Theo bảng, tình hình đầu tư du lịch của tỉnh TT.Huế trong giai đoạn 2012- 2017, tổng dự án kêu gọi đầu tư du lịch trên địa bàn là 48 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 40.451 tỷ đồng, vốn thực hiện khoảng 8.394 tỷ đồng. Tính đến năm 2017 đã có 14 dự án đi vào hoạt động với đầu tư đăng ký là 15.180 tỷ đồng, vốn thực hiện khoảng 7.188 tỷ đồng. Dự an đang triển khai xây dựng là 21 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 5.984 tỷ đồng, vốn thực hiện khoảng 895 tỷ đồng. Số lượng các đơn vị, công ty đang xin thủ tục đầu tư không có biến động nhiều, nhưng ta có thể thấy, tổng số vốn đăng ký đầu tư, tổng mức đầu tư của các dự án luôn có chiều hướng tăng lên, điều đó, có thể thấy, các doanh nghiệp , đơn vị có ý định đầu tư vào du lịch tỉnh TT.Huế càng nhận thức được đầu tư lâu dài để khai thác hiệu quả các tiềm năng du lịch.
Bảng 2.23. Kết quả khảo sát cán bộ công chức về công tác hợp tác khu vực và quốc tế lĩnh vực du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
Điểm
Nội dung đánh giá
Ngành du lịch liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch trong việc xây dựng sản phảm du lịch đặc thù của tỉnh
Ngành du lịch đã ký kết hợp tác với Ngành du lịch các địa phương trong khu vực và quốc tế hỗ trợ gắn kết các doanh nghiệp trong việc phát triển du lịch
TB
3,5
3,55
Đánh giá
Thực hiện tốt nhưng
sản phẩm chưa đặc thù
Thực hiện tương đối hiệu quả
Nguồn: Điều tra, khảo sát của tác giả
2.3.8. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động quản lý du lịch trên địa bàn tỉnh
Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động quản lý trong lĩnh vực du lịch là nhiệm vụ thường xuyên mà các cơ quan quản lý nhà nước phải thực hiện trong quá trình quản lý, điều hành của mình. Các nhiệm vụ mà UBND tỉnh quan tâm tập trung chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực hoạt động du lịch
đó là: công tác quy hoạch, đầu tư du lịch, thực hiện các chính sách về đất đai, quản lý các điểm đến, bảo vệ môi trường, đầu tư xây dựng hạ tầng, thực hiện các quy định về thuế, môi trưởng du lịch… Điều đáng quan tâm là các cơ sở kinh doanh du lịch sẽ là nơi trực tiếp phục vụ du khách, vì vậy, Sở Du lịch đã ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du thực hiện quy định về niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, bình ổn giá phòng, giá dịch vụ trong các ngày cao điểm; phổ biến hướng dẫn khách du lịch thực hiện các quy định khi tắm hồ bơi, khi tham gia các loại hình du lịch mạo hiểm và bảo đảm trật tự an toàn giao thông; cảnh báo khách khi sử dụng các dịch vụ bên ngoài cơ sở lưu trú không đảm bảo chất lượng, không niêm yết giá.
Chỉ tiêu 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 |
Số lần thanh tra (cơ sở) 20 | 18 | 22 | 14 | 15 | 14 |
Số lần kiểm tra (cơ sở) 60 | 45 | 57 | 55 | 62 | 73 |
Tổng quyết định xử phạt vi phạm 31 | 36 | 40 | 32 | 45 | 32 |
Tổng số tiền phạt vi phạm hành 116 | 149 | 157 | 125 | 165,5 | 115 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Nguồn Nhân Lực Du Lịch Của Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thực Trạng Công Tác Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Nhà Nước Và Nguồn Nhân Lực
- Tình Hình Chi Cho Hoạt Động Xúc Tiến Quảng Bá Du Lịch
- Đánh Giá Các Nội Dung Điều Tra Có Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Nhà Nước Về
- Xu Hướng Về Phát Triển Du Lịch Ở Trên Thế Giới, Việt
- Định Hướng Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.
Bảng 2.24. Thống kê công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh TT.Huế, giai đoạn 2012 – 2017
(quyết định)
chính (triệu đồng)
Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế
Thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra giám sát về hoạt động kinh doanh du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế được tăng cường. Sở Du lịch đã phối hợp với các ban ngành của tỉnh tiến hành điều tra, thẩm định và tái thẩm định các cơ sở lưu trú trong toàn tỉnh; kiểm tra hoạt động lữ hành nhằm phát hiện, xử lý các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành không đăng kí, lữ hành chui; kiểm tra hoạt động hướng dẫn viên du lịch và môi trường du lịch tại các điểm tham qua du lịch trên địa bàn tỉnh. Từ đó, xây dựng môi trường du lịch, môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn tính mạng và tài sản cho du khách. Giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo nhanh chóng, dứt điểm.
Chỉ tính năm 2016, Sở Du lịch đã phối hợp với Tổng cục Du lịch kiểm tra hoạt động kinh doanh khách sạn từ 3 đến 5 sao trên địa bàn tỉnh. Căn cứ kết quả kiểm tra, Tổng cục Du lịch đã ban hành Quyết định thu hồi công nhận hạng bốn sao đối với khách sạn ASIA. Bên cạnh đó, Sở đã tiến hành 4 đợt kiểm tra việc đảm bảo duy trì các tiêu chuẩn về quy mô, chất lượng dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch đối với 59 cơ sở lưu trú du lịch; kiểm tra hoạt động kinh doanh của 20 đơn vị lữ hành; kiểm tra hơn 394 lượt hướng dẫn viên du lịch tại các điểm tham quan du lịch. Qua đó, đã phát hiện, lập biên vi phạm và ban hành 45 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cảnh cáo nhắc nhở 44 trường hợp đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm với số tiền 165,5 triệu đồng, chủ yếu ở các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ hướng dẫn viên du lịch và kinh doanh lữ hành, lưu trú du lịch. Tiếp nhận và giải quyết dứt điểm 03/03 đơn phản ánh, kiến nghị của tổ chức, công dân, không để đơn thư tồn đọng, kéo dài.
Bảng 2.25. Kết quả khảo sát cán bộ công chức về công tác thanh tra,
kiểm tra hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh
Điểm
Nội dung đánh giá
Ngành du lịch thực hiện thường xuyên thanh tra và giám sát đối với hoạt động du lịch trên địa bàn Công tác chấn chỉnh môi trường du lịch đã hiệu quả, nâng cao hình ảnh công tác quản lý về du lịch Công tác kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính về du lịch trên địa bàn được thực hiện nghiêm.
TB
3,5
3,2
3,35
Đánh giá
Đã thực hiện thường xuyên
Thực hiện nhưng chưa hiệu quả
Thực hiện tương đối theo quy định
Nguồn: Điều tra, khảo sát của tác giả
Ngoài ra, Thanh tra Sở đã phát hiện một số cơ sở kinh doanh lưu trú tự ý mở các chương trình du lịch quốc tế, đoàn thanh tra đã yêu cầu các cơ sở trên gỡ bỏ các thông tin sai trên trang thông tin điện tử và bảng quảng cáo của công ty; yêu cầu nhiều cơ sở kinh doanh lưu trú gỡ bỏ các thông tin quảng cáo không đúng với hạng sao được công nhận tại trụ sở và trên các trang mạng thông tin xã hội gây mất lòng tin cho du khách khi đến sử dụng dịch vụ khác với nhưng gì đã công bố.
Bên cạnh đó, để lập lại mỹ quan, văn minh tại các khu danh thắng, khu vực tập trung các chùa chiền, làng nghề, Sở Du lịch thành lập tổ kiểm tra liên ngành chấn chỉnh an ninh trật tự tại khu vực này, không để các đối tượng ăn xin, mua bán chèo kéo du khách gây phiền hà, khó chịu, cho khách khi đến tham quan.
2.4. Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VỀ CÔNG
TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ
2.4.1. Thông tin mẫu điều tra
Tác giả dự kiến tiến hành khảo sát, lấy ý kiến về công tác quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn 2012-2016, phiếu khảo sát được gửi trực tiếp cho 02 đối tượng dó là cán bộ công chức tại Sở Du lịch Thừa Thiên Huế và lãnh đạo các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian tiến hành thu thập bảng khảo sát từ tháng 11/2017 đến cuối tháng 12/2017, hình thức điều tra thông qua bảng hỏi.
- Nội dung Bảng hỏi điều tra chủ yếu tập trung:
+ Phần 1: Thông tin đối tượng được tiến hành điều tra.
+ Phần 2: Nội dung đánh giá về công tác quản lý nhà nước về du lịch tại Sở Du lịch trong thời gian vừa qua.
- Số phiếu khảo sát cán bộ nhân viên Sở Du lịch là 20 phiếu. Bảng hỏi có 24 câu hỏi đánh giá về tình hình quản lý nhà nước về du lịch của Sở Du lịch. Sử dụng phương pháp tính giá trị bình quân để đánh giá, người được phỏng vấn sẽ đánh dấu
vào con số mà họ cho là thích hợp nhất với ý kiến của họ.
- Số phiếu khảo sát doanh nghiệp, cơ sở du lịch: 130 phiếu (thỏa mãn điều kiện tối thiểu cần 26 x 5 = 130 đối tượng khảo sát). Bảng hỏi có 26 câu hỏi đánh giá về tình hình quản lý nhà nước về du lịch của Sở Du lịch. Cơ cấu đối tượng điều tra: 70% là lãnh đạo và trường các bộ phận, 30 phụ trách phòng hành chính nhân sự.
Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá, người được phỏng vấn sẽ đánh dấu vào con số mà họ cho là thích hợp nhất với ý kiến của họ.
2.4.2. Ý kiến đánh giá của cán bộ công chức Sở Du lịch Thừa Thiên Huế
Kết quả khảo sát cán bộ công chức Sở Du lịch được tổng hợp tại Phụ lục 05 và phân tích tại mục 2.3, chương 2.
Bảng 2.26. Đánh giá chung kết quả khảo sát cán bộ công chức
Nội dung đánh giá Điểm
TB
Đánh giá
Công tác quản lý nhà nước vế du lịch tại Sở
Du lịch hiện nay là phù hợp.
3,2 Chưa thật sự phù hợp
Nguồn: Điều tra, khảo sát của tác giả
2.4.3. Ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp, cơ sở du lịch
2.4.3.1. Thông tin về đối tượng điều tra
Từ kết quả tổng hợp qua số liệu điều tra 130 đối tượng, có thể đánh giá công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo các khía cạnh sau:
Bảng 2.27. Thông tin về đối tượng điều tra
STT Chỉ tiêu Số quan Tỷ lệ %
sát
Theo giới tính | |||
Nam | 59 | 45,40 | |
Nữ | 71 | 54,60 | |
2 | Theo độ tuổi | ||
Từ 20 đến 30 | 7 | 5,40 | |
Từ 31 đến 40 | 28 | 21,50 | |
Từ 41 đến 50 | 73 | 56,20 | |
Từ 51 đến 60 | 22 | 16,90 | |
3 | Theo trình độ Trung cấp | 3 | 2,30 |
Cao đẳng | 9 | 6,90 | |
Đại Học | 85 | 65,40 | |
Trên Đại học | 33 | 25,40 | |
4 | Theo cương vị công tác | ||
Lãnh đạo đơn vị | 45 | 34,60 | |
Trưởng bộ phận | 47 | 36,20 | |
Phụ trách hành chính nhân sự | 38 | 29,20 | |
5 | Theo đơn vị công tác Khách sạn | 42 | 32,30 |
Doanh nghiệp lữ hành | 46 | 35,40 | |
Dịch vụ du lịch | 42 | 32,30 |
(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)
Thông tin về đối tượng điều tra được tổng hợp theo bảng 2.27. Trong 130
người được điều tra :
Xét về giới tính, có 71 nữ chiếm 54,6% và 59 nam chiếm 45,4%;
Xét về độ tuổi, có 5,4% dưới 30 tuổi; 21,5% từ 31 tới 40 tuổi; 56,2% từ 41
tới 50 tuổi; 16,9% trên 50 tuổi trong tổng số người được điều tra.
Xét về trình độ học vấn, có 3 người trình độ Trung cấp (2,3%); có có 9 người trình độ cao đẳng (6,9%); có có 85 người trình độ đại học (65,4%) và có 33 người trình độ sau đại học chiếm 25,4%.
Xét về công việc đang làm, có 45 người lãnh đạo đơn vị, 47 người là trưởng các bộ phận và 38 người phụ trách hành chính nhân sự của các doanh nghiệp, khách sạn, đơn vị dịch vụ du lịch.
Xét theo đơn vị công tác, trong tổng số đối tượng được điều tra có 42 người đang làm việc tại các khách sạn chiếm 32,3%; có 46 người đang làm việc tại các doanh nghiệp lữ hành chiếm 35,4% và 42 người tại các đơn vị dịch vụ du lịch.
2.4.3.2. Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích
Theo Hair (1995), độ tin cậy của số liệu được định nghĩa như là một mức độ mà nhờ đó sự đo lường của các biến điều tra là không gặp phải các sai số, và nhờ đó cho ta các kết quả trả lời từ bản thân phía người được phỏng vấn là chính xác và đúng với thực tế, sự khiếm khuyết trong quá trình đo lường mà có thể ảnh hưởng đến việc điền các số liệu cho từng biến điều tra.
Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ đo lường. Để đánh giá độ
tin cậy của thang đo được xây dựng ta sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha.
Theo quy ước thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá là tốt phải có hệ số α ≥ 0,8 [16, trang 19]. Hệ số α của Cronbach sẽ cho bạn biết các đo lường của bạn có liên kết với nhau hay không.
Theo Hoàng Trọng: “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu” [16, trang 24].
Ở đây, khi đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha, biến nào có hệ số tương quan biến tổng (Item - total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để lựa chọn thang đo là hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần lớn hơn 0,6.
Qua số liệu bảng 2.28 cho thấy:
Tất cả các hệ số Cronbach’s Alpha của các câu hỏi kỳ vọng (tại cột giá trị Item Cronbach’s Alpha) đều có giá trị cao hơn 0,8.
Đồng thời các câu hỏi đều có hệ số tương quan biến tổng (tại cột giá trị Item- totar correlation) lớn hơn 0,3.
Mặt khác hệ số Cronbach’s Alpha toàn bộ cho các biến như trình bày ở bảng
trên bằng 0,935 là tương đối cao.
Vì vậy, có thể kết luận rằng đây là một thang đo lường tốt, các câu trả lời của các đối tượng điều tra khi phỏng vấn đều cho ta kết quả tin cậy.
Bảng 2.28. Kiểm định độ tin cậy đối với các biến điều tra
Các biến phân tích
I. Về công tác xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch
1. Ngành du lịch đã xây dựng chiến lược,
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Corrected Item-Total Correlation
Cronbach's Alpha if Item Deleted
quy hoạch PTDL của tỉnh đáp ứng những yêu cầu của quá trình hội nhập và kế hoạch phát triển chung của địa phương
2. Ngành du lịch tổ chức công bố các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn kịp thời
3. Công tác xúc tiến đầu tư dự án du lịch
hàng năm được quan tâm và đạt hiệu quả
II. Về thực hiện công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách trong hoạt động của tỉnh
4. Ngành du lịch đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật về du lịch cho doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn định kỳ, hàng năm
5. Ngành du lịch kịp thời hủy bỏ, thay thế các văn bản hết hiệu lực và triển khai các văn bản mới ban hành
6. Ngành du lịch đã tham mưu các cơ
chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận
88,48 213,275 ,425 ,935
211,570 | ,467 | ,934 | |
89,38 | 203,306 | ,654 | ,932 |
214,820 | ,399 | ,935 | |
88,45 | 216,420 | ,402 | ,935 |
88,44 | 216,667 | ,383 | ,935 |
Các biến phân tích
lợi cho các tổ chức, cá nhân khi đầu tư
kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh
III. Về tác tổ chức bộ máy quản lý nhà
nước về du lịch của tỉnh
88,44 | 210,279 | ,506 | ,934 |
89,21 | 196,538 | ,782 | ,930 |
89,85 | 201,196 | ,723 | ,931 |
7. Tổ chức bộ máy quản lý về du lịch của tỉnh hiện nay là hiệu quả
8. Số lượng cán bộ quản lý về du lịch của tỉnh hiện nay là hợp lý, đáp ứng nhiệm vụ
9. Chất lượng nguồn nhân lực làm công tác xúc tiến, quảng bá du lịch hiện nay đảm bảo công tác phát triển du lịch của ngành du lịch
IV. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch trên địa bàn tỉnh
89,90 | 204,447 | ,691 | ,931 |
89,28 | 196,527 | ,819 | ,929 |
88,37 | 213,196 | ,480 | ,934 |
10. Ngành du lịch đã xây dựng chiến lược, kế hoạch về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch
11. Công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý về du lịch được thực hiện thường xuyên
12. Việc tổ chức, đào tạo bồi dưỡng và hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch được thực hiện định kỳ, hàng năm
V. Công tác quản lý hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
89,84 | 200,462 | ,768 | ,930 |
89,32 | 198,856 | ,735 | ,931 |
89,28 | 198,515 | ,750 | ,930 |
13. Ngành du lịch đã xây dựng chiến lược dài hạn cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh
14. Các thị trường được chọn để xúc tiến quảng bá du lịch hàng năm là phù hợp
15. Việc phối hợp với các doanh nghiệp triển khai hoạt động xúc tiến quảng bá trong và ngoài nước đạt hiệu quả
VI. Công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh TT. Huế
89,39 | 209,729 | ,562 | ,933 |
88,65 | 212,864 | ,469 | ,934 |
16. Công tác chấn chỉnh môi trường du lịch, hạn chế tình trạng độc quyền trong hoạt động kinh doanh du lịch ở địa phương được quan tâm
17. Các văn bản, chính sách nhà nước ban
hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Corrected Item-Total Correlation
Cronbach's Alpha if Item Deleted