mà du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, sản phẩm của ngành du lịch chủ yếu là dịch vụ, không tồn tại dưới dạng vật thể, không lưu kho lưu bãi, không chuyển quyền sở hữu khi sử dụng, không thể di chuyển, có tính thời vụ, tính trọn gói, tính không đồng nhất. Tuy nhiên, thế nào là du lịch xét từ góc độ của người du lịch và bản thân người làm du lịch, thì cho đến nay vẫn còn có sự khác nhau, chưa thống nhất trong quan niệm giữa những người nghiên cứu và những người hoạt động trong lĩnh vực này.

Vào năm 1941, ông w. Hunziker và Kraff (Thụy Sỹ) đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tổng hợp những hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc di chuyển và dừng lại của con người tại nơi không phải là nơi cư trú thường xuyên của họ; hơn nữa, họ không ở lại đó vĩnh viễn và không có bất kỳ hoạt động nào để có thu nhập tại nơi đến”. [18,7]

Tại Hội nghị của LHQ về du lịch họp tại Rome - Italia (21/8 - 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. [18,7]

Các học giả Trung Quốc đã đưa ra định nghĩa khá đầy đủ về du lịch: Du lịch là hiện tượng kinh tế - xã hội nảy sinh trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, là sự tổng hòa các quan hệ và hiện tượng do việc lữ hành để thỏa mãn mục đích chủ yếu là nghỉ ngơi, tiêu khiển, giới thiệu văn hóa nhưng lưu động chứ không định cư mà tạm thời lưu trú của mọi người dẫn tới.

Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,…”[18,8]

Theo Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organization): “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền”. [18,8]

Tại Việt Nam, mặc dù du lịch là một lĩnh vực khá mới mẻ nhưng các nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng đưa ra các khái niệm xét trên nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau:

Các học giả biên soạn Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách 2 nội dung cơ bản của du lịch thành 2 phần riêng biệt:

- Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch.

- Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang

lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ.

Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinh tế. [18,8]

Theo Luật Du lịch do Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa 11, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [1,2]

Từ những khái niệm trên, có thể rút ra những luận điểm cơ bản về du lịch như sau:

- Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên;

- Chuyến du lịch ở nơi đến mang tính tạm thời, trong một thời gian ngắn;

- Mục đích của chuyến du lịch là thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng hoặc kết hợp đi du lịch với giải quyết những công việc của cơ quan và nghiên cứu thị trường, nhưng không vì mục đích định cư hoặc tìm kiếm việc làm để nhận thu nhập nơi đến viếng thăm. Du lịch là thiết lập các quan hệ giữa khách du lịch với nhà cung ứng các dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương và cư dân ở địa phương.

Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch. Cho đến nay, không ít người, thậm chí ngay cả các cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh tế, do đó mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế. Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh. Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tính đoàn kết,… Chính vì vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hóa khác.

1.1.1.2. Khái niệm hoạt động du lịch

Hoạt động du lịch có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, là nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, những lợi ích mà hoạt động du lịch đem lại thật là to lớn:

- Hoạt động du lịch giúp phục hồi và tăng cường sức khỏe cho nhân dân, có

tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người.

- Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng nhân dân có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hóa phong phú và lâu đời của các dân tộc. Làm lành mạnh nền văn hóa địa phương, giúp cho việc khai thác, bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc, đổi mới truyền thống cổ xưa, phục hồi ngành nghề truyền thống, bảo vệ vùng sinh thái. Từ đó hấp thụ những yếu tố văn minh của nhân loại nhằm nâng cao dân trí, tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong nhân dân… Điều này quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong toàn xã hội.

- Hoạt động du lịch làm tăng khả năng lao động, góp phần giải quyết vấn đề lao động và việc làm, trở thành nhân tố quan trọng để đẩy mạnh sản xuất xã hội và nâng cao hiệu quả của nó.

- Hoạt động du lịch đóng vai trò như một nhân tố củng cố hòa bình, đẩy mạnh giao lưu quốc tế, giúp cho nhân dân các nước hiểu biết thêm về đất nước, con người, lịch sử truyền thống dân tộc, qua đó tranh thủ sự đoàn kết giúp đỡ của các nước.

Ngày nay, khi mà du lịch được xem là ngành kinh trọng điểm, ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân thì khái niệm về hoạt động du lịch được hiểu một cách chính xác hơn.

Luât du lịch 2005 đưa ra khái niệm hoạt động du lịch như sau: “Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch”. [1,2] Với cách tiếp cận này, hoạt động du lịch được hiểu trên ba khía cạnh.

- Thứ nhất, “Hoạt động của khách du lịch” nghĩa là sự di chuyển đến vùng đất khác với vùng cư trú thường xuyên của họ để phục vụ những mục đích: du lịch, nghĩ dưỡng, chữa bệnh, tìm hiểu những nền văn hóa, nghệ thuật mới,.... [11]

- Thứ hai, “Tổ chức kinh doanh du lịch” được hiểu là những cá nhân, tổ chức tổ chức thực hiện các hoạt động mang bản chất du lịch như: Vận chuyển khách du lịch, cung cấp nhà nghĩ, lưu trú và các hoạt động thương mại như dịch vụ ăn

uống, nghĩ dưỡng nhằm mục tiêu lợi nhuận, đưa đến lợi ích kinh tế cho cá nhân, tổ

chức thực hiện nó [11].

- Thứ ba, “Cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch” được hiểu là các cơ quan, ban ngành có liên quan từ địa phương đến trung ương phối hợp tổ chức, quản lý, kiểm tra, phục vụ, điều phối hoạt động của khách du lịch và tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch nhằm đảm bảo cho các đối tượng này, thõa mãn lợi ích của họ nhưng vẫn phải tuân thủ và thực hiện quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định của luật pháp [11].

Như vậy, hoạt động du lịch ở đây được tiếp cận bao gồm các dịch vụ trực tiếp và gián tiếp cho du lịch. Ở một chừng mực nhất định, hoạt động du lịch có thể được coi là đồng nghĩa với khái niệm ngành du lịch.

1.1.2. Đặc điểm và vai trò của du lịch

1.1.2.1 Đặc điểm

Xuất phát từ các khái niệm về du lịch và hoạt động du lịch, có thể rút ra một số đặc điểm chủ yếu của du lịch như sau:

Một là, du lịch mang tính chất của một ngành kinh tế dịch vụ.

Ngày nay, nền sản xuất xã hội cùng với khoa học - kỹ thuật và công nghệ phát triển với tốc độ cao đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phân công lao động xã hội, làm gia tăng nhu cầu phục vụ sản xuất cũng như cuộc sống văn minh của con người. Từ đó, hoạt động du lịch trở thành một ngành kinh tế độc lập. Ở các nước phát triển và đang phát triển, tỷ trọng du lịch trong thu nhập quốc dân ngày càng tăng lên. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, bởi vậy sản phẩm của nó có những đặc điểm chung của dịch vụ (như sử dụng dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng...) vừa mang những đặc điểm riêng của dịch vụ du lịch [11].

Hai là, du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho khách du

lịch trong thời gian đi du lịch.

Du lịch khác với các ngành dịch vụ khác ở chỗ: du lịch chỉ thỏa mãn nhu cầu cho khách du lịch chứ không thỏa mãn nhu cầu cho tất cả mọi người dân. Du lịch là nhằm thỏa mãn những nhu cầu của du khách trong thời gian lưu trú bên ngoài nơi ở

thường xuyên của họ về ăn, ở, nghỉ ngơi, đi lại, tham quan, vui chơi giải trí, thông tin về văn hóa, lịch sử, tập quán và các nhu cầu khác. Như vậy, du lịch là loại hình dịch vụ đời sống nhằm thỏa mãn nhu cầu con người, làm cho con người sống ngày càng văn minh, hiện đại. Thực tế hiện nay cho thấy, ở nhiều nước trên thế giới, khi thu nhập của người dân tăng lên, đủ ăn, đủ mặc thì du lịch trở thành không thể thiếu, bởi vì ngoài việc thỏa mãn nhu cầu tình cảm và lý trí, du lịch còn là một hình thức nghỉ dưỡng tích cực, nhằm tái tạo lại sức lao động của con người [11].

Ba là, du lịch được xảy ra trong cùng một thời gian và không gian.

Trong du lịch, người cung ứng không phải vận chuyển dịch vụ và hàng hóa đến cho khách hàng, mà ngược lại, tự khách du lịch phải đi đến nơi có dịch vụ, hàng hóa. Chính vì vậy, vai trò của việc thông tin, xúc tiến quảng bá du lịch là hết sức quan trọng, đồng thời việc quản lý thị trường du lịch cũng cần có những đặc thù riêng [11].

Bốn là, du lịch mang lại lợi ích thiết thực về chính trị, kinh tế, xã hội cho nước làm du lịch và người làm du lịch.

Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới du lịch không những đem lại lợi ích thiết thực về kinh tế mà còn mang lại cả lợi ích về chính trị, văn hóa, xã hội... Tuy nhiên, sự chi phối mạnh nhất đối với ngành du lịch vẫn là lợi ích kinh tế. Vì vậy, ở nhiều nước đã đưa ngành du lịch phát triển với tốc độ cao và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, mang lại nguồn thu nhập lớn trong tổng sản phẩm xã hội. Do đó, du lịch ngoài việc thỏa mãn các nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch còn phải đảm bảo mang lại lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cho quốc gia làm du lịch và cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động du lịch [11].

Năm là, du lịch chỉ phát triển trong môi trường hòa bình và ổn định.

Du lịch là lĩnh vực rất nhạy cảm với những vấn đề chính trị và xã hội. Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hòa bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. Ngược lại, chiến tranh ngăn cản các hoạt động du lịch, tạo nên tình trạng mất an ninh, đi lại khó khăn, phá hoại các công trình du lịch, làm tổn hại đến cả môi trường tự nhiên. Hòa bình là đòn bẩy đẩy mạnh hoạt động du lịch. Ngược lại, du lịch có tác dụng trở lại đến việc cùng tồn tại hòa bình. Thông qua du lịch quốc tế con

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí