Xu Hướng Về Phát Triển Du Lịch Ở Trên Thế Giới, Việt

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch được tăng cường hàng năm, đã tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, cộng đồng tham gia hoạt động du lịch nâng cao được nhận thức, kiến thức về kĩ năng giao tiếp, ứng xử, ngoại ngữ, nghiệp vụ du lịch... đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề cho sự phát triển của ngành du lịch.

- Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức, góp phần thực hiện có hiệu quả hơn chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và phát triển du lịch trên địa bàn.

- Về công tác hợp tác liên ngành, liên vùng và quốc tế lĩnh vực du lịch được quan tâm, sự gắn kết giữa các địa phương trong vùng và doanh nghiệp có sự chuyển biến tích cực. Đã ký kết nhiều chương trình hợp tác, liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước và một số tỉnh thuộc các nước Thái Lan, Nhật Bản.

- Công tác kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động du lịch được duy trì thường xuyên, góp phần ổn định thị trường, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh du lịch, cải thiện môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh.

2.5.2. Một số hạn chế và nguyên nhân

2.5.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận trong công tác quản lý nhà nước về du lịch tại Sở Du lịch, song vẫn còn một số tồn tại nghiên cứu để hoàn thiện:

Một là, việc cụ thể hóa và ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền để quản lý, điều hành hoạt động du lịch nhiều lúc chưa kịp thời; nhiều nội dung ban hành chưa sát, phù hợp với điều kiện thực tế ở tỉnh và chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch. Thủ tục hành chính đối với kinh doanh nói chung và hoạt động du lịch nói riêng mặc dù được cải cách nhưng nhìn chung còn phức tạp, gây phiền hà cho các tổ chức, cá nhân và nhà đầu tư.

Hai là, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật lĩnh vực du lịch cho người dân nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương về vai trò của du lịch chưa thật sự hiệu quả, mặc dù được chính quyền tỉnh thực hiện khá tích cực, song chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay.

Ba là, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch hiện nay chưa hợp lý, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chỉ đáp ứng một phần.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Bốn là, công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế, chưa khắc phục được những bất cập trong công tác đào tạo nghiệp vụ du lịch trước yêu cầu phát triển ngành hiện nay cũng như tình trạng chất lượng nguồn nhân lực thấp, thiếu đội ngũ lao động tay nghề cao, chất lượng phục vụ chưa đồng đều và thiếu tính chuyên nghiệp.

Năm là, công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch mặc dù đã có bước chuyển biến tích cực nhưng tính chuyên nghiệp chưa cao, thiếu một chiến lược lâu dài.

Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tỉnh TT.Huế - 13

Sáu là, quản lý hoạt động du lịch chưa chuyên nghiệp, chưa quan tâm xây dựng và đưa vào thực hiện các quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp, du khách tham gia vào hoạt động du lịch.

Bảy là, công tác tạo lập sự liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các địa phương khác trong nước và nước ngoài tuy được thực hiện nhưng nhìn chung mới dừng ở khâu ký kết và hoàn thiện các văn bản về hợp tác.

Tám là, công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch mặc dù được chính quyền tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện, nhưng nhìn chung còn nhiều bất cập, hiệu quả mang lại không cao. Việc xử lý vấn đề an ninh trật tự, môi trường du lịch tại các điểm tham quan du lịch chưa triệt để, nhất là tệ chèo kéo, đeo bám khách du lịch. Đây là vấn đề có tính cấp bách cần được ưu tiên khắc phục trong thời gian sớm nhất.

2.5.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

- Nguyên nhân khách quan:

+ Hệ thống các văn bản pháp lý về quản lý hoạt động du lịch thiếu đồng bộ. Hiện nay, mặc dù đã có Luật và các văn bản dưới luật hướng dẫn quản lý hoạt động ngành du lịch nhưng chưa đồng bộ, chưa kịp thời, gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương.

+ Cơ chế, chính sách, pháp luật chung liên quan đến phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng có mặt chậm sửa đổi, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và thiếu thông thoáng.

+ Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Một số ban ngành và chính quyền địa phương trong tỉnh chưa coi trọng và quan tâm đúng mức đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn. Nhận thức về vị trí của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh còn hạn chế, nhiều đơn vị trong tỉnh chưa quan tâm tạo môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển, chưa chú trọng huy động các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch.

+ Phương thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật du lịch cho cộng đồng dân cư trên địa bàn còn đơn điệu và chưa phù hợp với điều kiện thực tế ở tỉnh.

+ Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh về quản lý và thực hiện quy hoạch du lịch còn thiếu đồng bộ và quyết liệt trong tiến độ thực hiện.

+ Việc phân bổ nguồn vốn cho các dự án đầu tư và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn thấp, thiếu tập trung, dẫn đến tình trạng đầu tư phân tán, nhỏ lẻ, các dự án đầu tư bị chậm tiến độ. Điều này đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến môi trường thu hút đầu tư ở tỉnh, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài.

+ Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch do vừa tách ra, chưa ổn định nên hiệu lực quản lý chưa cao. Trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành du lịch của tỉnh còn nhiều bất cập. Công tác quản lý cán bộ, quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh, nhất là đội ngũ cán bộ kế cận, tuy có được quan tâm nhưng chưa đi vào chiều sâu.

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch còn hạn chế, thiếu hệ thống và định hướng lâu dài. Mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo nghề du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong phát triển nguồn nhân lực chưa chặt chẽ.

+ Sự liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch chưa được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư đúng mức. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch chưa chuyên nghiệp; sản phẩm tuyền truyền, quảng bá du lịch còn đơn điệu, chưa hấp dẫn.

+ Phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chưa được xác định rõ ràng. Phương thức thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế, chưa tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, gây ra sự chồng chéo và phiền hà cho các doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3:

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH Ở THỪA THIÊN HUẾ


3.1. XU HƯỚNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TRÊN THẾ GIỚI, VIỆT

NAM VÀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1.1 Xu hướng phát triển du lịch trên thế giới

Theo nghiên cứu của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cho hay lượng du khách quốc tế năm 2015 vừa qua đã đạt hơn 1 tỷ lượt người, tăng hơn 4% so với năm trước đó. So với năm 2014, lượng khách chu du ra nước ngoài (có nghỉ qua đêm) tăng hơn 50 triệu lượt người. Năm 2015 cũng là năm thứ sáu liên tiếp lượng khách du lịch quốc tế đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 4% trở lên. Pháp tiếp tục là điểm đến hấp dẫn khách du lịch nhất thế giới, tiếp theo là Mỹ, Tây Ban Nha, và Trung Quốc. Du lịch quốc tế trong năm 2015 đã tiến triển đến một tầm cao mới, thể hiện rõ vai trò của ngành đang đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho nhiều người ở khắp nơi trên thế giới. Các quốc gia cần tăng cường chính sách để thúc đẩy ngành du lịch tiếp tục tăng trưởng, bao gồm tăng cường tính bền vững trong hoạt động du lịch và phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện đi lại thuận lợi.

Nhìn chung, nhu cầu du lịch quốc tế tăng mạnh dù kết quả có thể khác nhau tại từng điểm đến, do những biến động của tỷ giá hối đoái, giá dầu và các mặt hàng khác sụt giảm giúp thu nhập của người dân tại các quốc gia nhập khẩu tăng nhưng lại làm giảm nhu cầu xuất khẩu, đồng thời dấy lên các mối lo ngại về an toàn, an ninh.

Theo nhận định chung của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), trong thời gian tới, du lịch tiếp tục tăng trưởng trên phạm vi toàn cầu. Tăng trưởng du khách quốc tế trong năm 2016 cũng sẽ ở mức 4%. Lượng khách quốc tế năm 2020 đạt khoảng 1,6 tỷ năm 2020 và khoảng 1,8 tỷ năm 2030. Dự báo năm 2030, khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe và tôn giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng khách du lịch quốc tế; với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; và với mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm 15%.

Bên cạnh việc khuyến khích như cầu du lịch, các nước đều coi du lịch là một ngành công nghiệp không khói, là một ngành kinh tế mũi nhọn, có chiến lược đưa du lịch thành một ngành công nghiệp hàng đầu. Không chỉ ở những nước phát triển

mà cả những nước đang phát triển và kém phát triển đã nhận thức rõ vai trò to lớn và tầm quan trọng của du lịch. Vì vậy mà trên thế giới hiện nay, việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ và nhanh chóng thông qua việc áp dụng những thành tựu của khoa học - kỹ thuật và công nghệ thông tin. Sự phát triển của công nghệ thông tin được đánh giá là đã làm thay đổi phương thức tiếp cận và chia sẻ thông tin của khách du lịch, đặc biệt là ảnh hưởng của mạng xã hội và các ứng dụng trên internet, điện thoại di động ngày càng phổ biến, đòi hỏi cơ quan quản lý các điểm đến phải thay đổi phương thức xúc tiến quảng bá và định hướng thị trường. Cũng nhờ việc ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ mà du lịch đã được khu vực hóa, quốc tế hóa trên toàn cầu. Các tour du lịch giữa các nước gắn kết với nhau đáp ứng nhu cầu du lịch nhiều nước trong một chuyến hành trình của khách, sảm phẩm du lịch được quốc tế hóa.

Chính sách mở cửa quốc tế, đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh là xu hướng chung trên thế giới trong những năm vừa qua. Theo Báo cáo về mức độ mở cửa liên quan đến thị thực nhập cảnh, tỷ lệ khách du lịch quốc tế cần thị thực nhập cảnh vào điểm đến quy mô toàn thế giới đã giảm từ 77% năm 2008 xuống còn 61% năm 2015.

Một trong những giải pháp chính được Liên hợp quốc đưa ra là ưu tiên các kế hoạch trung hạn và khuyến khích tiêu dùng trong nước. Đối với du lịch, trong bối cảnh kinh tế giảm sút, người dân có dấu hiệu giảm nhu cầu đi du lịch nước ngoài hoặc những nơi có khoảng cách xa, PATA và UNWTO khuyến nghị các nước nên quan tâm hơn tới du lịch trong nước để duy trì và đóng góp vào sự phục hồi kinh tế, xã hội.

Hướng đi của khách quốc tế có sự thay đổi. Nếu như những năm cuối thế kỷ XX, nguồn khách tập trung vào các nước thuộc Châu Âu và Mỹ thì sang những năm thế kỷ XXI, khách du lịch tìm đến những nước đang phát triển thuộc Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có các nước thuộc ASEAN. UNWTO dự báo khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ tăng mạnh nhất với mức tăng là 4-5%.

Việc lựa chọn các loại hình du lịch của khách du lịch quốc tế cũng thay đổi. Theo nhiều tổ chức nghiên cứu du lịch quốc tế, xu hướng nổi bật của ngành du lịch thế giới trong năm 2016 là du lịch trên sông, các điểm đến vùng Bắc Âu, du lịch mạo hiểm... Trong đó, các nhà tổ chức du lịch đặc biệt quan tâm đến loại hình du lịch theo chủ đề, du lịch đơn lẻ và du thuyền trên sông. Bên cạnh đó, một hình thức

du lịch khác cũng trở thành xu hướng mới với 60% du khách có độ tuổi từ 22-42 tuổi thích sử dụng dịch vụ chia sẻ với người cùng mục đích trong hành trình và 78% du khách cho rằng các chuyến du lịch sẽ thú vị hơn khi có một người bạn hướng dẫn tại chỗ.

Xu thế phát triển du lịch cho thấy, bất kể nước nào muốn phát triển du lịch đều phải có môi trường du lịch lành mạnh, an ninh xã hội tốt, chế độ chính trị ổn định. Thường thì, tại các khu vực, các nước thường xuyên xảy ra những xung đột tôn giáo, xung đột đảng phái, hay xảy ra chiến tranh thì du lịch không phát triển. Vì lo ngại cho sự an nguy của bản thân, nên du lịch của đất nước đó sẽ không tạo ra sức hút đối với du khách. Vì thế, du khách thường chỉ thích đến những quốc gia có tình hình kinh tế - xã hội chính trị ổn định hơn.

3.1.2 Xu hướng phát triển du lịch ở Việt Nam

Hơn 15 năm qua, ngành Du lịch Việt Nam đã có bước phát triển rõ rệt và đạt được những kết quả quan trọng, rất đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đạt 10,2%/năm, khách du lịch nội địa đạt 11,8%/năm. Năm 2016, số lượng khách du lịch quốc tế đạt 10 triệu lượt người, tăng hơn 4,3 lần so với năm 2001; khách du lịch nội địa đạt 62 triệu lượt người, tăng 5,3 lần so với năm 2001; đóng góp trực tiếp ước đạt 6,8% GDP, cả gián tiếp và lan tỏa đạt 14% GDP. Hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch ngày càng phát triển. Loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch ngày càng phong phú và đa dạng. Chất lượng và tính chuyên nghiệp từng bước được nâng cao. Lực lượng doanh nghiệp du lịch lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, tạo được một số thương hiệu có uy tín ở trong nước và quốc tế. Bước đầu hình thành một số địa bàn và khu du lịch trọng điểm.

Sự phát triển của ngành Du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đã đưa ra các mục tiêu:

- Đến năm 2020, ngành Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng

cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được

với các nước trong khu vực.

Thu hút được 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỉ USD; giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỉ USD; tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp.

- Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngành Du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

3.1.3. Xu hướng phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế

Cơ sở dự báo: Các chỉ tiêu dự báo dựa trên cơ sở số liệu dự báo của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030 do Công ty Akitek Tenggara (Singapore) lập năm 2008. Một số chỉ tiêu được dự báo như [4]:

- Chỉ tiêu khách du lịch: Trong những năm tới, với việc đưa nhiều dự án du lịch, nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng vào phục vụ du khách, sẽ thu hút nhiều hơn khách du lịch quốc tế đến Thừa Thiên Huế, do vậy dự báo năm 2020 đón gần 4,03 triệu khách, trong đó có 1,6 triệu khách quốc tế. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2015

- 2020 đạt 11%/năm. Năm 2030, đón gần 10,4 triệu khách, trong đó có 4,3 triệu

khách quốc tế. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2025 - 2030 đạt 8%/năm.

- Doanh thu du lịch: Doanh thu từ du lịch của một địa phương bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả ở địa phương đó như: doanh thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm và các dịch vụ khác như: ngân hàng, y tế, bảo hiểm, dịch vụ vui chơi giải trí v.v. Việc tính toán doanh thu từ du lịch của một địa phương được căn cứ vào các chỉ tiêu chủ yếu như số lượt khách, ngày lưu trú trung bình, mức chi tiêu trung bình trong một ngày của một khách. Năm 2020 ước doanh thu du lịch đạt 6.182 tỷ đồng và đến năm 2030 là 25.025 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,1%/năm (giai đoạn 2016-2020) và 17,2%/năm (giai đoạn 2021-2030).

- Về ngày lưu trú: Hiện nay, Thừa Thiên Huế nhiều dự án đầu tư du lịch, nhiều khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng có chất lượng cao đã đi vào hoạt động, chắn chắc sẽ tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, có chất lượng, sẽ hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước, sẽ kéo dài thời gian lưu trú của họ. Cụ thể vào năm 2010

đạt 2,0 ngày đối với khách quốc tế và khách nội địa, giai đoạn 2011-2015 các chỉ tiêu tương ứng là 2,2 ngày và 2,1 ngày; giai đoạn 2016-2020 là 2,5 ngày và 2,2 ngày; đến năm 2030 là 3,0 ngày và 2,5 ngày.

- Về mức chi tiêu của khách du lịch đến Thừa Thiên Huế năm 2015 bình quân một khách quốc tế chi tiêu khoảng 122,5 USD, khách nội địa khoảng 57,5 USD. Trong những năm tới, với sự phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc, có chất lượng chắc chắn mức chi tiêu của khách sẽ tăng lên. Dự báo đến năm 2030, mức chi tiêu bình quân của khách quốc tế khoảng 192,5 USD, khách nội địa khoảng 120 USD.

- Nhu cầu về phòng lưu trú: Việc nghiên cứu tính toán và điều chỉnh dự báo nhu cầu phòng lưu trú trong những năm tới có ý nghĩa rất quan trọng đối với du lịch Thừa Thiên Huế, việc dự báo nhu cầu về phòng lưu trú được căn cứ vào tổng số khách, số ngày lưu trú trung bình của khách, công suất sử dụng trung bình. Dự báo nhu cầu phòng lưu trú năm 2020 là 22.000 buồng, đến năm 2030 nhu cầu buồng lưu trú là 61.000 buồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12%/năm (giai đoạn 2016 - 2020) và 10%/năm (giai đoạn 2021 - 2030).

- Nhu cầu về lao động: hiện nay chỉ tiêu lao động bình quân cho một phòng khách sạn cao cấp đạt trung bình 1,5-1,6 lao động trực tiếp và 1 lao động trực tiếp tương ứng với 2,2 lao động gián tiếp ngoài xã hội. Do đó, trong thời gian đến để đảm bảo chất lượng phục vụ thì lao động trực tiếp sẽ tăng nhanh. Dự báo năm 2020 nhu cầu lap động là 16.000 người (trong đó có 13.600 lao động trực tiếp), đến năm 2030 nhu cầu 21.000 lao động (trong đó có 17.850 lao động trực tiếp).

3.2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.2.1. Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

3.2.1.1 Định hướng phát triển

- Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển du lịch các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và các trung tâm du lịch lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội..., khu vực ASEAN, hành lang kinh tế Đông - Tây, nhằm tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

- Tập trung phát triển mạnh du lịch, dịch vụ thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu đến năm 2020, đưa Thừa Thiên Huế trở thành một trong những

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí