Hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động pháp luật tại Việt Nam - 13

Thứ hai, xây dựng hệ tiêu chí kiểm tra chất lượng RIA để làm công cụ hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ, công chức, người trực tiếp tham gia xây dựng RIA và cơ quan kiểm soát đánh giá chất lượng đưa ra các quyết định trong việc đánh giá chính sách. Chúng ta có thể học tập kinh nghiệm “Bộ chỉ số MEI” do VCCI ban hành và thực hiện trong thời gian qua với các chỉ số định lượng, định tính để biết được Báo cáo RIA nào tuân thủ, đảm bảo chất lượng, báo cáo RIA nào chưa đáp ứng yêu cầu phải trả lại. Điều này đồng nghĩa với việc chính sách đó có được đệ trình hay bị trả lại do tài liệu RIA không đáp ứng yêu cầu. Hệ tiêu chí này trong quá trình xây dựng cần tham khảo kinh nghiệm nước ngoài và lấy ý kiến đối với các Bộ/Ngành. Bởi việc các Bộ/Ngành cho ý kiến – bước đầu đã cam kết với việc tuân thủ hệ tiêu chí này nếu nó được thông qua. Điều này cũng sẽ giúp giảm được xung đột giữa cơ quan kiểm soát, đánh giá chất lượng của báo cáo RIA với các Bộ/Ngành khác.

Thứ ba, xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia về xây dựng pháp luật như: Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật trong đó, có các cơ sở dữ liệu bộ phận như cơ sở dữ liệu lịch sử lập pháp; cơ sở dữ liệu về RIA; cơ sở dữ liệu về thông tin, tài liệu, tư liệu pháp lý để làm công cụ hỗ trợ cho hoạt động xây dựng báo cáo RIA, hoạt động soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt là chúng ta phải chuẩn hóa được các dữ liệu thống kê quốc gia.

Như vậy, sau 4 năm thi hành chế định RIA mặc dù còn nhiều điểm hạn chế trong quá trình tổ chức thực thi nhưng chúng ta có thể khẳng định RIA là một công cụ hỗ trợ tốt cho hoạt động xây dựng chính sách. Việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện công cụ này trong thời gian tới cho phù hợp với điều kiện, trình đô phát triển của Việt Nam sẽ giúp chúng ta cải thiện được việc tuân thủ thực hiện quy định này. Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế “Việt Nam không cần phải nóng vội và quá lo lắng về tình hình thực

hiện RIA trong thời gian qua, bởi công cụ RIA xuất hiện từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước, để có được thành tựu như ngày nay các nước đã phải trải qua hơn 60 năm tổ chức thực hiện”. Theo kinh nghiệm các nước OECD thì có 10 nhân tố chính góp phần thực hiện tốt RIA đó là, tối đa hoá cam kết chính trị đối với RIA; Phân bổ trách nhiệm về nhân tố chương trình RIA một cách cẩn thận, tập huấn đào tạo cho các nhà lập quy, sử dụng một phương pháp phân tích nhất quán nhưng linh hoạt, xây dựng và thực hiện các chiến lược thu thập dữ liệu, định hướng lỗ lực thực hiện RIA, tích hợp RIA vào quá trình hoạch định chính sách càng sớm càng tốt, truyền thông về các kết quả đạt được, huy động sự tham gia rộng rãi của công chúng và áp dụng RIA với quy định hiện tại cũng như quy định mới. Do đó, việc hoàn thiện thể chế là một trong điều kiện đảm bảo quan trọng góp phần cải thiện tình hình tuân thủ RIA ở Việt Nam hiện nay.

KẾT LUẬN


Đánh giá tác động pháp luật - RIA là một trong những công cụ có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động xây dựng chính sách, ban hành chính sách. Thực tiễn thi hành chế định RIA ở Việt Nam trong thời gian qua bên cạnh những hạn chế, vướng mắc nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng RIA tuy mới được du nhập vào Việt Nam nhưng bước đầu đã góp phần quan trọng trong quá trình hoàn thiện thể chế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là sự thay đổi về nhận thức trong hoạt động xây dựng chính sách. Từ kinh nghiệm các nước thực hiện đánh giá tác động RIA tốt trên thế giới như Hoa kỳ, Australia… phải trải qua 40, 50 năm mới có được những kết quả như hiện nay. Do đó, chúng ta khi nghiên cứu kinh nghiệm của các nước cũng phải tính đến yếu tố hoàn cảnh, điều kiện chính trị, văn hóa… cho phù hợp. Do đó, để làm tốt công tác đánh giá tác động RIA trong thời gian tới thì một trong những giải pháp quan trọng và hữu hiệu cũng như dễ thực hiện đó là hoàn thiện thể chế cho hoạt động này. Qua hoạt động nghiên cứu, tôi thấy còn một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và làm rõ cụ thể:

- Nghiên cứu mô hình cơ quan kiểm soát, giám sát đánh giá chất lượng báo cáo RIA.

- Nghiên cứu hệ tiêu chí xác định chính sách cần phải thực hiện đánh giá tác động pháp luật và hệ tiêu chí kiểm soát đánh giá chất lượng báo cáo RIA.

Đây là những nội dung nghiên cứu cần được các học giả tiếp tục nghiên cứu để chế định RIA ngày càng hoàn thiện và đi vào cuộc sống hơn nữa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động pháp luật tại Việt Nam - 13

Tiếng Việt

1. Adiran chippindale – Australia (2012), Đánh giá tác động pháp luật của Australia, Hội thảo đánh giá tác động pháp luật kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam, Viện Quản lý kinh tế trung ương năm 2012, Hà Nội.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Đề cương xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ Tư pháp (2008), Báo cáo đánh giá tác động Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, Hà Nội.

4. Bộ Tư pháp, UNDP (2011), Sổ tay kỹ thuật soạn thảo, thẩm định đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật, NXB Tư pháp, Hà Nội.

5. Bộ Tư pháp (2012), Dự thảo Tờ trình - Một số định hướng lớn trong xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật - hợp nhất, Hội thảo về công tác xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 21/12/2012, Hà Nội.

6. Bộ Tư pháp (2012), Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hợp nhất, Hà Nội.

7. Chính phủ (2007), Tờ trình số 102/TTr-CP ngày 25/10/2007 của Chính phủ về dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, Hà Nội.

8. Chính phủ (2012), Báo cáo số 135/BC-CP ngày 01/10/2012 của Chính phủ, Sơ kế triển khai Kế hoạch 900/UBTVQH11 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW, Hà Nội.

9. GTZ (2007), Thực hiện hiệu quả quy trình đánh giá dự báo tác động pháp luật tại Việt Nam, Hà Nội.

10. Dương Thanh Mai (2012) - Tham luận RIA và việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, tham luận tại buổi họp Tổ biên tập Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hợp nhất ngày 21/12/2012, Hà Nội.

11. Dương Thị Thanh Mai (2012), Kỳ vọng, thực trạng thách thứ trong việc thực hiện RIA tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp, Hội thảo “Đánh giá tác động pháp luật kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam”, Viện Quản lý kinh tế trung ương năm 2012, Hà Nội.

12. Dương Thị Thanh Mai, Dương Bạch Long (2012), Chế định RIA trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật – Thực trạng và giải pháp, Số thông tin Khoa học Pháp lý, năm 2012, Hà Nội.

13. MOJ-UNDP-VNCI- STAR – VIET NAM (2008), Báo cáo đánh giá tác động Dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, Hà Nội.

14. Ngô Hải Phan (2012), Đánh giá tác động và chất lượng thể chế nhìn từ kiểm soát thủ tục hành chính, tham luận tại buổi họp Tổ biên tập Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hợp nhất ngày 21/12/2012, Hà Nội.

15. Raymond Mallon & Lê Duy Bình (2007), Cẩm nang thực hiện một quá trình Đánh giá dự báo tác động pháp luật (RIA), Hà Nội.

16. Scott Jacobs (2012), Kết hợp chất lượng văn bản và rà soát thủ tục hành chính trong Bộ Tư pháp, Hội thảo về công tác xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 21/12/2012, Hà Nội.

17. Tài liệu RIA in OECD – 2004.

18. Nguyễn Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Hạnh (2009), Đánh giá tác động pháp luật – kinh nghiệm quốc tế và một số kiến nghị sửa đổi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Tài liệu tập huấn về đánh giá tác động và lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật ngày 13/3/20009, Hà Nội.

19. Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Rosa (2011), Kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách, NXB Thế giới, Hà Nội.

20. USAI, Bộ Tư pháp, VNCI (2009), Tài liệu tập huấn về đánh giá tác động và lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.

21. USAID, Bộ Tư pháp, VNCI (2009), Xây dựng khung thể chế phục vụ đánh giá tác động văn bản - Tài liệu hướng dẫn cho các nhà hoạch định chính sách, Hà Nội.

22. USAID, VNCI và CEM (2011), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện đánh giá tác động pháp luật (RIA) tại Việt Nam giai đoạn 2009-2010, Hà Nội.

23. Viện Khoa học Pháp lý (2012), Chế định RIA Trong luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Số thông tin Khoa học Pháp lý (12).

24. Viện Khoa học Pháp lý (2013), Đánh giá tác động của chế định RIA trong Luật Ban hành văn bản quy phạm năm 2008, Đề án Khoa học cấp Bộ năm 2013.

25. Viện Nghiên cứu Chính sách, pháp luật và Phát triển (2008), Báo cáo nghiên cứu đánh giá quy trình xây dựng luật, pháp lệnh – thực trạng và giải pháp, NXB Lao động-xã hội, Hà Nội.

26. Viện Quản lý kinh tế trung ương (2009), Áp dụng phương pháp “đánh giá tác động pháp luật” (RIA) để nâng cao chất lượng quy định pháp luật ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

27. VNCI (2011), Tình hình thực hiện đánh giá tác động pháp luật RIA tại VIệt Nam giai đoạn 2009-2010, Hà Nội.

28. Ngô Quang Vịnh, Đặng Quang Vinh VNCI (2012), Chia sẻ một số kinh nghiệm trong quá trình tổ chức tập huấn, thực hiện hoạt động đánh giá tác động pháp luật, Hội thảo Khoa học “Hoạt động đánh giá tác động ở Việt Nam”, Viện Khoa học Pháp lý ngày 1/2/2013, Hà Nội.

29. Ngô Quang Vịnh, VNCI (2012), Chia sẻ một số kinh nghiệm trong quá trình tổ chức tập huấn, thực hiện hoạt động đánh giá tác động pháp luật, Hội thảo Khoa học “Hoạt động đánh giá tác động ở Việt Nam”, Viện Khoa học Pháp lý ngày 1/2/2013, Hà Nội.

Tiếng Anh

30. Colin Kirkpatrick el al., RIA in developing and transition economies: A survey on current practice and recommendations for further

31. Development, paper presented at Conference on RIA, Center for Regulation and Competition, University of Manchester, 11/2003.

32. Norman Lee, Developing and Applying Regulatory Impact Assessment Methodologies in low and middle income countries, Working Paper No 30, Centre on Regulation and Competition, University of Manchester, 2002.

33. OECD (2001), Improving Policy Instrument through Impact Assessement, SIGMA Papers No 31, p.10.

34. OECD (2004).

35. OECD, Improving Policy Instruments through Impact Assessment, SIGMA Papers No 31, 2001, tr.10.

36. OECD, Law Drafting and Regulatory Management in Central and Eastern Europe, Sigma Paper No 18.

37. Scott Jacobs (2006), Current trends in RIA: The challenges of mainstreaming RIA into policy making, Jacobs and Associates.

38. Susan Welch, et.al, Understanding American Government, 13th ed.

(Boston, MA: Wadsworth, 2012) at 303.

39. Ulrich Karpen, Implementation of Legislative Evaluation in Europe, Current Models and Trends (2004) 6 European Journal of Law Reform 57, tr. 58.

Trang Web

40. Báo cáo đánh giá các điểm mạnh và yếu của Luật Doanh nghiệp và kiến nghị bổ sung, sửa đổi. Nguồn: http://agro.gov.vn.

41. Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo Luật Nuôi con nuôi. http://www.moj.gov.vn.

42. Báo cáo đánh giá tác động dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Hà Nội tháng 5/2008. Nguồn: http://duthaoonline.quochoi.vn.

43. Báo cáo đánh giá tác động dự thảo luật khám bệnh, chữa bệnh và các tài liệu kèm theo. Nguồn: http://duthaoonline.quochoi.vn.

44. Báo cáo kết quả nghiên cứu đánh giá 18 năm thực hiện pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh tại một số địa phương. Nguồn: http://duthaoonline.quochoi.vn.

45. Bộ kế hoạch và Đầu tư, http://www.mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt; Bộ Công Thương: http://www.moit.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx; Bộ Giao thông vận tải: http://www.mt.gov.vn/; Bộ Y tế: http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn;

46. Đánh giá tác động pháp luật (RIA): Cần nhận thức đúng về RIA Bài đăng trên báo Đại đoàn kết ngày 30/8/2011. Nguồn: http://daidoanket.vn/

47. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. Nguồn: http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Deta il.aspx?ItemID=12817

48. Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/03/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nguồn: http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh-24-2009-ND-CP-huong-dan-Luat-ban-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-vb86129.aspx

49. Nghị quyết số 07/2011/QH13 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011. Nguồn: http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-quyet/Nghi-quyet-07-2011-QH13-Chuong-trinh-xay-dung-luat-phap-lenh-nam-2012-vb127966t13.aspx

50. Trong bài viết “Đánh giá tác động pháp luật (RIA): Cần nhận thức đúng về RIA” của tác giả L.Bình được công bố tại địa chỉ http://www.baomoi.com/Home/ ThoiSu/daidoanket.vn/Danh-gia-tac-dong-phap-luat-RIA-Can-nhan-thuc-dung-ve-RIA/6906680.epi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022