quyền cho khách hàng, nghĩa là có thể làm cho khách hàng cảm thấy kiểm soát được cuộc sống và môi trường sống của họ; những nghi thức truyền thụ/khởi sự mà được định nghĩa như là những nghi lễ được thiết kế để đối phó với những chuyển tiếp trong đường đời; những kinh nghiệm loại trừ những cảm xúc không mong muốn; quan tâm đến hiện thực hiện hữu, giúp đỡ khách hàng tìm kiếm được ý nghĩa của hiện thực cuộc sống [119]. Theo Nash và cộng sự (2006), NVXH trong lĩnh vực này thường cần có kiến thức và kỹ năng chuyên môn ở cả ba cấp độ [149].
Như vậy, khi nghiên cứu về vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ sinh kế đối với người nhập cư thì các công trình nghiên cứu này tập trung đề cập đến vai trò quan trọng của CTXH trong việc hỗ trợ sinh kế cho người thiểu số từ các chương trình hỗ trợ tìm kiếm việc làm đến hỗ trợ điều trị về sức khỏe. Bên cạnh đó, CTXH còn đóng vai trò trung gian làm giảm những sự khác biệt xã hội giữa các tộc người và là cầu nối giữa các nhóm thiểu số với chính sách do các thể chế chính trị quy định. Điều này cũng hàm ý rằng, CSXH có tác động rất lớn đến CTXH trong việc tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động hỗ trợ và can thiệp. Đối với nhân viên CTXH, các nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của việc phải hiểu văn hóa và ngôn ngữ của người thiểu số trong quá trình làm việc. Họ còn phải vượt qua định kiến của bản thân để tôn trọng sự khác biệt từ phía thân chủ cũng như xây dựng được mối quan hệ tin cậy và tôn trọng lẫn nhau từ khách hàng của mình. Có thể nói như Nash đã tuyên bố, nhân viên CTXH trong lĩnh vực này cần có kiến thức chuyên môn và kỹ năng ở ba cấp độ: vĩ mô, trung mô và vi mô.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1. Các nghiên cứu về chính sách, pháp luật đối với lao động thiểu số nhập cư
Là một quốc gia đa dân tộc, chính sách dân tộc nhất quán của Việt Nam được xác định đó là “đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc” khẳng định về nguyên tắc người dân các tộc người thiểu số được coi là bình đẳng với tộc người đa số trên mọi phương diện: dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Quyền của người dân các tộc người thiểu số không được phép vượt ra ngoài khuôn khổ quyền tự quyết của dân tộc/quốc gia, không được xâm phạm tính thống nhất của lãnh thổ quốc gia [19], [34].
Ở Việt Nam, quyền của người thiểu số được Hiến pháp thừa nhận trong Hiến pháp và các bộ luật cụ thể như: luật hình sự, luật giáo dục, luật lao động… [30]. Bên cạnh đó, qua mỗi giai đoạn phát triển, mục tiêu, nội dung, phương thức thực hiện chính sách dân tộc đều được Nhà nước điều chỉnh, bổ sung và ngày càng hoàn thiện [8]. Với mục tiêu tạo sự bình đẳng trong phát triển giữa các dân tộc, những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển kinh tế
- xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số với những chương trình cụ thể như chương trình 135, chương trình 132, chương trình 134, chương trình 327 và dự án 661…
[34] và chỉ tính riêng trong giai đoạn 2011 - 2015, Chính phủ đã ban hành 154 chính sách liên quan trực tiếp đồng bào dân tộc thiểu số [3].
Riêng với đồng bào dân tộc thiểu số người Khmer, Đảng và Nhà nước cũng dành rất nhiều sự quan tâm, cụ thể như: chỉ thị số 68 – CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VI “về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer”. Chỉ thị này tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu như về kinh tế, đời sống thì tập trung vào sản sản xuất nông nghiệp toàn diện gắn với công nghiệp chế biến, phát triển ngành nghề chăn nuôi, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, nhất là các ngành nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer.
Về văn hóa – giáo dục, bên cạnh việc củng cố và phát triển các ngành học phổ thông, mẫu giáo, bổ túc văn hoá, cần củng cố và phát triển các loại trường phổ thông dân tộc nội trú, trường thanh niên dân tộc ở các huyện, tỉnh có đông đông bào Khmer… Học sinh Khmer được miễn phí ở các cấp học. Nghiên cứu cấp học bổng cho những học sinh thuộc diện chính sách và học giỏi ở tất cả các cấp học, ngành học. Có kế hoạch xoá nạn mù chữ và mù chữ trở lại. Ở lĩnh vực văn hóa, chỉ thị tập trung vào việc bảo tồn, khai thác và phát huy vốn văn hoá dân tộc Khmer. Sử dụng tốt tiếng nói, chữ viết dân tộc Khmer trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Có thể bạn quan tâm!
- Hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 1
- Hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 2
- Các Nghiên Cứu Về Chính Sách, Pháp Luật Đối Với Người Thiểu Số Nhập Cư
- Đánh Giá Tình Hình Nghiên Cứu Và Những Vấn Đề Liên Quan Đến Luận Án
- Khái Niệm Sinh Kế Và Hỗ Trợ Sinh Kế
- Hoạt Động Hỗ Trợ Sinh Kế Đối Với Người Lao Động Khmer Nhập Cư
Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.
Có thể nói, chỉ thị 68 của Ban bí thư trung ưng Đảng khóa VI đã đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội trong vùng đồng bào dân tộc Khmer thông qua các chương trình 135, 134 và một số chính sách đặc thù khác. Văn hóa-xã hội có mặt phát triển, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc được các ngành các cấp quan tâm và có những bước phát triển. Các giá trị văn hóa tốt đẹp, phong tục tập
quán, lễ hội truyền thống, tiếng nói, chữ viết của đồng bào được giữ gìn, bảo tồn và phát huy. Tuy vậy, bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn không ít khó khăn. Nhiều nơi còn lúng túng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thiếu đất, thiếu vốn. Khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật của đồng bào còn hạn chế. Tỷ lệ hộ giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ tái nghèo có dấu hiệu tăng, một số bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc bị xuống cấp, mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào còn thấp, đời sống các hộ nghèo còn khó khăn.
Từ việc đánh giá những thành công, hạn chế từ những kết quả khi thực hiện chỉ thị số số 68 – CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VI “về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer” ngày 14/3/2007 Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X đã ra thông báo thông báo kết luận số 67-TB/TW của “về việc tiếp tục thực hiện chỉ thị số 68 -CT/TW”. Theo đó, cần tập trung mọi nguồn lực thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc lồng ghép kết hợp với các chính sách đầu tư của Chính phủ, như: Đầu tư hạ tầng, nhà ở, nước sạch, hỗ trợ phát triển sản xuất; y tế, giáo dục đào tạo, tăng cường giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm; tín dụng ưu đãi; giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, các chính sách hỗ trợ giảm nghèo… từng bước thay đổi tập quán sản xuất, mở rộng quy mô và dịch vụ phục vụ sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi, góp phần cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững cho nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Thể chế hóa những chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành các chính sách hỗ trợ tiêu biểu như: quyết định số 1033/QĐ-Ttg “về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2011 – 2015” trong đó có 12 nội dung liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số Khmer. Tiêu biểu như chính sách ưu tiên đối với người học là người Khmer về điều kiện tuyển sinh, miễn giảm học phí…
Bên cạnh quyết định vừa kể trên, quyết định số 29/2013/QĐ-Ttg về “ một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013 – 2015” [41]. Theo đó, người Khmer nói riêng và đồng bào DTTS ở đồng bằng sông Cửu Long
được hưởng những chính sách về vay vốn ưu đãi của ngân hàng chính sách khi chính phủ quyết định cho phép ngân hành chính sách xã hội kéo dài thời gian giải ngân vốn vay đối với đồng bào DTTS. Ngoài ra, còn là các chính sách liên quan đến hỗ trợ việc làm và giải quyết đất ở đối với những hộ nghèo.
1.2.2. Chính sách đối với đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đồng bào DTTS Khmer tại chỗ chủ yếu sống định cư tại xã An Bình huyện Phú Giáo và cũng được nhận nhiều chính sách ưu đãi của UBND tỉnh như: Quyết định số 7391/QĐ-CT về “phê duyệt quy hoạch chi tiết khu định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số An Bình, huyện Phú Giáo”. Ngoài ra, Tỉnh ủy và UBND tỉnh đều có những kế hoạch và chương trình hành động theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc [7].
Nhằm đạt mục tiêu của Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 14/02/2015, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 526/KH-UBND về “Triển khai thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương” [77]
Về mặt chính sách, ngày 02 tháng 11 năm 2017, UBND tỉnh Bình Dương có ban hành kế hoạch 4961/KH-UBND về “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương” trong đó, người Khmer cũng là đối tượng được ưu tiên và không phân biệt người tại chỗ hay người nhập cư. Có thể nói, kế hoạch trên là cơ sở để có thể cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ việc làm trong hoạt động nghề nghiệp công tác xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn ở Bình Dương cho thấy nên có chính sách đặc thù đối với lao động thiểu số nhập cư. Điều này được nêu rò trong báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương ngày 8/8/2018 về “tình hình di cư của đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam Bộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Theo đó, cần phải có chính sách dân tộc đặc thù cho những tỉnh có nhiều lao động thiểu số nhập cư đến sinh sống và làm việc như Bình Dương. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ cho chủ lao động đào tạo nghề cho đối tượng dân di cư là người dân tộc thiểu số [79]
Đề xuất trên cũng khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của đề tài “Đời sống của đồng bào DTTS tại các khu vực đô thị và khu công nghiệp - Thực trạng và
những vấn đề đặt ra” [6] cũng chỉ ra các chính sách đối với đồng bào DTTS mới chỉ tập trung nhiều vào nhóm dân tộc thiểu số đang cư trú ổn định và chính thức ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của cả nước mà chưa quan tâm đúng mức đến đồng bào DTTS nhập cư. Trong khi họ đã và đang phải đối diện với rất nhiều rủi ro, thách thức về sinh kế nói riêng và đời sống nói chung.
Như vậy, các công trình nghiên cứu về chính sách, pháp luật đối với người thiểu số nhập cư ở Việt Nam nói chung và ở Bình Dương cũng chỉ ra điểm chung là, Đảng và Nhà nước, rất quan tâm đến công tác dân tộc thể hiện qua rất nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ. Tuy nhiên, hầu như các chính sách này chỉ tập trung vào đồng bào DTTS tại chỗ mà chưa có sự quan tâm đúng mức đến LĐTS nhập cư ở đô thị và các khu công nghiệp. Đây là vấn đề cần phải được quan tâm cả về lý luận lẫn thực tiễn để có thể có những giải pháp phù hợp trong bối cảnh mới khi mà việc di cư tìm kiếm sinh kế mới đã trở thành một vấn đề xã hội như hiện nay.
1.2.3. Nghiên cứu về thực trạng sinh kế của lao động thiểu số nhập cư ở Việt Nam nói chung và lao động Khmer nhập cư nói riêng
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Đồng bào DTTS ở nước ta có đặc điểm chung là phần lớn cư trú ở các khu vực miền núi, vùng sâu và vùng xa, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn của cả nước. Khi nghiên cứu về sinh kế tộc người, Ngô Phương Lan trong bài viết về “Sinh kế tộc người: các hướng tiếp cận nghiên cứu” đã cho thấy các học giả trong và ngoài nước khi nghiên cứu về chủ đề này có xu hướng thiên về tìm hiểu các kỹ thuật sinh tồn, phương cách sống của cộng đồng. Ngoài ra, các công trình còn tìm hiểu sự thích ứng của các cộng đồng về tập quán mưu sinh trong các giai đoạn lịch sử cụ thể, tìm hiểu nguồn gốc, quá trình tộc người, ảnh hưởng của văn hóa trong các dạng thức mưu sinh của các tộc người cụ thể, đồng thời đưa ra các đề xuất để hoàn thiện chính sách. Bên cạnh đó, các tác giả còn quan tâm đến những động thái đa dạng của sự chọn lựa sinh kế hay chuyển đổi trong sinh kế truyền thống ở các cộng đồng người [25].
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do tác động của quá trình đô thị hóa, sự mở rộng không gian và số lượng các khu công nghiệp trên cả nước, mà tiêu biểu là tại Bình Dương, đã làm cho một bộ phận rất lớn LĐTS có sự thay đổi về tính chất
của không gian sống và thành phần cư trú khi phải chuyển từ không gian miền núi, nông nghiệp, nông thôn sang không gian đô thị và công nghiệp. Chính vì thế, vấn đề về sinh kế của LĐTS nhập cư cũng được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm nhưng vẫn còn khá ít các nghiên cứu cụ thể mà thường lồng ghép trong các nghiên cứu về người nhập cư.
Trong nghiên cứu của Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm (2011) “Từ nông thôn ra thành phố: tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam” cho thấy LĐTS thường làm các công việc nặng nhọc và đây chính là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do LĐTS thường có trình độ tay nghề thấp hơn so với người dân thành phố [10]. Kết quả này là tương tự với các nghiên cứu của UNDP [51], Nguyễn Văn Chiều [6]; Trần Văn Kham và Nguyễn Văn Chiều [23], Lê Anh Vũ [83]. Ngoài ra, rào cản ngôn ngữ cũng là một thử thách mà LĐTS phải đối diện, kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam về “Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức” vào năm 2011 cũng cho thấy người thiểu số không biết tiếng Việt sẽ có khả năng lâm vào cảnh nghèo gấp 1.9 lần so với người dân tộc thiểu số thông thạo tiếng Việt và gấp 7.8 lần so với người Kinh hay Hoa [81]. Phân tích của Nguyễn Văn Chính về “định kiến tộc người trên truyền thông đại chúng” còn chỉ ra tình trạng định kiến và kỳ thị đối với LĐTS trên truyền thông và cuộc sống hàng ngày khi hình ảnh tiêu biểu mà truyền thông nhìn họ là “thói quen lười biếng và ỷ lại vào nhà nước, lối suy nghĩ bảo thủ và tình trạng ngu dốt” [185]. Nghiên cứu của Lý Viết Trường chỉ ra chiều hướng ngược lại khi chính LĐTS cũng cảm thấy mặc cảm về thân phận “thua kém” của mình so với người thành phố [68].
Một trong những kết quả rất đáng chú ý khi nghiên cứu về LĐTS nhập cư là tình cảnh chịu nhiều thiệt thòi trong thụ hưởng chính sách dành riêng cho dân tộc mình do không có hộ khẩu ở nơi đến. Trong khi chính sách thường chỉ dành cho đối tượng có hộ khẩu ở nơi đi. Điều này đồng nghĩa với việc dân tộc thiểu số không tiếp cận được các dịch vụ chính thức có lợi cho sinh kế của họ như trong báo cáo của Irish Aid và Action Aid công bố năm 2011 về “Phụ nữ di cư trong nước - Hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội” [22], Nguyễn Văn Chiều [6],[37]. Bên cạnh những
khó khăn của LĐTS thì việc di cư tự phát của họ cũng gây sức ép lên hệ thống cơ sở hạ tầng và quản lý an ninh trật tự tại địa phương như nghiên cứu của Trần Hạnh Minh Phương [38] từ thực tiễn tỉnh Bình Dương. Đặc biệt, do những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa và kinh tế thị trường, đời sống văn hóa tinh thần của các DTTS tại các khu vực đô thị có nguy cơ bị mai một, mức độ thụ hưởng văn hóa của người dân còn thấp, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp và có xu hướng ngày càng tăng được phản ánh trong báo cáo của Ủy ban dân tộc và tổng cục thống kê [52].
Tóm lại, trong những nghiên cứu đối với LĐTS nhập cư nói chung và lao động Khmer nói riêng ở Việt Nam cho thấy những nét tương đồng với các nghiên cứu về thực trạng sinh kế của lao động trên thế giới. Đó là các vấn đề liên quan đến những rào cản chính sách, rủi ro về việc làm, sức khỏe do hạn chế về ngôn ngữ, trình độ học vấn và trình độ tay nghề. Mặc dù, họ có đóng góp đối với sự phát triển của địa phương nhập cư và cả cuộc sống ở quê nhà. Ngoài ra, khi nghiên cứu về sinh kế của LĐTS phải quan tâm đến những yếu tố về văn hóa – xã hội của nhóm người này như một biến độc lập quan trọng.
1.2.4. Nghiên cứu về vai trò của Công tác xã hội trong việc hỗ trợ sinh kế đối với người thiểu số nhập cư
Lĩnh vực CTXH và nghiên cứu CTXH về người LĐTS nhập cư có thể được coi là còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Vì lẽ đó, trong quá trình tìm kiếm tài liệu có liên quan đến chủ đề về vai trò của CTXH trong việc hỗ trợ sinh kế đối với người LĐTS nhập cư, học viên hầu như chưa tìm thấy được nghiên cứu nào có liên quan trực tiếp. Tuy nhiên, với đối tượng là lao động nhập cư cũng đã có một số nghiên cứu đề cập.
Trong giáo trình “CTXH với người di cư và nạn nhân buôn bán người” của Nguyễn Hiệp Thương có trình bày kỹ về vai trò của CTXH dành cho đối tượng này. Đối với việc can thiệp giải quyết các vấn đề gặp phải của người di cư, tác giả cho rằng nhân viên CTXH có thể hỗ trợ về nhà ở và việc làm; trợ giúp pháp lý; hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội; hỗ trợ hòa nhập; hỗ trợ tâm lý; thực hiện các chương trình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng. Ngoài ra, nhân viên CTXH có thể thực hiện việc kiến nghị, vận động chính sách. Bên cạnh đó, các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về di cư an toàn và phòng tránh những rủi ro trong di cư.
Có thể nói đây là một trong những giáo trình đầu tiên ở Việt Nam đề cập đến CTXH đối với người di cư [69].
Trong nghiên cứu “tiếp cận CTXH trong việc nâng cao chất lượng sống cho công nhân nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” xuất bản vào năm 2016, Tạ Thị Thanh Thủy và Phạm Thị Tâm cho rằng để nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân nhập cư nên dựa trên các cách tiếp cận dựa trên quyền và tiếp cận dựa trên điểm mạnh trong CTXH. Về thực tiễn, các tác giả cho rằng để cải thiện tình hình cần có sự quyết tâm của hệ thống chính trị. Trong đó, cần tính toán quy hoạch các khu công nghiệp phù hợp với quy mô lao động nhập cư và năng lực quản lý trên địa bàn [65].Ở khía cạnh cụ thể hơn, khi nghiên cứu về “vai trò CTXH trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tại thành phố Hồ Chí Minh”, Phạm Thị Hà Thương cho rằng nhân viên CTXH có vai trò là người kết nối và giới thiệu cho đối tượng các chính sách, dịch vụ, nguồn tài nguyên đang sẵn có. Ngoài ra, nhân viên CTXH còn có vai trò là người cung cấp kiến thức kỹ năng cho người lao động [70].
Trong dòng người di cư hiện nay, xu hướng “nữ hóa” đã được chỉ ra và nữ lao động nhập cư cũng chịu rất nhiều thiệt thòi về tiền công cũng như đối mặt với những nguy cơ bị kỳ thị nhiều hơn nam giới [1], [7], [15],[37], [62], [22], [24]. Có lẽ vì thế, các nghiên cứu dưới cách tiếp cận CTXH về lao động nhập cư thường hay quan tâm đến nhóm này. Tác giả Phan Thuận cho rằng, vai trò của nhân viên CTXH là hết sức cần thiết trong việc hỗ trợ chính sách và đảm bảo cơ hội phát triển của nữ công nhân nhập cư. Để làm được việc này cần tạo cơ sở pháp lý và chế độ chính sách để đội ngũ nhân viên CTXH có thể tiếp cận và hỗ trợ đối tượng trong việc đáp ứng quyền lợi chính đáng của mình [62]. Trong nghiên cứu của Đặng Lộc Thọ và Phạm Văn Hảo đối với nữ lao động di cư, nhân viên CTXH phải đảm bảo sự bình đẳng và công bằng. Ngoài ra, phải đảm bảo nhu cầu và quyền của người lao động. Tiếp theo, nhân viên CTXH phải đảm bảo sự tham gia của người lao động nữ và gia đình của họ và phải tôn trọng các bên tham gia vào quá trình biện hộ. [59]
Ở một khía cạnh khác, Đào Bích Hà [14], Nguyễn Thu Hoài và Trương Thị Ly [15], Hoàng Thị Nga và Vũ Thị Hồng Khanh [36] cho rằng, CTXH cần phải tập