Đặc Điểm Chương Trình Du Lịch Tại Tỉnh Đồng Tháp

2.1.1.4.Chính sách phát triển du ịch của địa phương


Đồng Tháp là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh gọi tắt là PCI (Provincial Competitiveness Index) đứng thứ hai cả nước vào năm 2014 về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng m i trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp. Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 khẳng định “Quan tâm đầu tư hạ tầng thương mại - dịch vụ, tạo điều kiện cho du lịch phát triển nhanh sau năm 2015”.

Trong kế hoạch số 51/KH-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành ngày 27 tháng 4 năm 2012 về vấn đề phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015 có nêu về vấn đề đầu tư cho ngành du lịch tỉnh với ba nguồn vốn chủ yếu là:

- Thứ nhất là nguồn vốn của Trung ương chủ yếu hỗ trợ cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các khu, điểm du lịch trọng yếu của tỉnh từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, du lịch. T ng kinh phí ước tính là 180,219 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa là 92,809 tỷ đồng và nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về du lịch là 87,41 tỷ đồng.

- Thứ hai là nguồn vốn ngân sách của tỉnh chủ yếu đầu tư nâng cấp hệ thống giao th ng; hệ thống điện, cấp nước, thoát nước; t n tạo cảnh quan, duy tu các c ng trình hiện có; bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ở các khu du lịch trọng điểm; c ng tác quảng bá xúc tiến du lịch; c ng tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. T ng kinh phí ước tính là 273,868 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư nâng cấp hệ thống giao th ng là 222,384 tỷ đồng; vốn đầu tư hệ thống điện, cấp nước, thoát nước là 6,3 tỷ đồng; vốn đầu tư duy tu các c ng trình, bảo tồn, t n tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và cơ sở vật chất kỹ thuật là 39,94 tỷ đồng; vốn hỗ trợ c ng tác quảng bá xúc tiến du lịch là 4,078 tỷ đồng; vốn hỗ trợ c ng tác đào tạo nguồn nhân lực là 1,166 tỷ đồng.

- Thứ ba là nguồn vốn xã hội hóa với t ng kinh phí ước tính là 1.405,947 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn xã hội hóa một số hạng mục c ng trình ở Khu di tích Gò Tháp và Vườn Quốc gia Tràm chim là 69,142 tỷ đồng; nguồn vốn xã hội hóa về c ng tác đào tạo nguồn nhân lực (Doanh nghiệp du lịch đóng góp) là 0,805 tỷ đồng; nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch của các dự án là 1.336 tỷ đồng [26].

Đây là nguồn động lực lớn để du lịch Đồng Tháp dần khẳng định vị trí của mình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Hơn thế nữa việc xúc tiến triển khai đề án Phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2015-2020 cũng tạo điều kiện cho du lịch Đồng Tháp tạo nên nét riêng đặc sắc cho điểm đến Đồng Tháp so với các tỉnh khu vực đồng bằng S ng Cửu Long đang trong bối cảnh trùng lắp về sản ph m du lịch, góp phần nâng cao vị thế đặc biệt của du lịch Đồng Tháp từ đó thu hút ngày càng nhiều du khách biết và đến với du lịch Đồng Tháp [27].

2.1.2. Đặc điểm chương trình du lịch tại tỉnh Đồng Tháp

Đồng Tháp là một điểm đến về du lịch chưa thực sự n i tiếng, khách du lịch đến du lịch tại đây chủ yếu là tự đến bằng phương tiện cá nhân hoặc phương tiện giao th ng c ng cộng, mà kh ng mua chương trình du lịch từ các đơn vị lữ hành. Tuy nhiên, gần đây th ng qua những chuyến du lịch miễn phí hoặc giảm giá một phần do tỉnh Đồng Tháp t chức dành cho các hãng lữ hành để khảo sát, lựa chọn, xây dựng chương trình du lịch cũng như các nhà báo để viết bài tuyên truyền về du lịch Đồng Tháp thường gọi là “Famtrip” (familiarization trip) đã giúp quảng bá điểm đến Đồng Tháp rất tốt. Hiện nay, đã có rất nhiều đơn vị lữ hành ngoài tỉnh đặc biệt là các đơn vị lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội ký kết hợp tác với các đơn vị lữ hành trong tỉnh Đồng Tháp. Về mặt t chức các CTDL tại Đồng Tháp gồm các hình thức chủ yếu là: Khách du lịch tự đến bằng phương tiện vận chuyển cá nhân hoặc c ng cộng và mua CTDL trọn gói hoặc một phần của các đơn vị lữ hành tại tỉnh Đồng Tháp; khách du lịch th ng qua các đơn vị lữ hành ngoài tỉnh mua CTDL trọn gói hoặc một phần của các đơn vị lữ hành tại tỉnh Đồng Tháp. Trong đó nhiều nhất là hình thức khách du lịch th ng qua các đơn vị lữ hành ngoài tỉnh

mua một phần CTDL của các đơn vị lữ hành tại tỉnh Đồng Tháp (thường kh ng bao gồm xe vận chuyển đến và tham quan trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp) tiếp đó là hình thức khách tự đến bằng phương tiện vận chuyển cá nhân và mua một phần CTDL của các đơn vị lữ hành tại tỉnh Đồng Tháp.

Các CTDL tại tỉnh Đồng Tháp hiện nay chủ yếu là CTDL độc lập, rất ít nối tuyến qua các điểm du lịch ở các tỉnh trong khu vực như An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang hay Campuchia. Nguyên nhân của điều này chính vì vị trí của tỉnh Đồng Tháp có thế “ngõ cục” bị cách trở với trở với các tỉnh phía Nam bởi s ng Tiền và S ng Hậu, các cửa kh u với biên giới Campuchia lại chưa th ng xe nên rất cách trở về mặt giao th ng. Tuy nhiên, trong tương lai khi hai c ng trình cầu Cao Lãnh và Vàm Cống đang thi c ng được hoàn thành sẽ thay đ i được thực trạng này.

Các CTDL được t chức qua các điểm thuộc phần lãnh th phía Nam s ng Tiền trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hầu hết đều có sử dụng phương tiện vận chuyển đường thủy như bơi xuồng, đi tắc ráng,…

Các CTDL tại tỉnh Đồng Tháp đa phần là ngắn ngày, thường kh ng quá 3 ngày vì số lượng điểm tham quan tại tỉnh Đồng Tháp tương đối ít. Hơn nữa, các dịch vụ phụ trợ, các điểm vui chơi giải trí về đêm dành cho du khách hầu như kh ng có nên đã kh ng đủ sức thu hút khách du lịch ở lại lâu ngày tại tỉnh Đồng Tháp.

Các CTDL tại tỉnh Đồng Tháp phần lớn thuộc loại hình du lịch sinh thái gắn liền với các điểm du lịch như vườn quốc gia Tràm Chim, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, đồng sen Tháp Mười. Bên cạnh đó, còn có các CTDL thuộc loại hình văn hóa gắn với các điểm du lịch như khu di tích khảo c và kiến trúc nghệ thuật quốc gia cấp đặc biệt Gò Tháp, di tích căn cứ cách mạng Xẻo Quýt, khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, chùa Kiến An Cung, nhà c Huỳnh Thủy Lê,..cùng các kỳ lễ hội như lễ hội hoa Sa Đéc, lễ hội Sinh Vật Cảnh, hội đình Định Yên, lễ giỗ ng bà Đỗ C ng Tường, lễ hội Dinh ng Đốc Binh Vàng, lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, lễ hội Gò Tháp. Ngoài ra các sản ph m du lịch trải nghiệm, thưởng ngoạn gắn liền với đời sống sinh hoạt và canh tác n ng nghiệp như hái sen, hái ấu, trải nghiệm đập lúa trời, giăng lưới, đặt lờ, đặt trúm, tham quan vườn hoa Sa Đéc, vườn quýt hồng Lai Vung,…

2.1.3. Kết quả kinh doanh du lịch của Tỉnh giai đoạn 2009 – 2013


Tốc độ tăng trưởng trong t ng lượng khách tăng dần qua các năm cụ thể là năm 2010 t ng lượng khách tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước; năm 2011 t ng lượng khách tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước; năm 2012 t ng lượng khách tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước; năm 2013 t ng lượng khách tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước cho thấy du lịch Đồng Tháp đang trên đà phát triển ngày càng thu hút đ ng đảo khách du lịch đến tham quan Đồng Tháp đặc biệt là các kỳ lễ hội tại khu di tích Gò Tháp và các CTDL mới như trải nghiệm mùa nước n i, tham quan làng hoa Sa Đéc, chương trình trải nghiệm mỗi ngày một nghề (trồng ấu, hái sen, làm nem, trồng hoa,…).


T ng lượng khách

Khách hành hương

Khách du lịch

2,000,000

1,800,000

1,600,000

1,400,000

1,200,000

1,000,000

800,000

600,000

400,000

200,000

0

1,726,176

1,460,281

1,313,834

1,289,867

1,130,000

891,000

1,236,872

919,000

995,434

1,080,000

318,400

380,281

436,309

239,000

317,872

2009 2010 2011 2012 2013

iểu đồ 2.1. Lượng khách đến Đồng Tháp qua 05 năm

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ Du lịch – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp)


Tuy nhiên, tỉ trọng khách du lịch so với t ng lượng khách đến Đồng Tháp còn chiếm tỉ lệ thấp cụ thể là năm 2009 đạt 239.000 lượng khách chiếm 21,2% t ng lượng khách, đến năm 2013 đạt 436.309 lượng khách chiếm 25,3% t ng lượng khách. Nguyên nhân do là các CTDL chưa được triển khai đến các đối tượng khách hàng có nhu cầu, du khách đến đồng tháp chỉ là các hoạt động đơn lẻ, chủ yếu là loại hình hình tâm linh qua các kỳ lễ hội.

ảng 2.2. Lượt khách đến thăm Đồng Tháp từ năm 2009 – 2013


Năm

T ng lượt khách du lịch

Lượt khách nội địa

Lượt khách quốc tế

2009

1.130.000

1.115.200

14.800

2010

1.236.872

1.208.074

28.798

2011

1.313.834

1.286.107

27.727

2012

1.460.281

1.425.074

35.207

2013

1.726.176

1.683.509

42.667

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chất lượng CTDL nội địa của các công ty lữ hành tại tỉnh Đồng Tháp - 7

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ Du lịch – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp)


Kết quả phân tích cho thấy lượt khách đến Đồng Tháp tăng đều qua các năm: nếu như năm 2009 t ng lượt khách đến Đồng Tháp được ghi nhận là

1.130.000 lượt khách thì đến năm 2013 đã đạt 1.726.176 lượt khách. Trong đó tỷ lệ khách quốc tế so với khách nội địa chiếm tỷ lệ rất thấp trong t ng lượt khách trong những năm vừa qua. Qua đó cho thấy thị trường khách nội địa chiếm tỷ lệ rất lớn trong t ng lượt khách du lịch đến với Đồng Tháp. Đây là nguồn khách chủ yếu của du lịch Đồng Tháp trong thời gian hiện tại và tương lai gần.


T ng doanh thu

Doanh thu dịch vụ du lịch

300.000

250.000 243.47

200.000

198

162

150.000

100.000

50.000

0.000

135.26

76.200

57.180

117.95

74.778

133.794

110.982

2009

2010

2011

2012

2013

iểu đồ 2.2.Doanh thu từ dịch vụ du lịch của tỉnh Đồng Tháp qua 5 năm

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ Du lịch – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp)

Mặc dầu t ng lượt khách du lịch qua các c ng ty lữ hành chiếm tỷ trọng thấp trong t ng lượt khách đến Đồng Tháp nhưng doanh thu từ dịch vụ du lịch kh ng những tăng qua các năm mà còn chiếm tỷ trọng khá cao trong t ng doanh thu cụ thể như sau: Năm 2009 đạt 57,180 tỷ đồng chiếm 75% t ng doanh thu; năm 2010 đạt 74,778 tỷ đồng chiếm 63,4% t ng doanh thu; năm 2011 đạt 110,982 tỷ đồng chiếm 68,5% t ng doanh thu; năm 2012 đạt 133,794 tỷ đồng chiếm 67,6% t ng doanh thu; năm 2013 đạt 135,26 tỷ đồng chiếm 55,6% t ng doanh thu. Từ đó, cho thấy việc tăng hiệu quả kinh tế từ ngành du lịch thì hoạt động lữ hành đóng vai trò chủ đạo.

2.1.4.Một số tuyến du lịch điển hình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

- Khu Di tích Xẻo Quýt - Khu Di tích Nguyễn Sinh Sắc - Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp (01 ngày);

- Nhà c Huỳnh Thủy Lê - Làng hoa kiểng Sa Đéc - Khu Di tích Xẻo Quýt (01 ngày);

- Khu Di tích Xẻo Quýt - Khu Di tích Gò Tháp (01 ngày);


- Thành phố Sa Đéc - Khu Di tích Xẻo Quýt (02 ngày, 01 đêm);


- Khu Di tích Nguyễn Sinh Sắc - Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng (01 ngày);

- Thành phố Sa Đéc - Khu Di tích Xẻo Quýt - Khu Di tích Nguyễn Sinh Sắc - Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng (02 ngày, 01 đêm);

- Thành phố Sa Đéc - Khu Di tích Xẻo Quýt - Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng - Vườn Quốc gia Tràm Chim (03 ngày, 02 đêm);

- Khu Di tích Xẻo Quýt - Vườn Quốc gia Tràm Chim (02 ngày, 01 đêm).

2.2. Khảo sát chất lượng chương trình du lịch nội địa của các công t lữ hành tại tỉnh Đồng Tháp

2.2.1. M tả quá trình và phương pháp nghiên c u

2.2.1.1. Nghiên cứu sơ bộ


Bước nghiên cứu này được thực hiện th ng qua kỹ thuật phỏng vấn sâu với mục đích khám phá, điều chỉnh, b sung các yếu tố tác động đến chất lượng CTDL. Đối tượng được phỏng vấn là những người đã từng sử dụng CTDL của các công ty du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, các nhà quản lý kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và các nhà nghiên cứu giảng dạy trong lĩnh vực du lịch. Cuộc phỏng vấn dựa trên một dàn bài thảo luận đã được định trước để khám phá và điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng CTDL. Sau đó tiến hành phỏng vấn thực tế đối với 20 khách hàng đã từng sử dụng CTDL của các công ty du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Từ đó, điều chỉnh và hoàn thiện thang đo đưa vào phỏng vấn chính thức.

Th ng qua lược khảo các tài liệu nghiên cứu và tham vấn chuyên gia cùng những kết quả của nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu đã xác định 50 tiêu chí được cho là có ảnh hưởng đến chất lượng CTDL nội địa. M hình dùng để đo lường chất lượng CTDL nội địa gồm 8 thành phần chính gồm: TKCT, HDV, DVAU, DVLT, DVVC, điểm tham quan, cơ sở hạ tầng và dịch vụ phụ trợ.

Phần đầu là nhận định của khách du lịch về những phát biểu liên quan đến các thuộc tính chất lượng dịch vụ làm cơ sở để đánh giá chất lượng CTDL nội địa với thang đo likert 5 điểm được quy ước như sau: (1)Hoàn toàn không đồng ý, (2)Không đồng ý, (3)Bình thường, (4)Đồng ý,(5)Hoàn toàn đồng ý.

Phần hai là đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng của các thuộc tính chất lượng dịch vụ làm cơ sở để phân tích theo m hình IPA từ đó đề xuất những ý kiến hữu ích cho nhà quản lý du lịch với thang đo likert được quy ước như sau:(1)Rất kh ng quan trọng, (2)Kh ng quan trọng, (3)Bình thường,

(4) Quan trọng, (5)Rất quan trọng.

Như vậy thang đo chất lượng CTDL nội địa gồm 10 thành phần với 50 biến quan sát được mã hóa như sau:

ảng 2.3. Mã hóa thang đo các thành phần của iến độc lập


Kí hiệu

iến quan sát

TKCT1

Chương trình tham quan đa dạng với nhiều sự lựa chọn cho anh/chị

TKCT2

Lộ trình được sắp xếp hài hòa giữa các điểm tham quan và ăn nghỉ

TKCT3

Độ dài thời gian tham quan tại các điểm tham quan phù hợp

TKCT4

Thời điểm tham quan tại các điểm tham quan phù hợp

TKCT5

Các điểm tham quan trong chương trình hấp dẫn

TKCT6

Có nhiều khung giá trong chương trình cho anh/chị lựa chọn

TKCT7

Chi phí cho CTDL phù hợp với nhu cầu

TKCT8

Thực hiện chương trình đúng như thiết kế ban đầu

HDV1

Diện mạo HDV tươm tất

HDV2

HDV phát âm chu n, dễ hiểu

HDV3

HDV truyền tải đầy đủ th ng tin về điểm đến

HDV4

HDV lu n tạo kh ng khí vui tươi cho anh/chị

HDV5

HDV có thái độ phục vụ tận tình

HDV6

HDV có kỹ năng nghiệp vụ xử lý tình huống tốt

HDV7

HDV lu n sẵn sàng hỗ trợ khi anh/chị cần giúp đỡ

DVAU1

Cơ sở vật chất tại địa điểm ăn uống tạo sự thoải mái

DVAU2

Lu n có những món đặc sản địa phương trong mỗi bu i ăn

DVAU3

Món ăn phù hợp với kh u vị của anh/chị

DVAU4

Thực đơn trong các bu i ăn kh ng bị trùng lắp

DVAU5

Các món ăn được trình bày hấp dẫn, bắt mắt

DVAU6

Bảo đảm an toàn vệ sinh thực ph m

DVAU7

Diện mạo nhân viên phục vụ ăn uống tươm tất

DVAU8

Nhân viên phục vụ ăn uống chu đáo, kịp thời

DVLT1

Cơ sở lưu trú bảo đảm vệ sinh

DVLT2

Cơ sở lưu trú bảo đảm an ninh, an toàn

DVLT3

Phòng rộng rãi, thoáng mát

DVLT4

Trang thiết bị trong phòng đáp ứng được các yêu cầu của anh/chị

DVLT5

Có DVAU ngay tại nơi lưu trú

DVLT6

Nhân viên phục vụ tại cơ sở lưu trú chu đáo

DVLT7

Lu n có hệ thống wifi truy cập internet hoạt động tốt

Cơ sở lưu trú có vị trí tiện lợi trong quá trình tham quan

DVLT9

Phục vụ các yêu cầu liên quan trong quá trình lưu trú nhanh chóng

DVVC1

Phương tiện vận chuyển rộng rãi, thoải mái

DVVC2

Phương tiện lu n được vệ sinh sạch sẽ

DVVC3

Có các thiết bị bảo đảm an toàn hoạt động tốt

DVVC4

Nhân viên phục vụ có nhắc nhở anh/chị các lưu ý về an toàn

DVVC5

Người điều khiển phương tiện có kinh nghiệm, đảm bảo an toàn

DVVC6

Người điều khiển phương tiện vui vẻ

DTQ1

Các điểm du lịch có những nét đặc thù địa phương

DTQ2

M i trường tự nhiên tại các điểm tham quan bảo đảm vệ sinh, tạo

không khí trong lành

DTQ3

Địa điểm tham quan hấp dẫn anh/chị

DTQ4

Nhân viên trong các điểm tham quan phục vụ chu đáo

DTQ5

Diện mạo nhân viên tại các điểm tham quan mang đặc thù địa phương

CSHT1

Các tuyến đường bảo đảm cho các xe du lịch tiếp cận điểm tham quan

CSHT2

Các tuyến đường đảm bảo cho phương tiện vận chuyển êm ái

CSHT3

Hệ thống th ng tin liên lạc lu n đảm bảo th ng suốt

DVPT1

Có nhiều hoạt động vui chơi, giải trí tại điểm du lịch

DVPT2

Có các điểm mua sắm đặc sản địa phương và quà lưu niệm

DVPT3

Có nhiều hoạt động giải trí về đêm

DVPT4

Có các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2023