Bảng Tổng Hợp Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Vcb- Chi Nhánh Huế Từ 2013 Đến 2015


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan

Bảng 7: Bảng tổng hợp huy động vốn khách hàng cá nhân VCB- Chi nhánh Huế từ 2013 đến 2015

Đơn vị: tỷ đồng, %


Năm

2013

2014

2015

So sánh

Chỉ tiêu đánh giá

Hình thức

huy động vốn


Số dư cuối năm


Số dư cuối năm


Số dư cuối Quý III

2014/2013

2015/2014


+/-


%


+/-


%

Tổng vốn huy động từ khách hàng cá nhân

882,56

1.017

1.279

134,44

115,23

262

125,76

Phân theo loại tiền








VND

674,68

718,21

894,40

70,53

110,89

176,19

124,53

USD

177,68

256,43

322,79

78,75

144,32

66,36

125,78

EUR

30,20

42,36

61,81

12,16

140,26

19,45

145,92

Phân theo tính chất nguồn vốn








Tiết kiệm

766,98

890,21

1.086

123,23

116,06

195,79

121,99

Chứng chỉ tiền gửi

112,58

126,79

193

14,21

112,6

66,21

152,22

Phân theo thời gian








Không kỳ hạn

64,36

77,24

99,01

12,88

120,01

21,77

128,19

Ngắn hạn

534,26

627,60

833,97

90,34

116,81

206,37

132,88

Trung và dài hạn

283,93

312,16

346,02

28,23

109,94

33,86

110,84

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Hoàn thiện chính sách marketing trong hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Vietcombank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế - 8

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietcombank- Chi nhánh Huế)



Nhờ các chương trình kích thích kinh doanh nhắm đến các đối tượng khách hàng nên tình hình huy động vốn tiếp tục tăng trường khả quan, tỷ trọng này chiếm trên 30

% tổng nguồn vốn Chi nhánh huy động được. Tổng nguồn vốn cá nhân huy động năm 2014 đạt 1,017 tỷ đồng, tăng 15,23% so với 2013, năm 2015 đạt 1.279 tỷ đồng, tăng

25,76% so với năm 2014.

Tỷ trọng huy động vốn phân theo loại tiền thì tiền VND và tiền ngoại tệ đều có những thay đổi đáng kể, tỷ trọng huy động ngoại tệ/VND trung bình hằng năm là 29/71, phần lớn nguồn tiền huy động vốn vẫn là nguồn tiền tiết kiệm với thời gian ngắn hạn là chủ yếu.

Qua đó ta có thể thấy, tình trạng huy động vốn tại Vietcombank Chi nhánh Huế đang diễn biến theo chiều hướng tích cực và đã chiếm được lòng tin của người dân. Từ đó tạo được mối quan hệ lâu dài, có lợi cho cả đôi bên trong hoạt động huy động vốn cũng như các hoạt động khác của ngân hàng. Mạng lưới chi nhánh hoạt động ngày càng hiệu quả, thu hút ngày càng nhiều khách hàng, góp phần không nhỏ vào việc mở rộng quy mô nguồn vốn.

2.2.3.2.Những mặt còn tồn tại

- Quá trình xác định thị trường mục tiêu chưa thật sự rõ ràng dẫn đến việc định hướng phục vụ, chăm sóc khách hàng chưa chuyên sâu, chưa tận dụng lợi thế có sẵn của chính ngân hàng

- Lãi suất huy động tiền gửi của VCB cũng chưa cạnh tranh so với các ngân

hàng khác trên địa bàn.

- Các hoạt động quảng bá của VCB hiện nay chưa mạnh, mặc dù hằng năm có rất nhiều các chương trình marketing được diễn ra nhưng thông tin tiếp cận đến khách hàng còn hạn chế. Hầu hết việc quảng bá các chương trinh khuyến chỉ xuất hiện tại các trụ sở chi nhánh và phòng giao dịch hay tại website chính thức của ngân, chưa phổ cập trên các phương tiên thông tin đại chúng.

- Các chương trình ưu đãi là các chính sách do hội sở chính đưa ra, nên ở tại địa phương không phải tất cả đều có hiệu quả, số lượng rất lớn các ưu đãi đưa ra không phù hợp với đối tượng khách hàng tại Thừa Thiên Huế.


- Hình thức khuyến mãi chưa đa dạng, các hội nghị ít được sử dụng, quà khuyễn mãi chưa đa dạng, chủ yếu xoay quanh áo mưa, lịch, bao lì xì, bộ gốm sứ minh long, khăn tắm, sổ tay ghi chép.

2.3.Đánh giá của khách hàng về chiến lược Marketing của ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Vietcombank Chi nhánh Huế cho dịch vụ huy động vốn cá nhân

2.3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Quy mô của mẫu: n = 180

- Số phiếu phát ra: 180 phiếu

- Số phiếu thu về: 180 phiếu

- Số phiếu hợp lệ: 179 phiếu

Bảng 8: Đặc điểm mẫu nghiên cứu


Đặc điểm mẫu

Tiêu thức

Số lượng

(người)

Tỷ trọng (%)

Giới tính khách hàng

Nam

91

50,8

Nữ

88

49,2


Tuổi khách hàng

Dưới 25 tuổi

26

14,5

25- 40 tuổi

67

37,4

41- 55 tuổi

60

33,5

Trên 55 tuổi

26

14,5


Nghề nghiệp

Học sinh, sinh viên

13

7,3

Lao động phổ thông

71

39,7

Cán bộ công chức

66

36,9

Kinh doanh

11

6,1

Nội trợ, nghĩ hưu, thất nghiệp

15

8,4

Khác

3

1,7


Thu nhập khách hàng

Dưới 5 triệu

20

11,2

5-10 triệu

74

41,3

10-15 triệu

70

39,1

Trên 15 triệu

15

8,4

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra bằng SPSS)


Về giới tính của khách hàng

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, số lượng khách hàng nam và nữ tương đối đồng đều nhau, (50,8% và 48, 2%), nam giới có xu hướng tham gia giao dịch nhiều hơn nữ giới. Mặc dù theo thói quen tiêu dùng và tích luỹ tiền bạc thì phù nữ nắm vai trò lớn hơn tuy nhiên quyết định tiết kiệm tài chính thì phần lớn nam giới có tiếng nói và đóng vai trò thực hiện nhiều hơn.

Về độ tuổi khách hàng

Sở dĩ có sự phân biệt theo độ tuổi như vậy bởi vì những người ở những độ tuổi khác nhau sẽ có tâm lý và nhu cầu khác nhau và nhận thức của họ về các hoạt động marketing hỗn hợp của Vietcombank - chi nhánh Huế cũng sẽ khác nhau. Ta cần tìm hiểu và phân loại khách hàng theo độ tuổi để có thể hiểu rõ hơn tâm lý của họ từ đó đưa ra các chương trình maketing mix cho phù hợp

- Dưới 25 tuổi: đây là độ tuổi mà hầu hết vẫn chưa có thu nhập, chủ yếu vẫn sống dựa vào gia đình, nếu có thì thu nhập thấp, khả năng về vốn còn hạn chế

- Từ 25 – 40 tuổi: đây là độ tuổi đã trưởng thành, bắt đầu lao động hoặc đã có công việc và có thu nhập ổn định. Đây cũng là độ tuổi bắt đầu lập gia đình, hoặc đã có con, có thể phát sinh những nhu cầu mới cũng như những thay đổi về tâm lý.

- Từ 41 – 55 tuổi: những người trong độ tuổi này hầu hết đã sự nghiệp phát triển, thu nhập cao và gia định ổn định, con cái lớn tuổi.

- Trên 55 tuổi: ở độ tuổi này đa phần đã về hưu và không lao động nhiều nữa, có thể phát sinh các nhu cầu về sức khỏe, bảo hiểm, giải trí nhẹ,….

Dựa vào bảng thống kê theo độ tuổi ta có thể nhận thấy những khách hàng đến giao dịch tại Vietcombank- chi nhánh Huế chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 35- 40 tuổi chiếm 37,40

% của tổng mẫu và từ 41- 55 tuổi chiếm 33,50% của tổng mẫu. Sỡ dĩ chiếm tỉ lệ cao như vậy bởi đây là đối tượng mà ngân hàng hướng đến nên những chính sách marketing mix đều tập trung cho đối tượng này. Họ có thu nhập cao, là những người đã trưởng thành, có khả năng kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình. Điều này cũng khá dễ hiểu bởi trong độ tuổi này, việc tự chi trả tài chính độc lập là rất lớn cũng như nhu cầu về nhu cầu gửi tiết kiệm để thực hiện các mục đích như mua nhà, mua xe, tiết kiệm phòng ngừa cho tương lai… những người trên 40 đến 55 tuổi thì tiết kiệm để an dưỡng tuổi già. Ngoài ra, có


khách hàng dưới 25 tuổi và trên 55 tuổi cùng chiếm 14,50% của tổng mẫu, đây là đối tượng thu nhập thấp. Sinh viên không phải là khách hàng mục tiêu của ngân hàng, nhóm tuổi này giao dịch chủ yếu là dịch vụ thẻ ATM. Khách hàng trên 55 tuổi có tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng nhưng đối tượng này hầu hết các giao dịch được các người thân trong gia đình hỗ trợ nên ít có mặt trong tổng thể nghiên cứu, nhóm tuổi này mục đích chủ yếu là gửi tiết kiệm và chuyển tiền cho con cháu.

Về nghề nghiệp

Trong tổng số 179 phiếu điều tra có 71 khách hàng thuộc nhóm đối tượng cán bộ công chức 39,70%, là đối tượng có nhu cầu gửi tiết kiệm nhiều nhất, xếp thứ hai là nhóm đối tượng kinh doanh chiếm 36.90%. Đây cũng là đối tượng có nguồn vốn nhàn rỗi chiếm tỉ lệ cao nhất trong dân cư nên được ngân hàng hướng đến. Và Vietcombank- chi nhánh Huế cũng đã áp dụng một số chương trình khuyến mãi phù hợp với đối tượng này, do đó chiếm tỉ lệ lớn nhất. Những đối tượng còn lại chiếm tỉ lệ ít hơn là sinh viên, lao động phổ thông, nội trợ, nghĩ hưu, thất nghiệp và nghề nghiệp khác, đây là nhóm khách hàng có thu nhập thấp nên nhu cầu gửi tiết kiệm hạn chế hơn. Trong marketing, việc xác định được đầy đủ thông tin khách hàng như vậy sẽ giúp được rất nhiều cho tiếp thị, phân đoạn khách hàng và đáp ứng nhu cầu khách hàng được tốt hơn.

Về thu nhập

Trong 179 đối tượng điều tra thì có đến 74 đối tượng được hỏi tương ứng với 41,30% đã trả lời thu nhập hàng tháng từ 10 đến 15 triệu và có 70 người tương ứng với 9,10% có thu nhập là từ 10 – 15 triệu. Bên cạnh đó có 15 người có thu nhập trên 15 triệu tương ứng với 8,40% và 11,20% còn lại có thu nhập dưới 5 triệu. Có thể thấy khách hàng giao dịch tại Vietcombank chi nhánh Huế chia làm 2 đối tượng chính rõ rệt, một cán bộ công chức và dân kinh doanh có thu nhập cao, hai là những đối tượng còn lại có thu nhập thấp hơn. Điều này có thể giải thích bởi khách hàng đã gửi tiền tại Vietcombank- Chi nhánh Huế có nghề nghiệp chiếm đa số là “Cán bộ công chức” và “Kinh doanh”. Nếu công ty có thể hoàn thiện hơn những dịch vụ đáp ứng nhu cầu của các đối tượng này thì khả năng gửi tiền của họ cũng sẽ cao hơn. Đối với những đối tượng còn lại, họ có thu nhập thấp hơn nhưng vẫn có tài khoản tại ngân hàng để thực hiện các giao dịch thanh toán hay chuyển, nhận tiền.


2.3.2. Đặc điểm về hành vi thực hiện giao dịch của khách hàng

Về việc chọn Vietcombank để giao dịch

Bảng 9: Lý do biết đến Vietcombank Chi nhánh Huế


Lý do

Số lượng

(người)

Tỷ trọng

(%)

Truyền miệng

59

33,0

Người thân, bạn bè

122

68,2

Nhân viên của ngân hàng

32

17,9

Truyền hình, báo chí, Internet…

18

10,1

Băng rôn, áp phích

1

0,6

Khác

10

5,6

(Nguồn số liệu điều tra khách hàng)

Bảng 10: Lý do lựa chọn Vietcombank Chi nhánh Huế để giao dịch


Lý do

Số lượng

(người)

Tỷ trọng

(%)

Tin tưởng vào thông tin giới thiệu

73

40,8

Nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn

9

5,0

Lãi suất phù hợp

11

6,1

Vị trí thuận lợi

32

17,9

Chất lượng, uy tín

123

68,7

Khác

7

3,9

(Nguồn số liệu điều tra khách hàng) Nhìn vào kết quả thống kê từ số liệu điều tra khách hàng, chúng ta có thể dễ dang nhận thấy đa số khách hàng đến với Vietcombank đều nhờ vào sự giới thiệu của bạn bè, người thân với 68,2%, và do truyền miệng chiếm 33,0%. Và đó cũng chính là lý do vì sao khách hàng quyết định giao dịch với VCB là nhờ vì tin tưởng vào thông tin được giới thiệu, chất lượng và uy tín của ngân hàng chứ không phải vì lãi suất hay các chương trình khuyến mãi (với 40,8% tin tưởng vào thông tin giới thiệu và 68,7 % nhờ vào chất lượng, uy tín). Điều này chính là nhờ chất lượng, và uy tín của ngân hàng đã


được khẳng định lâu đời và in đậm dấu ấn trong lòng khách hàng. Ngân hàng cần nắm và khai thác tốt điều này để nâng cao hơn nữa vị thế cạnh tranh của mình. Ngân hàng đang còn yếu trong công tác quảng bá, và giới thiệu hình ảnh của mình qua các phương tiện đại chúng, băng rôn áp phích khi số lượng khách hàng biết đến VCB qua các phương tiện này khá ít, cần được phát huy. Nhân viên và vị trí của ngân hàng cũng là hai trong số các tiêu chí quan trọng để khách hàng biết đến VCB, như vậy, nhân viên đã trở thành một kênh quảng bá hình ảnh có hiêu quả nhất định.

Về hoạt động giao dịch tại Vietcombank Chi nhánh Huế


Thời gian giao dịch

5.00% 3.90%

Dưới 6 tháng

26.80%

64.20%

Từ 6 tháng đến 1 năm

Từ 1 năm đến dưới 3 năm

Trên 3 năm

Biểu đồ 1: Đặc điểm thời gian giao dịch của khách hàng

(Nguồn số liệu điều tra khách hàng) Vì Vietcombank là một ngân hàng đã có từ lâu của Thừa Thiên Huế nên có thể thấy, khách hàng giao dịch chủ yếu của ngân hàng đều ở trên mức 3 năm, chiếm đến 64,20%. Khi phỏng vấn khách hàng trực tiếp, được biết đa số khách hàng đã gửi tiền ở đây từ 5 đến trên 10 năm, đây là những khách hàng trung thành của VCB với độ tuổi từ 40 trở lên. Với những khách hàng giao dịch dưới 1 năm chủ yếu là những khách hàng trẻ tuổi, và thực hiện giao dịch chuyển tiền, dịch vụ thẻ chiếm đa số, nhóm khách

hàng này chiếm tỷ lệ nhỏ là 8,9%.


Bảng 11: Các gói dịch vụ khách hàng đang giao dịch


Tên dịch vụ

Số lượng

(người)

Tỷ trọng

(%)

Tài khoản tiết kiệm

137

76,5

Dịch vụ thẻ

98

54,7

Tiết kiệm và đầu tư

5

2,8

Chuyển tiền và nhận tiền

125

69,8

Cho vay cá nhân

5

2,8

Ngân hàng điện tử

15

8,4

(Nguồn số liệu điều tra khách hàng)

Đây là câu hỏi có nhiều sự lựa chọn, nên khách hàng có thể chọn nhiều đáp án, có nghĩa rằng khách hàng không chỉ có thể sử dụng 1 dịch vụ mà còn có thể sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau của Ngân hàng. Có thể thấy, trong các dịch vụ khách hàng cá nhân của VCB, dịch vụ tài khoản tiết kiệm được đa số người dân lựa chọn với 137 mẫu, chiếm 76,5%, xếp thứ hai là dịch vụ chuyển tiền và nhận tiền với 69,8%. Trong khi đó, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử, tiết kiệm có đầu từ và cho vay cá nhân được khách hàng sử dụng ít hơn. Đa số cá khách hàng không chỉ lựa chọn cho mình duy nhất một dịch vụ mà họ đều kết hợp các dịch vụ với nhau để đảm bảo lợi ích tối đa. Phần lớn các khách hàng đều có tài khoản thẻ và tài khoản tiết kiệm, sử dụng kèm theo dịch vụ chuyển và nhận tiền, dịch vụ ngân hàng điện tử. VCB cần thống kê lại chi tiết và đầy đủ đặc điểm này của khách hàng để đưa các ưu đãi khích thích người dân, đánh vào các dịch vụ đi kèm để khách hàng sử dịch dịch vụ tài khoản tiết kiệm nhiều hơn.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/02/2024