Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tỉnh TT.Huế - 2

3.3.3. Phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ có thương hiệu và đẳng cấp 94

3.3.4. Xây dựng chính sách ưu đãi, huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch 94

3.3.5. Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, quảng bá du lịch 95

3.3.6. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển du lịch 96

3.3.7. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch 96

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98

3.1. KẾT LUẬN 98

3.2. KIẾN NGHỊ 99

2.1. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ, Ngành liên quan 99

2.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

Phụ lục 1

Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tỉnh TT.Huế - 2

Phụ lục 2

Phụ lục 3

Phụ lục 4

Phụ lục 5

Quyết định thành lập Hội đồng

Biên bản của Hội đồng

Phản biện 1

Phản biện 2

Xác nhận hoàn thiện luận văn

Bản giải trình chỉnh sửa luận văn

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Tốc độ tăng GDP tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2001 – 2015,

năm 2016, năm 2017 31

Bảng 2.2. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2000 - 2017 32

Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế theo loại hình kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2010 - 2017 32

Bảng 2.4. Số lượng khách du lịch đến TT.Huế giai đoạn 2012 - 2017 39

Bảng 2.5. Doanh thu du lịch Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2012 - 2017 411

Bảng 2.6. Hiện trạng ngày lưu trú du lịch TT.Huế, giai đoạn 2003-2017 422

Bảng 2.7. Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch tỉnh TT.Huế, giai đoạn 2015- 2017..433 Bảng 2.8. Hiện trạng nguồn nhân lực du lịch TT.Huế, giai đoạn 2012 - 2017 45

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát cán bộ công chức về thực hiện công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật,

chính sách trong hoạt động của tỉnh 48

Bảng 2.10. Dự báo du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020 49

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát cán bộ công chức về công tác xây dựng

và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch 50

Bảng 2.12. Danh mục một số dự án du lịch kêu gọi đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2015-2016 và định hướng 2020 51

Bảng 2.13. Thực trạng nguồn nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2017 54

Bảng 2.14. Kết quả khảo sát cán bộ công chức về công tác tổ chức bộ máy quản lý

nhà nước về du lịch của tỉnh 55

Bảng 2.15. Tình hình công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch Thừa Thiên Huế Giai đoạn 2012 – 2017 56

Bảng 2.16. Kết quả khảo sát cán bộ công chức về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch trên địa bàn tỉnh 58

Bảng 2.17. Tình hình chi cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch

tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2012 – 2017 60

Bảng 2.18. Kết quả khảo sát cán bộ công chức về công tác quản lý hoạt động

xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 61

Bảng 2.19. Tình hình đón khách du lịch tàu biển cập cảng Chân Mây,

giai đoạn 2012 – 2017 63

Bảng 2.20. Công tác thẩm định, cấp phép kinh doanh lưu trú, dịch vụ

giai đoạn 2012 – 2017 64

Bảng 2.21. Kết quả khảo sát cán bộ công chức về công tác quản lý

các hoạt động Kinh doanh du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 65

Bảng 2.22. Tình hình đầu tư du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2012 - 2017 67

Bảng 2.23. Kết quả khảo sát cán bộ công chức về công tác hợp tác khu vực và quốc tế lĩnh vực du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 68

Bảng 2.24. Thống kê công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh TT.Huế, giai đoạn 2012 – 2017 69

Bảng 2.25. Kết quả khảo sát cán bộ công chức về công tác thanh tra,

kiểm tra hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh 70

Bảng 2.26. Đánh giá chung kết quả khảo sát cán bộ công chức 72

Bảng 2.27. Thông tin về đối tượng điều tra 72

Bảng 2.28. Kiểm định độ tin cậy đối với các biến điều tra 74

Bảng 2.29. Đánh giá công tác xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch 77

Bảng 2.30. Đánh giá thực hiện công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện

văn bản quy phạm pháp luật, chính sách trong hoạt động của tỉnh 78

Bảng 2.31. Đánh giá công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước

về du lịch của tỉnh 78

Bảng 2.32. Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch

trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 79

Bảng 2.33. Công tác quản lý hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch

tỉnh Thừa Thiên Huế 80

Bảng 2.34. Công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch

tỉnh Thừa Thiên Huế 80

Bảng 2.3 5. Đánh giá công tác hợp tác khu vực và quốc tế lĩnh vực du lịch

tỉnh Thừa Thiên Huế 81

Bảng 2.36. Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 82

Bảng 2.37. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước tại Sở Du lịch Thừa Thiên Huế 82

DANH MỤC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về du lịch của Sở Du lịch

tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017 52

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, du lịch Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Du lịch được coi là một ngành kinh tế tổng hợp, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước; thúc đẩy, bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Du lịch xác lập và nâng cao vị thế, hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam năng động, thân thiện, hòa bình trên trường quốc tế; góp quần quan trọng vào tiến trình hội nhập kinh tế và thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng và Nhà nước. Có thể thấy, du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã có sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của ngành du lịch. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch luôn được chú trọng, không ngừng đổi mới và hoàn thiện để phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế.

Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một trong những điểm thu hút du lịch ở khu vực Đông Nam Á, trong đó Thừa Thiên Huế là tỉnh có rất nhiều điểm đến du lịch với 5 di sản, tài nguyên du lịch có giá trị lớn về vật thể và phi vật thể: Quần thể di tích cố đô Huế, Châu bản triều Nguyễn, Mộc bản triều Nguyễn, Thơ văn kiến trúc Cung đình và Nhã nhạc cung đình Huế. Vì thế, du lịch Thừa Thiên Huế đã và đang đóng một vai trò khá quan trọng trong ngành du lịch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, sự phát triển của du lịch Thừa Thiên Huế đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam nói chung và sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh nói riêng.

Sở Du lịch Thừa Thiên Huế là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong thời gian qua công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được những

kết quả đáng ghi nhận trong nhiều mặt, cơ bản đảm bảo quản lý hoạt động du lịch theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, Sở Du lịch mới được thành lập từ ngày 06/6/2016, chức năng quản lý nhà nước về du lịch được tách ra khỏi cơ quan Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nên việc hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trong thời gian tới là cần thiết. Thực tế thời gian qua tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chưa sử dụng và phát huy được hết tiềm năng và lợi thế về phát triển du lịch của mình, đặc biệt công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế cần sớm được tháo gỡ. Vấn đề hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với ngành du lịch, nhất là trong việc quản lý các dịch vụ, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đảm bảo chất lượng và uy tín đối với khách hàng đang trở thành đòi hởi cấp thiết. Điều này đặt ra cho tỉnh nhiệm vụ quan trong là phải hoàn thiện và nâng cao hơn nữa quản lý nhà nước về du lịch, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, về lâu dài sẽ phát triển ổn định và hiệu quả cao.

Trong điều kiện hiện nay, để đổi mới, hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, cần có những công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới và hoàn thiện công tác này.

Xuất phát từ nhận thức về cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả luận văn đã lựa chọn đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Thừa Thiên Huếlàm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Thông qua đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch, đề tài nhằm đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về du lịch của

đơn vị hành chính cấp tỉnh.

- Đánh giá thực trạng về công tác quản lý nhà nước về du lịch Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2012-2017.

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2022.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Là công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch Thừa Thiên Huế tại Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Phạm vi thời gian: Từ năm 2012 đến năm 2017;

- Phạm vi nội dung: Luận văn chủ yếu nghiên cứu công tác quản lý nhà nước được thực hiện bởi chính quyền cấp tỉnh như nghiên cứu các chính sách, kế hoạch, hoạt động quản lý nhà nước về du lịch...

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập số liệu

* Số liệu thứ cấp:

Thu thập các nguồn số liệu thứ cấp thống kê từ Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế…

- Thu thập thông tin từ các văn bản, chính sách, các báo cáo tổng kết của các cấp, các ngành của trung ương và địa phương; Các nghiên cứu trong nước về kinh tế du lịch, phát triển du lịch, quản lý nhà nước về du lịch; Luật Du lịch;

- Niêm giám thống kê của tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2001 đến năm 2016.

- Đặc điểm điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngoài ra còn tham khảo các đề tài, các báo cáo khoa học, các tạp chí chuyên ngành; Các số liệu có liên quan đến hoạt động du lịch của các địa phương lân cận; qua các cổng thông tin điện tử, mạng Internet...

Tất cả các tài liệu được thu thập bằng cách sưu tầm, sao chép, trích dẫn trong luận văn theo danh mục các tài liệu tham khảo. Các tài liệu này cung cấp những thông tin cần thiết cho phần nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/09/2023