- Địa hình khu vực đồng bằng duyên hải: Chiếm tỷ lệ khoảng 16% diện tích Thừa Thiên Huế. Đồng bằng duyên hải trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam trên 100 km.
- Địa hình khu vực đầm phá và biển ven bờ: Chiếm gần 9% diện tích tỉnh
nằm dọc theo bờ biển phía Đông tỉnh.
Như vậy, Thừa Thiên Huế có đầy đủ các dạng địa hình núi, gò đồi, đồng bằng, đầm phá, duyên hải, biển… Sự đa đạng về địa hình tạo ra tiền đề cho việc tổ chức nhiều loại hình du lịch khác nhau: du lịch leo núi, du lịch nghỉ biển, du lịch thể thao trên mặt nước, du lịch tham quan, du lịch sinh thái biển, sinh thái đầm phá sinh thái sông nước…
* Khí hậu
Thừa Thiên Huế là khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẽ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu và mùa đông gió rét. Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C, số giờ nắng cả năm là 2000 giờ. Mùa du lịch đẹp nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau với những đặc điểm khí hậu nổi bật:
- Nhiệt độ khá cao đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm dao động từ 21,5 - 25 0C. Tuy nhiên ở một số khu vực như A Lưới, Bạch Mã khí hậu luôn mát mẻ rất thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái.
- Lượng mưa trung bình năm khoảng 2.800 mm - 3.000 mm, một năm được phân chia thành mùa mưa từ tháng 9 - 12 và và mùa ít mưa từ tháng 1 - 8.
Nhìn chung các điều kiện khí hậu ở Thừa Thiên Huế thích hợp với các hoạt động du lịch, một số hiện tượng thời tiết không thuận lợi như mưa bão, lũ lụt… cũng ảnh hưởng đến hoạt động du lịch nhưng mức độ ảnh hưởng không lớn.
* Thuỷ văn
Hệ thống sông của Thừa Thiên Huế khá dày đặc, phân bố tương đối đồng đều nhưng phần lớn ngắn và có lưu vực hẹp. Các sông chính ở Thừa Thiên Huế bao gồm: Sông Ô Lâu dài 66 km, diện tích lưu vực 900 km2; Hệ thống sông Hương: dài 104 km, diện tích lưu vực 2.830 km2 với 3 nhánh chính là sông Bồ,
sông Hữu Trạch và sông Tả Trạch; Sông Nong: dài 20 km, diện tích lưu vực 99 km2; Sông Truồi: dài 24 km, diện tích lưu vực 149 km2; Sông Cầu Hai: dài 10 km, diện tích lưu vực 29 km2; Sông Bù Lu: dài 17 km, diện tích lưu vực 118 km2. Ngoài ra còn có nhiều sông đào từ thời Nguyễn nhằm giải quyết yêu cầu thủy lợi, giao thông thuỷ và môi trường như: sông An Cựu (sông Lợi Nông) dài 27 km; sông Đông Ba dài 3 km; sông Kẻ Vạn dài 5,5 km…
Hệ thống sông ngòi của Thừa Thiên Huế tạo ra điều kiện phát triển các loại hình du lịch liên quan đến sông nước như du lịch sinh thái, du thuyền trên sông nước….
* Hệ thống đầm phá
Đây là nguồn tài nguyên du lịch có giá trị có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái cũng như văn hoá, hệ thống đầm phá của Thừa Thiên Huế gồm:
- Phá Tam Giang: Kéo dài từ cửa sông Ô Lâu đến cầu Thuận An, thông với biển Đông qua cửa Thuận An, chiều dài 25 km, chiều rộng từ 0,5 - 4 km, chiều sâu phá vào mùa cạn phổ biến từ 1 - 1,5 m và gần cửa Thuận An lên đến 4 - 6 m, diện tích mặt nước khoảng 52 km2.
- Đầm Thủy Tú: Gồm các đầm An Truyền, Thanh Lam (Sam), Hà Trung và Thuỷ Tú tạo thành, kéo dài từ cầu Thuận An đến Cồn Trai trên chiều dài 33 km, chiều rộng đầm biến đổi từ 0,5 - 5,5 km, chiều sâu đầm phổ biến từ 1,5 - 2 m, diện tích mặt nước khoảng 60 km2.
- Đầm Cầu Hai: Kéo dài từ Cồn Trai đến cửa sông Rui với chiều dài 9 km và từ cửa sông Truồi đến núi Vinh Phong gần 13 km, chiều sâu trung bình khoảng 1,4 km, diện tích mặt nước khoảng 104 km2. Đầm Cầu Hai thông với biển Đông qua cửa Tư Hiền.
- Đầm An Cư: Là thuỷ vực biệt lập, kéo dài theo hướng Bắc - Nam, chiều dài tìư 5 - 6 km, chiều rộng từ 2 - 4 km, diện tích mặt nước 15 km2, chiều sau phổ biến từ 1 - 3 m. Đầm An Cư thông với biển Đông qua cửa Lăng Cô.
* Hệ thống trằm bàu, hồ và hồ chứa nước nhân tạo
Thừa Thiên Huế có số lượng lớn các trằm bàu và hồ nước, theo thống kê hiện nay tỉnh có đến 78 trằm, 4 bàu lớn nhỏ, hàng trăm hồ nước (riêng trong nội thành
Thành phố Huế chỉ rộng 520 ha đã có 43 hồ lớn nhỏ). Các trằm hồ này không chỉ là nơi chứa nước tuới tiêu cho hoạt động sản xuất sinh hoạt, điều hoà không khí… một số hồ như hồ Truồi, hồ Hoà Mỹ, hồ Thọ Sơn, hồ Phú Bài, hồ Tĩnh Tâm, hồ Học Hải, hồ Thuỷ Tiên… là những thắng cảnh nổi tiếng đồng thời có khả năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng…
* Nước ngầm
Nguồn nước ngầm của Thừa Thiên Huế rất phong phú, dễ dàng khai thác tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội và du lịch.
Ngoài ra do nằm trong khu vực kiến tạo địa chất mạnh mẽ, Thừa Thiên Huế cũng là khu vực có khá nhiều nguồn nước khoáng, các nguồn nước khoáng này có chứa nhiều thành phần hoá học, khoáng chất và nhiệt độ cao, trữ lượng tương đối khá phù hợp với mục đích khai thác phát triển các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghỉ cuối tuần…
* Hệ sinh thái
Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của biển Đông, có kiểu khí hậu chuyển tiếp bắc nam Việt Nam, do đó hệ sinh thái của Thừa Thiên Huế rất đa dạng phản ánh sự giao thoa nhiều luồng sinh vât thuộc khu hệ phương Bắc và khu hệ phương Nam Việt Nam.
Bên cạnh đó, với chiều dài bờ biển trên 120km, Thừa Thiên Huế có nguồn hải sản phong phú đảm bảo cung cấp đặc sản cho du khách và tạo điều kiện tổ chức các loại hình du lịch như câu cá, tôm, mực, lặn biển…
Sự đa dạng của hệ sinh thái Thừa Thiên Huế tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch gắn liền với môi trường thiên nhiên như du lịch sinh thái, du lịch giáo dục môi trường…
2.1.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế
Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có nhiều tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, về tài nguyên thiên nhiên, về nguồn lực khoa học và công nghệ, về văn hóa để phát triển kinh tế trên nhiều mặt. Ngày nay, Thừa Thiên Huế được biết đến là một trung tâm văn hóa - du lịch, trung
tâm y tế chuyên sâu, trung tâm đào tạo đa ngành chất lượng cao của Việt Nam; Huế - thành phố Xanh ASEAN, Thành phố Festival của Việt Nam… những đặc điểm đó là điều kiện để Huế phát triển, nhất là ngành dịch vụ.
Trong 15 năm, cơ cấu kinh tế của Thừa Thiên Huế có sự chuyển biến tích cực, sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ bước đầu đã hình thành cơ cấu kinh tế mới. Nền kinh tế trong những năm 2001-2005, nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn, những đến những năm 2006 trở lại đây tỷ trọng nông nghiệp giảm đáng kể, thay vào đó, tỷ trọng kinh tế công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng qua các giai đoạn, góp phần định hướng cơ cấu kinh tế hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ trọng của công nghiệp và xây dựng, dịch vụ của tỉnh Thừa Thiên Huế tăng không đồng đều, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.
Bảng 2.1. Tốc độ tăng GDP tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2001 – 2015,
năm 2016, năm 2017
ĐVT: %
Chia ra
Toàn bộ nền
nghiệp và thủy sản | nghiệp và xây dựng | Dịch vụ | ||
Thời kỳ 2001 - 2005 | 9,6 | 8,7 | 16,1 | 10,2 |
Thời kỳ 2006- 2010 | 12,15 | 2,36 | 15,81 | 13,01 |
Thời kỳ 2011 - 2015 | 9,19 | 2,94 | 8,71 | 11,01 |
Năm 2016 | 9 | 3,00 | 9,2 | 10,3 |
Năm 2017 | 8,5 | 2,0 | 9,0 | 9,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Quản Lý Nhà Nước
- Khái Niệm Và Đặc Điểm Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Nhà
- Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Và Phát Triển Của Du Lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Tình Hình Nguồn Nhân Lực Du Lịch Của Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thực Trạng Công Tác Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Nhà Nước Và Nguồn Nhân Lực
Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.
Thời kỳ
kinh tế
Nông, lâm
Công
Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2015, Báo cáo KTXH Thừa Thiên Huế giai đoạn 2001-2017
Thừa Thiên Huế vẫn là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, được thể hiện ở Bảng 2.1. Nhờ duy trì được tốc độ tăng trưởng từng giai đoạn, nên đã làm cho GDP bình quân đầu người được cải thiện nhanh chóng, GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 2.000 USD/người. Nhìn tổng quát từng giai đoạn 5 năm và các
năm 2016, 2017, tốc độ tăng sản phẩm trên địa bàn tỉnh bình quân chưa thật sự ổn định,
thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn là các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Bảng 2.2. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000 - 2017
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
ĐVT: %
2000 | 2005 | 2010 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Nông - Lâm - Ngư nghiệp | 24,1 | 21,7 | 14,97 | 11,21 | 13,48 | 12,15 |
Công nghiệp - xây dựng | 30,9 | 34,8 | 33,75 | 32 | 30,83 | 31,36 |
Dịch vụ | 45 | 43,5 | 51,29 | 56,8 | 55,68 | 56,49 |
Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế năm 2005, 2015, 2016, 2017
Theo đó, tỷ trọng của nông - lâm - ngư nghiệp năm 2000 là 24,1% đến năm 2017 chỉ số này chỉ là 12,15%. Công nghiệp - xây dựng tăng từ 30,9% năm 2000 lên 32% năm 2015, năm 2017 còn 31,36%. Khu đặc biệt là khu vực dịch vụ, theo chiều hướng ổn định, và ngày càng tăng cao từ 45% năm 2000 lên 56,49% năm 2017, ngày càng khẳng định vai trò ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm của nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cơ cấu loại hình kinh tế: Các thành phần kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế được khuyến khích phát triển, nhằm đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Do kinh tế có sự biến động và theo quy định, số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm, chưa có sự ổn định trong giai đoạn 2010 - 2015, giai đoạn 2010 - 2012 tăng từ 25,99% lên 27,42% tăng 1,43%, qua các năm 2013-2017 lại có sự giảm nhẹ.
Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế theo loại hình kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 - 2017
2010 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Toàn tỉnh (%) | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
Nhà nước (%) | 25,99 | 27,42 | 26,56 | 24,54 | 25,24 | 24,58 | 23,7 |
Ngoài nhà nước (%) | 56,82 | 55,53 | 57 | 54,95 | 55,89 | 56,91 | 57,54 |
Khu vực có vốn đầu tư 17,19 | 17,06 | 16,35 | 19,51 | 18,87 | 18,51 | 18,76 |
nước ngoài(%)
Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2010-2015, 2016, 2017
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ, trong giai đoạn 2010 - 2017 tăng trưởng không đều, doanh nghiệp đầu tư vào Thừa Thiên Huế chưa có thay đổi lớn, năm 2013 chiếm 16,35%, đến năm 2014 lên 19,51 tăng 3,16%, đến năm 2017 con số này còn 18,76%, giảm 0,75%. Tỷ trọng các thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao trong thành phần kinh tế, năm 2012 là 55,53% đến năm 2017 chiếm 57,54%.
2.1.1.3. Điều kiện xã hội
Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và 06 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông). Thành phố Huế là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh hơn 348 nghìn người (năm 2015) chiếm 30,46 % dân số. Dân số của tỉnh hiện phân bố không đều, thường tập trung tại những nơi có điều kiện tự nhiên - xã hội thuận lợi.
Dân tộc ít người thuộc các nhóm chính là Bru-Vân Kiều, Cơ tu, Tà Ôi, pa Kôh v.v... sống tập trung ở hai huyện miền núi A Lưới, Nam Đông và một số xã thuộc các huyện Phong Điền, Phú Lộc.
Tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 4 tôn giáo chính là: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài.
2.1.1.4. Tình hình về hạ tầng du lịch
a. Hệ thống đường bộ
Toàn tỉnh có hơn 2.500 km đường bộ, Quốc lộ 1A chạy xuyên qua tỉnh từ Bắc xuống Nam cùng với các tuyến tỉnh lộ chạy song song và cắt ngang như tỉnh lộ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8A, 8B, 10A, 10B, 10C, 11A, 11B, 15 và các tỉnh lộ khác.
Ngoài ra còn có tuyến quốc lộ 49 chạy ngang qua từ tây sang đông nối tiếp vùng núi với biển. Khu vực ven biển, đầm phá có quốc lộ 49B và một số tuyến ven biển khác. Khu vực gò đồi trung du và vùng núi rộng lớn phía tây thuộc các huyện A Lưới, Nam Đông có quốc lộ 14, tỉnh lộ 14B, 14C, quốc lộ 49 đi sang Lào.
Tính đến nay hệ thống đường bộ toàn tỉnh đã nhựa hóa được 80% đường tỉnh, bê tông hóa 70% đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã), 100% xã có đường ô tô đến trung tâm.
b. Đường sắt
Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh Thừa Thiên Huế dài 101,2km đóng một vai trò quan trọng trong giao thông của tỉnh. Trong đó ga Huế là một trong những ga chính trên tuyến. Đường sắt là tuyến giao thông quan trọng đưa khách du lịch đến với Thừa Thiên Huế, đặc biệt trong năm 2016 đã khai trương tuyến đường sắt Huế - Nha Trang và ngược lại nhằm phục vụ du lịch.
c. Đường biển và đường thủy
Tổng chiều dài 563km sông, đầm phá. Tỉnh có cảng biển là cảng nước sâu Chân Mây và cảng Thuận An. Cảng Thuận An nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 13 km về phía đông bắc. Trong nhiều năm tỉnh đã tập trung đầu tư cho cảng Thuận An 5 cầu tầu dài 150m, có khả năng tiếp nhận tầu 1.000 tấn, được nhà nước công nhận là cảng biển quốc gia. Cảng nước sâu Chân Mây cách TP Huế 49 km về phía Nam đang được triển khai xây dựng một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật đầu tiên nhằm khai thác lợi thế trục giao thông Bắc Nam và tuyến hành lang Đông Tây, tạo động lực phát triển kinh tế những năm sau. Hàng năm, Cảng Chân Mây đón hơn 30 chuyến tàu biển cập cảng, đưa khách du lịch đến với Thừa Thiên Huế và các tỉnh miền Trung
d. Đường không
Thừa Thiên Huế có sân bay quốc tế Phú Bài nằm trên quốc lộ I, cách phía Nam thành phố Huế khoảng 15 km. Những năm qua, bộ mặt và cơ sở hạ tầng của sân bay Phú Bài đã có những thay đổi đáng kể; đảm bảo cho máy bay Airbus A320, Boeing 747 cất hạ cánh an toàn.
Mặc dù gặp khó khăn về nguồn vốn nhưng nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch được triển khai và đưa vào hoạt động khai thác phát huy được hiệu quả, làm thay đổi diện mạo du lịch của tỉnh như Khách sạn Kinh Thành, Indochine Palace...
Hiện nay, khu vực vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai thuộc các địa phương như huyện Phú Vang, Phú Lộc, thị xã Hương Trà đang có nhiều dự án du lịch ven biển đã được cấp phép đầu tư. Các dự án này tập trung các vùng trọng điểm phát triển biển và đầm phá như Thuận An, Lăng Cô.
Bên cạnh các dự án trên, việc xúc tiến lập danh mục dự án du lịch tại một số điểm quanh vùng đầm phá để xúc tiến kêu gọi đầu tư như ở Vinh Thanh, Vinh Xuân, Quảng Công, Quảng Ngạn, Hải Dương, Tư Hiền, Lộc Bình. Đặc biệt đã hình thành các khu, điểm du lịch nghỉ dưỡng đặc trưng, có thương hiệu như Laguna – Lăng cô, PSH, tập đoàn Bitexco,…đã tạo động lực cho việc phát triển du lịch trong thời gian tới.
2.1.2. Tổng quan về Sở Du lịch Thừa Thiên Huế
2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên cơ quan: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế
Địa chỉ: số 22 Tố Hữu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Website: http://sdl.thuathienhue.gov.vn
Thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ, từ tháng 4 năm 2008, Sở Du lịch được hợp nhất với Sở Văn hóa Thông tin và Sở Thể dục Thể thao thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thực tế qua hơn 6 năm thực hiện mô hình Sở quản lý nhà nước đa ngành, riêng đối với lĩnh vực du lịch, đã có bước phát triển đột phá với nhiều loại hình và sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng và có chất lượng cao như du lịch biển, nghỉ dưỡng biển, núi, văn hóa, sự kiện, công vụ.
Ngày 04/4/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó cho phép thành lập Sở đặc thù khi cần thiết phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của các địa phương. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân tỉnh nghiên cứu, xây dựng Đề án tách Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành Sở Văn hóa & Thể thao và Sở Du lịch để phù hợp với định hướng phát triển của địa phương.
Sở Du lịch Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 35/2016/QĐ- UBND ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế với các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Du lịch.
2.1.2.2 Vị trí, chức năng của Sở du lịch
Sở Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng