Tình Hình Chi Cho Hoạt Động Xúc Tiến Quảng Bá Du Lịch

một số trang điện tử chuyên đề về du lịch như tripadvisor.com; booking.com;…

truyền thông trên một số kênh thông tin trực tuyến khác cũng được quan tâm đầu tư.

Bảng 2.17. Tình hình chi cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch

tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2012 – 2017

Nhiệm vụ, hoạt động chi 2012

2013

2014

2015

2016

2017

- Tổ chức Lễ đón du khách quốc tế đến

Huế đầu tiên bằng đường Hàng không 20 tại Cảng hàng không quốc tế Phú Bài


20


25


25


25


35

- Tham gia các sự kiện du lịch trong

700

750

750

850

850

800

- Đăng tin chuyên đề trên Tạp chí 150

150

150

200

200

100

- Xây dựng, vận hành website quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế 02 thứ tiếng

(Anh và Việt)



100


100


200


150

- Tuyên truyền quảng bá điểm đến trên

200

250

300

350

500

500

- Tham gia các hoạt động hưởng ứng

60

65

65

70

70

150

- Đón và tổ chức các đoàn Famtrip,

100

120

120

135

150

200

- Phối hợp Tổng cục Du lịch gởi ấn

phẩm tham gia một số các hội chợ 100

nước ngoài


100


100


100


100


180

- Xuất bản sự kiện DL hàng năm 50

80

80

100

100

130

- Tham gia Hội chợ, hội nghị quốc tế 650

700

720

800

900

950

- Thực hiện các sự kiện khác 200

220

350

400

500

600

Tổng cộng: 2380

2605

2890

3180

3595

3.765

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tỉnh TT.Huế - 10

ĐVT: Triệu đồng


nước


phương tiện truyền thông, báo chí


Năm du lịch Quốc gia Prestrip.


Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế đang phấn đấu đến năm 2020, tổng số khách du lịch quốc tế 2,5 triệu lượt. Để đạt được mục tiêu đó, trong thời gian tới, Thừa Thiên Huế tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, hướng vào những thị trường trọng điểm, tập trung thu hút thị trường khách du lịch có mức chi trả cao bằng các công cụ và các hình thức xúc tiến, quảng bá hữu hiệu hơn. Mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động phát triển thị trường, liên kết các tour, tuyến và sản phẩm du lịch... góp phần đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh.

Bảng 2.18. Kết quả khảo sát cán bộ công chức về công tác quản lý hoạt động

xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế


Điểm

Nội dung đánh giá


Ngành du lịch đã xây dựng chiến lược dài hạn cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh Việc phối hợp triển khai hoạt động xúc tiến

TB


3,15

Đánh giá


Đã có đưa ra nhưng chưa ban hành Được duy trì và tăng

quảng bá trong những năm qua là hiệu quả 3,35


Công tác xúc tiến du lịch ở nước ngoài được thực

cường nhưng ở mức

độ vừa phải

hiện hợp lý, đạt kết quả

3,3 Chỉ hiệu quả một phần


Nguồn: Điều tra, khảo sát của tác giả

2.3.6. Thực trạng công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Thừa

Thiên Huế

Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, hướng tới mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, ngay từ đầu năm Sở Du lịch đã có văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh, đảm bảo an ninh trật tự, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho khách và thực hiện báo cáo thống kê hoạt động kinh doanh du lịch theo quy định của pháp luật.

Công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch trong tỉnh được duy trì thường xuyên, Sở Du lịch kết hợp với phòng PA81 Công an tỉnh, Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và môi trường tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.

2.3.6.1 Về quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách du lịch

Thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm được lãnh đạo Sở phê duyệt, Thanh tra Sở đã tiến hành kiểm tra các đơn vị lữ hành trên địa bàn tỉnh; hoạt động đón khách và môi trường kinh doanh du lịch tàu biển tại cảng Chân Mây. Phối hợp với đơn vị chức năng kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ vận chuyển như hệ thống thuyền rồng phục vụ khách du lịch và dịch vụ ca Huế trên sông Hương, kiên quyết yêu cầu các đơn vị kinh doanh thuyền tạm dừng hoạt động nếu dịch vụ không đúng theo tiêu chuẩn, không đảm bảo an toàn và nhân viên phục vụ chưa qua đào tạo về nghiệp vụ du lịch.

Trong giai đoạn 2012-2017, thực hiện chức năng quản lý và cấp phép, Sở Du lịch đã thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho 19 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, điều này đã tạo động lực khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần tăng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

Để công tác quản lý hoạt động kinh doanh du lịch, đặc biệt là quản lý hoạt động đón khách du lịch tàu biển tại cảng Chân Mây, UBND tỉnh yêu cầu Sở Du lịch phối hợp với Ban quản lý kinh tế Chân Mây Lăng Cô nghiên cứu, tổ chức, sắp xếp lại các dịch vụ, công tác đón khách du lịch tàu biển tại cảng Chân Mây. Tuy nhiên, hoạt động này đã xuất hiện một số những tồn tại, bất cập làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách du lịch, không phát huy được hiệu quả kinh tế.

Chỉ tiêu

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Số chuyến tàu cập cảng

Chân Mâu 37

(số lượng chyến)

27

30

50

46

47

Tổng Lượt khách

40.874

29.199

37.381

75.590

78.678

127.958

- Khách tàu biển đi Huế 34.374

28.429

33.981

41.475

42.372

69.097

- Khách tảu biển đi Đà

6.500

800

3.400

34.016

35.405

58.861

Nẵng, Hội An







Bảng 2.19. Tình hình đón khách du lịch tàu biển cập cảng Chân Mây, giai đoạn 2012 – 2017


lượt khách)



Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế

Qua bảng 2.19 cho thấy, giai đoạn 2012-2017 hoạt động đón khách du lịch bằng đường biển có xu hướng gia tăng về lượt khách. Năm 2012 là đón 37 chuyến tàu với 40.874 lượt khách, đến năm 2017 đã đạt 127.958 lượt khách. Điều đó chứng tỏ hoạt động đón khách du lịch tàu biển đã được tỉnh quan tâm, việc liên kết với các đơn vị lữ hành (Công ty Tân Hồng, SaigonTourist) khai thác khách du lịch tàu biển được chú trọng, các hãng tàu biển lớn như Royal Caribean, Silversea Cruises, Voyager of The Seas... đã đưa khách cập cảng Chân Mây. Bên cạnh đó, công tác truyền thông quảng bá, hội nghị về phát triển du lịch tàu biển được quan tâm tổ chức, xúc tiến.

Hiện tại, trung bình mỗi năm, cảng Chân Mây đón khoảng hơn 40 chuyến tàu biển. Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đã giao cho Sở Du lịch phối hợp với các ngành tham mưu xây dựng quy chế đón khách du lịch tàu biển cập cảng Chân Mây, đồng thời làm việc với cảng Chân Mây triển khai các chính sách, hạ tầng cụ thể nhằm quản lý có hiệu quả hoạt động trên, đảm bảo an ninh, an toàn, quyền lợi cho du khách.

2.3.6.2 Về quản lý hoạt động kinh doanh lưu trú và các dịch vụ khác

Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút khách giữa các trung tâm du lịch lớn trong cả nước ngày càng gia tăng như hiện nay, du lịch Thừa Thiên Huế cần phải được

tăng cường quản lý, chú trọng kiểm soát tình hình an ninh trật tự, an toàn du khách, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả, chất lượng dịch vụ… đảm bảo cho du khách đến Thừa Thiên Huế tham quan, nghỉ dưỡng được an toàn, thoải mái, có ấn tượng đối với các điểm đến du lịch.

Chỉ tiêu 2012

2013

2014

2015

2016

2017

- Nhà hàng đạt tiêu chuẩn (cơ sở)

1

1


1

1

- Cơ sở mua sắm (cơ sở)


1

1


1

- Thẩm định hồ sơ xin cấp giấy

2

1

1

2

6

7

- Phối hợp thẩm định khách sạn

9

11

7

10

12

09

- Công nhận hạng 2 sao (cơ sở) 2

5

11

3

1

5

- Công nhận hạng 1 sao (cơ sở) 3

15

8

8

2

1

Bảng 2.20. Công tác thẩm định, cấp phép kinh doanh lưu trú, dịch vụ giai đoạn 2012 – 2017


phép lữ hành quốc tế


từ 3-5 sao (cơ sở)


Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế

Trong giai đoạn 2012-2017, Sở Du lịch đã thẩm định và công nhận mới 01 khách sạn 5 sao, 04 khách sạn 4 sao, 27 khách sạn 2 sao, 37 khách sạn 1 sao và công nhận 07 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bán hàng lưu niệm đạt chiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Điều này cho thấy cơ sở vật chất phục vụ du lịch ngày càng được nâng lên, dịch vụ được chuẩn hóa và chất lượng chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ đáp ứng cơ bản nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Bên cạnh đó, việc quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch có tính tự phát như vui chơi giải trí, thể thao mạo hiểm, mua bán hải sản, chèo đò, chèo thuyền kayak... còn gặp nhiều khó khăn.

Bảng 2.21. Kết quả khảo sát cán bộ công chức về công tác quản lý

các hoạt động Kinh doanh du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế


Điểm

Nội dung đánh giá


Ngành đã ban hành các văn bản tạo điều kiện thuận

lợi cho công tác quản lý nhà nước về du lịch

Công tác phối hợp các ban ngành trong việc quản lý các đơn vị kinh doanh du lịch hiện nay là hiệu quả Đơn vị đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý du lịch

TB


3,35


3,4


3,45

Đánh giá


Có quan tâm nhưng ở mức độ bình thường Công tác phối hợp tương đối tốt

Có ứng dụng ở mức trung bình

Nguồn: Điều tra, khảo sát của tác giả

2.3.7. Công tác hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực du lịch ở tỉnh Thừa

Thiên Huế

Để thúc đẩy du lịch phát triển, những năm qua, hoạt động liên kết liên vùng, hợp tác phát triển du lịch được tỉnh quan tâm, cùng với sự phát huy nội lực sẵn có, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường hợp tác quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới để phát triển các thị trường khách du lịch. Đây sẽ là nền tảng quan trọng để xây dựng Thừa Thiên Huế phấn đấu trở thành một trung tâm du lịch của cả nước, góp phần đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Về hợp tác trong nước:

+ Triển khai hiệu quả kế hoạch liên kết “Ba địa phương một điểm đến” Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam trong việc hợp tác phát triển du lịch và xúc tiến quảng bá nước ngoài; ký kết hợp tác hỗ trợ phát triển du lịch 4 địa phương Hà Nội - Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế; liên kết hợp tác phát triển du lịch Lâm Đồng

- Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế nhằm duy trì và khai thác tốt đường bay Huế - Đà Lạt và ngược lại; Hợp tác phát triển du lịch 3 tỉnh Bình - Trị - Thiên.

+ Hợp tác với ngành Vận tải đường sắt Việt Nam, Vietnam Airlines về hỗ trợ phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua đó, xây dựng nhiều chương trình kích cầu du lịch nhằm thu hút lượng khách đi du lịch từ các công ty lữ hành trên cả nước đến Huế.

- Về hợp tác quốc tế:

+ Thông qua các chương trình làm việc với các đoàn ngoại giao Nhật Bản, Thái Lan, Sở Du lịch đã hợp tác với hai tỉnh Kyoto, tỉnh Gi-fu (Nhật Bản) về phát triển du lịch và xúc tiến du lịch với một số nội dung: trao đổi các đoàn Farmtrips và Press trips nhằm giới thiệu du lịch điểm đến, hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch điểm đến cho nhau.

+ Sở Du lịch còn hợp tác với Tổng cục Du lịch Thái Lan, chính quyền thành phố Băng Cốc, Hội doanh nhân Thái - Việt, chính quyền tỉnh Udon Thani, Hiệp hội Du lịch Chiangmai - Thái Lan để giúp các doanh nghiệp các tỉnh miền Trung đặc biệt là 03 địa phương Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam có cơ hội đến khảo sát, hợp tác khai thác tuyến du lịch và gặp gỡ, làm việc, tìm hiểu, trao đổi thông tin, ký kết hợp tác nhằm đẩy mạnh việc khai thác, phát triển tour, tuyến và tăng cường hợp tác kinh doanh, trao đổi hai chiều.

Để quảng bá tiềm năng, cơ hội của tỉnh và học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư, tỉnh đã tổ chức và tham dự nhiều hội thảo xúc tiến đầu tư trong, ngoài nước, góp phần ký kết được nhiều Biên bản ghi nhớ, hợp tác đầu tư với các tổ chức, nhà đầu tư cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong tỉnh tìm hiểu, ký kết, hợp tác với các doanh nghiệp nước bạn trên nhiều lĩnh vực. Năm 2016, Tỉnh Thừa Thiên Huế đã hội nghị xúc tiến đầu tư và phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên với hơn 500 đại biểu đại diện các Bộ, ngành Trung ương và các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng đã tham dự. Hội nghị là diễn đàn tập hợp, thu hút các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước gặp gỡ, đối thoại với chính quyền, doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm tìm kiến cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh tại địa bàn tỉnh, cùng đưa ra định hướng, giải pháp phát triển du lịch cho tỉnh TT.Huế nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về du lịch. Chính quyền tỉnh TT.Huế cam kết với các nhà đầu tư sẽ tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, hiệu quả; luôn sẵn sàng gặp mặt, tiếp xúc với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư để lắng nghe, trao đổi và tháo gỡ những khó khăn cũng như chỉ đạo xử lý

kịp thời nhất để hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư tại tỉnh TT.Huế. Ngoài ra, để thu hút và tìm kiếm các nhà đầu tư, tỉnh TT.Huế cũng đã xây dựng các chính sách ưu đãi, cải thiện môi trường kinh doanh. Tại hội nghị có 16 Giấy chứng nhận đầu tư với tổng mức đầu tư 7.744,5 tỷ đồng đã được trao và 6 thỏa thuận hợp tác với các đối tác, nhà đầu tư đã được ký kết.

Giai đoạn phát triển kinh tế xã hội thời gian qua diễn ra trong bối cảnh những khó khăn và thách thức đều lớn hơn so với dự báo. Trong tình hình đó, mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng kết quả thu hút đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, cũng chính trong giai đoạn này, nhiều nét mới trong thu hút đầu tư đã bắt đầu hình thành, tạo tiền đề thuận lợi cho các năm tiếp theo. Một số dự án tiêu biểu như: Dự án mở đường bay Huế - Băng Cốc, Dự án Nâng cấp bến cảng số 1 - Cảng Chân Mây (đón các tàu du lịch lớn nhất thế giới của hãng du lịch tàu biển Royal Caribbean Cruises); Dự án Xây dựng bến cảng số 3 - Cảng Chân Mây; Dự án Tổ hợp thương mại và khách sạn 5 sao của tập đoàn Vingroup, Nguyễn Kim, Khu du lịch nghĩ dưỡng quốc tế Lăng Cô.

Bảng 2.22. Tình hình đầu tư du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012 - 2017

Số lượng

Vốn đầu

Vốn thực


(số dự án)

hiện

- Địa bàn Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô

19

34.151

6.850

Dự án đã đi vào hoạt động

5

14.500

6.235

Dự án đang triển khai xây dựng

3

584

295

Dự án đang thực hiện thủ tục đầu tư

3

11.236

142

Dự án chậm triển khai

7

7.593

186

Dự án ngừng triển khai

1

240

123

- Địa bàn ngoài Khu kinh tế

29

6.300

1.544

Dự án đã đi vào hoạt động

9

680

953

Dự án đang triển khai xây dựng

18

5.400

600

ĐVT: Tỷ đồng


Hạng mục


Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí